Xu Hướng 10/2023 # Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào? Cách Khắc Phục # Top 13 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào? Cách Khắc Phục # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào? Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Áp lực chính là một trong những sự dồn nén tiêu cực về mặt cảm xúc. Nếu các áp lực diễn ra ở mức độ nhẹ và vừa phải thì nó chỉ được xem là một trạng thái tâm lý, đôi khi là yếu tố hỗ trợ để con người càng cố gắng hơn trong công việc, học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu lâu dài nó sẽ trở thành một tình trạng bệnh lý, gây nên những ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe, đời sống hàng ngày.

Nói đến áp lực thì chắc hẳn trong xã hội hiện nay không thể bỏ qua được tình trạng áp lực học tập mà các trẻ nhỏ phải thường xuyên đối mặt. Tại nước ta, mỗi lớp học thường sẽ kéo dài từ khoảng 9 tháng và trong thời gian đó sẽ được chia thành 2 kỳ và trung bình trong mỗi kỳ trẻ phải học rất nhiều môn, mỗi môn lại phải trải qua ít nhất 2 đến 3 lần kiểm tra, kỳ thi cuối kỳ. Ngoài ra, mỗi khi chuyển cấp, trẻ phải đối diện với những kỳ thi cực kỳ gay gắt và vô cùng áp lực.

Chính vì thế mà không ít các em học sinh phải liên tục trải qua những sự căng thẳng, mệt mỏi do áp lực học tập gây ra. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng và mong đợi của cha mẹ cũng là một trong các gánh nặng tâm lý rất lớn đối với trẻ. Ngày này, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con và chắc hẳn bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con cái đạt được những thành tích tốt để mình được hãnh diện. Với tâm lý này mà rất nhiều bậc phụ huynh đã liên tục thúc ép con cái phải học tập thật tốt, đặt ra những quy định, kỳ vọng quá lớn đối với quá trình học tập của con trẻ.

Chính vì thế, mà ngay nay, hầu hết mọi trẻ nhỏ đều cảm thấy áp lực trong học tập, việc học trở thành một gánh nặng rất lớn đối với bất cứ em học sinh, sinh viên nào. Ngày nay, có thể thấy trẻ nhỏ bắt đầu đến trường từ rất sớm, từ khi còn nhỏ trẻ đã được cha mẹ cho học các lớp năng khiếu, ngoại ngữ. Có những trẻ chỉ mới ở độ tuổi mẫu giáo nhưng đã phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập, nhiều trẻ còn không có không gian vui chơi, giải trí lành mạnh đúng với lứa tuổi.

Nhiều học sinh chia sẻ rằng, bản thân đã dành hết thời gian trong ngày để học tập, thậm chí nhiều trẻ phải liên tục thức khuya để hoàn thành xong các bài tập được giao về nhà. Theo số liệu thống kê thực tế cho biết gần, có đến hơn 80% các trường hợp học sinh, sinh viên không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ hàng ngày (ngủ ít hơn 7 đến 8 tiếng mỗi ngày).

Trong khi đó, đối với trẻ em, giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc sẽ dễ gây nên nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất, khiến cho trạng thái áp lực, căng thẳng càng gia tăng. Trong một cuộc khảo sát nhận thấy, cứ 10 học sinh thiếu ngủ thì có đến 7,8 em cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và không thể tập trung tốt khi học tập.

Các chuyên gia cũng đã từng thực hiện một cuộc khảo sát trên 74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường tiểu học, 34 trường giáo dục khá tại địa bàn TPHCM. Kết quả nhận thấy rằng có đến hơn một nửa học sinh cảm thấy không có hứng thú và động lực trong học tập, hơn 30% các em đã hoặc đang trải qua áp lực học tập từ nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt là có không ít các trường hợp học sinh do quá căng thẳng, mệt mỏi vì học tập nên đã từng nghĩ đến các hành vi tự sát.

Hiện nay, môi trường giáo dục tại Việt Nam thường được chú trọng nhiều về mặt điểm số, tuy nhiên yếu tố này chỉ một phần kiểm tra lại kiến thức của trẻ chứ không thể dùng để đánh giá toàn bộ năng lực của các em. Mỗi trẻ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, có trẻ giỏi những môn tự nhiên và cũng có trẻ giỏi những môn xã hội. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh và cả giáo viên lại thường đề cao tập quan trọng của điểm số. Điều này gây nên nhiều sức ép và tạo thành áp lực rất lớn đối với việc học tập của trẻ nhỏ.

Một điều đáng buồn là thực trạng áp lực học tập tại nước ta vẫn đang tiếp diễn và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ hơn so với trước. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp học sinh lạm dụng bia rượu, thực hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc thậm chí là tự sát cũng bởi do áp lực học tập. Chính vì thế, tình trạng này cần phải được quan tâm và có biện pháp khắc phục tốt để giúp trẻ nhỏ có được một môi trường học tập thoải mái, tự do phát triển tiềm lực của bản thân.

Trẻ em bên cạnh việc học tập thì vẫn cần phải có không gian và thời gian để vui chơi, thư giãn, hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết các em lại dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc học tập và không còn có thể tham gia vào các hoạt động cần thiết để phát triển cơ thể một cách toàn diện.

Trong thực tế, nếu các áp lực ở mức độ vừa phải sẽ là động lực lớn giúp trẻ nhỏ có thể phát huy tốt các khả năng vốn có của bản thân và nỗ lực nhiều hơn để đạt được những thành tích vượt trội. Tuy nhiên, nếu các áp lực học tập liên tục kéo dài và vượt quá mức chịu đựng của trẻ nhỏ sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng.

Vậy áp lực học tập ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Do đó, nếu việc học tập chiếm quá nhiều thời gian và gây nên nhiều áp lực sẽ khiến trẻ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh. Nhiều trẻ phải liên tục thức đêm để hoàn thành xong các bài tập được giao hoặc ôn luyện liên tục với mong muốn đạt được những thành tích vượt trội. Đều này gây nên những ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của trẻ.

Khi liên tục bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ bị suy yếu, sức khỏe không được đảm bảo và nhiều khả năng phải đối diện với những bệnh vặt như cảm cúm, ho, sốt,….Ngoài ra, nhiều trẻ còn không đảm bảo được chế độ ăn uống, không có chế độ vận động phù hợp dẫn đến các vấn đề về xương, yếu cơ, chiều cao bị hạn chế,….

Ngoài ra, sức khỏe tinh thần của những trẻ bị áp lực học tập cũng sẽ bị suy giảm rất nhiều. Trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán chường, ủ rũ, dễ cáu gắt, thiếu sự năng động, sáng tạo, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, stress kéo dài.

Nhiều trường hợp trẻ phải liên tục cố gắng học tập do kỳ vọng của gia đình, thầy cô, bạn bè nên dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ nhỏ ám ảnh việc học, nảy sinh tâm lý sợ học, sợ thi. Hoặc thậm chí còn có nhiều trẻ xuất hiện các hành vi chống đối nhằm thoát khỏi những sự ràng buộc, gượng ép về khía cạnh học hành.

Trẻ có thể trốn học, bỏ học, lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, sa ngã vào con đường cờ bạc, nghiện ngập,…nhằm cố ý phản kháng và lẩn trốn việc học. Nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, trẻ có thể trở thành những thành phần xấu trong xã hội.

Trong thực tế, có nhiều trẻ nhỏ do phải liên tục gánh chịu những áp lực từ việc học tập, sức ép từ cha mẹ nên sinh ra tâm lý thù hằn. Đã có không ít các trường hợp “trả thù” và để lại nhiều hậu quả thương tâm bởi áp lực học tập. Vì thế, cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực đối với con cái, tốt nhất nên tạo cho con môi trường học tập để thỏa sức phát triển bản thân theo năng lực của mình.

Hiện nay không ít các trường hợp trẻ bị áp lực học tập do những kỳ vọng quá lớn đến từ cha mẹ. Các bậc phụ huynh luôn có tâm lý muốn con mình đạt được những thành tích cao trong học tập, mong muốn con có nhiều kiến thức để thành công hơn trong cuộc sống. Chính điều này mà nhiều bậc cha mẹ lại quá khắt khe về việc học tập của con, quản lý con cái một cách nghiêm ngặt và khuôn khổ.

Chính vì thế mà khi đối diện với những áp lực học tập, trẻ nhỏ sẽ có nhiều xu hướng cảm thấy mệt mỏi và chán ghét cha mẹ của mình. Nhiều trẻ cảm thấy bị oan ức, đặc biệt là khi trẻ bị cha mẹ la mắng nếu không đạt được những điểm số mà người lớn mong đợi. Những tranh cãi liên tục xảy ra xung quanh chuyện học tập sẽ khiến cho mối quan hệ gia đình càng trở nên căng thẳng.

Đặc biệt là ở những em đang ở độ tuổi dậy thì, lúc này trẻ sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những lời trách mắng, rầy la của cha mẹ. Trẻ sẽ có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn chia sẻ hoặc nói chuyện với cha mẹ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho mối quan hệ của đôi bên dần rạn nứt, thậm chí gây ra những mâu thuẫn với mức độ nghiêm trọng hơn.

Nếu trước đây trẻ em được thoải mái vui chơi đúng theo lứa tuổi của mình thì ngày nay do áp lực học tập mà nhiều trẻ đã dần chôn vùi thời thơ ấu của mình chỉ với những trang sách. Trong thực tế, để trẻ nhỏ phát triển toàn diện nhất thì cha mẹ cần phải biết cách cân bằng giữa việc học và việc vui chơi, giải trí.

Nếu nói đến những ảnh hưởng mà áp lực học tập gây nên cho trẻ nhỏ thì có thể việc gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần là hệ lụy nguy hiểm và phổ biến nhất. Các áp lực liên tục kéo dài sẽ khiến trẻ thay đổi về thói quen sinh hoạt, trẻ trở nên biếng ăn, thiếu ngủ dẫn đến hàng loạt các vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.

Theo nghiên cứu khoa học nhận thấy, tình trạng rối loạn giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với chứng trầm cảm. Hơn 80% những người bệnh trầm cảm có triệu chứng mất ngủ và ngược lại, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Chính vì thế, khi trẻ nhỏ phải đối mặt với những sự căng thẳng, áp lực từ việc học sẽ khiến trẻ không ngủ được, từ đó nguy cơ bị trầm cảm càng tăng cao.

Ngoài trầm cảm thì áp lực học tập cũng có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu, stress nặng. Thường thì các biểu hiện của bệnh cũng khá dễ nhận biết, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh lại khá thờ ơ và cho rằng con đang bướng bỉnh, muốn bỏ học nên không kịp thời khắc phục tốt cho con.

Nếu tình trạng trầm cảm do áp lực học tập không được sớm can thiệp sẽ gây nên hàng loạt các tác hại tiêu cực hơn nữa. Trẻ có thể thực hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc cả những người xung quanh. Đặc biệt nếu áp lực học tập quá lớn, nhất là trong giai đoạn trẻ phải đối diện với những kỳ thi quan trọng thì có nhiều khả năng trẻ sẽ bị đột quỵ do căng thẳng, kiệt sức.

Cha mẹ cần hiểu rằng mỗi trẻ sẽ có những điểm yếu và thế mạnh khác nhau. Do đó, thay vì cứ cố ép con phải trở nên hoàn hảo thì hãy tìm cách phát huy các ưu điểm và hạn chế, chỉnh sửa các khuyết điểm của trẻ nhỏ để trẻ trở nên tốt hơn. Vậy làm sao để giảm bớt các ảnh hưởng của áp lực học tập đối với trẻ?

Cha mẹ không nên bắt ép con cái phải học tập quá mức. Việc đặt ra những kế hoạch, mục tiêu cũng là cách tốt giúp trẻ có sự nỗ lực và phấn đấu. Tuy nhiên, cần phải biết rõ được năng lực của trẻ ở đâu để đưa ra những kỳ vọng phù hợp.

Phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm và trò chuyện với con. Thường xuyên chia sẻ và tâm sự sẽ giúp cha mẹ hiểu được những suy nghĩ của con trẻ, từ đó phòng tránh tốt việc gây áp lực cho con và giúp con có được hướng giải quyết phù hợp cho những tình huống khó khăn, cản trở trong học tập và cuộc sống.

Nên sắp xếp và cân bằng quỹ thời gian học tập và vui chơi của trẻ nhỏ. Bên cạnh việc chú tâm vào học tập thì trẻ em cần phải có không gian để vui chơi, tham gia vào các hoạt động thư giãn, thể chất lành mạnh.

Hãy bắt đầu trò chuyện về những ước mơ của con, đặt câu hỏi để tìm hiểu về những mong ước và định hướng trong tương lai của trẻ. Điều này sẽ giúp cha mẹ biết được ưu điểm của trẻ để tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển. Đồng thời cũng có thể điều chỉnh và kịp thời ngăn chặn các suy nghĩ sai lệch của trẻ.

Sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi, cha mẹ nên dành cho con một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và làm những điều con thích. Điều này vừa giúp con cảm thấy thoải mái, vừa hạn chế được tình trạng stress do học tập liên tục.

Cha mẹ cần đảm bảo về chế độ ăn uống của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ thi cử, đối mặt với những kỳ thi quan trọng như thi chuyển cấp, thi đại học.

Chất lượng giấc ngủ cũng cần được đảm bảo. Trẻ nhỏ cần phải duy trì giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng và tập thói quen ngủ sớm trước 10 giờ.

Khi trẻ không đạt được những thành tích tốt thì cha mẹ, thầy cô và những người thân bên cạnh cũng không nên trách móc, la mắng trẻ. Thay vào đó hãy dành cho trẻ những lời động viên, cổ vũ để trẻ có thể cố gắng hơn cho lần sau. Đồng thời cần tìm ra những điểm sai trong học tập để hạn chế việc liên tục vấp phải lỗi. Bên cạnh đó, khi con có được những thành tích tốt thì cha mẹ cũng cần khen ngợi, tán thưởng hoặc có những phần quà nhỏ để khích lệ con.

Khuyến khích trẻ nhỏ thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe tổng thể. Việc vận động mỗi ngày không chỉ giúp gia tăng sức đề kháng mà còn bảo vệ tốt cho sức khỏe tinh thần, giảm stress hiệu quả. Nếu trong quá trình học tập cảm thấy quá căng thẳng, mệt mỏi thì trẻ cũng nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để đứng dậy đi bộ, hít thở không khí trong lành, ngồi thiền để cân bằng tâm trạng tốt hơn, gia tăng sự tập trung.

Như vậy, có thể thấy rằng áp lực học tập có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần phải quan tâm và có biện pháp giáo dục con phù hợp, tránh gây sức ép quá lớn đối với việc học tập của con cái. Tốt nhất nên tìm hiểu và thường xuyên chia sẻ với con để biết rõ về năng lực học tập của trẻ, từ đó có định hướng phù hợp nhất.

Áp Lực Học Tập Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Giảm Áp Lực Học Tập

Áp lực học tập là gì?

Áp lực học tập là gì?

Nguyên nhân gây áp lực học tập

Áp lực điểm số

Có thể nói áp lực điểm số là nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực học tập. Việc kỳ vọng quá cao về điểm số đôi khi khiến bản thân học sinh cảm thấy stress và chán nản dẫn đến giảm hứng thú vào việc học tập.

Áp lực học tập từ cha mẹ

Một nguyên nhân khác luôn song hành cùng áp lực học tập chính là kỳ vọng của bố mẹ, người thân dành cho con quá lớn. Sự cố gắng của bạn là có nhưng không như mong muốn vẫn bị các bố mẹ mắng nhiếc hoặc tỏ thái độ phật ý.

Bởi vì trong nhà ai cũng muốn con em học giỏi, có điểm cao và thành tích tốt. Điều đó có thể giúp họ hãnh diện với gia đình, dòng họ và hàng xóm tuy nhiên lại vô tình khiến con em họ áp lực học tập vô cùng.

Chương trình học nặng về lý thuyết

Các bạn thường học trước quên sau và sau đó đến mỗi kỳ thi quay lại học thuộc lòng để có thể qua được các kỳ thi. Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Các môn học quá nhiều

Áp lực từ bạn bè cùng lớp

Những hậu quả mà áp lực học tập gây nên

Áp lực học tập diễn ra trong thời gian ngắn sẽ là động lực để học sinh, sinh viên có thể tăng khả năng tập trung và học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều trị, tâm lý và thể trạng sẽ gặp phải không ít vấn đề.

Kết quả học tập ngày càng sa sút

Việc lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng, bị áp lực và lo sợ sẽ khiến cho kết quả học tập của các em học sinh không được cải thiện hơn mà có chiều hướng sa sút đi và không đạt được những thành tích và điểm số như mong muốn.

Không hứng thú với việc học

Ảnh hưởng đến tâm lý học tập

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất, áp lực học tập kéo dài còn khiến bạn có tâm lý chán học, thiếu sự hào hứng và không tìm thấy niềm vui trong quá trình học tập.

Áp lực học tập dẫn đến trầm cảm

Những áp lực học tập hiện nay có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là hội chứng trầm cảm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe của bản thân bạn mà còn gây ra nhiều rắc rối và trở thành gánh nặng cho gia đình.

Cách giảm stress cho học sinh trước áp lực học tập

Nên chia sẻ các khó khăn trong việc học

Đừng cố gắng giải quyết một vấn đề ngoài khả năng, nếu gặp khó khăn trong học tập hãy trao đổi với thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những phương pháp hay, những cách giảm áp lực học tập vô cùng hiệu quả, giúp bạn có thể học tập tốt.

Ngủ đủ giấc

Học sinh hay sinh viên nói chung sẽ không ít hoặc nhiều rơi vào tình trạng mất ngủ khi phải ôn luyện cho các kì thi quá nhiều.Khi bạn đang thực hiện kế hoạch học tập của mình, hãy chắc chắn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi thích hợp.

Nghe nhạc

Nghe một bản nhạc êm dịu, chẳng hạn như nhạc cổ điển, có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Nghe nhạc cũng là cách giảm áp lực học tập.• Tránh nghe thể loại nhạc gây mất tập trung• Nhạc cổ điển hoặc nhạc không lời

Luyện tập thể dục đều đặn

Một trong những cách giảm áp lực học tập là luyện tập thể dụng, thể thao. Bạn có thể tập thể dục vào lịch trình của mình bằng cách tập yoga vào buổi sáng, đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường, hoặc ôn tập cho các bài kiểm tra với một người bạn trong khi đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng tập thể dục.

Sắp xếp thời gian học hợp lý

Lên kế hoạch thường nhật hay thời gian biểu mỗi ngày để có thể chủ động trong mọi công việc và học tập. Cách giảm áp lực học tập này vô cùng hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng mỗi ngày.

Khi thời gian học tập trở nên hợp lý bạn sẽ tránh được việc dồn một khối lượng kiến thức trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời bạn cũng sẽ sắp xếp được cho mình thời gian hợp lý để thư giãn nghỉ ngơi.

Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình

Hít thở êm dịu

Khi cơ thể của bạn đang trải qua phản ứng về áp lực học tập, bạn thường không suy nghĩ rõ ràng mọi thứ. Một cách giảm áp lực học tập nhanh chóng là bạn bình tĩnh thực hành các bài tập thở.

Những điều này có thể được thực hiện hầu như ở bất cứ đâu để giảm bớt căng thẳng trong vài phút, và đặc biệt hiệu quả để giảm lo lắng trước hoặc thậm chí trong khi kiểm tra, cũng như trong những thời điểm khác khi cảm thấy căng thẳng.

Hãy nghỉ ngơi

Hãy đi dạo. Việc đi bộ sẽ giúp bạn rèn luyện cơ thể cũng như hấp thụ đủ lượng ánh sáng mặt trời cần thiết. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp chúng ta cải thiện tâm trạng.

Đi ăn tối với bạn bè. Hãy chắc chắn là bạn phải cười , cười thật tươi và trò chuyện về những thứ bên ngoài việc học.

Sắp xếp 1 ngày nghỉ trong tuần để bản thân không động đến chuyện học hành.

Không quá áp lực vào điểm số

Trong các kì thi điểm số là yếu tố quan trọng nhưng đừng quá áp lực bản thân với những mục tiêu quá cao và xa. Điểm số không phải là tất cả vì vậy hãy bớt quan trọng hóa số điểm của các bạn.

Áp lực là gì? Cách giải tỏa áp lực cuộc sống, gia đình và công việc

60 Stt áp lực gia đình, áp lực cơm áo gạo tiền càng đọc càng ngấm

Bóng Cười Là Gì? Hít Bóng Cười Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Như Thế Nào?

Bóng cười là gì?

Bóng cười, hay còn được gọi là “funky ball”, là một quả bóng được bơm đầy khí N2O. Khí này có vị ngọt, không màu khiến người hít phải có cảm giác kích thích, ảo giác gây cười, khi bơm vào bóng bay thì gọi là bóng cười.

Thực chất, N2O đã được sử dụng vào đầu thế kỉ 18 như một cách giải trí và được dùng vào thế kỉ 20 cho mục đích y tế như gây mê, an thần và giảm đau. Bóng cười du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước, chúng gây ra nhiều hệ lụy đến giới trẻ đằng sau những cuộc vui bay bổng.

Ảnh hưởng của bóng cười đến sức khỏe

Ảnh hưởng tức thì

Theo các chuyên gia, khi người sử dụng dùng bóng cười sẽ gây nên các hiện tượng tức thì như làm giảm tầm nhìn, giảm thính giác, hưng phấn trong thời gian ngắn. Còn nếu sử dụng với liều cao sẽ gây mất nhận thức, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, co giật và run rẩy,…

Ảnh hưởng lâu dài

Việc sử dụng bóng cười trong một thời gian dài cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết: Nếu sử dụng N2O trong thời gian dài sẽ dẫn đến gây nghiện tương tự như Heroin. Việc lạm dụng quá liều không kiểm soát cũng dẫn đến những tác hại không lường về thần kinh, tim mạch, ức chế não, thậm chí gây tử vong.

Tác hại khi sử dụng bóng cười

Một số nguy hại khi dùng bóng cười

Sử dụng bóng cười ở một số nơi không an toàn như ban công, tầng cao không có vật che chắn dễ khiến bạn bị mất kiểm soát và gây nguy hiểm. Đặc biệt, trong quá trình lái xe hoặc vận hành máy móc cũng cần chú ý khi sử dụng loại khí này.

Sử dụng bóng cười kết hợp với rượu bia dễ khiến hệ thần kinh bị ức chế và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên sử dụng bóng cười trong trường hợp chỉ ở một mình hoặc không có người am hiểu kiến thức sơ cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Tác động đến sự an toàn như thế nào?

Khí N2O khi hít trực tiếp rất lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới -40 độ C gây tê cóng vùng mũi, môi và cổ họng. Hơn nữa, khí N2O còn có áp suất cao nên dễ gây phá vỡ các nhu mô trong phổi. Khí khi hít trực tiếp từ những vật chứa không phù hợp như bong bóng có thể khiến nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bóng cười có bị cấm tại Việt Nam không?

Việt Nam chưa có văn bản chính thức việc cấm sử dụng khí N2O trong các văn bản luật. Tuy nhiên, vừa qua Bộ Công thương đã có văn bản đề xuất về tăng cường và quản lý để kiểm soát tình trạng sử dụng bóng cười tiến tới việc cấm hoàn toàn việc sử dụng khí N2O trong giải trí, vui chơi.

Thực tế, việc một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà có những hành vi vi phạm pháp luật như kinh doanh không có giấy phép, khai báo gian dối khi nhập khẩu mặt hàng này. Việc sử dụng tràn lan khí N2O trong các hoạt động giải trí mang đến tác hại khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên.

Advertisement

Vừa rồi, chúng tôi đã cùng bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh những tác hại của việc sử dụng bóng cười. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức thật hữu ích qua bài viết trên.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Áp Lực Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Giải Tỏa Áp Lực

Áp lực là gì?

Những nguyên nhân gây ra áp lực

Áp lực cuộc sống

Thay đổi cuộc sống

Các sự kiện chuyển nhà, sự ra đi của một người thân thương là những nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực cuộc sống. Ngay cả những chuyển biến tích cực như kết hôn hay nghỉ hưu cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy vô cùng lo lắng và căng thẳng.

Gặp tình huống nguy hiểm Tài chính

Nỗi lo tiền bạc, đặc biệt là tiền vay mua nhà, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực cuộc sống. Những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng và phải đối mặt với nợ nần hoặc phá sản có thể gặp căng thẳng trầm trọng.

Sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe là những nguyên nhân gây nên áp lực cuộc sống. Những nỗi lo lắng làm sao để khỏe mạnh lại, để trang trải chi phí y tế hoặc phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính đều có thể gây ra áp lực cuộc sống.

Áp lực gia đình

Mâu thuẫn, tranh chấp, cãi vã với con cái, vợ chồng hay các thành viên trong gia đình có thể khiến chúng ta bị áp lực gia đình kéo dài.

Trục trặc trong các mối quan hệ

Nếu không thể tìm thấy sự kết nối tinh thần sâu sắc hoặc không thể bộc lộ trọn vẹn cảm xúc với gia đình bạn cũng rất dễ rơi vào tình trạng bị áp lực gia đình. Những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm lo âu và trầm cảm, có thể tăng cường mức độ áp lực gia đình về mặt cảm xúc.

Ly hôn Mất đi người thân

Cái chết của người thân, vợ hoặc chồng có thể là một trong những nguyên nhân gây áp lực gia đình nặng nhất mà một người có thể gặp phải. Tình trạng áp lực gia đình có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn còn con nhỏ thì sự căng thẳng này sẽ chồng chất khiến cuộc sống ngày càng khó chịu hơn.

Con cái bị bệnh

Cha mẹ có con cái gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hoặc bị thương tích thường xuyên sẽ gặp nhiều áp lực gia đình. Họ lo lắng về việc hồi phục của con và có thể khó chịu khi thấy trẻ đau đớn hoặc buồn bã.

Áp lực công việc

Tình trạng áp lực công việc xuất hiện khi những yêu cầu của công việc vượt ngoài khả năng thực hiện hoặc chịu đựng của bạn. Nói một cách ngắn gọn áp lực công việc do công việc là tình trạng mất cân bằng trong việc đảm bảo hoàn thành yêu cầu công việc và chăm lo, chu toàn cuộc sống cá nhân.

Căng thẳng tìm cách ứng xử trong công việc

Áp lực công việc rất thường xuyên xảy ra, nhất là với nhân sự mới vào làm. Bạn lo lắng không biết nên cư xử như thế nào mới đúng mực với từng vị trí trong công ty, đặc biệt là cách phản hồi ý kiến với cấp trên, đồng nghiệp.

Quá quan trọng vấn đề kinh nghiệm Không nắm rõ về nhiệm vụ trong công việc

Nếu bạn không chắc chắn về những nhiệm vụ được giao, công việc của bạn có thể thay đổi ra sao hoặc không biết về những mục tiêu mà phòng bạn hoặc công ty của bạn đang hướng tới, bạn sẽ bị áp lực công việc.

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải báo cáo với nhiều người, bạn cũng sẽ trở nên bị áp lực khi phải cố gắng hoàn thành yêu cầu của tất cả cấp trên ấy.

Mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân

Việc mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân thật là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc. Công việc rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải chăm lo đến đời sống cá nhân của chính mình.

Áp lực học tập

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Áp lực học tập luôn đè nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào.

Chương trình học nặng về lý thuyết Giáo dục quan trọng điểm số thành tích

Việc các bạn đi học không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém rồi bị thầy cô đánh giá không cao … Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Áp lực phải thi trường chuyên, lớp chọn

Hiện nay, học sinh phải học ngày học đêm với hy vọng đỗ vào trường điểm, trường chuyên có tiếng. Tuy nhiên, khi trẻ thi trượt, từ hy vọng thành thất vọng, bị cha mẹ than phiền, trẻ cũng tự mình cảm thấy chán nản mất công học mà không thu được kết quả mong muốn. Từ đó vô tình tạp ra những áp lực học tập cho các em.

Áp lực về học phí

Một số cách giải tỏa áp lực hiệu quả

Sau khi hiểu được áp lực là gì? Những nguyên nhân gây ra áp lực. Thì cách tốt nhất là mỗi người chúng ta học cách giải tỏa áp lực và xử lý áp lực đúng cách.

Vận động cơ thể

Tác hại của lối sống ít vận động hầu như ai cũng biết. Vận động cơ thể nhẹ nhàng vào những khoảng nghỉ ngắn trong ngày sẽ giúp bạn chống lại những ảnh hưởng do bị áp lực gây ra.

Chia sẽ áp lực của bạn

Khi áp lực, căng thẳng dồn dập đè lên đầu bạn, việc nói chuyện, chia sẻ với một ai đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Tưởng tượng những cảnh yên bình

Dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để hình dung ra những cảnh tượng yên bình, ví dụ như một bãi biển tràn đầy nắng ấm hay một khu rừng xanh yên tĩnh. Tập trung vào những gì bạn thấy, nghe, ngửi để cảm nhận sự yên bình trong bó, đồng thời loại bỏ áp lực ở thực tại.

Không làm quá nhiều việc cùng một lúc Dành thời gian cho bạn bè và gia đình

Khi bản thân bị áp lực bạn đừng tự mình gồng gánh mọi thứ, lúc này bạn cần một chỗ dựa để chia sẻ. Bạn nên tìm đến những người bạn, những người thân thương mà bạn tin tưởng nhất để trải lòng và nhận những lời khuyên từ họ.

Dưới cái nhìn khách quan của người ngoài cuộc sẽ giúp bạn định hướng và suy nghĩ đúng đắn hơn, từ đó dễ dàng giúp bản thân giải tỏa áp lực mệt mỏi.

Áp lực học tập là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giảm stress cho học sinh

9 Cách an ủi chồng khi áp lực công việc mà người vợ nào cũng nên biết

Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Giá Cho Thuê Kho Bãi?

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cho thuê kho bãi 

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cho thuê kho bãi?

Hiện nay trên thị trường, giá thuê mặt bằng kho bãi không hề giống nhau. Mỗi khu vực sẽ có một mức giá thuê mặt bằng riêng. Bởi lẽ, giá cho thuê kho bãi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

– Vị trí kho bãi

Vị trí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bảng giá cho thuê kho xưởng. Vị trí xưởng cho thuê phải đạt  tiêu chuẩn mặt bằng như phòng ốc rộng rãi, thoáng mát để không chỉ máy móc mà công nhân cũng  dễ dàng di chuyển hàng hóa. Ngoài ra, khả năng thở giúp giảm hư hỏng cho sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm và mỹ phẩm.

Những kho bãi nằm ở gần trung tâm kinh tế, nơi có giao thông thuận lợi, lượng tiêu dùng lớn sẽ đắt hơn nhiều so với các vùng lân cận. Bởi nơi gần trung tâm sẽ giúp việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn.

– Tính chất, số lượng hàng hóa

Giá cho thuê kho bãi phụ thuộc vào tính chất và số lượng hàng hóa

Giá cho thuê kho lưu trữ không giống nhau, vì yêu cầu lưu trữ khác nhau tùy theo loại sản phẩm. Ví dụ, các sản phẩm công nghiệp phải tuân theo các điều kiện bảo quản  khác  với  thực phẩm. Bạn cũng cần dự trù số lượng hàng  để tìm được  xưởng có diện tích phù hợp. Với những kho đông lạnh sẽ đắt hơn so với các loại kho bãi thông thường.

– Tính an toàn của nhà xưởng

Đây là một trong những tiêu chí chính khi lựa chọn hình thức cho thuê kho bãi, vì nó có thể khiến doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn nếu phát sinh vấn đề, Với những công ty cho thuê kho xưởng giá rẻ, bạn cần xác định xem nhà kho, nhà xưởng  có đạt tiêu chuẩn hay không.

Khu vực đặt nhà máy có điện lưới  ổn định, đảm bảo an toàn hay không. Hơn nữa, kho bãi tiêu chuẩn cần có một người bảo vệ luôn theo dõi tình hình để tránh bất kỳ sự cố nào đối với hàng hóa.

2. Giá cho thuê kho bãi tại V-Box Self Storage bao nhiêu?

Giá cho thuê kho bãi tại V-Box bao nhiêu?

Hiện nay, V-Box có hơn 250 gian hàng, nhà kho với nhiều kích thước, tiêu chuẩn khác nhau cho cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn.

Với mức giá trên, V-Box đảm bảo mang đến cho khách hàng đa dạng dịch vụ như:

Dịch vụ lưu trữ chất lượng cao và uy tín nhất

Kiểm đếm hàng hóa ngoài kho, đưa hàng vào kho

Giúp bạn quản lý hàng tồn kho, theo dõi hàng tồn kho để kiểm soát hàng hóa dễ dàng hơn

Mang đến cơ hội lấy hàng, tháo dỡ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa từ kho lên phương tiện vận chuyển, dán tem nhãn mác hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng

Khi sử dụng dịch vụ tại V-Box Self Storage, chất lượng hàng hoá  luôn được VBox đảm bảo trong quá trình lưu trữ và truyền tải.

Khả năng kết nối tốt với nhiều kho hàng trong nước và quốc tế. Điều này giúp nâng cao hiệu quả quản lý sản phẩm cho các công ty.

V-Box cung cấp nhiều dịch vụ song song để quá trình nhận hàng nhanh chóng hơn như làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá,…

Nghị Luận Học Tủ Là Gì ? Những Ảnh Hưởng Của Học Tủ Trong Học Tập

Học là một quá trình lâu dài, gian truân để có thể tích lũy kiến thức cho bản thân. Để có thể học tập tốt nhất, đòi hỏi ở người học một phương pháp học tập khoa học, đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận học sinh học tập theo lối “học tủ”, “học vẹt”. Các em học chỉ để đối phó, học theo kiểu hên xui. Cùng gia sư Tất Đạt tìm hiểu về tình trạng học tủ, học vẹt hiện nay cùng những hậu quả mà nó mang lại. Giải pháp nào cho những em học tủ, học vẹt?

Học tủ?

Học tủ là chọn lọc ra một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức, mà các em cho là quan trọng, có khả năng cao ra trong đề thi để học. cách học này mang tính rủi ro cao, có thể khiến các em đạt điểm 0 nếu lệch tủ, lệch đề.

Bạn đang xem: Học tủ là gì

Học vẹt?

Khác hoàn toàn với học tủ, học vẹt là học thuộc làu làu, học một cách sáo rỗng, máy móc những định nghĩa, khái niệm mà không hiểu một chút gì về những định nghĩa, khái niệm, kiến thức đó. “Học vẹt” là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nhại đi nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

Nguyên nhân của học tủ, học vẹt ở phần lớn học sinh hiện nay

– Chương trình giáo dục của nước ta hiện nay với lượng kiến thức nhiều, nhiều môn, khiến các em chán nản, khó khăn trong việc học tập và ghi nhớ. Từ đó sinh ra cách học chống đối, học tủ, học vẹt.

– Áp lực từ gia đình: Bố mẹ luôn đặt kì vọng cao vào con trẻ. Điều này gây nên áp lực lớn cho các em học sinh trong việc không làm bố mẹ thất vọng. Các em muốn được điểm cao, học vẹt, học tủ chỉ để làm bố mẹ hài lòng.

– Ý thức học tập kém: Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, mà chỉ đơn thuần muốn kiếm điểm cao, muốn qua kì thi hay kiếm được tấm bằng.

Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp.

Học tủ, học vẹt – hậu quả khó lường

Dù là hình thức học khác nhau, nhưng cả 2 hình thức học này đều mang lại tác hại nghiêm trọng. Khiến học sinh có lối học lệch lạc cả về phương pháp lẫn suy nghĩ. Hai cách học này đều gây tốn thời gian và không đem lại kết quả gì.

– Học vẹt sẽ khiến các em không hiểu bản chất kiến thức, dẫn đến kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế.

– Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, kiến thức không toàn diện, bài thi đạt điểm may rủi, nếu không trúng tủ chắc chắn bài thi sẽ trật và điểm số ở mức báo động.

Học tủ, học vẹt khiến học sinh trở nên lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò, động não, từ đó làm giảm đi sự sáng tạo và phát triển của bản thân, làm giảm đi khả năng và hiệu quả học tập.

Giải pháp cho học vẹt, học tủ

Để xóa bỏ tình trạng học tủ, học vẹt như hiện nay, học sinh cần xác định mục tiêu và động cơ học tập của mình. Học không phải cho bố mẹ, thầy cô, mà học là cho các em, cho tương lai và sự nghiệp sau này. Vì thế các em cần có thái độ nghiêm túc và tôn trọng việc học. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên gây quá nhiều áp lực học tập cho các em, định hướng phương pháp học tập đúng đắn, hay thuê gia sư tại nhà để giúp các em học tập có lộ trình ngay từ đầu.

Trung tâm gia sư Tất Đạt giới thiệu đội ngũ gia sư tại nhà các môn, giúp các em học tập tốt, khoa học, xóa bỏ tình trạng học tủ, học vẹt hay học lệch.

BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ TẬP TRUNG HỌC TẬP

CON CHÁN HỌC – MẸ PHẢI LÀM GÌ ?

► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.

⇒ Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, hoặc tìm gia sư giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.

Cập nhật thông tin chi tiết về Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào? Cách Khắc Phục trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!