Bạn đang xem bài viết Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Hà Giang Khổ Lớn Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện tại, Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, nằm ở cực bắc Việt Nam Tại Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và đỉnh Chiêu lầu thi (2402m) là cao nhất, Hà Giang có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang năm 2023
Bản đồ du lịch Hà Giang
Bản đồ thành phố Hà Giang
Thành phố Hà Giang có 5 phường: Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện.
Bản đồ huyện Bắc Mê
Huyện Bắc Mê có 01 thị trấn Yên Phú và 12 xã: Đường Âm, Đường Hồng, Giáp Trung, Lạc Nông, Minh Ngọc, Minh Sơn, Phiêng Luông, Phú Nam, Thượng Tân, Yên Cường, Yên Định, Yên Phong.
Bản đồ huyện Bắc Quang
Huyện Bắc Quang có 02 thị trấn: Việt Quang (huyện lỵ), Vĩnh Tuy và 21 xã: Bằng Hành, Đồng Tâm, Đông Thành, Đồng Tiến, Đồng Yên, Đức Xuân, Hùng An, Hữu Sản, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Quang Minh, Tân Lập, Tân Quang, Tân Thành, Thượng Bình, Tiên Kiều, Việt Hồng, Việt Vinh, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Vô Điếm.
Bản đồ huyện Đồng Văn
Huyện Đồng Văn có 02 thị trấn: Đồng Văn (huyện lỵ), Phố Bảng và 17 xã: Hố Quáng Phìn, Lũng Cú, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Ma Lé, Phố Cáo, Phố Là, Sà Phìn, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Sủng Trái, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải.
Bản đồ huyện Hoàng Su Phì
Huyện Hoàng Su Phì có 01 hị trấn Vinh Quang và 23 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Phùng, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nàng Đôn, Nậm Dịch, Nậm Khòa, Nậm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Choóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tụ Nhân, Túng Sán.
Bản đồ huyện Mèo Vạc
Huyện Mèo Vạc có 01 thị trấn Mèo Vạc và 17 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái.
Bản đồ huyện Quản Bạ
Huyện Quản Bạ có 01 thị trấn Tam Sơn và 12 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Cao Mã Pờ, Đông Hà, Lùng Tám, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Quyết Tiến, Tả Ván, Thái An, Thanh Vân, Tùng Vài.
Bản đồ huyện Quang Bình
Huyện Quang Bình có 01 thị trấn Yên Bình và 14 xã: Bản Rịa, Bằng Lang, Hương Sơn, Nà Khương, Tân Bắc, Tân Nam, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Tiên Yên, Vĩ Thượng, Xuân Giang, Xuân Minh, Yên Hà, Yên Thành.
Bản đồ huyện Vị Xuyên
Huyện Vị Xuyên có 2 thị trấn: Vị Xuyên (huyện lỵ), Nông trường Việt Lâm và 22 xã: Bạch Ngọc, Cao Bồ, Đạo Đức, Kim Linh, Kim Thạch, Lao Chải, Linh Hồ, Minh Tân, Ngọc Linh, Ngọc Minh, Phong Quang, Phú Linh, Phương Tiến, Quảng Ngần, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thuận Hòa, Thượng Sơn, Trung Thành, Tùng Bá, Việt Lâm, Xín Chải.
Bản đồ huyện Xín Mần
Huyện Xín Mần có 01 thị trấn Cốc Pài và 17 xã: Bản Díu, Bản Ngò, Chế Là, Chí Cà, Cốc Rế, Khuôn Lùng, Nà Chì, Nấm Dẩn, Nàn Ma, Nàn Xỉn, Pà Vầy Sủ, Quảng Nguyên, Tả Nhìu, Thèn Phàng, Thu Tà, Trung Thịnh, Xín Mần.
Bản đồ huyện Yên Minh
Huyện Yên Minh có 1 thị trấn Yên Minh và 17 xã: Bạch Đích, Đông Minh, Du Già, Du Tiến, Đường Thượng, Hữu Vinh, Lao Và Chải, Lũng Hồ, Mậu Duệ, Mậu Long, Na Khê, Ngam La, Ngọc Long, Phú Lũng, Sủng Thài, Sủng Cháng, Thắng Mố.
Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Sudan (Sudan Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Sudan chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Cộng hoà Sudan khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Sudan
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Phi, giáp Ai Cập, biển Đỏ, Ê-ri-tơ-ria, Ê-ti-ô-pia, Kê-ni-a, U-gan-đa, Cộng hòa dân chủ Công-gô, Cộng hòa Trung Phi, Sát, Li-bi. Xu-đăng là quốc gia lớn nhất ở châu Phi. Tọa độ: 15000 vĩ bắc, 30000 kinh đông.
Diện tích: 1.861.484 km2
Thủ đô: Khắc-tum (Khartum)
Lịch sử: Từ thời cổ đại, Xu-đăng đã có những vương triều hùng mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX, Xu-đăng trở thành thuộc địa của Anh và Ai Cập. Ngày 1/1/1956, Xu-đăng tuyên bố độc lập. Suốt từ đó đến nay nước này luôn luôn trong tình trạng nội chiến liên miên giữa các phe phái. Tháng 9-2005, Chính phủ Thống nhất Bắc Nam được thành lập. Tuy nhiên nội chiến vẫn không chấm dứt, đặc biệt tại vùng Darpour. Chính phủ Xu-đăng được sự giúp đỡ quốc tế đã rất nỗ lực đàm phán với lực lượng nổi dậy nhằm đem lại hòa bình toàn diện cho đất nước nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế.
Quốc khánh: 01/01 (1956)
Khí hậu: Nhiệt đới ở phía nam; sa mạc khô cằn ở phía bắc; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình: 15 – 350C. Lượng mưa trung bình: Ở miền Nam: 500 – 1.400 mm còn ở miền Bắc không đáng kể.
Địa hình: Đồng bằng rộng lớn; núi ở phía đông và tây.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, quặng sắt, đồng, crôm, kẽm, mica, bạc, vàng.
Dân số: 36.108.853 người (ước tính 7/2023)
Mật độ dân số: Khoảng 16 người/km2
Các dân tộc: Người da đen (52%), Arập (39%), Beja (6%), các dân tộc khác.
Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; tiếng Nu-bi-an, Bedawie, các thổ ngữ, tiếng Anh cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Suni (70%), tín ngưỡng bản địa (25%), đạo Thiên chúa (5%).
Kinh tế: Xu-đăng hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn do cuộc nội chiến, sự bất ổn về chính trị, khí hậu khắc nghiệt, lạm phát cao. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của khu vực tư nhân là nông nghiệp và thương nghiệp. Nông nghiệp sử dụng 80% lực lượng lao động. Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản. Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở mức thấp. Nợ nước ngoài nhiều.
Sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm dệt, bông, xi măng, dầu ăn, đường, xà phòng, giày dép, tinh lọc dầu.
Sản phẩm nông nghiệp: Bông, lạc, lúa miến, kê, lúa mì, gôm Arập, vừng, cừu.
Giáo dục: Giáo dục phổ cập bắt buộc trong sáu năm, song do thiếu phương tiện và nội chiến nên không thực hiện được. Tỷ lệ người biết chữ ở mức thấp. Chỉ có một trường đại học ở thủ đô Khắc-tum.
Các thành phố lớn: Omdurman, Madani, Port Sudan, Wadi Hafa…
Đơn vị tiền tệ: Di-na Xu-đăng (SDD)
Danh lam thắng cảnh: Mộ của Mahdi và nơi ở của Khalipha ở Khắc-tum, Sawakin, công viên quốc gia Đin-đơ, cảng Xu-đăng, sa mạc Xa-ha-ra, sông Nile Trắng và Xanh, v.v..
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ với ngoại giao với Việt Nam ngày 26/8/1968. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..
2. Bản đồ hành chính nước Sudan khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Sudan
Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Nepal (Nepal Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Nepal chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Nepal khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Nepal
Vị trí địa lý: Nằm ở phía nam dãy Himalaya ở Nam Á, giáp Trung Quốc và Ấn Độ, là nước có những đỉnh núi cao nhất thế giới. Tọa độ: 28000 vĩ bắc, 84000 kinh đông.
Diện tích: 140.800 km2
Khí hậu: Mùa hè hơi lạnh và mùa đông khắc nghiệt ở phía bắc đến mùa hè cận nhiệt đới và mùa đông ôn hòa ở phía nam. Ở các vùng có độ cao dưới 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình tháng 1: 10 – 20oC, tháng 7: 30oC. Ở vùng núi nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -4oC đến 20oC, tháng 7: dưới 30oC. Ở vùng núi cao mùa hè mát hơn và mùa đông lạnh hơn. Lượng mưa trung bình ở các vùng tương ứng là 900 – 1.800 mm; 1.700 – 2.200 mm; 1.000 mm.
Địa hình: Đồng bằng ở phía nam, vùng trung tâm là đồi núi, phía bắc là dãy Himalaya.
Tài nguyên thiên nhiên: Thạch anh, gỗ, tiềm năng thuỷ điện, than non, đồng, cô ban, quặng sắt.
Dân số: khoảng 27.797.500 người (2013)
Các dân tộc: Người Newar, Ấn Độ, Tây Tạng, Magar, Tamang, Bhotia, Rai, Limbu, Sherpa.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Nê-pan
Lịch sử: Nê-pan có lịch sử lâu đời từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, chế độ phong kiến bắt đầu từ thế kỷ V. Vào nửa thế kỷ XVIII, Nê-pan là một quốc gia phong kiến thống nhất, sau đó bị Anh xâm lược. Năm 1816, Anh đã buộc Nê-pan ký hiệp ước bất bình đẳng, cho phép Anh được quyền kiểm soát chính sách đối ngoại. Năm 1846, dòng họ quý tộc Rana nắm quyền thực sự ở nước này, quốc vương chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Năm 1951, chế độ Rana bị lật đổ, quyền lực của Quốc vương được khôi phục. Năm 1990, phong trào dân chủ phát triển mạnh, Nhà vua cho phép các chính đảng hoạt động và xây dựng chính quyền dân chủ. Tháng 5-1991, Nê-pan tổ chức bầu cử Quốc hội tự do có nhiều đảng phái tham gia. Ngày 21/4/2006, nhà vua Gyanendra thông báo từ bỏ quyền lực tuyệt đối, sau đó, Quốc hội thông qua tuyên bố lịch sử, theo đó Nhà vua chỉ giữ vai trò tượng trưng. Hiện nay, Nê-pan đang trong quá trình thay đổi thể chế, trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 14/12/1955.
Tôn giáo: Đạo Hin-đu (90%), Đạo Phật (5%), Đạo Hồi (3%), các tôn giáo khác (2%)
Kinh tế: Nê-pan là một trong những nước nghèo và kém phát triển trên thế giới với gần 1/2 số dân sống dưới mức nghèo khổ. Nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, thu hút hơn 80% dân số và chiếm 41% GDP. Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản: đay, mía, thuốc lá và ngũ cốc. Ngành dệt và thảm trong những năm gần đây đã mở rộng và chiếm khoảng 80% giá trị ngoại tệ. Từ tháng 5-1991 chính phủ đã tiến hành cải cách, khuyến khích thương mại và đầu tư nước ngoài, cắt giảm các chi phí, tư nhân hoá các ngành công nghiệp quốc doanh và giảm bớt viên chức chính phủ. Những năm gần đây do mất ổn định, kinh tế Nêpan vẫn chưa bắt được đà phát triển.
Sản phẩm công nghiệp: Thảm, hàng dệt, đay, đường, hạt có dầu; thuốc lá, xi măng, gạch.
Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, ngô, lúa, mì, cây có củ, sữa, thịt trâu.
Văn hóa: Văn hóa Nê-pan tương đồng với những nền văn hóa lân cận là Tây Tạng và Ấn Độ, về trang phục, ngôn ngữ, và thực phẩm. Văn hóa của các nhóm sắc tộc khác nhau phong phú theo cách riêng biệt, trong đó, văn hóa Newari là văn hóa truyền thống và có bản sắc riêng nhất của Kathmandu. Đa số các lễ hội trong nước xuất phát từ văn hóa Newari. Nê-pan được coi là quê hương của đạo Phật nơi, nơi Phật tổ Như Lai ra đời.
Giáo dục: Trình độ biết đọc biết viết thấp khoảng 28%. Giáo dục tiểu học là miễn phí. Hầu hết trẻ em đều học tiểu học, nhưng các phương tiện học tập còn rất thiếu. Ở khu vực nông thôn, trẻ em gái chỉ học đến 12 tuổi, sau đó là ở nhà làm nghề nông. Trường trung học chỉ có khu vực đô thị. Trường đại học Tribhunan ở Catmandu là trường đại học lớn ở Nê-pan.
Thủ đô: Cat-man-đu (Kathmandu)
Các thành phố lớn: Lalipur, Bhaktapur, Biratnaga…
Đơn vị tiền tệ: rupee Nê-pan (NP); 1 NP = 100 paisa.
Quốc khánh: 3-10 (1990)
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Cat-man-đu, Hanuman Dô-ka, Thánh đường của các thánh sống, dãy Himalaya, Nagakot, Bagaon, thung lũng Pok-ha, núi Ê-vê-rét, v.v..
Tham gia các tổ chức quốc tế AsDB, ESACP, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, Interpol, ITU, SAARC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..
Quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 15/5/1975
2. Bản đồ hành chính nước Nepal khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Nepal
Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Kiribati (Kiribati Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Kiribati chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Kiribati khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Kiribati
Vị trí địa lý: Ki-ri-ba-ti nằm ở phía tây Thái Bình Dương, gồm quần đảo Phê-ních (8 đảo), quần đảo Lain (8 đảo) và quần đảo Gin-bớt. Tọa độ: 1025 vĩ bắc, 173000 kinh đông.
Diện tích: 811 km2
Khí hậu: Nhiệt đới hải dương, nóng và ẩm có gió mậu dịch. Nhiệt độ trung bình: 22 – 320C. Lượng mưa trung bình: 760 – 3.000 mm.
Địa hình: Các vòng đảo san hô.
Tài nguyên thiên nhiên: Phốt phát (đã cạn kiệt), cá.
Dân số: khoảng 105.711 người (thống kê 7/2023)
Các dân tộc: Người Mic-rô-nê-xia.
Ngôn ngữ chính: tiếng Anh, tiếng Gilbert
Lịch sử: Người Anh đã phát hiện ra quần đảo này vào năm 1788. Trong những năm 1892 – 1915, quần đảo Gin-bớt và En-lít (Tu-va-lu) là thuộc địa của Anh. Năm 1941 – 1943, Nhật Bản chiếm quần đảo này. Sau chiến tranh Anh tiếp tục chiếm làm thuộc địa. Ngày 12-7-1979, trở thành nước độc lập với tên gọi Ki-ri-ba-ti.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (52,6%), Giáo phái đoàn (40%), các tôn giáo khác (7%)
Kinh tế: Ki-ri-ba-ti có ít tài nguyên thiên nhiên. Quặng phốt phát đã cạn kiệt vào thời điểm độc lập năm 1979. Cơ sở của nền kinh tế là nông, ngư nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu trồng trọt. Sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Sản xuất cùi dừa khô và đánh bắt cá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xuất khẩu. Ngành du lịch cũng được chú ý phát triển.
Sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm chế biến từ cá, cùi dừa khô, hàng thủ công.
Sản phẩm nông nghiệp: Dừa, chuối, khoai sọ, khoai lang, rau, quả,v..v..
Giáo dục, Y tế: Giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí trong vòng sáu năm đầu tiên, và hiện tại được kéo dài lên chín năm. Các trường nhà thờ đang dần dần được sát nhập vào hệ thống trường tiểu học của chính phủ. Các bậc giáo dục cao hơn đang được mở rộng; các sinh viên có thể tìm kiếm sự đào tạo kỹ thuật, sư phạm hay hàng hải từ các quốc gia khác. Đa số quyết định đi đến Fi-ji, và thường phấn đấu để được hoàn tất đào tạo y khoa để được gửi đi học ở Cu-ba.
Thủ đô: Ta-ra-oa (Tarawa)
Đơn vị tiền tệ: Đô-la Ôx-trây-li-a (AUD); 1 AUD = 100 cent.
Quốc khánh: 12-7 (1979)
Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế: AsDB, ESCAP, IBRD, ICAO, Interpol, ITU, UN, UNESCO, UPU, WHO, v.v..
Danh lam thắng cảnh: Di tích Chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm Ta-ra-oa, các đảo La-in và Phê-ních, v.v…
2. Bản đồ hành chính nước Kiribati khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Kiribati
Bản Đồ Du Lịch Và Hành Chính Tỉnh Đồng Nai Được Nhiều Người Xem Nhất
Bạn có muốn một buổi sáng thức dậy trước mắt là một nơi yên tĩnh được phủ đầy nhiều lớp cây xanh không , tất nhiên là có rồi , bởi vì không một ai có thể bỏ qua cảm giác yên bình và tình cảm ấy được.
Nếu như bạn đã thích cảm giác ấy rồi thì còn đợi gì nữa mà không đến ngay với tỉnh Đồng Nai để được thả mình vào làn không gian ấy nào.
Nào cũng điểm qua TOP những địa điểm nổi tiếng được đánh dấu trên bản đồ nào.
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng NaiĐồng Nai được biết đến là một tỉnh rộng lớn với diện tích lên đến 5.907,2 km². Như các bạn đã biết Đồng Nai nằm ở phía đông của TP. HCM được xem là một trong những cửa ngõ quan trọng tại Tp. HCM. Một nơi phát triển kinh tế của cả vùng.
bản đồ hành chính Đồng Nai
đồng nai.
Dự kiến trong năm 2023 tỉnh sẽ gồm có 11 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 1 đô thị loại II (Nhơn Trạch), 1 đô thị III (thị xã Long Khánh), 2 đô thị loại IV (thị trấn Long Thành và Trảng Bom) và 6 đô thị loại V (thị trấn Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao).
đồng nai.
Bản đồ du lịch tỉnh Đồng NaiNhắc đến Đồng Nai chắc chắn sẽ khiến những ai chưa biết đến vùng đất này sẽ trầm trồ thật sự, một vùng đất với nhiều văn hóa , lịch sử và những di tích còn sót lại trong những ngày xa xưa.
Những cảnh tượng thơ mộng , từ những thác nước hay những khu du lịch khác , tạo cảm giác thích thú và khám phá cho du khách.
bản đồ du lịch Đồng Nai
du lịch đồng nai
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long…..
du lịch đồng nai
Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương, các làng nghề khác như bánh đa, hủ tíu, gò thùng thiếc làng Kim Bích.
du lịch đồng nai
du lịch đồng nai
Bản đồ khu du lịch Bửu Long Đồng Nai.Khu du lịch Bửu Long là một trong nhiều khu du lịch tại Đồng Nai , tại khu du lịch Bửu Long này được nhiều người biết đến với những khung cảnh nên thơ , tráng lệ , bên cạnh đó còn là địa điểm chụp hình yêu thích của giới trẻ. Nào hãy đến với bản đồ hướng dẫn địa điểm Khu du lịch Bửu Long nào.
bản đồ khu du lịch bửu long
khu du lịch Bửu Long Đồng Nai.
Tại khu du lịch Bửu Long này các bạn sẽ được sử dụng hồ bơi miễn phí cho trẻ em cao từ 1m4 trở xuống, phục vụ đến 16h các ngày trong tuần. Khu vui chơi kết hợp cho trẻ với bập bênh, trò chơi liên hoàn, xích đu, cầu trượt…..
khu du lịch Bửu Long Đồng Nai.
Trong khu du lịch có rất nhiều khung cảnh thế nên tha hồ cho các tín đồ selfie tự sướng, tạo dáng, chụp album cưới, quay phim.
khu du lịch Bửu Long Đồng Nai.
Bản đồ khu du lịch Thác Giang ĐiềnĐịa điểm Thác Giang Điền, một trong những khu du lịch sinh thái đẹp lạ của biên hòa đồng nai, du khách vô đó có thể chụp ảnh, ăn uống, nghỉ dưỡng, tắm suối, tắm hồ bơi, chơi trò chơi, massage cá v.v,
bản đồ khu du lịch thác giang điền
Các bạn còn chần chừ gì nữa mà không đến ngay với Thác GIang Điền ngay nào , đã có bản đồ trong tay và cùng nhau khám phá Thác GIang Điền nào.
khu du lịch thác giang điền..
Thác Giang Điền chính là địa điểm 1001 điểm sống ảo cho tín đồ sống ảo. Những trò chơi gây cảm giác như Ghế tre ngồi. Áo phao. Xe đưa đón. Cá ăn da chết.
khu du lịch thác giang điền..
Mình đi vào ngày thường nên cả khu du lịch chẳng có ai tha hồ tắm nô đùa. Các bạn muốn câu cá thì mua thêm vé câu cá. Cá ở thác rất nhiều. Tắm thác mà nó bơi vào trong quần lúc nào không hay.
khu du lịch thác giang điền..
Bản đồ khu du lịch Vườn Xoài Đồng Nai.Bản đồ du lịch Khu du lịch đồng xoài
du lịch vườn xoài
Nằm tách biệt với ồn ào và ô nhiễm nên không khí ở đây rất trong lành và dễ chịu. Ở đây có rất nhiều trò chơi như cưỡi ngựa, bắn cung, trượt cỏ, đạp vịt, chèo thuyền.
du lịch vườn xoài
Kinh nghiệm sau khi đi là nên chuẩn bị thêm thức ăn và nước uống. Vì các món ở đây, thật sự mà nói thì không hấp dẫn lắm.
du lịch vườn xoài
Cảnh đẹp, không khí trong lành, ở đây khá rộng nên đi bộ nhiều hơi mệt, lúc mới vào thấy mọi người tụ tập ở các chòi nấu nướng nhìn xô bồ lắm, thuê xe cũng tốn tiền, chòi cũng tốn tiền, nghĩ bụng vô đây chẳng có gì mà vé 100k thì mắc quá!
du lịch vườn xoài
Và lại thêm những địa điểm nóng hổi tại Đồng Nai rồi , và có sẵn những tấm bản đồ đầy hữu dụng khi các bạn có cơ hội dừng chân tại Đồng Nai. Đã có đầy đủ thông tin và trang bị rồi còn đợi điều gì nữa hả các bạn. Nào hãy đến với Đồng Nào để vui chơi suốt mùa hè này nào.
Đăng bởi: Tuấn Nguyễn
Từ khoá: Bản đồ du lịch và hành chính tỉnh Đồng Nai được nhiều người xem nhất
Bản Đồ Đất Nước Cameroon (Cameroon Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Cameroon chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Cameroon khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Cameroon
Cameroon tên chính thức Cộng hòa Cameroon, là một nước cộng hòa nhất thể tại miền trung Châu Phi. Quốc gia Cameroon nằm bên Vịnh Guinea, Cameroon giáp giới các nước Nigeria, Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Gabon và Guinea Xích đạo. Cameroon từng là một thuộc địa Đức.
Vị trí địa lý: Nằm trên bờ biển Tây Phi, giáp Ni-giê-ri-a, Sát, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Công-gô, Ga-bông, Ghi-nê Xích đạo và vịnh Bi-a-phra. Tọa độ: 6000 vĩ bắc, 12000 kinh đông.
Diện tích: 475.440 km2.
Thủ đô: Yaun-đê (Yaounde)
Quốc khánh: 20-5 (1972)
Lịch sử: Người Bồ Đào Nha phát hiện và đến Ca-mơ-run vào thế kỷ XV. Năm 1884, Đức xâm lược Ca-mơ-run và đến năm 1914 thì chiếm toàn bộ nước này. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, theo quyết định của Hội quốc liên, Đông Ca-mơ-run đặt dưới quyền quản lý của Pháp, Tây Ca-mơ-run do Anh quản lý.
Ngày 1/1/1960, Đông Ca-mơ-run giành được độc lập. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1961, phần phía nam Tây Ca-mơ-run sát nhập vào Đông Ca-mơ-run thành nước Cộng hòa liên bang Ca-mơ-run, còn phần phía bắc Tây Ca-mơ-run sáp nhập vào Ni-giê-ri-a.
Ngày 20/5/1972, sau cuộc trưng cầu ý dân, nước Cộng hòa thống nhất Ca-mơ-run được thành lập. Năm 1984, nước này đổi tên thành Cộng hòa Ca-mơ-run.
Khí hậu: Nhiệt đới dọc theo bờ biển, bán khô hanh và nóng ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình xấp xỉ 260C ở vùng ven biển và 23 – 240C ở các vùng còn lại. Lượng mưa trung bình: 500 mm (ở miền Bắc) và 1.000 mm (ở vùng núi phía nam).
Địa hình: Đồng bằng ven biển phía tây nam và phía bắc; cao nguyên chia cắt ở trung tâm; núi ở phía tây.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, bô xít, sắt, gỗ, thuỷ điện.
Dân số: 20.550.000 người (ước tính năm 2013)
Các dân tộc: Người Ca-mơ-run (31%), Bantu Xích đạo (19%), Kirdi (11%), Fulani (10%), Bantu (8%), Ni-giê-ri-a (7%), người châu Phi thuộc các nhóm tộc khác (13%), không phải người châu Phi (dưới 1%).
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoài ra còn có 24 nhóm ngôn ngữ châu Phi cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Tín ngưỡng bản địa (40%), Đạo Thiên chúa (40%), Đạo Hồi (20%).
Kinh tế:
Tổng quan: Ca-mơ-run là quốc gia sản xuất hàng hóa chủ yếu vùng Nam Xa-ha-ra, đặc biệt là nông sản do điều kiện canh tác thuận lợi. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng đóng góp tài chính cho ngân quỹ quốc gia. Các ngành công nghiệp chính là lọc hoá dầu, chế biến thực phẩm, sản xuất nhôm, dệt may, sửa chữa tàu biển.
Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ, thực phẩm, hàng công nghiệp nhẹ, gỗ thành phẩm.
Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, ca cao, bông, hạt có dầu, ngũ cốc.
Văn hóa: Ca-mơ-rum có một nền văn hóa mang đậm bản sắc châu Phi. Người Kirdi và người Matakam ở các vùng núi phía tây sản xuất ra các loại đồ gốm riêng biệt. Các mặt nạ có nhiều uy quyền của Bali, theo hình dạng đầu voi, thường được sử dụng trong những dịp tang lễ và các bức tượng Bamileke nhỏ được tạc có mặt người hay động vất. Người Tikar nổi tiếng vì có những chiếc tẩu trang trí rất đẹp, người Ngoutou nổi tiếng về các mặt nạ hai mặt và người Bamum về các mặt nạ cười. Ca-mơ-rum có nhiều tổ chức văn hóa: Hiệp hội Văn hóa Cameroun, Tổ chức Xã hội Cameroun, và Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ. Ngoài ra cũng có nhiều hiệp hội: Hiệp hội phụ nữ (gồm Hiệp hội phụ nữ Tây bắc vì sự phát triển nông thôn), các tổ chức thanh niên và tổ chức thể thao…
Giáo dục: Hệ thống giáo dục được chia làm hai khu vực: tiếng Anh và tiếng Pháp. Trẻ em ở nông thôn khi đi học hầu hết không biết tiếng Anh và tiếng Pháp. Tỷ lệ học sinh học trung học thấp. Trẻ em theo Đạo Hồi thường học Kinh Cô-ran ở các trường buổi tối. Trong nước có một trường đại học ở Yaun-đê và một số trường ở 4 thành phố khác.
Các thành phố lớn: Douala, Nkongsamba, Foumban.
Đơn vị tiền tệ: franc CFA (CFAF); 1 CFAF = 100 centime.
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Yaunđê, Bảo tàng nghệ thuật châu Phi ở Bamenda, khu vực cấm săn bắn Vaza, khu làng Cheppheri, Duala được phục chế, các bãi tắm ở Kribi…
Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..
2. Bản đồ hành chính đất nước Cameroon khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của đất nước Cameroon
Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Hà Giang Khổ Lớn Năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!