Xu Hướng 10/2023 # 8 Đặc Sản Của Vùng Đất An Giang Bạn Nên Thử # Top 16 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 8 Đặc Sản Của Vùng Đất An Giang Bạn Nên Thử # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 8 Đặc Sản Của Vùng Đất An Giang Bạn Nên Thử được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nói đến An Giang là không chỉ nói đến những địa danh độc đáo và bí ẩn của vùng Thất Sơn này, mà còn có đặc sản vô cùng phong phú và đa dạng. Được biết đến là nơi có nhiều đồng bào sinh sống như: người Kinh, người Chăm, người Khmer vì vậy những món ăn ở đây cũng đậm chất bản sắc dân tộc.

Mắm Châu Đốc

Mắm ruột là đặc sản của vùng Châu Đốc, mắm này được làm từ thịt cá lóc thái nhỏ trộn với đu đủ ửng đỏ bào sợi, ướp thêm đường, thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) cùng với các gia vị khác. Loại mắm này được người địa phương ăn cùng với thịt luộc và rau thơm hoặc ăn mắm kho cùng với rau. Người nào thích ăn mắm đậm đà hơn giữ được mùi vị của nó thì trưng mắm cùng với thịt ba rọi, hột vịt luộc, rắc chút hành, chút tiêu, vài miếng ớt cắt mỏng. Món này cũng là quà của khách phương xa đi đến đây du lịch.

Mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Bởi thế bất cứ du khách nào khi đến xứ này, việc nhất định phải làm đó là ghé chợ, trước ngắm sau mua vài loại mắm về làm quà. Nếu là lần đầu ghé đến ngôi chợ địa phương này, bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp bởi mắm, khô cá có ở khắp mọi nơi. Mức giá dao động:60.000 – 200.000 VNĐ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 121, tổ 5, khóm Châu Long 6, P. Vĩnh Mỹ, Thị Xã Châu Đốc, An Giang

Điện thoại: 0903.999.117

Email: [email protected]

Mắm trưng

Mắm Châu Đốc

Bò bảy món núi Sam

Núi Sam là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp như là: Chùa Hang, Tây An Cổ Tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu,… bên cạnh đó còn có những đặc sản nỗi tiếng khác như món bò bảy món núi Sam là món không thể thiếu trong các tiệc giỗ, đám cưới,… đều có món này. Bò bảy món núi Sam gồm những món mà người thợ nào cũng thông thạo làm đó là: lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, bò khìa bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc, bò bít tết dù thưởng thức món nào cũng thấy thú vị và ngon miệng. Du khách ở xa đến đây một lần ai cũng dành một chút thời gian để thưởng thức những món lạ của vùng bảy núi này.

Món dùng đầu tiên trong bò bảy món núi Sam là lòng bò luộc. Lòng bò vốn dai nên khi làm món này, người đầu bếp thường có bí quyết riêng để giúp lòng bò vừa mềm vừa săn lại đẹp mắt. Món lòng bò núi Sam nổi tiếng với du khách gần xa bởi đặc tính mềm và giòn. Nước mắm dùng để chấm lòng bò phải là mắm nêm trộn với khóm (dứa) băm nhuyễn thì mới đủ đậm đà.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Quốc lộ 91, tổ 6, khóm Vĩnh Tây, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Mức giá: 70.000 – 120.000 VNĐ

Bò bảy núi

Bò bảy món núi sam

Bò cạp bảy núi

Đến với vùng bảy núi sẽ nhìn thấy được những con bò cạp đen nhánh to cỡ con dế cơm, bò ngổn ngang giời cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh được người dân bày bán dọc đường hoặc trong chợ Tịnh Biên. Muốn bắt con bò cạp này cần phải lên núi mới có, dụng cụ bắt bò cạp cần phải có một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô. Lên núi tìm thấy tảng đá nào khả nghi là chỉ cần lặt tảng đá lên, thấy miệng hang thò kẹp vào là có thể tóm gọn được chúng đem chúng về cho vào thau để vài ngày cho sạch bụng là có thể chế biến.

Món bò cạp phổ biến nhất vùng Bảy Núi này chính là bò cạp chiên giòn thơm ngon. Bò cạp để nguyên con như thế và cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Chỉ vài phút sau thì bò cạp đã chín vàng và bốc mùi thơm ngon hấp dẫn đến lạ lùng. Bò cạp có thể ăn cùng với rau thơm. Cà chua, dưa leo vài cọng ngò chấm với muối tiêu chanh. Ngoài ra còn dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp chữa được chứng đau lưng, nhức khớp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Chợ Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên, An Giang.

Mức giá: 4.000 – 5.000 VNĐ

Bò cạp bảy núi

Bò cạp chiên giòn

Bánh bò thốt nốt

Đi dọc theo con đường Tri Tôn, Tịnh Biên đâu đâu du khách cũng có thể thấy cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là món đặc trưng của người Khmer ở vùng Nam Bộ, cây thốt nốt là loại cây đa dụng của vùng đất này. Lá thốt nốt dùng để lợp nhà, cây già thì làm cột nhà. Làm bàn ghế… riêng trái thốt nốt chế biến thành những món ăn dân dã như: cơm thốt nốt, nước thốt nốt, chè thốt nốt đặc biệt là bánh bò thốt nốt để lại hương vị khó quên trong lòng du khách. Cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm nóng hỏi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường của dừa khiến cho du khách nhớ mãi hương vị này.

Người làm bánh sẽ dùng vá múc bột vào từng chiếc khuôn rồi cẩn thận cho vào nồi hấp. Quá trình hấp bánh khoảng 20 – 30 phút, tùy kích thước bánh là bánh đã chín, dậy mùi thơm ngon tuyệt. Bánh bò thốt nốt hoàn thành sẽ được rắc thêm một ít dừa nạo tươi và gói lại bằng lá chuối mới đúng chất bánh bò của người An Giang.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 13 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Long Thạnh, Thị xã Tân Châu, An Giang

Mức giá: 3.000 – 30.000 VNĐ

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt

Lạp xưởng bò

Lạp xưởng bò còn có tên gọi khác là tung tò mò đây là món đặc sản của người chăm vùng Châu Giang, An Giang. Món này được làm bằng đôi tay khéo léo của người Chăm, họ làm từng khoanh nhỏ, chắc, nhiều thịt, có hai loại lạp xưởng bò là loại có chua và không chua. Món này có thể đem đi chiên hoặc nướng chấm cùng với muối tiêu chanh hoặc tương ớt, được dùng như đồ nhậu, hấp dẫn hơn là được ăn cùng với rau sống, bún hoặc bánh mì. Đặc biệt món nướng, nướng tới đâu ăn tới đó là cách chế biến ngon nhất.

Khi khách mua về ăn ngay, người bán mới bắt đầu nướng. Ngũ vị hương cùng hỗn hợp gia vị khác và những vụn thịt bò băm được nướng trên bếp than hồng tỏa ra mùi thơm đặc biệt. Chỉ cần nếm thử một lần, bạn sẽ nhớ mãi cái hương vị của món ăn độc đáo này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ:

169 Vĩnh Mỹ, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang

1319 Vĩnh Thạnh 2, Lê Chánh, thị xã Tân Châu, An Giang

Mức giá: 50.000 – 500.000 VNĐ

Lạp xưởng bò

Lạp xưởng bò

Xôi chiên phồng

An Giang được biết đến là vùng đất có món xôi phồng khá lạ và độc đáo. Món xôi phồng Chợ Mới được làm từ nguyên liệu chính là xôi nếp và đậu xanh. Theo cách nấu xôi truyền thống của người dân huyện Chợ Mới, đậu và nếp sau khi ngâm đem hấp chín sao cho không nhão và cũng không khô. Sau khi hấp chín nếp và đậu thì dùng chày quết nhuyễn hai hỗn hợp này lại với nhau cho thật dẻo mịn.

Khi đến với Chợ Mới An Giang ai ai cũng phải nếm thử món xôi chiên phồng nơi này. Món này có màu vàng ươm nhìn như quả bóng, miếng xôi mỏng giòn ăn bùi bùi dẻo dẻo rất lạ miệng. Để có được món xôi tròn như quả bóng thì cũng cần người thợ phải khéo léo, kiên nhẫn, trở đều tay mới ra được một món nhìn rất bắt mắt như vậy. Món này có thể chấm với tương ớt hoặc xì dầu đều được nha.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 152/5, tỉnh lộ 942, ấp Long Hòa 1, thị trấn Chợ Mới, An Giang

Mức giá: 10.000 – 100.000 VNĐ

Xôi chiên phồng

Xôi chiên phồng

Bánh phồng Phú Mỹ

Tại Phú Mỹ, huyện Phú Tân có một đặc sản nổi tiếng đó là bánh phồng mà ai đến đây cũng phải thử một lần hoặc mua làm quà cho gia đình. Chiếc bánh phồng này nó chỉ nhỏ bằng cái đĩa nhưng khi nướng lên nó phồng to hơn cái quạt nan vừa xốp, vừa mềm. Vị béo của nếp vị ngọt của đường mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng tạo nên một hương vị đặc biệt. Để làm được chiếc bánh phồng đòi hỏi phải nhiều công đoạn khác nhau chẳng hạn như nướng bánh đòi hỏi người thợ phải khéo léo kiên nhẫn và giữ được than hồng cho bánh chín đều và đẹp.

Bánh phồng Phú Mỹ có hình dáng nhỏ bằng cái dĩa nhưng khi nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe giòn rum. Trong hành trình du lịch An Giang, du khách đừng quên thưởng thức bánh phồng Phú Mỹ, một đặc sản An Giang nổi tiếng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An GiangMức giá: 10.000 – 100.000 VNĐ

Bánh phồng Phú Mỹ

Bánh phồng Phú Mỹ

Bún cá Long Xuyên

Bún cá Long Xuyên đã làm nên vẻ đẹp ẩm thực của An Giang. Một tô bún cá thơm ngon thường có màu vàng ươm của nghệ hòa với màu trắng của bún nhìn rất đậm đà cùng với cá lóc đồng, rau muốn, bắp chuối một ít điên điển, ít giá. Dù làm bằng cá nhưng khi ăn không nghe được vị tanh của cá bởi được trung hòa từ nghệ, món ăn được chấm cùng với một ít nước mắm và vài miếng ớt cắt lát mỏng bỏ vào. Bún cá Long Xuyên đã làm nên vẻ đẹp ẩm thực của An Giang.

Một tô bún cá thơm ngon thường có màu vàng ươm của nghệ hòa với màu trắng của bún nhìn rất đậm đà cùng với cá lóc đồng, rau muốn, bắp chuối một ít điên điển, ít giá. Dù làm bằng cá nhưng khi ăn không nghe được vị tanh của cá bởi được trung hòa từ nghệ, món ăn được chấm cùng với một ít nước mắm và vài miếng ớt cắt lát mỏng bỏ vào.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Dọc theo đường Lê Lợi, phường Mỹ Bình, Long Xuyên, An Giang

Mức giá: 18.000 – 20.000 VNĐ.

Bún cá Long Xuyên

Bún cá Long Xuyên

Đăng bởi: Văn Phước

Từ khoá: 8 Đặc sản của vùng đất An Giang bạn nên thử

Vùng Đất Bạn Nên Đưa Vào Danh Sách Phải Đi Của Mình

BIỂN XANH, CÁT TRẮNG, VỊNH ĐẸP

Biển Ninh Thuận mang đầy đủ những đặc trưng của vùng biển duyên hải miền trung: cát trắng và mịn, gió không quá to và sóng cũng không quá lớn. Tất cả đều nhẹ nhàng và duyên dáng như cô gái Chăm e thẹn.

Thanh bình – Ảnh: leo Wu

Biển xanh, cát trắng – Ảnh: Meo Gia

Tất cả đều mang một màu xanh đại dương quyến rũ, nên thơ. Thả mình theo hương gió biển, ung dung mà nhìn ngắm biển trời bao la với những chú dê đang tung tăng gặm cỏ…

Dê “dạo chơi” biển – Ảnh: Nghiduongbien

Biển Ninh Thuận mang lại cho ta cảm giác thanh bình của một vùng quê miền trung du hơn là một miền biển. Cảm giác này vừa khiến du khách lạ lẫm xen lẫn thích thú.

  “SA MẠC” MÊNH MÔNG

Tuy nói là “sa mạc” nhưng thực chất nơi đây chỉ có những đồi cát mênh mông, tuy lớn nhưng chưa đủ so sánh với các sa mạc thực sự. Mặc dù vậy, cảnh sắc của “sa mạc” Ninh Thuận cũng đủ kích thích sự tò mò và thích thú của du khách được đi chân trần trên nền cát nóng, dưới ánh mặt trời chói chang….

Giữa cồn cát mênh mông – Ảnh: Quan Tran

Hình ảnh những cô gái chăm đầu đội miêu đất đi trên cát vàng là một hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc khó quên. Những cồn cát in dấu chân các cô chỉ sau một cơn gió lại biến mất như chưa hề có ai qua lại…

Cô gái Chăm trên cồn cát Ninh Thuận – Ảnh: Chip De Xuong

Gió thổi cát san trả lại cho Ninh Thuận những “con sóng” trên cạn, đẹp dịu dàng mà đầy quyến rũ với những đường cong hoàn mĩ của tạo hóa.

Thả diều trên cát – Ảnh: Nguyen Hoang Nam

  KIẾN TRÚC CHĂM CỔ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM CÒN LƯU GIỮ

Vùng đất Ninh Thuận này cũng là nơi lưu giữ nét văn hóa của người Chăm tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng với nhiều kiến trúc, nhiều lễ hội và văn hóa đặc sắc.

Tháp Chàm Poklongialai – Ảnh: Thien Thach

Dễ nhận thấy nhất có lẽ phải kể đến những tháp Chàm được xây dựng từ cuối thế kỉ thứ 7 mang đậm nghệ thuật Chăm-pa cổ và lâu đời. Những tháp Chàm này khiến du khách giật mình và suýt xoa như đang lạc vào xứ Chăm-pa cổ với lối kiến trúc đặc trưng và còn khá nguyên vẹn nơi đây. Cùng với đó là những làng nghề truyền thống của người Chăm vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày nay, nổi bật nhất phải nói đến nghề làm gốm thủ công không dùng bàn xoay của làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận.

Gốm trứ danh Bàu Trúc – Ảnh: Leo Wu

Những nghệ nhân với đôi tay khéo léo đã tạo ra được sản phẩm gốm độc đáo và độc nhất mang thương hiệu riêng của đồng bào Chăm. Du khách đến thăm quan thường không quên mua đồ gốm “handmade” này về trưng bày hoặc mang làm quà biếu.

Nghệ nhân Chăm đang biểu diễn say sưa – Ảnh: Hellokuti

Nếu đến Ninh Thuận vào dịp lễ hội Kate hay lễ hội Ramuval… du khách tha hồ được hòa mình vào không khí náo nhiệt đầy màu sắc và âm thanh của người Chăm nơi đây. Họ trổ tài múa hát và mang đến những giai điệu Chăm đặc sắc khiến bạn có những trải nghiệm thú vị không bao giờ quên.

CUỘC SỐNG THANH BÌNH, DỄ CHỊU

Đến Ninh Thuận du khách tha hồ được tận hưởng cảm giác nghỉ ngơi sau những bộn bề lo toan nơi phố thị. Dạo chơi ở những trang trại nuôi cừu như những du mục thực thụ…

Trang trại cừu trắng- Ảnh: Dp Thang

Hay ghé qua thăm vườn nho chín mọng nước, rồi tiện thể ăn luôn những quả nho vừa chín đến với sự thích thú khó quên. Cùng với những người nông dân thu hoạch những trái nho trĩu quả với tư cách là một “nhà nông tập sự” cũng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.

Vườn nho sai trĩu quả – Ảnh: ArTuan

Nếu bắt gặp một người Chăm vô tư cười nói với bạn như đã quen biết lâu nay thì xin hãy đừng ngần ngại trao cho họ một nụ cười và lời chào thân thiện, bởi người dân Ninh Thuận là thế: hiếu khách và vô tư biết bao…

Nụ cười đôn hậu – Ảnh: Vu Bui

Những điều trên chỉ là một phần trong số vô vàn điều thú vị ở Ninh Thuận. Rất nhiều những bí ẩn pha lẫn hào hứng và độc đáo khác của vùng đất này đang chờ bạn khám phá đó. Hãy một lần thử ghé qua Ninh Thuận xem, biết đâu bạn sẽ ””””nghiện”””” nơi đây và muốn quay lại để khám phá tiếp hoài đấy!

Đăng bởi: Đặng Trường

Từ khoá: Ninh Thuận – Vùng đất bạn nên đưa vào danh sách phải đi của mình

Đặc Sản Phú Yên: Top 15 Đặc Sản Ngon Nên Thử Và Mua Làm Quà

Đặc sản nên thử khi đi Phú Yên

Mắt cá ngừ đại dương Phú Yên

Mắt cá ngừ đại dương là món ăn nổi tiếng và thường thấy tại các nhà hàng cao cấp hoặc quán ăn bình dân tại Phú Yên. Cách làm vô cùng đơn giản chính hấp và hầm với các loại gia vị và thuốc bắc. Món ăn giàu dưỡng chất nên được du khách và người dân nơi đây ưa chuộng.

Quán Bà Tám 289 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa.

Quán Sơn Cầu Gỗ bờ kè Bạch Đằng.

Cơm gà Phú Yên

Cơm gà Tuyết Nhung: 189 Lê Thánh Tô, P.3, TP Tuy Hòa.

Quán Thiên Hương: 211 Lê Thánh Tôn. Cơm gà Bảo Châu: gần chợ Tuy Hòa.

Bún mực

Bún mực Phú Yên dùng mực cơm loại nhỏ, ngọt thịt mà không dai quá. Tô bún mực có nước dùng ngọt thanh, mực dai ngon. Bún mực nấu cùng với dứa và cà chua. Khi ăn kèm rau sống và giá đỗ. Đây là món ăn mang đậm hương vị Phú Yên mà bạn không nên bỏ lỡ đấy!

Quán Hoàng Linh: 166 Hùng Vương, TP Tuy Hòa.

Quán Đất Phú: 169 Lê Thánh Tôn, TP Tuy Hòa.

Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi lòng heo là món đặc sản được nhiều người từ dân bản địa đến du khách đều yêu thích. Món ăn gồm cháo, dĩa lòng, bánh tráng và chén mắm đậm vị. Món ăn vừa thơm ngon vừa dân giã, hương vị thơm ngon mang đến một món ăn khó lòng quên được khi đến Phú Yên.

123 Đường Điện Biên Phủ, P. 7, TP Tuy Hòa, Phú Yên.

118 Hùng Vương, P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên.

Bánh canh hẹ

Bánh canh hẹ là món ăn không còn xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt những ai yêu thích đặc sản Phú Yên. Món ăn một thời nổi đình nổi đám khắp nơi. Bánh canh làm từ bột gạo, có kích thước to hơn sợi bún và dẻo mềm. Phần nước được nấu từ cá nhỏ nên ăn vô cùng ngọt thanh, bắt vị.

48B Nguyễn Trãi, P.4, TP Tuy Hòa.

Bánh canh hẹ chả cá Ngô Quyền.

Đặc sản Phú Yên mua về làm quà

Bò một nắng

Món bò một nắng là đặc sản không thể không nhắc đến khi ghé Phú Yên. Những con bò được chăn thả tự nhiên nên thịt bò rất chắc và dai nên khô bò khi làm ra có hương vị vô cùng thơm ngon. Người ta chọn phần thịt bò và bắp bò sau đó ướp với các gia vị như tỏi, ớt, tiêu sau đó đem phơi nắng. Phần khô bò dai dai thơm vị nắng và cay cay sẽ in đậm trong tâm trí người thưởng thức.

Thịt bò tươi: Khoảng 250.000 đồng/ kg

Khô bò một nắng: Khoảng 550.000 đồng/ kg

Bò một nắng Hà Trung: 120 Hùng Vương, Phường 6, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Bò một nắng Phú Yên chính hiệu Thiên An: 45 Ngô Quyền, Phường 5, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Bánh phu thê Phú Yên

Bánh phu thê là một loại bánh cổ truyền của dân tộc được dùng trong các dịp lễ cưới hỏi. Bánh phu thê còn có tên gọi khác là bánh xu xuê, bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột lọc, lá dứa và đậu xanh. Khi ăn bánh phu thê bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo ngon của vỏ bánh cùng với độ sần sật của dừa non, nhân bánh được làm bằng đậu xanh béo thơm tạo nên một sự kết hợp hòa quyện khi ăn.

Mâm 65 bánh phu thê lá dừa: Khoảng 330.000 đồng/ mâm

Mâm 105 bánh phu thê lá dừa: Khoảng 520.000 đồng/ mâm

Đặc sản Phú Yên: 4 Phạm Hồng Thái, Phường 4, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Bánh tráng Hòa Đa

Bánh tráng Hòa Đa có kích thước to hơn gấp 4 lần so với các loại bánh tráng trong miền Nam. Loại bánh tráng này có hương vị thơm thoang thoảng mùi gạo. Bánh tráng có thể dùng làm nguyên liệu để chế biến món rất nhiều món cuốn khác nhau.

Siêu thị đặc sản Phú Yên số 1: 307 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Siêu thị đặc sản Phú Yên số 2: Lê Duẩn, Phường An Phú, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nước mắm Phú Yên

Một vùng biển giàu cá tôm như Phú Yên thì đặc sản nơi đây không thể nào không nhắc tới nước mắm. Nước mắm được sản xuất thủ công từ những nguyên liệu được chọn lựa kỹ càng sẽ là món quà tặng ý nghĩa mà bạn có thể dành cho những người thân và bạn bè.

Giá tham khảo: Khoảng 170.000 đồng/ lít

Nước Mắm Bà Mười: QL1A, Xuân Thọ 2, Sông Cầu, Phú Yên

Nước mắm truyền thống Nhung Lụa: Thôn Hội Sơn, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Bánh hồng Phú Yên

Bánh hồng Phú Yên cũng là một trong những đặc sản khá được lòng du khách. Bánh được làm từ bột nếp xay, loại nếp được chọn là loại nếp ngự đảm bảo độ ngon và dẻo thơm của bánh. Để ra được một mẻ bánh ngon thì người làm bánh phải cẩn thận, tỉ mỉ trong từng giai đoạn từ khâu chuẩn bị cho đến bánh chín.

Đặc sản Phú Yên Tư Dương: 1 Đ. Phù Đổng, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên

Đặc sản Phú Yên – Phú An Nam: 239 Lê Duẩn, Phường 7, Tuy Hòa, Phú Yên

Hải sản khô Phú Yên

Phú Yên được mệnh danh là thiên đường của các loại hải sản khô, đến đây bạn có thể tha hồ lựa chọn các loại hải sản khô khác nhau để mua về làm quà như: khô mực, khô cá thiều, khô cá cơm,…

Đặc sản Phú Yên Tư Dương: 1 Phù Đổng, Phường 9, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Cà phê Phú Yên

Mặc dù được biết đến là thành phố biển nhưng ít ai biết rằng Phú Yên cũng rất nổi tiếng với các thương hiệu cà phê thơm ngon. Đây được xem là một trong những đặc sản được du khách mua làm quà nhiều nhất. Với hương vị đậm đà, cà phê Phú Yên chắc chắn sẽ gây ấn tượng cho du khách trong lần uống đầu tiên.

Advertisement

Cà phê Huy Tùng: 123 Nguyễn Trãi, Phường 5, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Cà phê Hương Hương: Thôn Liên Trì 1, Xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Muối kiến đặc sản Phú Yên

Muối kiến vàng là một trong những món ăn vô cùng độc lạ chỉ có ở Phú Yên. Kiến được người dân bắt về sơ chế theo phương thức riêng cho ra những mẻ muối cay nòng, có vị mặn và chua vô cùng lạ miệng. Đây là món quà độc đáo mà bạn có thể dành cho người thân và bạn bè.

Đặc sản Phú Yên Tư Dương: 1 Đ. Phù Đổng, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên

Đặc sản Phú Yên – Phú An Nam: 239 Lê Duẩn, Phường 7, Tuy Hòa, Phú Yên

Cốm nếp Phong Hậu

Món cốmthơm ngon nức tiếng gần xa được làm ra vô cùng đơn giản với nguyên liệu nếp, đường, bắp cùng với bàn tay tài tình của người dân tạo nên món cốm vô cùng hấp dẫn.

Rượu Quán Đế

Rượu Quán Đế là một trong những đặc sản của Phú Yên được nhiều người biết đến. Rượu được nấu và lên men bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên được hương vị độc đáo. Vào thời xa xưa, rượu Quán Đế được xem là một trong những rượu cống phẩm dành cho vua chúa. Rượu Quán Đế có tác dụng tốt cho sức khỏe, tăng cường sinh lực, trị hen suyễn,… rất tốt.

Lê Hằng Gifts: 128 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 7, TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Shop rượu 205: 205 Trần Hưng Đạo, TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Mua đặc sản Phú Yên ở đâu?

Chợ Hòa Vinh Phú Yên: Hoà Vinh, Đông Hòa, Phú Yên

Chợ Tuy Hòa: Trần Hưng Đạo, Phường 4, Tuy Hòa, Phú Yên

Đặc sản Phú Yên – Siêu thị Hòa Yên: 307 Lê Duẩn, Phường7, Tuy Hòa, Phú Yên

Đặc sản Phú Yên – Phú An Nam: 239 Lê Duẩn, Phường7, Tuy Hòa, Phú Yên

Đặc sản Phú Yên Tư Dương: 1 Phù Đổng, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên

Lưu ý khi mua đặc sản Phú Yên làm quà

Bạn có biết vì sao Phú Yên – Bình Định còn gọi là xứ Nẫu?

Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu. Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá,…

Năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chú xóa bỏ các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu”

Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên – Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định – Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Vì thế mới có cái tên là Xứ Nẫu.

Vừa rồi là bài chia sẻ về 15 món đặc sản Phú Yên làm quà biếu người thân và bạn bè. Hy vọng các bạn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích qua bài chia sẻ trên.

Đặc Sản Hải Dương: Top 22 Đặc Sản Ngon Nên Thử Và Mua Làm Quà

Hải Dương có diện tích khoảng 1.651 km², với địa hình phẳng bằng và đồng bằng sông Hồng. Với lịch sử phát triển lâu đời, Hải Dương là một trong những vùng đất đa dạng về văn hóa, lịch sử và du lịch.

Với nhiều điểm đến hấp dẫn, du lịch Hải Dương đang trở thành lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du khách đến Hải Dương sẽ được khám phá những điểm đến du lịch phong phú như đền Kinh Cổ, chùa Vọng Cổ, chùa Tân Ninh, chùa Môn Đình, chùa Quang Chính, Tháp Ngọc, cổng Bạch Đằng, nhà thờ Phúc Thiện, khu di tích Cổ Loa, cồn Đại Bản… Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tìm thấy những ngôi chợ truyền thống, tham quan các làng nghề truyền thống và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương.

Đặc sản nên thử khi đi Hải Dương

Bún cá rô đồng

Để thưởng thức một tô bún cá rô đồng thơm ngon, đúng vị thì không thể bỏ qua món này khi đến Hải Dương. Món ăn đặc biệt hơn nơi khác là bởi cách chế biến với nước dùng và cá mang hương vị đặc trưng.

Một tô bún cá nóng hổi, thịt cá mềm và nước dùng ngon ngọt, trộn lẫn cùng những sợi bún trắng khiến mọi thực khách mê mẩn.

Rươi Tứ Kỳ

Hải Dương là vùng thuộc châu thổ sông Hồng, bao quanh là những con sông lớn, nên vào tầm tháng 8 âm lịch là có rất nhiều rươi, đặc biệt nổi tiếng ở Tứ Kỳ – Hải Dương.

Rươi thuộc họ giun, có hình dạng giống con giun nhưng thân hình dẹp hơn và có chân, dài khoảng 6 – 7 cm, chiều ngang khoảng 5 – 6 mm. Rươi thường sinh sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn.

Rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại muối khoáng. Món chả rươi là một món ăn từ rươi dễ chế biến và thơm ngon mà bạn nên thử.

Bánh cuốn

Bánh cuốn có mặt ở nhiều nơi, nhưng mỗi nơi sẽ có cách chế biến, hương vị đặc trưng riêng của từng vùng. Bánh cuốn Hải Dương đáng để bạn thử một lần khi ghé qua nơi đây.

Một món ăn sáng có phần bánh mềm mướt, mỏng mịn, nhân bên trong là thịt xay, rắc thêm chút hành phi khi ăn, chan vào chút nước mắm pha và ăn kèm chả càng làm món ăn hấp dẫn.

Gà Mạnh Hoạch

Từ một quán nhỏ do ông Phạm Hồng Hoạch làm chủ, đến nay thương hiệu Gà Mạnh Hòa đã có mặt trên khắp cả nước, nổi tiếng gần xa.

Gà Mạnh Hoạch nổi tiếng là loại gà ta nuôi thả vườn, không cho ăn bằng cám công nghiệp nên đảm bảo thịt được dai, chắc và thơm ngon khi chế biến.

Bánh đúc đậu

Một món ăn đặc sản khác của Hải Dương mà bạn nên thử là bánh đúc đậu, nổi tiếng ở phố Tuy An.

Bánh đúc được làm từ bột gạo, kết hợp với đậu phộng. Khi ăn sẽ chấm với mắm tôm hoặc tương bần và ăn kèm cùng các loại rau gia vị, đơn giản như vậy nhưng làm mê mẩn bao nhiêu con người.

Bánh đa trộn

Được biết đến như một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng biển Hải Dương, bánh đa trộn Hải Dương gồm những thành phần chính như bánh đa, rau sống, tôm khô, chả cá, đậu phộng rang và các loại gia vị tạo nên hương vị độc đáo và hấp dẫn. Khi thưởng thức bánh đa trộn, bạn sẽ cảm nhận được sự đậm đà, hòa quyện giữa vị ngọt của tôm khô, vị thơm của rau sống, chua chua của chanh và mắm tôm, và một chút giòn giòn của đậu phộng rang.

Bánh giò

Bánh giò Hải Dương là món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất phía Bắc Việt Nam. Bánh giò được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, nấm hương, thịt heo, hành tím, dầu ăn, tiêu và gia vị. Bánh giò có hình dáng tròn, vỏ bánh mỏng, dẻo và được bọc bởi lá dong tươi.

Khi ăn, vỏ bánh giò được tháo ra và ta có thể thưởng thức nhân bánh bên trong. Nhân bánh giò thường được chế biến từ thịt heo băm nhuyễn, nấm hương thái nhỏ, hành tím băm nhuyễn và các gia vị. Bánh giò Hải Dương có vị ngon đặc trưng, vị bánh dẻo mềm kết hợp với nhân thịt heo thơm ngon, nấm hương giòn giòn và hành tím chua nhẹ, tạo nên hương vị độc đáo khó quên.

Lẩu nấm Hoàng Thành

Lẩu nấm Hoàng Thành Hải Dương là món ăn đặc trưng của địa phương này, được rất nhiều người yêu thích. Lẩu được làm từ nấm rừng tươi ngon, thịt heo, bò, gà, hải sản, rau củ, gia vị và nước lẩu ngọt thanh đặc trưng. Món lẩu thơm ngon, có vị đậm đà, độ ngọt vừa phải. Nấm rừng được chọn lọc cẩn thận, tươi ngon. Thịt heo, bò, gà và hải sản được cắt mỏng, tẩm ướp gia vị và chín tới, giòn ngon.

Nhìn chung, món lẩu nấm Hoàng Thành Hải Dương rất đáng thử cho những ai yêu thích ẩm thực địa phương và muốn khám phá những hương vị mới lạ. Không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng, đặc biệt là trong những ngày lạnh giá của mùa đông.

Bánh gối Hải Dương

Bánh gối Hải Dương là một món ăn truyền thống của địa phương Hải Dương, được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, thịt xay, nấm mèo, hành, tiêu, nước mắm, tinh bột khoai và rau thơm. Món bánh này có hình dáng giống như một chiếc gối với lớp vỏ bên ngoài được làm từ bột gạo và lớp nhân bên trong được nấu từ thịt xay và các loại gia vị.

Chân gà nướng

Chân gà nướng là một trong những món ăn đặc sản của Hải Dương, được nhiều người yêu thích. Món ăn này có vị cay nồng, thơm ngon với mùi hương của gia vị và mùi khói từ lửa than. Chân gà nướng Hải Dương thường được ăn kèm với rau răm tương ớt hoặc nước chấm pha sẵn…Khi ăn, thịt gà được xé nhỏ và cuộn lấy các loại rau sống rồi chấm với các loại nước chấm.

Đặc sản Hải Dương mua về làm quà

Bánh đậu xanh

Đầu tiên, không thể không kể đến món đặc sản nổi tiếng nhất của Hải Dương là những chiếc bánh đậu xanh ngọt lịm thường dùng khi uống trà.

Bánh đậu xanh được làm chủ yếu từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật. Cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói trong giấy bạc hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi.

Hương thơm đặc trưng, vị bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn làm bánh đậu xanh trở nên nổi tiếng.

Vải thiều Thanh Hà

Nước ta có nhiều loại vải, nhưng vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là “bà hoàng” của các loại vải, với vị ngọt dịu mát, không gắt, hương thơm thoang thoảng mà ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.

Mảnh đất phì nhiêu Thanh Hà đã tạo điều kiện cho giống cây trồng này sinh trưởng tốt. Vải khi chín có vỏ màu đậm hơi sần sùi, cơm dày mọng nước, hạt vải nhỏ, màu nâu đen, đặc biệt cây càng lớn tuổi thì hạt càng nhỏ và sai trĩu quả.

Bánh gai Ninh Giang

Bánh gai là loại bánh ngọt truyền thống của nước ta, có thể bắt gặp ở nhiều vùng miền. Bánh có lớp vỏ màu đen là do thêm nước của lá gai vào bột nếp đã giã nhuyễn, gói trong lá chuối khô ở dạng hình vuông.

Bánh gai Ninh Giang có phần vỏ bánh dẻo ngọt, mềm thơm hơn nhờ có mè. Nhân bánh đậu xanh giã nhuyễn nên mịn, xốp, đôi khi có sự kết hợp với các nguyên liệu mới mẻ như: Dừa, đậu phộng, mè, hạt sen, mỡ lợn cắt nhỏ,…

Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Một loại bánh đặc trưng khác phải kể đến là bánh đa gấc Kẻ Sặt, hầu như ở huyện nào của Hải Dương cũng có.

Nguyên liệu được chọn lựa kỹ càng gồm: Gạo, đường, mè, đậu phộng, dừa thái mỏng và gừng tươi, còn sắc đỏ là từ màu của quả gấc.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt được cuộn tròn, khi ăn cảm nhận được sự giòn tan trong miệng, vị ngọt thanh, bùi béo của mè và đậu phộng. Món bánh đa thích hợp để nhâm nhi ăn uống trà.

Bánh dày Gia Lộc

Những chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm của xôi nếp, hòa quyện với mùi của lá chuối xanh được gói bên ngoài, đã trở thành một đặc sản của thị trấn Gia Lộc. Bánh dày thường được dùng ăn kèm với giò lụa, xôi nén, chả,… đều rất ngon.

Bánh lòng Kinh Môn

Đây là một loại bánh ngọt thường thấy ở bàn thờ cúng tổ tiên của người Hải Dương. Bánh được làm từ các nguyên liệu đơn giản như: Gừng, bông gạo nếp cái, đậu phộng và đường hòa quyện lại, khi ăn có vị cay nhẹ của gừng, dẻo bùi rất thơm.

Dưa hấu Tứ Kỳ

Dưa hấu được trồng ở nhiều nơi, nhưng ở miền Bắc thì dưa hấu Tứ Kỳ được xem là ngon, ngọt và chất lượng nên được nhiều người nhắc đến.

Dưa hấu Tứ Kỳ vỏ xanh căng tròn, ruột dưa đỏ mọng, chứa nhiều nước nên khi ăn có vị ngọt, thanh.

Hành tỏi Kinh Môn

Nhờ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt cùng bàn tay chăm sóc kỹ càng mà hành tỏi ở Kinh Môn, Hải Dương được sinh trưởng tốt, nên có hương vị đặc trưng hơn ở các vùng khác. Hành tỏi nơi đây có vị cay nồng, thơm, củ hành và tỏi to, chắc củ

Advertisement

Ổi Liên Mạc

Không chỉ nức tiếng với trái vải, mà những trái ổi tại làng Liên Mạc, Thanh Hà cũng đặc biệt ngon ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Ổi Liên Mạc được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap, nên không có thuốc trừ sâu hay chất bảo quản, an toàn cho sức khỏe. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn, ngọt đặc trưng của quả ổi nơi đây.

Bánh đa

So với những nơi khác, bánh đa ở làng Lộ Cương, Hải Dương mềm, có chút dai dai, khi ngâm trong nước cũng không vỡ nát.

Bánh đa có thể nấu cùng thịt gà, cá, hay dùng để xào thịt lợn đều rất ngon, hương vị riêng đặc trưng có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

Chuối mật

Chuối mật là một loại trái cây đặc sản của thành phố Hải Dương. Với hương vị ngọt ngào, thơm mát và đặc biệt là kích thước lớn, chuối mật đã trở thành món ăn được ưa chuộng tại địa phương này. Chuối mật Hải Dương có vỏ mỏng, thịt trắng sữa, giòn và ngọt ngào. Khi ăn, bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon, không quá ngọt như những loại chuối khác và đặc biệt hơn khi được chế biến thành các món ăn như bánh chuối mật hay chè chuối mật.

Bánh đa mè

Bánh đa mè được làm từ bột gạo, mè đen, muối và phơi nắng. Bánh đa mè có hương vị thơm ngon, giòn tan và rất đặc trưng của vùng đất Hải Dương. Nếu bạn đang tìm kiếm món ăn đặc sản của Hải Dương để thưởng thức, thì bánh đa mè là một lựa chọn tuyệt vời. Khi kết hợp với các loại gia vị, bánh đa mè thêm phần hấp dẫn và đậm đà hương vị.

Thắng Cố Hà Giang – Đặc Sản Vùng Cao Làm Say Lòng Du Khách

02Th2

Thắng cố Hà Giang được nấu từ nguyên liệu chính là thịt và nội tạng ngựa. Đặc sản này khá kén người ăn bởi khi chín, thắng cố sẽ có mùi hơi khó chịu.

Thắng cố Hà Giang không có nhiều khác biệt so với thắng cố Sapa hay ở những vùng cao khác. Đây là món ăn truyền thống của người H’Mong, được làm chủ yếu từ thịt và nội tạng ngựa.

Thắng cố Hà Giang – món ăn độc đáo của vùng cao

Đặc sản thắng cố Hà Giang là một món ăn, niềm tự hào của người H’Mong nói riêng và đồng bào dân tộc vùng rẻo cao nói chung. Theo các già bản người H’Mong, từ “thắng cố” là biến âm của từ “thảng cố” – có nghĩa là canh xương. Thắng cố truyền thống chỉ được nấu từ thịt ngựa. Tuy nhiên ngày nay, người Mông đã sử dụng thêm thịt trâu, bò.

Cách làm thắng cố không quá phức tạp. Sau khi giết mổ gia súc, người ta lọc riêng phần thịt bắp, thịt thăn để bán. Còn phần xương xẩu, mỡ, thịt vụn, tim gan phèo phổi sẽ được làm sạch, ướp gia vị để nấu thắng cố. Các nguyên liệu này sau đó đem xào đến khi săn lại thì cho thêm nước vào chảo, ninh nhừ. Trước khi ăn, người ta sẽ cho vào bát thắng cố một ít tiết ngựa luộc đã thái miếng vuông. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt bát lên một tấm gỗ dài và ăn bằng muôi gỗ.

Thắng cố Hà Giang không chỉ độc đáo ở nguyên liệu mà còn khác lạ ở gia vị nêm vào món ăn. Thắng cố được nấu chuẩn nhất sẽ có mùi vị của thảo quả, hoa hồi, quế, địa điền… Các gia vị vùng rẻo cao này được trộn lẫn theo tỷ lệ nhất định, tạo ra thứ mùi rất đặc trưng. Đây cũng là một trong những lý do khiến món ăn này vừa hấp dẫn, vừa khiến nhiều người e ngại.

Ăn thắng cố, uống rượu ngô là nét văn hóa đặc trưng của bà con vùng cao Hà Giang. Ảnh Internet

Ăn thắng cố Hà Giang ở đâu?

Thắng cố Hà Giang không đắt, chỉ khoảng 10.000 đồng/bát. Song người Mông quan niệm món này dành cho những cuộc vui, tụ tập nên chỉ làm thắng cố vào các dịp lễ Tết, hội hè, phiên chợ…Vì vậy, để thưởng thức thắng cố, du khách có thể đến các phiên chợ vùng cao ở Đồng Văn, Mèo Vạc… Trong không khí lành lạnh, ăn một bát thắng cố nóng hổi, béo ngậy, uống vài bát rượu ngô sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.

Ngoài thắng cố, Hà Giang còn có nhiều đặc sản nổi tiếng như:

Thịt trâu gác bếp

Rêu nướng

Rượu ngô

Phở Tráng Kìm

Phở chua

Cháo ấu tẩu

Đi tour du lịch Hà Giang không chỉ để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn để thưởng thức văn hóa và ẩm thực nơi đây. Và thắng cố là món ăn không thể bỏ lỡ!

Đăng bởi: Đạt Hoàng

Từ khoá: Thắng cố Hà Giang – đặc sản vùng cao làm say lòng du khách

Đặc Sản Vĩnh Long: Khám Phá Tinh Hoa Ẩm Thực Vùng Đất Tây Nam Bộ

:

I. Cá tai tượng chiên xù – đặc sản Vĩnh Long

Địa chỉ gợi ý: 43/ 6D Nguyễn Văn Thiệt, Phường 3, TP Vĩnh Long.

Giá tiền: khoảng 120.000 đồng/con (tùy lớn nhỏ).

Đây là món ăn mang hương vị đặc sắc mà không nơi nào có được. Khi ghé đến những nhà hàng hay khu du lịch sinh thái ở Vĩnh Long, thực khách thường dễ dàng bắt gặp  món cá này. Tai tượng chiên xù thường được trình bày trên chiếc đĩa lớn và trang trí vô cùng hấp dẫn.

Đặc biệt hơn, thịt cá luôn giữ được độ giòn ngay cả khi đã nguội. Vị ngon ngọt, mềm thơm của cá khi được cuốn trong lớp bánh tráng, bún và rau xanh, hòa quyện với nước chấm chua cay được làm với công thức đặc biệt của quán, chắc chắn sẽ để lại những hương vị thật khó quên.

II. Lẩu gà nòi

Địa chỉ gợi ý: 72/21 Phó Cơ Điều, Phường 3, TP Vĩnh Long.

Giá tiền: 130.000 đồng.

Trong chế biến lẩu, người nấu sẽ cho thêm sả, hạt đậu phộng cùng một vài loại rau để tăng thêm độ hấp dẫn. Lẩu gà nòi ăn kèm với bún, mì và nước mắm ớt chính là sự kết hợp hoàn hảo. Khi thưởng thức món ăn này, bạn chỉ nên nhúng rau với độ chính vừa phải để thưởng thức một cách trọn vị nhất nhen.

III. Món cá lóc nướng trui

Địa chỉ gợi ý: Quán nướng 7 Bột, Võ Thị Sáu, phường 1, TP Vĩnh Long.

Giá tiền: từ 100.000 đồng/phần.

Lọt top đặc sản  nổi tiếng của Vĩnh Long và vùng sông nước miền Tây. Nếu như trước đây, cá lóc nướng trui gắn liền với bữa cơm đạm bạc của những người dân quanh năm làm bạn với ruộng đồng. Thì ngày nay, món ăn đặc biệt ấy đã xuất hiện ở các quán ăn từ bình dân đến sang trọng. Dần trở thành đặc sản của nhà hàng và khu du lịch tại Vĩnh Long.

IV. Lẩu cua đồng – Đặc sản Vĩnh Long không thể bỏ qua

Địa chỉ gợi ý: Hẻm 67 Phó Cơ Điều, TP Vĩnh Long.

Giá tiền: từ 50.000 đồng – 200.000 đồng.

Không chỉ ghẹ hay các loại cua to mới chế biến được món ăn ngon. Những con cua đồng be bé cũng có thể trở thành món đặc sản vô cùng hấp dẫn.

Cua đồng thường sống ở các ruộng ngập nước hay bờ sông. Người dân thường bắt về, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Tiếp theo, họ lọc lấy phần thịt cua cho vào nước lẩu. Nguyên liệu còn lại của lẩu cua đồng có thể là sườn bò, đậu hũ, tôm, nấm cùng với các loại rau… Món ăn này sẽ giúp bạn tiếp nạp thêm chất đạm cho cơ thể, rất tốt cho xương khớp nữa đấy!

V. Đặc sản Vĩnh Long nào phù hợp mua làm quà?

1. Trái thanh trà

Giá tiền: 35.000đ – 55.000đ/kg.

Vĩnh Long được biết đến là vương quốc của trái ngọt quả thơm, trong đó không thể không nhắc đến thanh trà. Có nguồn gốc từ Campuchia và được trồng nhiều tại huyện Trà Ôn. Thanh Trà có hình tròn, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng ươm trông rất đẹp mắt.

Tùy theo sở thích riêng mà bạn có thể thưởng thức theo nhiều cách khác nhau. Một ly nước ép pha với đường cũng là lựa chọn tuyệt vời trong những ngày oi bức nữa đấy! Thanh trà còn được dùng để nấu các món như canh chua, mứt sấy rất bắt miệng.

2. Cam xoàn – Đặc sản Vĩnh Long

Giá tiền: 45.000 đồng – 60.000 đồng/kg.

Cam xoàn là loại quả cùng họ với cam mật, nhưng hương vị có đôi phần ngọt thanh hơn. Bên trong mọng nước, ruột vàng ươm và rất ít hạt. Đặc biệt, cam xoàn càng nhỏ sẽ càng ngon ngọt.

Vào mùa nắng nóng oi bức, sẽ thật tuyệt vời khi được thưởng thức một ly nước cam mát lạnh bạn nhỉ? Loại quả này còn chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp cho cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Bạn có thể tìm mua ở huyện Trà Ôn, hoặc các sạp trái cây ven đường thành phố Vĩnh Long.

3. Bưởi Năm Roi

Tên gọi nghộ nghĩnh này có ý nghĩa là người xưa vì muốn giữ quả bưởi quý nên đã dặn dò con cháu nếu hái sẽ bị đánh Năm Roi. Loại bưởi này có sản lượng tiêu thụ lớn vào mỗi năm. Phần bên trong thường đều múi, ngọt thanh chua nhẹ và rất mọng nước.

Ngoài ra, bưởi có thể dùng làm món gỏi trộn, ép nước, nấu chè hay sản xuất tinh dầu thơm ngây ngất. Nhờ hình dáng to tròn, đẹp mắt mà Năm Roi còn xuất hiện nhiều trong mâm ngũ quả trang trọng ngày Tết.

Đăng bởi: Liễu Đỗ

Từ khoá: Đặc sản Vĩnh Long: Khám phá tinh hoa ẩm thực vùng đất Tây Nam Bộ

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Đặc Sản Của Vùng Đất An Giang Bạn Nên Thử trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!