Bạn đang xem bài viết Bầu Bị Vàng Lá, Xoăn Lá, Héo Lá Là Tại Sao Và Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bầu là cây trồng cho giá trị kinh tế rất tốt nếu trồng đúng kỹ thuật và phòng bệnh tốt. Khi trồng bầu, cây bầu có thể gặp một số bệnh như thối quả, vàng lá, xoăn lá, héo lá. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến bầu bị vàng lá, xoăn lá, héo lá và cách khắc phục những bệnh này trên cây bầu.
Nguyên nhân bầu bị vàng lá, xoăn lá, héo láCây bầu bị vàng lá, xoăn lá có nhiều kiểu vàng lá xoăn lá khác nhau. Mỗi kiểu lại do nguyên nhân khác nhau gây nên, các bạn nên căn cứ vào triệu chứng cụ thể của lá để xác định nguyên nhân:
Do thời tiết: thời tiết nắng nóng khô hanh kéo dài là một nguyên nhân khiến cây bị vàng lá, héo lá. Trường hợp này các bạn để ý sẽ thấy ngoài việc cây xuất hiện tình trạng lá bị vàng, héo sẽ không có các tác nhân gây hại khác trên lá như côn trùng hay rệp.
Do côn trùng chích hút: côn trùng chích hút là nguyên nhân chính khiến cây bầu bị vàng lá. Côn trùng sẽ hút dinh dưỡng trên lá khiến là bị vàng lốm đốm sau đó lan rộng ra cả lá. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại côn trùng chích hút (rệp) bám ở mặt dưới của lá.
Do virus: bệnh vàng lá, xoăn lá ở câu bầu cũng có thể do virus gây ra. Virus này lây truyền qua một số loại động vật chích hút gây bệnh trên cây như bọ trĩ, bọ phấn trắng. Khi phát hiện khu vực trồng bầu có các loại côn trùng này thì bạn nên nghĩ ngay tới nguyên nhân do virus gây ra.
Do vi khuẩn: bệnh héo lá trên cây bầu cũng có thể do vi khuẩn gây ra gọi là bệnh héo lá xanh trên cây trồng. Lá cây sẽ bị héo rũ nhưng không bị vàng mà vẫn còn xanh. Bạn sẽ thấy cây bị héo lá khi trời chưa nắng và có thể tươi trở lại vào ban đêm. Nếu cắt ngang thân cây sẽ thấy mạch dẫn bị chuyển thành màu nâu đen, để lâu thấy thân có giọt dịch màu trắng chảy ra.
Do lá đã già: bầu bị vàng lá có thể do lá đó đã già, khi lá già sẽ chuyển sang màu vàng, héo rồi khô dần đi. Đây là hiện tượng bình thường ở những lá già và không xuất hiện ở lá non.
Cách khắc phụcVới các nguyên nhân bầu bị vàng lá ở trên, bạn chỉ cần xác định được nguyên nhân thì sẽ có cách khắc phục cụ thể.
Do thời tiết: trường hợp này khó mà khắc phục được do thời tiết thay đổi thất thường. Tốt nhất bạn nên trồng bầu đúng thời vụ để cây phát triển tốt.
Do côn trùng chích hút: khi đã xác định có côn trùng chích hút, bạn chỉ cần dùng thuốc đặc trị phun cho cây là có thể diệt được. Các loại thuốc diệt rệp, bọ nhảy, bị trĩ bạn có thể mua ở hầu hết các tiệm thuốc thú y. Nếu bạn trồng bầu ở nhà và không muốn dùng thuốc bảo vệ thực vật thì có thể dùng nước rửa bát pha loãng phun nhiều lần cho cây sẽ hết rệp.
Do virus: bầu bị vàng lá do virus gây ra không có thuốc đặc trị. Do đó bạn chỉ có thể ngắt các lá bị vàng sau đó phun thuốc diệt bọ trĩ, bọ nhảy, bọ phấn trắng để hạn chế sự lây lan của bệnh.
Do vi khuẩn: bệnh do vi khuẩn cũng rất khó trị và phun thuốc thường cũng không có hiệu quả cao. Cách tốt nhất là nhổ bỏ cây mang đi tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác. Vệ sinh đất và trồng luân canh các cây khác họ để tránh mầm bệnh lây lan.
Do lá đã già: bầu bị vàng lá do lá đó đã già nên chuyển vàng, các bạn nên ngắt hết các lá già trên cây trước khi lá chuyển vàng, thu gom lá già ra xa khu vực trồng cây để tránh các mầm bệnh có thể phát sinh từ những lá già.
Với những thông tin trên, có thể thấy cây bầu bị vàng lá chủ yếu có nguyên nhân do sâu bệnh gây ra. Khi phát hiện cây bị vàng lá, các bạn hãy tìm nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý kịp thời. Nếu dùng thuốc bảo vệ thực vật, các bạn nên dùng những loại thuốc có thời gian cách ly ngắn vì bầu là loại cây cho thu hoạch liên tục. Thời gian cách ly ngắn sẽ giúp tránh những ảnh hưởng từ thuốc bảo vệ thực vật đối với người dùng.
Cây Đậu Bắp Bị Vàng Lá, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Cây đậu bắp là cây dễ trồng cho năng suất cao. Tuy nhiên, khi trồng đậu bắp các bạn vẫn cần lưu ý canh tác đúng kỹ thuật và trồng luân canh để giảm sâu bệnh trên cây đậu bắp. Một trong các hiện tượng khi trồng đậu bắp các bạn có thể gặp phải là cây đậu bắp bị vàng lá. Nguyên nhân cây bị vàng lá cũng không có nhiều và nếu bạn biết nguyên nhân sẽ có hướng khắc phục dễ dàng. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như hướng khắc phục khi cây đậu bắp bị vàng lá.
Nguyên nhân đậu bắp bị vàng láKhi trồng đậu bắp nếu các bạn phát hiện cây đậu bắp bị vàng lá thì còn tùy vào tình trạng của lá mà bạn sẽ biết được cây vàng lá do nguyên nhân nào. Thường có 2 nguyên nhân chính khiến cây vàng lá là do rầy xanh và do cây bị bệnh khảm vàng lá.
1. Cây đậu bắp bị vàng lá do rầy xanh
Rầy xanh là một loại côn trùng chích hút rất phổ biến trên cây trồng. Khi trồng đậu bắp cũng có thể cây bị rầy xanh tấn công dẫn đến lá có những đốm vàng sau đó lan rộng ra toàn bộ lá. Để phát hiện xem cây có bị vàng lá do rầy xanh hay không các bạn chỉ cần xem mặt bên dưới lá là sẽ phát hiện được ngay. Bạn nên kiểm tra cả những lá chưa bị vàng để xem có rầy xanh hay không. Khi phát hiện có rầy xanh thì gần như chắc chắn cây đang bị loại côn trùng chích hút này gây vàng lá.
2. Đậu bắp bị vàng lá do bệnh khảm vàng lá
Bệnh khảm vàng lá trên cây đậu bắp là loại bệnh do virus gây ra. Bệnh lây lan do bọ phấn trắng làm trung gian lây bệnh. Ban đầu các bạn sẽ thấy ở các gân lá không có màu xanh mà có màu vàng, sau màu vàng lan dần ra toàn bộ lá. Khi kiểm tra khu vực trồng và kiểm tra trên thân, lá cây thấy có bọ phấn trắng thì chắc chắn cây bị bệnh khảm vàng lá.
Cũng có một trường hợp khác khiến cây đậu bắp bị vàng lá đó là lá cây già nên bị vàng. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc cây đúng kỹ thuật thì sẽ phải tỉa lá thường xuyên và gần như không có tình trạng có lá già chứ không nói đến việc lá già quá chuyển vàng.
Khắc phục cây đậu bắp bị vàng láKhi phát hiện đậu bắp bị vàng lá, tùy theo từng nguyên nhân như vừa nói ở trên mà các bạn sẽ có hướng xử lý khác nhau.
Đậu bắp vàng lá do rầy xanh: trường hợp này nếu trồng nhiều các bạn nên phun các loại thuốc trị rầy xanh. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị rầy các bạn có thể mua ở các tiệm thuốc bảo vệ thực vật. Nếu bạn trồng đậu bắp trong thùng xốp ở nhà thì có thể pha nước xà phòng loãng phun làm nhiều lần lên cả trên và dưới lá thì cũng trị được rầy xanh mà không cần dùng thuốc hóa học.
Cây đậu bắp bị vàng lá do bệnh khảm: bệnh này do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Cách xử lý là bạn ngắt hết các lá bị vàng mang đi tiêu hủy sau đó phun thuốc để diệt bọ phấn trắng nhằm hạn chế khả năng phát triển bệnh. Nếu bạn trồng ít thì có thể không cần phun thuốc hóa học để trị bọ phấn trắng mà có thể dùng tay bắt hết bọ phấn trắng kết hợp với phun nước ngâm tỏi ớt để đuổi bọ phấn trắng sẽ tốt hơn.
Top 10 Những Địa Điểm Ngắm Lá Vàng, Lá Đỏ Ở Tokyo
Du lịch Nhật Bản vào mùa thu, người ta không thể không nhắc đến lá đỏ. Mỗi năm, cứ độ thu về trên khắp nước Nhật, những loài cây lại thi nhau thay màu lá, khoác lên mình sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp mùa thu hiện diện ở Nhật Bản nói chung và Tokyo nói riêng.
Cây rẻ quạt (tên khoa học: Ginkgo Biloba) còn được gọi là cây bạch quả hay ngân hạnh. Loài cây này xuất hiện ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và cả châu Âu. Dẫu vậy, cây rẻ quạt lá vàng tại Nhật Bản là điểm thu hút và nổi bật nhất trong lòng những người trót yêu sắc hương này. Cùng chúng mình điểm qua kinh nghiệm du lịch Tokyo vào mùa lá vàng khiến dân tình mê mẩn!
1. Vườn quốc gia Shinjuku GyoenNhật Bản mùa thu về
Vườn quốc gia Shinjuku Gyoen ban đầu là công viên được xem là khu vườn của Hoàng gia, tuy nhiên đến năm 1949 thì nơi đây đã trở thành khu vườn chung cho tất cả mọi người. Sự kết hợp và hòa quyện một cách tinh tế giữa phong cách phương Tây và truyền thống Nhật Bản đã tạo nên nét độc đáo rất riêng cho Shinjuku Gyoen.
Nằm cách ga Shinjuku chỉ một đoạn đi bộ ngắn , bãi cỏ rộng rãi của công viên phải trả tiền, những con đường đi bộ uốn khúc và khung cảnh yên tĩnh mang đến một lối thoát thư giãn từ trung tâm đô thị sầm uất xung quanh nó.
Khung cảnh thơ mộng mùa thu của công viên
Địa chỉ: 11 Naito-cho, Shinjuku-ku, Tokyo, Japan
Giờ mở cửa: từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều từ Thứ Ba đến Chủ Nhật, và đóng cửa vào Thứ Ba trong các tuần, trong đó Thứ Hai là ngày lễ quốc gia.
Giá vé: 500 yên nếu từ 15 tuổi trở lên, 250 yên cho trẻ 6-14 tuổi, miễn phí cho trẻ 5 tuổi trở xuống
2. Meiji Jingu GaienMeiji Jingu Gaien
Khu vực trong công viên có nhiều cơ sở thiết bị để du khách trải nghiệm thể thao như sân bóng chày, điểm lái xe đạp dạo, sân trượt băng. Đây có thể nói là điểm lý tưởng để mướn xe đạp lái xe dạo cảnh, thưởng thức lá vàng thu về giữa lòng thủ đô Tokyo.
Sắc vàng phủ kín các con đường Nhật Bản
Con phố này dài 300m và ở đây có 146 cây rẻ quạt. Các cây rẻ quạt này được cắt tỉa theo phong cách độc đáo, cùng độ cao vừa phải để du khách thưởng ngoạn cảnh sắc, lá cây bắt đầu chuyển vàng vào giữa tháng 11. Thời điểm ngắm lá vàng đẹp nhất là từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, khi đó cảnh sắc thật là tuyệt vời! Cảnh sắc đẹp mỹ mãn bởi kiến trúc bảo tàng lấp ló phía sau hàng rẻ quạt.
Địa chỉ: 2-1 Kita Aoyama, Minato-ku, Tokyo
Giờ mở cửa: Luôn mở cửa
Giá vé: Miễn phí
3. Vườn RikugienRikugien là khu vườn Nhật Bản tiêu biểu của Nhật Bản nằm tại quận Bunkyo, Tokyo. Đây là khu vườn có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên như hoa anh đào rủ, lá đỏ,…
Đây là khu vườn được xây dựng bởi Yanagisawa Yoshiyasu, người đảm nhận trọng trách trong Mạc phủ thời kỳ Edo.
Vào năm 1702, khu vườn tuyệt mĩ được hoàn thành với sông, núi, hồ,…được làm nhân tạo. Tướng quân Tsunayoshi cũng rất yêu thích khu vườn này và đã từng đến đây 58 lần trong suốt cuộc đời mình.
Khung cảnh của Vườn Rikugien
Khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm lá đỏ ở đây là từ giữa đến cuối tháng 11. Khu vườn được điểm sắc với khoảng 500 cây xanh, tiêu biểu là cây phong, cây bạch quả.
Ở phía Tây của khu vườn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời nhất của lá đỏ ở hồ nước Suikone. Cảnh lá đỏ ở vườn Rikugien luôn khiến người ta mê đắm dù là vào ban ngày hay khi lên đèn vào buổi tối. Sự kết hợp giữa ánh sáng và sương mờ sẽ khiến cho bạn được tận hưởng một cảnh đẹp vô cùng độc đáo, chỉ có tại nơi này.
Địa chỉ: 6-16-3 Honkomagome, Bunkyo, Tokyo
Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 (Đón khách lượt cuối lúc 16:30)
Giá vé: Giá vé cơ bản: 300 yên, người lớn trên 65 tuổi: 150 yên, trẻ em tiểu học trở xuống và học sinh cấp 2 đang sống và học tập tại Tokyo: Miễn phí
4. Vườn Koishikawa-KorakuenTrong số những khu vườn lâu đời nhất ở Tokyo, Koishikawa Korakuen có niên đại từ đầu năm 1629. Khu vườn Koishikawa-Korakuen này vốn là một phần trong dinh thự của chi Mito thuộc gia tộc Tokugawa, được hoàn thành dưới thời cai trị của Mitsukuni.
Trong khu vườn vẫn còn lưu giữ những công trình mang đậm màu sắc của các danh thắng ở các vùng của Nhật Bản và Trung Quốc. Nếu như Kyoto nổi tiếng với điểm ngắm lá đỏ là chùa Tofukuji thì ở khu vườn này cũng có một cây cầu có tên gọi giống với cầu Tsutenkyo ở chùa Tofukuji. Đặc biệt, khu vực quanh cầu Tsutenkyo của vườn Koishikawa-Korakuen cũng được biết đến là một địa điểm ngắm lá đỏ tuyệt đẹp với rất nhiều cây lá đỏ điểm sắc.
Vườn Koishikawa-Korakuen
Khu vườn có ao nước ở trung tâm, được bao quanh bởi mạng lưới các đường mòn đi bộ. Với nhiều loài cây cỏ khác nhau, khu vườn đẹp duyên dáng trong suốt cả năm, nhưng đặc biệt nổi tiếng vào mùa xuân với hoa anh đào khoe sắc và vào mùa thu với lá phong.
Địa chỉ: 1-6-6 Koraku, Bunkyo, Tokyo
Giờ mở cửa: Luôn mở cửa
Giá vé: Giá vé cơ bản: 300 yên, người lớn trên 65 tuổi: 150 yên, trẻ em tiểu học trở xuống và học sinh cấp 2 đang sống và học tập tại Tokyo: Miễn phí
5. Công viên HibiyaCông viên Hibiya mang phong cách phương Tây đầu tiên của Nhật Bản là một ốc đảo dành cho những người Tokyo bận rộn, với những loài hoa nở theo mùa, cảnh quan kiểu Nhật, nơi ấm cúng để thư giãn và uống trà hoặc bia, cùng với cơ hội bắt gặp các loài động vật hoang dã địa phương.
Khung cảnh thơ mộng của Công viên Hibiya
Cây bạch quả này được đặt tên như vậy là bởi người thiết kế công viên này cho rằng “Cho dù bạn có thất bại đi chăng nữa (Kubikake: Thất bại và bị đuổi việc), nhất định sẽ có ngày thành công mỉm cười với bạn”. Hình ảnh cây đại thụ này khiến công viên mang một vẻ đẹp uy nghiêm mà bạn khó có thể bắt gặp được ở nơi nào khác.
Ngoài ra, công viên còn có rất nhiều địa điểm ngắm cảnh khác như con đường cây bạch quả hình chữ S, có từ thời xây dựng công viên cho đến giờ và hồ Kamogata với vòi phun nước hình chim hạc.
Địa chỉ: 1-6 Hibiya Koen, Chiyoda, Tokyo
Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
Giá vé: Miễn phí
6. Công viên Ueno OnshiCông viên Ueno là một công viên công cộng lớn nằm cạnh ga Ueno ngay trong trung tâm Tokyo. Sân công viên thực ra trước đây là một phần của Chùa Kaneiji, được xem là một trong những chùa lớn nhất và thịnh vượng nhất thành hố và là chùa gia đình của nhà Tokugawa suốt thời Edo. Kaneki nằm ở phía Đông Bắc của thủ đô để bảo vệ thành phố khỏi điềm xấu, cũng như Chùa Enryakuji ở Kyoto.
Công viên Ueno Onshi
Công viên Ueno Onshi là nơi được công nhận là công viên đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1876. Có thể nói, đây là công viên nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, người ta gọi nó với cái tên ngắn gọn là Công viên Ueno.
Với tổng diện tích lên tới 530,000 mét vuông, bên trong công viên này còn có các công trình văn hóa như bảo tàng trưng bày, bảo tàng mỹ thuật… Nơi đây không chỉ là lá phổi của thành phố mà còn đóng vai trò là điểm hẹn văn hóa – nghệ thuật của người dân thủ đô.
Biểu tượng của công viên Ueno Onshi là bức tượng đá của quân nhân – chính trị gia nổi tiếng Saigo Takamori. Hình ảnh bức tượng đá trong nền lá vàng của cây bạch quả tạo nên một bức tranh tuyệt sắc. Nếu bạn là một người đam mê với nhiếp ảnh, thì không nên bỏ lỡ địa điểm này.
Bức tượng đá của quân nhân
Địa chỉ: 3 Chome, Ikenohata, Công viên Ueno, Taito, Toko
Giờ mở cửa: 5:00 – 23:00
Giá vé: Miễn phí
7. Công viên YoyogiCông viên Yoyogi là một trong những công viên thành phố lớn nhất Tokyo. Đây là nơi tập trung nhiều bãi cỏ rộng, ao hồ và những cây anh đào lớn tạo cảm giác như khu rừng sinh thái tuyệt đẹp. Công viên Yoyogi phục vụ người dân Tokyo địa phương với những bãi cỏ trải dài và các cơ sở thể thao phong phú.
Công viên Yoyogi
Công viên Yoyogi được mở cửa chính thức vào năm 1967 với tổng diện tích khoảng 540.000 m2. Trước đó, vào năm 1910, đây từng là nơi cất cánh của chiếc máy bay đầu tiên tại Nhật Bản. Vào năm 1940, địa phận công viên Yoyogi bị chiếm đóng bởi quân đội Mỹ và trở thành làng Olympic vào năm 1964.
Công viên Yoyogi là công viên lớn thứ 4 trong số 23 phường của Tokyo. Kích thước của nó tương đương với không gian của 11 mái vòm Tokyo. Trong công viên rộng rãi này, bạn có thể nhìn thấy mảnh trời lớn nhất không bị cản trở ở trung tâm Tokyo. Cùng với đền Meiji Jingu liền kề, khu vực Công viên Yoyogi tạo thành một dải đất rừng rộng lớn.
Địa chỉ: 2-1 Yoyogi Kamizono Cho, Shibuya-ku, Tokyo, Japan
Giờ mở cửa: Cả ngày
Giá vé: Miễn phí
8. Vườn Hamarikyu OnshiVườn Hamarikyu nằm ở cửa sông Sumida, nó được khai trương vào ngày 1 tháng 4 năm 1946. Công viên là một khu vườn cảnh quan rộng 250.165 m2 bao quanh Shiori Pond, công viên được bao quanh bởi một con hào nước biển được lấp đầy bởi Vịnh Tokyo. Nó được tu sửa như một công viên vườn công cộng trên khu đất của một biệt thự của gia đình Shogun Tokugawa vào thế kỷ 17.
Vườn Hamarikyu Onshi
Vườn Hamarikyu Onshi được công nhận là di tích và thắng cảnh đặc biệt của quốc gia. Khu vườn kiểu Nhật này có bề dày lịch sử kéo dài từ thời Edo (1603) đến giờ.
Khu vườn nổi bật bởi vẻ đẹp của dòng nước của hồ Shiori-no-ike. Mùa thu ở đây trở nên đẹp hơn bao giờ hết nhờ hàng cây long não, cây bạch quả, cây hoa anh đào ở quanh hồ. Hồ Shiori-no-ike và lá đỏ trở nên tuyệt sắc nhờ sự thay đổi sắc thay theo từng thời khắc. Từ trong khuôn viên khu vườn, bạn có thể nhìn thấy Tháp Tokyo.
Khung cảnh thơ mộng bên dòng sông của công viên
Địa chỉ: 1-1 Hamarikyu Teien, Chuo, Tokyo
Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 (Đón lượt khách cuối cùng lúc 16:30)
Giá vé: Giá vé cơ bản: 300 yên, người lớn trên 65 tuổi: 150 yên, trẻ em tiểu học trở xuống và học sinh cấp 2 đang sống và học tập tại Tokyo: Miễn phí
9. Công viên Tưởng niệm ShowaCông viên Tưởng niệm Showa nằm cách Harajuku khoảng 25 phút đi tàu điện, đây là công viên thuộc sự quản lý của Nhà nước, nằm ở Tachikawa – Tokyo.
Công viên Tưởng niệm Showa ở khu vực Tachikawa của Tokyo rộng đến nỗi nếu bạn đi bộ, chuyến hành trình khám phá toàn bộ khuôn viên sẽ mất cả ngày. Công viên được biết đến với nhiều loài hoa tạo thành những thảm hoa trải dài quanh năm khoe sắc trong khuôn viên.
Công viên Tưởng niệm Showa
Tuy cách khá xa trung tâm thành phố nhưng nơi đây vẫn thu hút một lượng lớn khách du lịch nhờ vẻ đẹp tuyệt sắc mỗi mùa lá đỏ. Công viên được chia thành các khu vực như khu quảng trường, khu rừng cây, khu hồ nước, mỗi nơi đều trồng rất nhiều loài cây khác nhau.
Những khóm hoa trải dài trong công viên tưởng niệm
Trong số đó, không thể không kể đến một địa điểm chụp ảnh lá đỏ rất được người Nhật yêu thích – hàng cây bạch quả nằm ở khu vực cửa ra vào công viên. Với diện tích rộng lớn, lên tới 180ha, bạn có thể thuê xe đạp hoặc đi tàu thăm quan để thăm thú quanh công viên Tưởng niệm Showa.
Địa chỉ: 3173 Midori-cho, Tachikawa, Tokyo
Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00
Giá vé: Người lớn (trên 15 tuổi): 450 yên, người lớn (trên 65 tuổi, cần giấy tờ chứng minh): 210 yên, trẻ em (Học sinh cấp 2 trở xuống ): Miễn phí
10. Núi TakaoNúi Takao – hay còn được gọi là Takaosan trong tiếng Nhật – là một địa điểm đi bộ đường dài rất được yêu thích và là lựa chọn hoàn hảo để lánh khỏi vùng đô thị. Dù bạn muốn đi bộ thám hiểm thực thụ hay chỉ muốn tham quan ngắm cảnh, Núi Takao đều sẽ thỏa mãn bạn.
Núi Taokao
Với địa thế rừng núi và thiên nhiên trù phú, nơi đây chỉ cách Shinjuku khoảng 1 giờ di chuyển, rất thuận tiện để đi lại. Mỗi năm, núi Takao tiếp đón khoảng 3 triệu lượt khách, vì thế mà người ta còn biết đến Takao như là ngọn núi có nhiều khách leo núi nhất trên thế giới.
Cáp treo trên núi Takao
Mùa thu đến, ngọn núi được khoác lên mình một màu sắc hoàn toàn khác bởi lá đỏ. Bạn có thể phóng tầm mắt ra xa khi ngồi trên cáp treo để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp từ chân núi đến đỉnh núi hoặc thăm quan các công trình kiến trúc lịch sử như tháp Busshari, đền Izuna Gongen trên lưng núi.
Địa chỉ: Takaomachi, Hachioji, Tokyo
Giờ mở cửa:
Thời gian hoạt động cáp treo cabin: 8:00 – 17:45 (Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ: đến 18:00)
Thời gian hoạt động ghế treo: 9:00 – 16:30 (Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ có thể kéo dài thời gian hoạt động tùy tình hình)
Giá vé:
Miễn phí đi lên núi
Cáp treo cabin, ghế treo: Khứ hồi: Người lớn 950 yên; Trẻ em 470 yên Một chiều: Người lớn 490 yên; Trẻ em 250 yên
Cùng đi ngắm lá vàng mùa thu tại Nhật Bản
Diệu Linh
Đăng bởi: Hạnh Nguyên
Từ khoá: Top 10 những địa điểm ngắm lá vàng, lá đỏ ở Tokyo
Ngẩn Ngơ Ngắm Lá Vàng Lá Đỏ Ở 5 Điểm Đến Mùa Thu Tại Hàn Quốc
ĐẢO NAMI
Đảo Nami là một đảo sông nhỏ hình bán nguyệt (rộng 462,809m2) nằm ở Chuncheon,Hàn Quốc. Cách thủ đô Seoul 63km về phía tỉnh Chuncheon (phía nam Hàn Quốc). Khách du lịch đến với Nami bởi những cảnh đẹp lãng mạn, và cảnh sắc thơ mộng nơi đây. Thời gian lý tưởng nhất để đến với Nami là mùa thu, khi những tán cây ngân hạnh bắt đầu chuyển màu vàng rực.
Đảo Nami trở nên nổi tiếng nhờ bộ phim “Bản tình ca mùa đông”, trên con đường với hai hàng cây tuyệt đẹp này hiện vẫn còn bức tượng của hai nhân vật chính trong phim và hình ảnh của họ vẫn tràn ngập khắp nơi trên đảo. Ngoài ra đây còn là phim trường của rất nhiều bộ phim lãng mạn khác.
VƯỜN QUỐC GIA NAEJANGSAN, JEOLLA BUK DO
Vườn quốc gia Naejangsan là một trong những nơi đẹp nhất ở Hàn Quốc khi trời sang thu. Bên trong vườn quốc gia Naejangsan là những con đường mùa thu lá vàng rực rỡ cùng những thác nước rất đẹp như Dodeok Falls và Geumseon Falls. Ngoài ra, dọc theo thung lũng còn có 2 ngôi chùa Baekyangsa và Naejangsa rất thanh bình và yên tĩnh.
Để khám phá Naejangsan vào mùa thu, du khách thường phải mất đến 3 giờ đi bộ từ trạm thông tin đến đỉnh Seoraebong. Một trong những điểm nhấn của hành trình này là một đường hầm được bao quanh bởi hàng trăm loài cây lá rực rỡ màu vàng, cam, đỏ trông rất ấn tượng.
VỊNH SUNCHOEN
Vịnh Sunchoen là địa danh nổi tiếng của Hàn Quốc, hàng năm thu hút hơn 2 triệu lượt khách tham quan. Vịnh Suncheon có diện tích 26,5km2, gồm hai phần đất bãi bùn và bãi sậy, trong đó bãi lau sậy kéo dài 5,4km2. Đây là cánh đồng lau lớn nhất Hàn Quốc. Để khám phá hết cánh đồng này, du khách phải di chuyển bằng thuyền trên con kênh uốn quanh các bãi lau. Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm vẻ đẹp thiên nhiên của khu sinh thái Suncheon là mùa thu. Từ tháng 10, cả cánh đồng lau sẽ ngả dần sang màu vàng óng, tạo nên khung cảnh lãng mạn.
Ngoài ra, mùa thu cũng là lúc hơn 1.000 loài chim di chuyển từ khắp nơi trên thế giới về Suncheon để trú đông. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể “săn” được những bức ảnh đẹp về loài sếu hoặc lưu lại khoảnh khắc hoàng hôn bình yên trên vịnh Suncheon.
NÚI NAMSAN – SEOUL
Núi Namsan nằm ở trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc, đây được coi là điểm lý tưởng để ngắm sắc lá thu tuyệt đẹp nhờ nhiều khu rừng rậm rạp bao quanh. Trên đường lên núi, bạn có thể nhìn xuống những ngôi nhà dưới chân đồi hoặc leo lên ngọn tháp N.Seoul và ngắm trọn vẹn khung cảnh Seoul từ trên cao.
Vào mùa thu, lá cây phong và cây bạch quả chuyển màu tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, lãng mạn. Khi đến Namsan, bạn nhớ đừng quên ghé qua những địa điểm thú vị như vườn Botanical Namsan, thư viện Nam San và Viện Goethe của Hàn Quốc.
ĐƯỜNG TƯỜNG ĐÁ TẠI CUNG ĐIỆN DEOKSUGUNG – SEOUL
Đường tường đá Deoksugung, hay còn gọi là đường Jeongdong-gil nằm cạnh bước tường thành đá của cung điện Deoksugung là địa điểm lý tưởng cho một buổi đi dạo. Vào mùa thu lá bạch quả màu vàng rơi đầy khiến cho khung cảnh nơi này trở nên vô cùng lãng mạn.
Đăng bởi: Dũng Mạnh
Từ khoá: Ngẩn ngơ ngắm lá vàng lá đỏ ở 5 điểm đến mùa thu tại Hàn Quốc
Cây Lá Dứa Nếp Là Gì? Cách Lấy Màu Lá Dứa Đúng Chuẩn!
Cây lá dứa nếp là gì?
Tên khác: Cây cơm nếp, cây lá nếp, lá nếp, lá thơm
Tên theo khoa học: Pandanus Amaryllifolius
Cây lá dứa (lá nếp)
Cách nhận biết cây lá dứa
Cây lá dứa thuộc loài thân thảo, mọc nhiều tại các khu vực nhiệt đới, chịu khô hạn tốt.
Thân và lá mọc chụm lại theo các đường gân dọc tại thành bụi. Phiến lá có hình lưỡi gươm dài tầm 30 – 40cm, rộng từ 3 – 4cm. Lá màu xanh, có hương thơm đặc trưng giống cơm nếp. Mặt dưới của lá có màu xanh đậm hơn, đôi khi còn phủ một lớp lông ngắn mịn. Cả hai mặt lá đều không có gai.
Cây không có quả hay hoa.
Cây lá dứa nếp có ở đâu?
Tại Việt Nam, cây lá dứa xuất hiện hầu hết mọi miền đất nước. Nhiều hộ gia đình hay khu dược liệu trồng để khai thác. Phổ biến nhất phải kể đến Tây Nguyên và khu vực Miền Nam.
Cây lá dứa phân bổ ở đâu?
Bộ phận sử dụng của cây lá nếp
Bất kỳ mùa nào trong năm, lá dứa cũng có thể thu hoạch được. Khi hái, nên chọn lá bánh tẻ phát triển nơi sạch sẽ, không bị sâu bệnh. Lá lấy về đem rửa sạch, bỏ hết bụi bẩn rồi ngâm nước muối loãng từ 5 – 10 phút.
Lá dứa có thể sử dụng dạng tươi hay khô đều không ảnh hưởng đến chất lượng hay mùi thơm. Để phơi lá dứa khô đúng cách, cần tiến hành các bước như sau:
Trải đều lên một tấm lót sạch rồi phơi nơi bóng râm cho đến khi khô hoàn toàn.
Lá dứa sau khi phơi khô cho vào lọ hoặc túi nilon kín để tránh nấm mốc, côn trùng và bay mất mùi thơm.
Lá dứa có tác dụng gì?
Lá dứa có nhiều công dụng đối với sức khỏe cũng như trong nấu ăn.
Tác dụng của lá dứa với sức khỏe
Lá dứa có công dụng chữa bệnh nên được dùng nhiều trong cả Đông y và y học hiện đại.
Theo tài liệu Đông y, lá dứa được dùng phổ biến, dễ sử dụng nhờ có mùi thơm đặc trưng và không chứa độc tố. Loại thảo được này được dùng nhiều trong những bài thuốc chuyên trị các bệnh ho, sốt cao, cảm mạo, phong hàn, đau nhức tứ chi, phong thấp, bổ phế, cân bằng đường huyết,…
Công dụng của lá dứa
Theo y học hiện đại:
Đồng thời, theo nghiên cứu trong y học hiện đại, lá dứa còn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Giúp giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Giải cảm, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Làm đẹp da, mờ các vết rạn, thâm nám.
Lá dứa cũng là thảo dược được đánh giá rất an toàn nên dùng được cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý dùng.
Công dụng của lá dứa trong nấu ăn
Dùng 1 đến 2 lá nếp tươi hoặc khô đem rửa sạch.
Đun lá dứa với một bát nhỏ nước khoảng 5 đến 10 phút để thu được hết dưỡng chất trong lá.
Cần lưu ý rằng không nên lạm dụng lá dứa, chỉ dùng ở mức vừa phải mà thôi.
→ Tìm hiểu: Bột cần tây có giảm cân thật không?
Bài thuốc sử dụng Lá dứa
Chữa thấp khớp: Sử dụng 3 chiếc lá Nếp thơm và một bát nhỏ dầu dừa. Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Dầu dừa đun nhỏ lửa đến khi nóng thì tắt lửa, cho lá Nếp thơm đã thái nhuyễn vào, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội thì dùng thoa vào vùng khu vực sưng đau.
Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu: Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhỏ, chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho vào máy xay để xay nhuyễn với một lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy phần nước cốt. Phần lá còn lại cho vào nồi đun nhỏ lửa, đến khi sôi thì cho thêm đường phèn, khuấy tan. Tắt lửa, chờ đến khi nước ấm thì cho phần nước cốt lá vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi thì tắt bếp. Chờ đến khi lá nguội hẳn thì dùng uống.
Chữa yếu dây thần kinh: Dùng 3 chiếc lá Nếp thơm, rửa sạch, cắt nhỏ, mang đi sắc với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì dùng uống. Nên uống nước khi còn nóng và vào buổi trưa trong ngày.
Trị gàu, mảng bám trên da đầu: Dùng 7 chiếc Lá dứa, rửa sạch, giã nát, sau đó cho thêm một ít nước, khuấy đều, lọc lấy phần nước cốt. Thoa nước cốt lá lên da đầu, để yên trong 1 giờ sau đó thoa thêm một lần nữa, để yên chở khô. Gội đầu với nước sạch.
Hỗ trợ cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không yên: Người hay lo lắng, căng thẳng có thể dùng 2 chiếc lá Nếp thơm to sắc cùng với một ly nước, dùng uống. Chất Tannin có trong lá có thể làm dịu căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng.
Lá dứa là một loại thảo dược quen thuộc và có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng các bài thuốc chứa Lá dứa, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn chi tiết.
Cách lấy màu lá dứa
Chuẩn bị
Lá dứa (Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc độ đậm nhạt mong muốn. Thường lá nếp già sẽ cho màu đậm hơn)
Chày, cối, chén hoặc tô, rây lọc hoặc khăn sạch
Cách nấu xôi lá dứa nếp
Cách làm
Dùng kéo cắt lá thành từng đoạn nhỏ để giã lá dứa dễ hơn.
Để lấy màu lá dứa không lo bị đắng, sau khi cắt lá dứa xong, bạn nên cho lá vào tô rồi đổ nước ấm 70 đến 80 độ C vào và ngâm từ 5 đến 10 phút. Cách này sẽ giúp giữ được màu xanh của lá dứa mà vẫn giảm bớt được vị đắng.
Lá dứa giã nát rồi, bạn đổ nước lọc vào cối và chắt lấy mỗi phần nước cốt. Có thể cho hỗn hợp lá dứa đã giã hòa nước lọc qua rây. Dùng muỗng đè mạnh vào lá dứa để phần nước cốt chảy xuống bát hứng bên dưới. Nếu muốn lọc kỹ hơn, có thể cho vào khăn sạch vắt kiệt để nước cốt chảy hết xuống bát hứng, phần bã giữ lại bên trong khăn.
Để nước cốt có màu đậm hơn, bạn đợi cho nước lá dứa đã lọc lắng xuống đáy bát, rồi đổ bớt phần nước trong ở bên trên đi.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng lá dứa thơm
Lá nếp không phải là thần dược để chữa khỏi bệnh trong ngày một, ngày hai. Người bệnh cần dùng trong thời gian nhất định để thấy được những tác dụng tuyệt vời của lá nếp.
Khi sử dụng làm dược liệu, cần trao đổi kỹ với bác sĩ và không nên tự ý thêm bất cứ dược liệu gì khác vào bài thuốc.
Các bài thuốc từ lá dứa nếp chỉ chữa được khi bệnh ở thể nhẹ, chứ không thể thay thế được các biện pháp chữa bệnh y khoa nên người dùng không được lạm dụng.
Giải Thích Câu Tục Ngữ: Lá Lành Đùm Lá Rách
Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là kho tàng quý báu mà ông cha để lại. Mỗi câu đều là kinh nghiệm, lời dạy từ các thế hệ đi trước cho thế hệ sau.
– Nêu vấn đề: Trong số đó, câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là bài học quý giá về tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người trong xã hội.
Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
– Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường.
– Nghĩa bóng:
+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh.
+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyết về vật chất, tinh thần, sức khỏe…
+ Đùm: Bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…
Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Luận điểm 2: Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau
– Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.
– Trong cuộc sống, con người không sống đơn độc mà sống trong một tập thể, một cộng đồng. Vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.
– Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc. Để từ đó họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.
– Trong cuộc sống của mỗi người luôn gắn liền với câu “Cho đi là nhận lại”. Nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Có như vậy, khi ta gặp khó khăn cũng sẽ có nhiều người tốt giúp đỡ ta.
(Lấy dẫn chứng khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)
– Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn ta sẽ bị nhận lại những điều tương tự khi gặp khó khăn.
Luận điểm 3: Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
– Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.
– Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.
– Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
– Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.
– Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng. Bởi đó là người chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.
Kết bài
– Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Nó trở thành truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc ta.
– Bài học rút ra và liên hệ bản thân: Chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp này.
Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ ngay hotline: 098.442.3335. Hoặc phụ huynh ĐĂNG KÍ HỌC THỬ tại Novateen trước khi quyết định cho con học.
Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bầu Bị Vàng Lá, Xoăn Lá, Héo Lá Là Tại Sao Và Cách Khắc Phục trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!