Bạn đang xem bài viết 2 Cách Muối Su Hào Cả Củ Giòn Thơm Đúng Điệu Chuẩn Bị Đón Tết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Pha chế nước ngâm su hào – Ảnh Internet
– Tiếp theo, cho su hào vào lọ thủy tinh đã rửa sạch, phơi khô rồi đổ hỗn hợp nước muối vào sao cho ngập mặt su hào. Dùng một vật nặng hoặc que tre chèn chặt lại nếu su hào nổi lên trên.
– Đem ngâm trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày là có thể lấy su hào ra thái miếng vừa ăn và thưởng thức. Nếu muốn su hào được sử dụng lâu hơn thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Su hào ngâm khoảng 2 – 3 ngày là có thể lấy ra thái miếng vừa ăn – Ảnh Internet
2. Cách muối su hào cả củ theo kiểu truyền thốngNguyên liệu
5kg su hào
1kg muối hột
Một chiếc vại sạch, khô ráo đủ đựng su hào
Cách làm
– Cũng như cách làm gỏi su hào , khi muối chua bạn cũng cần lựa chọn những củ su hào tươi ngon, không quá già cũng không quá non và đặc biệt không bị sâu bệnh. Sau khi bỏ hết phần lá xung quanh thân su hào thì rửa sạch, để nguyên vỏ hoặc gọt tùy thích và để ráo.
– Trong lúc chờ su hào ráo nước thì tiến hành pha nước muối sao cho vừa ngâm ngập được 5kg su hào.
Su hào nên chọn những củ to, không quá già hoặc quá non – Ảnh Internet
– Cho su hào đã khô vỏ vào một chiếc vại sạch. Lưu ý là nên cho những loại vại bằng sành, sứ và không nên dùng các loại bình, lọ bằng nhựa hay thủy tinh để muối su hào.
– Sau khi đã xếp hết su hào vào vại thì đậy phên và dùng một viên đá sạch nén chặt lại, tốt nhất là đá xanh, đổ nước muối đã hòa tan vào ngập mặt su hào. Đậy kín vại và ngâm trong khoảng 25 ngày là có thể lấy su hào ra ăn.
Su hào ngâm khoảng 25 ngày là lấy ra dùng được – Ảnh Internet
Một số điều cần lưu ý
– Theo kinh nghiệm dân gian thì su hào muối cả củ theo kiểu truyền thống thường sẽ mặn. Vì vậy, trước khi ăn cần vớt ra khỏi vại, bóc vỏ, đem thái miếng con chì và chần qua nước ấm.
– Còn đối với những người không muốn ăn theo hương vị truyền thống, thì có thể trộn thêm đường, bột ớt và ướp khoảng 15 phút trước khi ăn sẽ giúp món su hào có đủ vị mặn ngọt.
Thái su hào muối thành hình con chì và chần qua nước sôi sẽ bớt mặn hơn – Ảnh Internet
– Miếng su hào muối đúng chuẩn là khi thái ra đĩa vẫn giữ nguyên được màu trắng, mùi thơm và vị chua giòn. Su hào muối có thể ăn kèm với cơm nóng hay dùng để cánh mày râu nhắm rượu đều rất ngon.
– Ngoài việc giúp mâm cơm ngày Tết thêm phần đậm đà và chống ngán hiệu quả, thì su hào muối còn là một món ăn rất lành với tác dụng kích thích hệ tiêu hóa giúp hoạt động tốt hơn, chống bị đầy hơi sau khi ăn những món quá nhiều chất béo, dầu mỡ.
Su hào muối giúp giải ngán và kích thích tiêu hóa hiệu quả – Ảnh Internet
Bạn cũng thấy đấy, cách muối su hào cả củ đơn giản mà vẫn giòn thơm đúng điệu phải không nào. Vào những ngày giáp Tết, thưởng thức các món thịt cá kèm cùng su hào muối chua thì còn gì tuyệt vời bằng. Đặc biệt, với những người sợ béo thì su hào muối còn giúp giảm cân an toàn và hiệu quả nữa đấy.
Hà Vy tổng hợp
2 Cách Làm Cà Pháo Mắm Nêm Thơm Ngon Đúng Điệu
Cà pháo mắm nêm dưa leo Nguyên liệu muối cà pháo mắm nêm dưa leo
Cà pháo: 500gr
Dưa leo: 300gr
Mắm nêm: 300ml
Tỏi: 1 củ
Ớt chỉ thiên: 4-5 trái ( tùy theo sở thích)
Đường: 150gr
Cà pháo, dưa leo và mắm nêm là những nguyên liệu chính cần có để làm cà pháo mắm nêm
Cách làm cà pháo mắm nêm dưa leoBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cà pháo sau khi mua về lặt bỏ đi phần cuống, sau đó mang cà đi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng từ 10 – 15 phút, vớt ra rửa sạch lại với nước, để ráo. Tiếp đến, bạn chuẩn bị một thau nước muỗi pha loãng, dùng dao bổ đôi cà pháo rồi thả vào ngâm.
Ngâm cà khoảng 4 – 5 tiếng thì vớt ra, rửa sạch để ráo nước. Mẹo này có thể giúp cà pháo sau khi muối trắng, giòn và ngon hơn, không bị hăng hay đắng.
Dưa leo sau khi mua về cắt bỏ đi phần đầu và đuôi, rửa sạch với nước. Tiếp đến, dùng dao bổ dọc quả dọc quả dưa, dùng muỗng loại bỏ đi phần hạt bên trong rồi cắt thành những lát mỏng vừa ăn.
Dưa sau khi được cắt, bạn mang đi ngâm trong nước muối loãng từ 5-10 phút. Rửa sạch dưa với nước, vớt ra để ráo, cuối cùng là mang dưa đi phơi dưới bóng râm khoảng 8 tiếng để dưa săn lại. Làm theo cách này dưa sau khi muối giòn và bảo quản được lâu hơn.
Tỏi lột bỏ đi phần vỏ ngoài, rửa sạch với nước, sau đó băm nhuyễn. Ớt chỉ thiên lặt bỏ đi phần cuống, rửa sạch, chia làm 2 phần, một phần mang đi băm nguyễn cùng với tỏi.
NgГўm cГ phГЎo vб»›i nЖ°б»›c muб»‘i loГЈng tб»« 10 – 15 phГєt Д‘б»ѓ loбєЎi bб»Џ Д‘i mГ№i hДѓng vГ vб»‹ Д‘бєЇng cб»§a cГ
Bước 3: Pha mắm nêm
Bắt lên bếp một cái nồi nhỏ, cho vào nồi 300ml mắm nêm cùng 150ml nước lọc, đun sôi ở lửa nhỏ. Mắm nêm bắt đầu sôi thì cho tiếp 150gr đường vào khuấy đều, đợi đến khi đường tan hết và mắm bắt đầu sôi lại thì tắt bếp để nguội.
Mắm nêm nguội rồi thì bạn cho hết phần ớt và tỏi băm nhuyễn vào trộn đều. Tùy vào từng loại mắm và khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm lượng đường cho vào. Mắm và nước bạn sẽ áp dụng theo tỷ lệ 2 mắm : 1 nước thì mắm sẽ ngon và không bị loãng.
Mắm nêm được pha theo đúng công thức 2 mắm: 1 nước để đảm bảo độ ngon cho cà sau khi muối
Bước 4: Muối cà pháo mắm nêm
Để muối cà pháo mắm nêm bạn nên chuẩn sẵn bị một cái hủ đựng bằng nhựa hoặc thủy tinh nếu có. Vệ sinh hũ đựng bằng nước nóng, để ráo nước rồi dùng khăn sạch lau lại một lần nữa.
Cho hết phần cà pháo và dưa leo đã sơ chế vào, đảo đều một lần cho cà pháo và dưa được trộn đều vào nhau. Sau đó, đổ hết phần mắm nêm, ớt và tỏi băm vào, trộn đều thêm một lần nữa cho thấm gia vị.
Lưu ý, để cà pháo và dưa leo tránh bị đen và không thấm đều mắm, bạn dùng một cục đá hoặc vật gì nặng đè lên trên. Làm như vậy sẽ đảm bảo được tất cả các nguyên liệu đều ngập trong mắm.
Đậy kín nắp, mang đi ủ ở nơi không thoáng, tránh ánh nắng mặt trời từ 1 – 2 ngày là có thể mang ra sử dụng. Bảo quản cà trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn.
Để cà pháo mắm nêm khi muối không bị đen, hư hỏng cần đậy nắp kín, dùng vật nặng đè lên đảm bảo cà không bị trồi lên.
Bước 5: Thành phẩm món cà pháo mắm nêm
Cà pháo mắm nêm dưa leo là một trong những món ăn dân giã nổi tiếng của người dân miền Trung. Cà pháo và dưa giòn giòn, thấm đẫm hương vị đậm đà của mắm nêm, ăn kèm cùng với ít cơm nóng thì còn gì ngon bằng.
Thành phẩm cà pháo mắm nêm thơm ngon đậm vị ăn cùng cơm trắng cũng đã đủ ngon
Cà pháo mắm nêm đu đủ Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cà pháo: 400gr
Đu đủ: ½ trái
Thơm (dứa): ½ trái
Mắm nêm nguyên chất: 1 bát con
Tỏi: 2 củ
Ớt chỉ thiên: 4-5 quả
Ớt bột
Đường
Nên chọn những trái cà nhỏ vừa phải không quá non hay già để tránh bị hăng, đắng sau khi muối.
Cách làm cà pháo mắm nêm đu đủBước 1: Sơ chế cà pháo
Cà pháo sau khi mua về rửa sơ với nước, lặt bỏ đi phần cuống, dùng dao bổ làm đôi. Kế bên bạn chuẩn bị sẵn một thau nước muối pha loãng, sau khi chẻ cà làm đôi thì thả vào ngâm. Việc ngâm cà trong nước muối từ 4-5 tiếng sẽ giúp cà bớt hăng, đắng, sau khi ngâm sẽ giòn, trắng và ngon hơn.
Cà sau khi ngâm rửa sạch lại với nước, đổ ra một cái mâm hoặc rổ đem đi phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 1.5 – 2 tiếng, đến khi cà hơi héo là được. Phơi nắng sẽ giúp cà sau khi muối thấm được nhiều gia vị, giòn, ngon hơn, bên cạnh đó cũng giúp cà pháo bảo quản được lâu hơn.
Cà pháo mắm nêm muốn giòn, ngon thì nên đem đi phơi nắng khoảng 2 tiếng cho hơi héo.
Bước 2: Sơ chế đu đủ và những nguyên liệu khác
Đu đủ sau khi mua về dùng dao rọc nhẹ vài đường lên vỏ quả, đợi tầm 5-10 phút cho ra bớt mủ. Tiếp đến dùng dao gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, loại bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Rửa lại một lần nữa với nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước.
Cuối cùng, bạn mang đu đủ đi phơi nắng cùng với cà pháo cho săn lại. Lưu ý, không nên phơi đu đủ quá héo, hoặc cắt miếng quá mỏng sẽ làm mất đi độ giòn vốn có.
Đu đủ sau khi sơ chế sạch sẽ cũng mang đi phơi nắng cho hơi héo, như vậy đu đủ sẽ ngon và thấm gia vị hơn.
Bước 3: Pha mắm nêm
Thơm sau khi mua về dùng dao gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, loại bỏ phần mắt thơm và rửa sạch lại với nước. Tiếp đến bạn dùng dao cắt trái thơm ra làm 2, một nửa đem cất vào tủ lạnh, nữa còn lại cắt thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn.
Tỏi lột bỏ đi phần vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước rồi mang đi băm nhuyễn. Ớt chỉ thiên mua về lặt bỏ phần cuống, rửa sạch rồi mang đi băm nhuyễn với tỏi. Tùy vào khẩu vị và mức độ ăn cay của mỗi người mà bạn có thể gia giảm đi phần ớt băm.
Đổ mắm nêm ra một cái bát nhỏ, cho thơm, tỏi, ớt băm nhuyễn vào trộn đều. Tiếp đến, cho vào bát một lượng đường vừa phải, tùy theo khẩu vị mà bạn có thể tăng hoặc giảm lượng đường theo ý muốn.
Pha mắm nêm ngâm cà pháo không nên pha quá nhạt sẽ khiến cà không đủ chín, mau hư, nổi váng trắng.
Bước 4: Muối cà pháo mắm nêm đu đủ
Cà pháo và mắm nêm sau khi phơi héo thì cho vào thau sạch, tiếp đến đổ hết phần mắm nêm pha sẵn vào trộn đều. Trong quá trình trộn bạn cần lưu ý trộn cho tất cả cà và đu đủ ngập đều trong mắm nêm.
Để cà nghỉ khoảng tầm 5 phút, trong lúc đó bạn tiến hành vệ sinh hũ đựng bằng nước ấm, lau khô lại bằng khăn sạch. Đổ hết toàn bộ phần cà pháo mắm nêm đu đủ vào hũ, dùng chén hoặc đũa chem sao cho phần mặt cà pháo và đu đủ không bị trồi lên trên. Cuối cùng đậy kín nắp hũ, đem đi ủ từ 3 – 4 ngày ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Cà pháo mắm nêm đu đủ sau khi muối từ 3-5 ngày là có thể mang ra sử dụng.
Bước 5: Thành phẩm cà pháo mắm nêm đu đủ
Cà pháo mắm nêm sau từ 3 – 5 ngày là có thể mang ra sử dụng được, dùng không hết bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Đối với những người bận bịu công việc, không có thời gian nấu nướng nhưng lại muốn thưởng thức cơm nhà thì đây là một món nên có trong tủ lạnh của bạn.
Chỉ cần một chén cơm trắng, một quả trứng luộc và một chén cà pháo mắm nêm đu đủ thôi cũng đủ khiến chiếc bụng đói của chúng ta được xoa dịu.
Cà pháo mắm nêm đu đủ là món ăn dân giã có nguồn gốc từ miền Trung, hương vị đậm đà bắt cơm vô cùng.
Một vài lưu ý cần biết khi làm cà pháo mắm nêm
Cà pháo chưa đủ độ mặn: trong quá trình muối cà pháo, nếu bạn thấy có sự xuất hiện của những bọt khí hay váng màu trắng nổi lên trên bề mặt thì điều đó chứng là mắm chưa đủ độ mặn. Bạn cần pha thêm nước muối đổ vào ngâm tiếp.
Cà thâm đen, nhanh hỏng: hiện tượng này xảy do quá trình muối không nén chặt, để cà và các nguyên liệu khác nổi lên trên bề mặt gây thâm đen và nhanh hỏng.
Một vài lưu ý khi muối cà pháo mắm nêm cho những người mới muối lần đầu, chưa có kinh nghiệm
Lời KếtĐăng bởi: Thịnh Vương
Từ khoá: 2 Cách làm cà pháo mắm nêm thơm ngon đúng điệu
Cách Trang Trí Cây Cảnh Đón Tết Đúng Phong Thủy, Cho Cả Năm Phát Lộc
Trong ngũ hành, cây đào được xem như là tinh hoa mà trời đất ban tặng. Còn theo phong thủy thì đào có thể trị được ma quỷ, do đó khi đón năm mới mọi người hay trồng đào trước cửa nhà để trừ tà, mang lại yên vui may mắn cho gia đình.
Hướng bình đào theo con giáp:
Nếu là năm Tý, Thìn, Thân nên đặt bình đào theo hướng Tây
Nếu là năm Ngọ, Tuất, Dần nên đặt bình đào theo hướng Đông
Nếu là năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt bình đào theo hướng Nam
Nếu là năm Mão, Mùi, Hợi, nên đặt bình đào theo hướng Bắc
Hướng đặt bình đào ảnh hưởng đến màu sắc:
Nếu đặt bình về hướng Bắc nên chọn màu xanh da trời, màu đen
Nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây
Nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu đỏ hoặc tím
Nếu đặt bình hướng Tây, Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng
Nếu đặt bình đào hướng Tây Nam và Đông Bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu.
Theo Hán ngữ thì từ “quất” gần giống với âm của từ “cát” nên loài cây này được ví như một sự may mắn, mang lại đại cát, đại lợi cho gia đình nên cây quất thường được chọn để trang trí trong nhà vào ngày Tết.
Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả thể hiện sự phát tài, thịnh vượng, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống và cây quất thường được đặt trước cửa nhà để hút vận khí về cho gia chủ. Trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hay cửa hàng sẽ mang lại cát khí lớn, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc, sức khỏe, bình an.
Cây cam hay cây chanh cảnh có nhiều quả chín nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát tài, phát lộc của gia đình. Những cây này thường trồng ở trước cổng nhà hoặc trước cổng công ty trong những ngày đầu năm tượng trưng cho sự phát triển trong năm mới.
Có 4 tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một cây mai đẹp, hợp phong thủy cần được trang trí trong nhà:
Nhất đếPhần quan trọng nhất của một cái cây, cũng là yếu tố đầu tiên quyết định cây có đẹp hay không là phần gốc. Bởi gốc cây có chắc, to lớn, bộ rễ có khỏe thì mới giúp thân đứng vững và cây được sống tốt. Đối với cây mai bonsai, gốc cây phải phình to hơn phần thân bên trên, vừa hợp tự nhiên lại tăng tính thẩm mỹ và nghệ thuật.
Nhì thânCây mai đẹp đòi hỏi phần thân phải tròn trịa, cứng cáp, vỏ trơn láng, không bong tróc. Dáng cây thẳng, không vặn vẹo hoặc nếu có uốn hay u sần thì phải thẩm mỹ, tạo thế nghệ thuật
Tam cànhMột cây mai đẹp thì những cành nhánh trên cây mai phải dàn tỏa một cách hợp lý, hài hòa. Cành mọc vươn dài, ngay thẳng, không gãy gập xuống dưới, không cong xuống, càng lên phía trên ngọn càng ngắn và nhỏ dần. Nhờ đó tán lá mới có dáng tàng thông, khiến tán lá trông nhẹ nhàng và thanh tú.
Advertisement
Cành cuối cùng ở gần gốc nhất không được quá thấp, gần mặt chậu, che mất vẻ đẹp của gốc. Khoảng cách đúng chuẩn là từ 10-15cm.
Tứ nụNgười ta chọn mai chưng Tết vì sắc hoa, do đó nụ hoa là rất quan trọng. Những cây mai có hoa to, mọc thành chùm, cánh dày, màu sắc tươi, có hương thơm sẽ là những cây mai được ưa chuộng hơn. Mai vàng nguyên thủy hoa sẽ có từ 5-12 cánh. Hoa ghép, hoa bonsai mai có thể có từ vài chục đến hàng trăm cánh.
Bài viết trên là tổng hợp những cách trang trí cây cảnh ngày Tết sao cho hợp phong thủy nhất. Hy vọng rằng qua bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Cách Làm Củ Cải Ngâm Chua Ngọt, Giòn Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà
Nguyên liệu làm củ cải ngâm chua ngọt kiểu truyền thống
1 kg củ cải trắng
2 củ cà rốt
1 chai nước giấm
Gia vị: muối, đường, nước mắm
Cách làm món củ cải ngâm chua ngọtBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Củ cải và cà rốt gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cắt thành những sợi nhỏ từ 4-5 cm. Chuẩn bị một cái tô hoặc thau nước, hòa tan 1 muỗng canh muối rồi bỏ củ cải và cà rốt vào ngâm khoảng 30 phút.
Sau đó, rửa sạch củ cải và cà rốt lại với nước, rồi để ráo nước.
Bước 2 Nấu nước mắm củ cải ngâm chua ngọt
Cho 500gr đường, 1 lít nước giấm, 1 muỗng rưỡi canh muối hột, 200ml nước mắm rồi đun sôi cho đến khi đường và muối tan ra. Sau đó để cho hỗn hợp nguội.
Cho củ cải và cà rốt vào một hũ thủy tinh, sau đó cho hỗn hợp vừa để nguội vào hũ ngập hết phần củ cải và cà rốt.
Để hũ củ cải vào ngăn mát tủ lạnh và một ngày sau có thể sử dụng được.
Bước 3 Thành phẩm
Sau một ngày để hũ thủy tinh vào trong tủ mát thì khi mở nắp ra chúng ta sẽ cảm nhận được mùi hăng của cải và mùi mằn mặn của nước mắm hòa quyện vào nhau khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn ngay.
Khi mếm vào miệng thì vị mặn của nước mắm cùng với củ cải nhai giòn sựt sựt khiến cho chúng ta cảm thấy ngon miệng.
Nguyên liệu làm củ cải ngâm chua ngọt kiểu Hàn Quốc
Củ cải trắng: 500g
Cà rốt: 1 củ
Giấm gạo: 200g
Ớt đỏ: 1/2 muỗng cà phê
Gia vị: 40g đường, 1 thìa muối, 300g nước lọc
Cách làm củ cải ngâm chua ngọt kiểu Hàn QuốcBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Củ cải, cà rốt rửa sạch, bào vỏ. Sau đó thái thành từng thanh mảnh, nhỏ.
Cho củ cải, cà rốt và 1 thìa muối tinh vào bát, trộn đều để muối ngấm vào. Để 20 phút cho củ cải ra bớt nước. Rửa lại củ cải, cà rốt cho hết mặn rồi để chúng ráo nước.
Bước 2 Nấu nước ngâm
Cho lượng đường, giấm ăn và nước lọc vào nồi, đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 phút. Đợi khi đường tan hết thì cho ớt bột vào và tắt bếp, để nguội.
Bước 3 Ngâm củ cải
Xếp củ cải và cà rốt đã sơ chế vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng. Đổ hỗn hợp giấm đường cho ngập mặt củ cải. Sau đó đậy nắp kín. Sau 1 ngày củ cải ngâm chua ngọt có thể ăn được.
Bước 4 Thành phẩm
Bảo quản củ cải ngâm chua ngọt này rất dễ dàng, chúng ta chỉ cần bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh trong vòng một ngày
Advertisement
bảo quản được hơn 1 tháng.
và có thể lấy ra sử dụng, và để lại trong tủ lạnh thì
Các bạn nên lưu ý, khi chúng ta muốn lấy củ cải ngâm chua ngọt ra sử dụng thì hãy sử dụng đũa sạch (chưa gắp qua bất kì một loại thức ăn nào) để tránh củ cải ngâm chua ngọt bị nhanh hư.
2 Cách Làm Bánh Su Kem Vỏ Giòn Nhân Kem Lạnh Cực Ngon
Cách làm bánh su kem vỏ giòn không quá khó nhưng để làm thành công những chiếc bánh nhỏ xinh với nhân kem tươi mát bên trong và vỏ giòn bên ngoài cần có bí quyết riêng. Lưu ngay những bí kíp từ Digifood, đảm bảo bạn sẽ thành công ngay lần đầu chế biến.
1. Đôi nét về bánh su kemẢnh: Sưu tầm
2. Công thức bánh su kem vỏ giòn hương socolaBánh su kem craquelin hương socola là phiên bản lạnh của món bánh su kem truyền thống với một lớp phủ dạng bánh quy ở ngoài. Đặc biệt, lớp phủ này gần giống với bánh mì papparoti nên cực kỳ đẹp mắt và hấp dẫn. Bắt tay vào chế biến theo cách làm bánh su kem vỏ giòn sau đây.
Khẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian nấu Tổng thời gian
5-6 người 3 tiếng 40 phút 3 tiếng 40 phút
Chuẩn bị các nguyên liệuPhần phủ bánh
Bơ động vật không muối: 80g
Đường nâu: 100g
Bột mì đa dụng: 100g
Phần vỏ bánh
Bơ động vật không muối: 60g
Nước: 120ml
Đường: ½ thìa
Muối: ⅛ thìa
Bột mì đa dụng: 65g
Trứng: 2 quả
Phần nhân bánh (hương socola)
Lòng đỏ trứng: 1
Đường: 15g
Bột mì đa dụng: 10g
Sữa tươi không đường: 100ml
Socola (50-60% cacao): 20g
Kem tươi lạnh (30-40% béo): 150ml
Đường: 20g
Ảnh: Sưu tầm
Công thức chế biếnBước 1: Chế biến lớp phủ bánh
Xay nhuyễn bơ và đường bằng máy xay (food processor) hoặc máy đánh trứng tốc độ chậm nhất.
Cho bột mì vào máy xay và bấm xay thêm khoảng 30-60 giây.
Lấy ra dùng tay nhồi hỗn hợp thành khối dẻo mịn, tránh nhồi quá nhiều hoặc quá lâu.
Cho khối bột vào giữa 2 tờ giấy nến, dùng chày cán mỏng 1mm. Cho vào tủ lạnh khoảng tầm 15 phút để bột hơi cứng lại.
Cắt bột thành những miếng tròn nhỏ khoảng 2cm hoặc 3-3.5cm (có thể dùng khuôn tròn để cắt dễ hơn)
Phần bột sau khi cắt bạn nhồi lại, cán mỏng rồi cắt tiếp
Chuẩn bị những miếng giấy nến nhỏ sau đó cho khoanh bột đã cắt lên trên. Bọc kín chồng bột rồi bảo quản bên trong ngăn đá của tủ lạnh tầm 2 tiếng đến khi bột cứng lại.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Chế biến vỏ bánh
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi bơ, nước, đường và ít muối. Đun bơ đến khi tan chảy hoàn toàn và hỗn hợp sôi lăn tăn là được. Chú ý khuấy đều tay rồi nhấc nồi ra khỏi bếp.
Đổ 65g bột mì vào nồi, sử dụng thìa gỗ để khuấy đều hỗn hợp đến khi dẻo mịn.
Đánh tan trứng gà sau đó cho vào khối bột. Trộn đều hỗn hợp bột cho đặc quyện.
Cho bột vào bên trong túi bắt kem sau đó bắt bột thành những khối tròn. Đường kính của đế bột tương đương với đường kính của lớp phủ bánh (đã làm ở bước 1).
Ảnh: Sưu tầm
Bước 3: Nướng bánh
Làm nóng lò nướng ở mức nhiệt 210-220 độ C. Chuẩn bị một khay nướng với giấy nến lót bên dưới.
Lấy những miếng phủ bánh từ ngăn đá rồi đặt lên vỏ bột bánh.
Nướng bánh ở khoảng 200-220 độ C khoảng tầm 10-15 phút.
Giảm nhiệt độ xuống khoảng 180-190 độ C và tiếp tục nướng thêm 10-15 phút đến khi bánh chín.
Bột phủ bánh trong quá trình nướng sẽ dần mềm ra và phủ đều lên bề mặt bánh.
Lấy bánh ra khỏi lò rồi đợi nguội hẳn.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 4: Chuẩn bị nhân bánh
Đánh tan trứng gà với ít đường trong một chiếc âu đến khi lòng đỏ bông đặc và có màu vàng nhạt.
Rây bột mì vào âu trứng sau đó trộn đều hỗn hợp.
Đun sôi sữa rồi đổ sữa vào âu trứng và bột. Vừa đổ từ từ vừa khuấy đều đến khi hết sữa.
Cho hỗn hợp vào bên trong nồi, đem đun sôi với lửa nhỏ. Khi hỗn hợp đặc lại thì bắc nồi ra khỏi bếp, khuấy đều cho đến hỗn hợp đặc lại thành dạng kem. Tiếp tục cho muối, bơ và socola vào trộn đều tay.
Khi nguội rồi thì cho vào bên trong một chiếc túi bắt kem. Cắt một lỗ ở đế bánh hoặc bên cạnh bánh rồi nặn nhân vào bên trong bánh su kem.
Thành phẩmÁp dụng theo cách làm bánh su kem vỏ giòn này, món bánh su có lớp vỏ bánh vàng ươm với nhân socola lành lạnh tan chảy bên trong. Bạn có thể cảm nhận được vỏ bánh giòn giòn, nhân béo ngậy và mềm mịn cực kỳ kích thích vị giác.
Ảnh: Sưu tầm
3. Cách làm bánh su kem vỏ giòn hương vaniKhẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian nấu Tổng thời gian
5-6 người 3 tiếng 40 phút 3 tiếng 40 phút
Chuẩn bị các nguyên liệuPhần nhân bánh
Lòng đỏ trứng gà: 1
Đường: 30g
Bột bắp: 13g
Sữa không đường: 120ml
Whipping cream: 80ml
Vài giọt vani
Phần vỏ giòn
Bơ nhạt: 60g
Đường: 50g
Bột mì số 11: 60g
Phần vỏ su kem
Nước lọc: 130ml
Bơ nhạt 50g
Muối: ¼ thìa
Bột mì số 11: 70g
Trứng gà: 2 quả
Ảnh: Sưu tầm
Công thức chế biếnBước 1: Chế biến nhân kem
Khuấy đều lòng đỏ trứng gà và đường. Sau đó cho bột bắp vào hỗn hợp trộn đều.
Hâm nóng sữa rồi đổ từ từ vào hỗn hợp và khuấy đều.
Tiếp đến cho hỗn hợp vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi lăn tăn. Sau đó đổ hỗn hợp ra một chiếc bát, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng tầm 2 tiếng.
Trong quá trình đợi, bạn đánh bông whipping cream. Dùng máy đánh trứng đánh bông mềm chứ không bông cứng bởi hỗn hợp sẽ dễ bị chảy nước.
Sau khoảng 2 tiếng, lấy hỗn hợp ra khỏi tủ lạnh, nhỏ vào ít giọt vani rồi đánh hỗn hợp khoảng 1 phút đến khi sánh mịn.
Cho hỗn hợp vào bên trong túi bắt kem rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
Bước 2: Chế biến vỏ giòn
Cho bơ và đường vào một chiếc âu rồi trộn đều. Tiếp đến cho bột mì vào hỗn hợp, trộn đều đến khi tạo thành một khối mịn.
Cho hỗn hợp lên trên giấy nến. Úp lên trên 1 tờ giấy nến khác sau đó cán bột mỏng với độ dày khoảng tầm 2mm.
Cho hỗn hợp vào bên trong ngăn đá tầm 20-30 phút.
Sử dụng khuôn để cắt thành những miếng tròn
Bước 3: Chế biến vỏ su kem
Cho hỗn hợp gồm bơ, ít muối và nước vào bên trong nồi rồi đun cho đến khi bơ tan thành hỗn hợp lỏng.
Tắt bếp cho bột mì vào nồi, đảo đều tay đến khi tạo thành khối bột mịn.
Đánh tan trứng rồi cho vào khối bột, sau đó trộn đều tay tạo thành bột sánh mịn.
Cho hỗn hợp vào bên trong túi bắt kem.
Bắt hỗn hợp thành từng vỏ có kích thước vừa ăn.
Để vỏ giòn lên trên vỏ su vừa làm.
Bước 4: Nướng và hoàn thiện bánh
Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C và nướng bánh khoảng tầm 25-30 phút.
Sau khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi lò rồi chọc thủng 1 lỗ bên dưới để bắt kem vào bên trong. Chú ý để bánh thật nguội rồi mới cho kem vào trong.
Thành phẩmVới cách làm bánh su kem vỏ giòn này, từng chiếc bánh có vỏ giòn giòn ở bên ngoài và nhân kem vani ngọt mát, dẻo mịn cực kỳ thơm ngon. Món bánh này có thể làm món ăn vặt hoặc làm quà tặng cho bạn bè đều rất hợp.
Ảnh: Sưu tầm
4. Một vài lưu ý khi làm bánh su kem
Bạn có thể chuẩn bị nhiều bột để làm vỏ bánh cùng lúc sau đó bảo quản bên trong ngăn đông của tủ lạnh rồi sử dụng dần.
Ngoài cách làm bánh su kem vỏ giòn hương vani hay socola, bạn có thể cho thêm nhiều mùi vị khác như bột trà xanh, quế…
Bột mì số 11 hoặc bột mì số 13 sẽ giúp bánh được dai mềm. Bạn lưu ý không dùng bột mì số 8 để chế biến phần vỏ bánh.
Tránh đánh nhân bánh quá lâu bởi bơ sẽ bị chảy, không được ngon.
Để bột nguội rồi mới cho trứng gà vào để tránh trứng bị chín dẫn đến protein bị đông tụ.
Phun một lớp nước lên trên bánh trước khi cho vào lò nướng. Sau khi bánh chín thì đợi bánh nguội từ từ bên trong lò nướng rồi mới lấy ra để tránh bị xẹp xuống do nhiệt độ bị giảm đột ngột.
Đăng bởi: Công Vũ Viết
Từ khoá: 2 Cách làm bánh su kem vỏ giòn nhân kem lạnh cực ngon
Cách Làm Bánh Chưng Xanh Siêu Ngon Đón Tết Sang
Nguyên liệu làm bánh chưng xanh ngon đơn giản tại nhà
Gạo nếp cái hoa vàng
Đậu xanh
Thịt ba chỉ
Muối, hạt nêm, tiêu
1 bó lạt tre mềm (hoặc lạt giang)
Lá dong
Cách làm bánh chưng gạo chuẩn tại nhà
Bước 1: Sơ Chế, Chuẩn Bị Nguyên Vật Liệu
Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói, dùng dao mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
Lạt tre (lạt giang) đem ngâm nước khoảng 8 giờ, sau đó xé sợi mỏng khoảng 0,5 cm.
Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác, sạn, sỏi lẫn vào, vo sạch rồi ngâm gạo ngập trong nước cùng 4g muối trong thời gian khoảng 8 giờ. Sau đó vớt ra để ráo.
Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước trong khoảng 4 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thêm vào 4g muối và trộn đều.
Thịt ba chỉ: Đem rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt thịt thành từng miếng khoảng 4cm, sau đó ướp với 4g hạt nêm, 1g tiêu để trong khoảng 30 phút cho ngấm đều.
Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài. Không nên dùng nước mắm để ướp thịt.
Bước 2: Gói Bánh
Đầu tiên, bạn xếp lạt thành hình chữ nhật ở bên dưới rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh đẹp mắt hơn.
Lấy chén múc khoảng 200g gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo điền đầy khắp đáy khuôn.
Tiếp tục rải đều 100g đậu xanh lên trên gạo, đặt 1 miếng thịt lên trên rồi lại rải thêm 100g đậu xanh lên cho phủ kín thịt (không nên rải đậu xanh hết đến cạnh khuôn mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm).
Sau đó lấy tiếp 200g gạo nếp rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh. Dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh cho gạo nén xuống.
Cuối cùng gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa không cần thiết thì ta dùng kéo cắt đi cho gọn. Sau đó tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại.
Bước 3: Luộc Bánh Chưng
Xếp bánh chưng vào nồi theo chiều thẳng đứng, đổ nước ngập quá mặt bánh và luộc liên tục trong khoảng 8 giờ.
Khi luộc bánh nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm nước sôi vào cho ngập mặt bánh để bánh chín đều.
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Sau đó treo bánh lên hoặc để chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Lễ
Từ khoá: Cách làm bánh chưng xanh siêu ngon đón Tết sang
Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Cách Muối Su Hào Cả Củ Giòn Thơm Đúng Điệu Chuẩn Bị Đón Tết trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!