Bạn đang xem bài viết Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (Thalassemia): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tan máu bẩm sinh, hay còn gọi với cái tên quen thuộc là bệnh Thalassemia, là một tình trạng không hề hiếm tại Việt Nam. Tuy bệnh lý lành tính, nhưng có nhiều vấn đề nguy hiểm không thể chủ quan, thậm chí về lâu dài sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn khi chăm sóc và điều trị không đúng. Bài viết này của Bác sĩ chuyên khoa Huyết học Đinh Gia Khánh sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về bệnh Thalassemia, cũng như cách chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh.
Như tên gọi, người mắc bệnh Thalassemia sẽ dễ bị tán huyết (được gọi thông thường là tan máu) gây nên thiếu máu và các biến chứng khác do tán huyết gây ra . Trong đó, nghiêm trọng nhất là thừa sắt gây tổn thương nhiều cơ quan.
Thalassemia là một bệnh lý di truyền. Bất thường về di truyền trên gen sẽ làm cơ thể không tổng hợp được chuỗi globin. Những chuỗi globin này cấu tạo nên hồng cầu. Sự thiếu hụt này dễ làm cho hồng cầu kém bền, dễ vỡ hơn và dẫn đến tán huyết.
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, số lượng người mang gen tan máu bẩm sinh khoảng 7% dân số thế giới.
Ở Việt Nam, người dân tộc Kinh mang gen khoảng 2 – 4%. Trong khi đó, ở các dân tộc thiểu số miền núi có thể từ 22% lên đến 40%, đặc biệt là các dân tộc Êđê, Stiêng… Đây là một con số rất lớn.
Hồng cầu giai đoạn trưởng thành được cấu tạo quan trọng nhất bởi hai loại chuỗi trong hemoglobin: chuỗi alpha và chuỗi beta. Tuỳ thuộc vào bất thường loại chuỗi nào mà ta có 2 loại bệnh Thalassemia:
alpha Thalassemia.
beta Thalassmeia.
Dựa trên biểu hiện bệnh và đặc điểm bất thường di truyền, Thalassemia được chia làm 3 mức độ.
NhẹHay còn được gọi là người mang bệnh, thường không có biểu hiện gì đáng kể. Hay có thể thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng đến hoạt động cơ bản thường ngày.
Tuy nhiên, trong một số tình huống có thể biểu hiện tình trạng thiếu máu nặng nề hơn như da xanh, niêm nhạt, mệt mỏi… khi cơ thể tăng nhu cầu hoặc tăng mất máu như mang thai, rong kinh rong huyết…
Trung bìnhBệnh biểu hiện rõ và trẻ cần phải truyền máu ở độ tuổi khoảng 4 – 6 tuổi. Thiếu máu mức độ từ nhẹ đến trung bình, trẻ xanh xao hơn, hay mệt mỏi, giảm sức tập trung, hoạt động thể lực kém hơn trẻ đồng trang lứa.
Trẻ cũng có thể có một số biểu hiện do biến chứng tán huyết như gan lách to (sờ có khối rắn ở dưới bờ sườn bên phải hoặc trái), vàng da,…
NặngTrẻ biểu hiện sớm, có thể ngay lúc mới sinh. Nổi bật là thiếu máu, biển hiện rõ ràng và nặng nề hơn khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi. Các biểu hiện bao gồm:
Thiếu máu nặng:
Xanh xao, nhợt nhạt nhiều.
Chậm phát triển thể chất, giới hạn hoạt động hàng ngày.
Trí tuệ kém phát triển.
Dậy thì muộn.
Tán huyết nặng:
Da, niêm, mắt vàng.
Gan lách to nhiều, có thể to qua rốn và chiếm khắp ổ bụng.
Dễ bị sỏi túi mật, đường mật, sỏi trong gan…
Biến chứng khác:
Sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Biến dạng xương: to xương sọ, xương trán nhô ra, hai gò má nhô cao, mũi tẹt, vẩu hàm trên, loãng xương, gãy xương…
Mức độ nhẹ, người mang gen có thể sinh sống hoà thuận mà không có vấn đề gì trong suốt cuộc đời. Đối với thể nặng, bệnh nhân có thể tử vong ngay từ rất sớm do thiếu máu và biến chứng của tán huyết. Nếu được điều trị phù hợp, trẻ có thể phát triển ổn định đến tuổi trưởng thành, nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ của các biến chứng của bệnh dù được điều trị tích cực.
Một trong những vấn đề cốt lõi đó là ứ sắt, dẫn đến suy yếu chức năng nhiều cơ quan. Do đó, những trẻ bị Thalassemia nặng luôn cần được giám sát tích cực từ bác sĩ chuyên khoa Nhi/Huyết Học.
Vấn đề trọng tâm của Thalassemia là thiếu máu và ứ sắt. Do đó, việc điều trị sẽ dựa vào 2 nguyên tắc cơ bản trên.
Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thiếu máu để cho trẻ được truyền chế phẩm máu nhằm ổn định sự phát triển bình thường. Việc thải sắt song song đó là cần thiết để ngừa ứ sắt.
Một số phương pháp khác như cắt lách, ghép tế bào gốc tạo máu có thể được cân nhắc.
Bệnh phải điều trị cả đời. Một điều cần lưu ý là chi phí điều trị cho trẻ tan máu bẩm sinh là một con số khổng lồ về lâu về dài. Ước tính chi phí truyền máu và thải sắt cho trẻ tới độ tuổi trưởng thành có thể lên đến con số vài tỷ đồng.
Chế độ ăn cho bệnh nhân Thalassemia luôn cần phải đầy đủ dinh dưỡng bởi các nhóm chất: đường, đạm, béo, vitamin và muối khoáng… Cần hạn chế các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt heo, rau xanh đậm… Nên tham vấn hướng dẫn của bác sĩ trong việc chọn lựa thực phẩm.
Tiêm phòng đầy đủ.
Uống bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ xương.
Là một bệnh lý di truyền, Thalassemia có thể được phòng ngừa bởi khảo sát di truyền. Khảo sát trước sinh ở vợ và chồng, xét nghiệm trong thai kỳ để phát hiện sớm bất thường ở con.
Thiếu Magie: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Magie là một trong những khoáng chất thiết yếu của cơ thể bạn. Nó chủ yếu được lưu trữ trong xương và một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu của bạn. Magie đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng của cơ thể bao gồm: Tổng hợp protein, sản xuất và lưu trữ năng lượng, ổn định các tế bào, tổng hợp DNA, truyền tín hiệu thần kinh, chuyển hóa xương, dẫn truyền tín hiệu giữa các cơ và dây thần kinh. chuyển hóa glucose và insulin,… Vì vậy, khi thiếu magie sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy nên, chúng ta cần biết các triệu chứng và nguyên nhân khi thiếu hụt magie để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời.
Chuột rút là một triệu chứng khi thiếu magie
Các dấu hiệu ban đầu khi thiếu magie bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, giảm sự thèm ăn
Khi tình trạng thiếu magie trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm: tê tái, ngứa ran, chuột rút cơ bắp, co giật, co cứng cơ, thay đổi tính cách (trở nên trầm cảm), nhịp tim bất thường,…
Nếu tình trạng thiếu magie xảy ra thường xuyên và không được điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng khi cơ thể bị thiếu hụt magie nghiêm trọng. Những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng có thể xảy ra như:
– Co giật nghiêm trọng
– Rối loạn nhịp tim (kiểu tim bất thường)
– Co thắt mạch vành
– Đột tử
Thiếu magie thường là do giảm hấp thu magie trong ruột hoặc do cơ thể tăng bài tiết magie qua nước tiểu. Mức magie thấp ở những người khỏe mạnh là không phổ biến. Điều này là do mức magie phần lớn được kiểm soát bởi thận. Thận tăng hoặc giảm bài tiết (chất thải) magie dựa trên những gì cơ thể cần.
Chế độ ăn uống liên tục ít magie, mất quá nhiều magie hoặc sự hiện diện của các bệnh mãn tính khác có thể dẫn đến thiếu hụt lượng magie trong cơ thể.
Các tình trạng làm tăng nguy cơ thiếu magie bao gồm các bệnh về đường tiêu hóa, tuổi cao, bệnh tiểu đường loại 2, sử dụng thuốc lợi tiểu quai, điều trị bằng một số liệu pháp hóa học và nghiện rượu.
Bệnh về đường tiêu hóaBệnh về đường tiêu hóa dễ thiếu magie
Các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Celiac gây kém hấp thu, bệnh Crohn (rối loạn tiêu hóa) và tiêu chảy mãn tính có thể làm giảm khả năng hấp thụ magie hoặc làm tăng đào thải magie khiến cơ thể dễ bị thiếu hụt. Tình trạng bệnh lý kéo dài gây thiếu hụt nghiêm trọng magie và các chất dinh dưỡng khác làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường loại 2Bệnh tiểu đường làm tăng bài tiết nước tiểu gây thiếu magie
Người bệnh tiểu đường thường có Nồng độ glucose trong máu cao hơn, điều này có thể khiến thận tăng bài tiết nước tiểu hơn. Điều này cũng làm tăng mất magie.
Nghiện rượuNgười nghiện rượu dễ bị thiếu hụt magie
Nghiện rượu là một thói quen xấu và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Sự phụ thuộc vào rượu có thể dẫn đến kém hấp thu magie, nôn mửa gây mất magie, tăng đi tiểu dễ dẫn đến mất magie. Ngoài ra, nghiên rượu còn gây ra một số tình trạng khác gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như:
– Gây hại cho gan, dễ khiến gan bị tổn thương, viêm nhiễm thậm chí có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan
– Dễ bị suy thận
– Viêm tụy
– Các biến chứng khác. Tất cả những điều kiện này đều có khả năng dẫn đến hạ huyết áp.
Người cao tuổiNgười cao tuổi thường khó hấp thu magie
Sự hấp thụ magiê ở ruột có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Sự đào thải magie qua nước tiểu có xu hướng tăng theo tuổi. Người lớn tuổi thường ăn ít thực phẩm giàu magiê hơn. Họ cũng là những người thường có nhiều khả năng dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến magie (chẳng hạn như thuốc lợi tiểu). Những yếu tố này có thể dẫn đến thiếu magie ở người cao tuổi.
Sử dụng thuốc lợi tiểuCác thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải magie
Các thuốc lợi tiểu giúp cơ thể nhanh chóng thải nước ra ngoài và thường được sử dụng để điều trị cho người cao huyết áp hoặc bị phù. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lợi tiểu (đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai) có thể dẫn đến mất các chất điện giải như kali, canxi và magie khiến cơ thể dễ bị thiếu hụt những loại khoáng chất này.
Magie huyết thanh thấp hơn 1,8 mg/dL được coi là thấp
Bác sĩ sẽ chẩn đoán hạ magie máu dựa trên khám sức khỏe, các triệu chứng, bệnh sử và xét nghiệm máu. Mức magie trong máu không cho bạn biết lượng magie mà cơ thể bạn đã lưu trữ trong xương và mô cơ. Nhưng nó vẫn hữu ích cho việc chỉ ra liệu bạn có bị hạ huyết áp hay không. Bác sĩ cũng có thể sẽ kiểm tra thêm nồng độ canxi và kali trong máu của bạn .
Mức magie huyết thanh (máu) bình thường là 1,8 đến 2,2 mg/dL. Magie huyết thanh thấp hơn 1,8 mg/dL được coi là có sự thiếu hụt magie. Mức magie dưới 1,25 mg/dL được coi là hạ magie máu rất nghiêm trọng.
Điều trị khi thiếu magiesử dụng thực phẩm giàu magie để tránh thiếu hụt magie
Hạ magnesi huyết thường được điều trị bằng cách bổ sung magie qua đường uống và tăng lượng magie trong chế độ ăn uống.
Những thực phẩm giàu magiê bao gồm: rau bina, quả hạnh, hạt điều, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, sữa đậu nành, đậu đen, bánh mì nguyên cám, trái bơ, chuối, cá hồi….
Advertisement
Nếu tình trạng hạ magie máu nghiêm trọng và kèm theo các triệu chứng như co giật, bác sỹ có thể chỉ định tiêm magie qua đường tĩnh mạch.
Nguồn: Healthline
Các sản phẩm chứa Magie tại Nhà thuốc An Khang
Hộp 5 vỉ x 10 viên
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Lọ 100 viên
/Chai
245.000₫-10%
-10%
Hộp 50 viên
Lọ 100 viên
Hộp 10 ống x 10ml
Polyp Mũi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Polyp mũi là những khối mềm, không đau, không phải ung thư. Chúng phát triển trên niêm mạc mũi xoang (lớp lót bên trong hốc mũi hoặc lòng xoang). Chúng có hình dạng như giọt nước hay chùm nho. Polyp mũi hình thành do quá trình viêm lâu dài của niêm mạc mũi xoang.
Những polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì. Polyp lớn hay nhiều polyp có thể làm tắc nghẽn (nghẹt) hốc mũi và dẫn tới các vấn đề về hít thở, gây mất ngửi hay thường xuyên nhiễm trùng.
Các polyp mũi mềm và ít gây cảm giác. Nên với những polyp nhỏ, bạn sẽ không có cảm giác gì. Polyp lớn hay nhiều polyp có thể làm tắc nghẽn đường thoát dịch của mũi xoang dẫn đến tích tụ chất nhầy và vi khuẩn. Điều này khiến mũi xoang dễ bị nhiễm trùng hơn.
Những biểu hiện thường gặp của viêm mũi xoang mạn tính có hiện diện polyp mũi bao gồm:
Chảy mũi.
Nghẹt mũi liên tục.
Chảy mũi sau.
Giảm hay mất cảm giác ngửi (mất mùi).
Mất vị giác.
Đau nhức đầu mặt.
Đau nhức răng hàm trên.
Ngáy.
Thường xuyên chảy máu mũi.
Polyp được hình thành tại niêm mạc tiết nhầy trong mũi xoang. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong hốc mũi và các xoang.
Khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra polyp mũi. Người ta cũng chưa giải thích được tại sao quá trình viêm kéo dài khiến polyp hình thành ở người này nhưng không hình thành ở người khác.
Vài bằng chứng cho thấy, người có polyp phát triển thì hệ thống miễn dịch có những đáp ứng khác so với người bình thường. Trong lớp nhầy của họ có chứa các chất khác biệt so với lớp nhầy ở những người không xuất hiện polyp.
Các triệu chứng của dị ứng, bao gồm chảy mũi, hắc hơi và ngứa mũi… làm cho người bệnh có nhiều khả năng hình thành polyp hơn. Viêm xoang cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành polyp.
Bệnh có 4 mức độ sau đây:
Mức độ 1: Khối polyp còn nhỏ, chỉ có thể phát hiện bằng nội soi mũi xoang.
Mức độ 2: Khối polyp phát triển vừa, có thể phát hiện nếu khám mũi bằng đèn Clar (đèn đội đầu trong khám tai mũi họng).
Mức độ 3: Khối polyp to lên và lấp hết hốc mũi. Nó làm nghẹt mũi và gây ảnh hưởng đến việc thở qua mũi, ngửi. Chỉ cần dùng ngón tay nâng đỉnh mũi lên rồi soi gương cũng có thể nhìn thấy dễ dàng.
Mức độ 4: Khối polyp phát triển quá lớn khiến hốc mũi bị lấp kín mít và ló ra ngoài mũi. Lúc này khối polyp hơi đục và chắc, có thể quan sát được rõ ràng.
Bất cứ ai cũng có thể bị, nhưng bệnh thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi. Nam giới mắc bệnh gấp đôi nữ. Trẻ dưới 10 tuổi hiếm khi bị polyp mũi. Nếu có, bác sĩ sẽ khám để tìm các dấu hiệu của bệnh xơ nang ở trẻ.
Bất cứ tình trạng nào làm cho mũi xoang bị kích thích và viêm kéo dài đều làm tăng nguy cơ mắc polyp mũi, ví dụ như nhiễm trùng hay dị ứng.
Viêm mũi dị ứng.
Hen suyễn.
Nhạy cảm thuốc Aspirin.
Viêm xoang.
Các nhiễm trùng cấp hay mạn tính khác tại mũi xoang.
Dị vật trong mũi bị bỏ quên.
Bệnh xơ nang: Là bệnh di truyền dẫn đến làm dày và dính các dịch trong cơ thể, làm dày lớp nhầy niêm mạc mũi xoang.
Hội chứng Churg-Strauss: Một bệnh hiếm gây viêm các mạch máu.
Thiếu vitamin D: Xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ vitamin D.
Polyp mũi lớn hay nhiều polyp mũi có thể ngăn cản dòng không khí và dẫn lưu dịch trong mũi xoang, dẫn đến các hậu quả sau:
Chứng ngưng thở khi ngủ.
Làm bùng phát cơn hen suyễn: Viêm xoang mạn tính kèm polyp mũi có thể khiến bệnh hen nặng hơn và làm cơn hen cấp xuất hiện nhiều hơn.
Nhiễm trùng xoang: Polyp mũi có thể khiến bạn dễ bị mắc viêm xoang tái phát nhiều lần.
Triệu chứng của viêm xoang mạn tính và polyp mũi cũng có thể giống với rất nhiều bệnh lý khác, ví dụ như bệnh cảm thông thường. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu các biểu hiện trên kéo dài hơn 10 ngày.
Hãy đến bệnh viện ngay khi bạn có những triệu chứng sau:
Các biểu hiện trên đột ngột xấu đi.
Khó thở dữ dội.
Nhìn đôi (nhìn 1 hình thành 2 hình).
Nhìn mờ hay giảm cử động mắt (khó liếc mắt qua lại hay lên xuống).
Sưng nề nặng quanh mắt.
Đau đầu nhiều hơn kèm với sốt cao hay không thể gập cổ về phía trước.
Khi nào thì bạn cần phẫu thuật và bệnh có các phương pháp điều trị ra sao? Tìm hiểu trong bài viết: Polyp mũi: Có những cách điều trị nào? Khi nào cần phẫu thuật?
Polyp mũi không phải là ung thư. Nó hình thành do niêm mạc mũi xoang bị viêm kéo dài. Triệu chứng của polyp mũi có thể dễ lầm với các bệnh lý thông thường khác. Nếu các biểu hiện nêu trên kéo dài hay các triệu chứng đột ngột nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị phù hợp
Tiêu Chảy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị & Cách Phòng Ngừa
Tiêu chảy là bệnh gì?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết: Bệnh tiêu chảy chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới, khiến bệnh tiêu chảy trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tăng số lần đi ngoài đột ngột
Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân
Phân loại các loại bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau dựa trên các đặc điểm về thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh, độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của phân như: phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,… bao gồm: tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết.
Tiêu chảy cấp tính
Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần. Bệnh tiêu chảy cấp tính thường có nguyên nhân do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm, trong đó virus rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.
Tiêu chảy mãn tính
Tiêu chảy thẩm thấu
Tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày. Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.
Tiêu chảy xuất tiết
Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày
Ngoài nguyên nhân chính là rotavirus, bệnh tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến khác như: nhiễm khuẩn đường ruột, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, không hấp thu đường, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,..
Nhiễm khuẩn đường ruột
Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, dùng các món ăn như rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.
Vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Rối loạn vi sinh đường ruột
Không hấp thu đường
Do không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm
Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích
Viêm đại tràng
Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Bệnh xuất phát do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm, ngộ độc hóa chất, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý…
Tiêu chảy lây qua đường nào?
Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh;
Dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…;
Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ;
Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt;
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần
Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải ít nhất vài lần mỗi năm. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy:
Đầy bụng, sôi bụng;
Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
Xét nghiệm phân: Phát hiện các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh có trong mẫu phân.
Những biến chứng của bệnh tiêu chảy
Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh tiêu chảy đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.”
Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ bị tiêu chảy, một số trường hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước.
Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Trẻ em chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy cũng sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn.
Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Điều trị bệnh tiêu chảy
Hầu hết trường hợp tiêu chảy tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.
Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy
Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.
Thuốc kháng sinh
Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng
Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.
Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy
Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp
Đồng thời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo tiêm phòng là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus. Rotavirus có tính chất lây lan rất cao, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm rotavirus cao nhất. Hầu như tất cả trẻ em đều sẽ bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm đầu đời. WHO ước tính rằng trong năm 2008, có khoảng 453.000 ca tử vong ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột do rotavirus xảy ra trên toàn thế giới.
Trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus tại Hệ thống tiêm chủng VNVC
Bé bị tiêu chảy có nên uống sữa?
Khi bị tiêu chảy, men lactase trong ruột – một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose bị suy giảm. Trong khi đó, lactose lại là loại đường có trong hầu hết các loại sữa động vật (cả sữa tươi lẫn sữa công thức các loại). Khi đường lactose không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển thành acid lactic gây tiêu chảy. Do đó, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy là giảm tạm thời lượng sữa động vật trong chế độ ăn cho trẻ nhưng vẫn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Đừng cho bé uống sữa bò mà hãy thay thế bằng sữa đậu nành hay loại sữa không chứa đường lactose vì loại sữa này dễ hấp thu hơn.
Nếu trẻ bị bệnh dưới 6 tháng tuổi hay đang còn bú mẹ thì không cần băn khoăn trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không, mà hãy tăng cường cho trẻ bú mẹ và uống nhiều nước lọc.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số lưu ý chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy bao gồm:
Cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước, tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt, hôn mê.
Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, không được để trẻ bỏ bữa. Nên cho trẻ ăn cháo loãng nấu thịt bằm hoặc súp… để dễ tiêu hóa hơn.
Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn thức ăn cay mặn, nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, nước ép táo, mận hay uống loại sữa nhiều lactose… vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu giảm sau 2 – 3 ngày hoặc trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần có kèm theo các triệu chứng như sốt, phân lẫn máu, phát ban, nôn… để được khám và nhận chỉ định điều trị an toàn.
Bắt đầu vào hè, tình hình mắc tiêu chảy ở trẻ em càng có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là nguy cơ bùng phát dịch tiêu chảy do Rotavirus. Thật may mắn khi hiện nay, trẻ nhỏ hoàn toàn có thể được phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả nhờ vắc xin.
Với hơn 40 cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc với không gian rộng rãi, nhiều phòng khám, phòng tiêm, phòng thay tã, khu vui chơi cùng các tiện ích miễn phí khác như: khám sàng lọc, gửi xe, tã giấy, wifi, nước uống…, hệ thống tiêm chủng VNVC ngày càng khẳng định vị thế địa chỉ tiêm chủng uy tín, an toàn, hiện đại hàng đầu hiện nay và được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, Quý khách vui lòng gọi hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
TRÀ MY
Bệnh Chàm, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Thuật ngữ y khoa: Chàm – Eczema
Tên thường gọi: Chàm
Chuyên khoa: Da liễu
Đối tượng bệnh nhân: Mọi đối tượng
Chàm là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh, tiến triển từng đợt hay tái phát, biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Nếu bị bệnh chàm, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như ngứa nghiêm trọng (đặc biệt vào ban đêm), da khô và có vẩy màu đỏ đến nâu nhạt, các vết bớt nhỏ gây chảy nước nếu bị trầy xước. Những triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông.
Chàm chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và thẩm mỹ người mắc bệnh.
Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, thường gặp nhất ở đầu gối, khuỷu tay hoặc cẳng tay, cũng như mặt, cổ, cổ tay, da đầu, cánh tay, chân, ngực và lưng.
Giai đoạn tấy đỏ: Bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.
Giai đoạn nổi mụn nước: Ban đầu, da đỏ lên và các mụn nước li ti được hình thành và lan rộng ra các vùng da lành khác. Mụn nước có chứa dịch trong, xuất hiện dày đặc gây cảm giác ngứa, rát.
Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
Giai đoạn da nhẵn: Đó là khi sau một thời gian lớp vảy của huyết thanh đọng trên da bị bong ra và để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.
Giai đoạn bong vảy da: Lớp da mỏng trên rạn nứt và bong vảy sau đó tăng sắc tố da và dày hơn. Sau thương tổn da sẽ trở lại bình thường và không dể lại sẹo trên da.
1. Cơ địa
2. Dị ứng nguyên
Các thuốc hay gây phản ứng: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.
Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.
Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.
Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.
Nhiều loại cây có những thành phần gây ra bệnh chàm cho người bệnh như: rau tía tô, cỏ hoang, rau đay, cúc tần, sơn.
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.Một nguyên nhân gây bệnh chàm phổ biến nữa đó là do đề kháng cơ thể của bệnh nhân yếu, việc ăn uống không lành mạnh cũng là tác nhân quan trọng gây ra bệnh.
Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.
1. Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh chàm. Tình trạng này chủ yếu do nhiễm liên cầu khuẩn hay nhiễm tụ cầu khuẩn gây ra. Người mắc bệnh chàm thường sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch giảm lại vệ sinh da không sạch, nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Hành động gãi khi ngứa khiến da bị tổn thương nặng gây ra tình trạng viêm nhiễm, gây nhiễm trùng da. Nếu người bệnh không có cách xử lý kịp thời có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có trường hợp gây tử vong.
2. Nhiễm virus
Nhiễm virus là biến chứng dễ gặp nhất ở bệnh chàm do virus gây mụn rộp và virus sinh dục Herpes gây nên, còn gọi là Herpes Simplex virus. Loại virus này nếu không được chữa trị sớm có thể lây lan và phát triển trên diện rộng, khiến bện ngày càng nặng hơn. Các triệu chứng kèm theo khi Herpes Simplex virus hoạt động đó là trên da xuất hiện các nốt phồng rộp, lớp vảy và người bệnh có hiện tượng sốt. Do đó, khi bị nhiễm virus, bệnh nhân nên dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh.
3. Bệnh chàm gây biến chứng ở mắt
Bệnh eczema khi biến trở nặng sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm cho mắt như đục thủy tinh thể, xuất hiện một nếp gấp da do mí mắt dưới bị phù nề. Bên cạnh đó, bệnh còn gây kích thích giác mạc, rối loạn giác mạc do sự thoái hóa và suy yếu giác mạc.
Do chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị cũng khó có thể trị dứt điểm, các phương pháp điều trị hiện nay kiểm soát các triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát. Cách điều trị chủ yếu là dùng cách thuốc bôi bên ngoài như thuốc chống viêm, dưỡng ẩm.
Điều trị bệnh chàm chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa hoặc trị liệu tình trạng bội nhiễm (nếu có) và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh được điều trị tùy theo độ tuổi và tình trạng của bệnh.
Các loại thuốc bôi tại chỗ gồm: Dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian… Hoặc bạn cũng có thể dùng kháng sinh dạng mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Lưu ý, bạn không nên dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid trong các trường hợp bị chàm nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp chàm có viêm da mủ cần phải được điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh, chống dị ứng (amoxicilin, cephalosporin…).
Do bệnh chàm là một bệnh mãn tính vì thế thời gian điều trị rất dai dẳng, vì thế ngoài các loại thuốc của y học hiện đại, các loại thuốc đông y cũng được áp dụng bởi độ lành tính, ít tác dụng phụ.
1. Chú ý dưỡng ẩm da
Khô da là một trong những yếu tố rất có hại cho da và là điều kiện thuận lợi giúp cho nhiều bệnh ngoài da bùng phát, trong đó có các bệnh ngoài da như chàm. Chính vì vậy việc giữ độ ẩm trên da là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm da bùng phát.
Thời điểm tốt nhất để dùng các sản phẩm dưỡng ẩm là sau khi tắm. Đây là thời điểm mà da của bạn dễ giữ được độ ẩm tự nhiên. Ngoài thời điểm sau khi tắm, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và bất cứ khi nào bạn cảm thấy da có dấu hiệu khô. Đặc biệt nên chú ý bổ sung độ ẩm cho da vào những thời điểm giao mùa, không khí khô và lạnh.
2. Tránh các yếu tố dễ gây kích ứng da
Nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa có thể đến từ nhiều yếu tố trong cuộc sống. Điển hình là một số yếu tố thường gặp như:
– Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da.
– Các yếu tố kích ứng dễ lan tỏa trong không khí như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, bụi,…
– Các động vật, côn trùng nhỏ, các kí sinh trùng có khả năng xâm nhập vào da.
– Một số loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt và công nghiệp.
– Kiểm tra các yếu tố kích ứng có thể xảy ra quanh nơi bạn sinh sống và cố gắng tránh tối đa là một trong những cách để giúp bạn hạn chế được nguy cơ bùng phát bệnh chàm da cũng như nhiều bệnh ngoài da khác.
3. Chú ý tắm đúng cách
– Tắm đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh chàm da. Khi tắm, bạn cần chú ý thực hiện đúng 3 lưu ý sau:
– Không tắm với nước quá nóng, chỉ nên tắm với nước ấm vừa phải.
– Khi tắm cần tránh chà xát nhiều lên da vì sẽ dễ để lại tổn thương ngoài da.
Advertisement
– Sử dụng các loại xà phòng, sản phẩm vệ sinh da phù hợp để giúp tránh kích ứng da không mong muốn.
– Bổ sung độ ẩm cho da sau khi tắm để da giữ được sự mềm mại, giảm nguy cơ da khô và bong tróc.
4. Tránh gãi lên da
Gãi chỉ có thể giúp bạn giảm ngứa tạm thời khi bị ngứa da. Tuy nhiên khi bạn gãi có thể làm cho những tổn thương da nặng hơn. Gãi lên da cũng sẽ kích hoạt một vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – phát ban ngoài da. Đây cũng là yếu tố khiến cho tình trạng bệnh chàm có thể bùng phát. Thay vì gãi lên da, bạn nên áp dụng các biện pháp giảm ngứa khác như chườm mát để làm dịu da sẽ tốt hơn cho tình trạng da của bạn.
5. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể
– Các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể mà bạn sử dụng hằng ngày như mỹ phẩm, xà phòng, sản phẩm tóc, nước hoa, kem cạo râu,… có thể chứa một số thành phần gây kích ứng da. Do đó khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể khiến cho tình trạng chàm da bùng phát.
– Cách tốt nhất để biết sản phẩm nào là tốt nhất cho làn da của bạn là dùng thử một ít các sản phẩm này trên một vùng da nhỏ để kiểm tra mức độ kích ứng trước khi sử dụng trên những vùng da khác. Với người có cơ địa nhạy cảm, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da nhạy cảm để tránh kích ứng
An Khang
Anxiety Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Anxiety
Anxiety là gì?
Theo nghiên cứu gần đây của đại học Harvard Mỹ, hội chứng này xuất hiện nhiều ở người trẻ, những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc học tâm. Không chỉ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, anxiety còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số bộ phận trong cơ thể người.
Biểu hiện của Anxiety
Thông thường hội chứng thường có biểu hiện trên ba mặt: cơ thể , suy nghĩ và hành vi. Tùy vào mức độ bệnh và hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân mà mức độ biểu hiện của các bệnh nhân là khác nhau. Tuy nhiên người mắc phải anxiety thường có các biểu hiện cụ thể sau:
Biểu hiện trên cơ thể
Không chỉ về mặt tinh thần đơn thuần, anxiety sẽ có những tác động tiêu cực đến các bộ phận của cơ thể. Người mắc phải hội chứng này thường khó ngủ, tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn nôn…Tình trạng cơ thể kéo dài như vậy, khiến tâm lý ngày càng bị ảnh hưởng kéo theo diễn biến xấu về bệnh anxiety.
Biểu hiện về mặt tinh thần
Biểu hiện của hội chứng Anxiety
Nguyên nhân của hội chứng Anxiety
Những nguyên nhân gây ra tình trạng lo lắng ở người như làm việc và học tập trong một môi trường quá căng thẳng. Bị đe doạ và chịu đựng bạo lực thường xuyên. Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng chất kích thích, bị mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng này ở người. Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, sử dụng quá nhiều đường và tinh bột đi kèm với việc lười vận động cũng có thể là nguyên nhân sâu xa gây ra anxiety ở người.
Cách điều trị, khắc phục Anxiety
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ tâm lý hay sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, việc xây dựng một lối sống lành mạnh khoa học có vai trò cực kì quan trọng. Lối sống khoa học kết hợp hài hoà giữa vận động cơ thể và vận động đầu ốc giúp loại bỏ lo lắng, nguyên nhân hàng đầu Anxiety. Trên cơ sở Anxiety là gì? cũng như nguyên nhân, biểu hiện của nó việc điều trị phải kết hợp hài hoà các yếu tố sau:
– Vận động đều đặn thường xuyên: Khoa học chứng minh việc vận động, tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Đồng thời quá trình vận động đặc biệt có ích cho quá trình hô hấp hay tiêu hoá.
– Không sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,thuốc lá…có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý hay tinh thần con người. Khiếm cơ thể rơi vào cảm giác mệt mỏi, chán nản, lo lắng thường xuyên. Tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân mắc Anxiety.
– Ăn uống khoa học hợp lý: Tránh các thức ăn nhanh nhiều đường, nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Tăng cường sử dụng rau củ giàu vitamin và chất xơ, cá biển với hàm lượng omega3 cực cao tốt cho trí não hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị anxiety. Đây là nguồn thực phẩm cần thiết hàng ngày cho mọi người không riêng gì bệnh nhân mắc anxiety.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (Thalassemia): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!