Bạn đang xem bài viết Cách Chế Biến Thực Phẩm Tránh Bị Ngộ Độc Trong Mùa Hè được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
Gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè
Mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín.
Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng.
Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
Không nên đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh dễ gây ô nhiễm thực phẩm
Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “Lợi – Hại” của chiếc tủ lạnh. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm.
Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.
Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm.
Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.
10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:
1. Chọn thực phẩm an toàn.
2. Nấu kỹ thức ăn.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.
5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.
8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.
10. Sử dụng nguồn nước sạch.
Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm
1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
2. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
3. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Thực Phẩm Giúp Bà Bầu Tránh Bị Rạn Da
Ăn uống là một trong những phương pháp đơn giản, hiệu quả để chống rạn da khi mang bầu.
Rạn da là hiện tượng thường gặp, cũng là nỗi lo lớn của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, để tránh rạn da hiệu quả, tác động bên ngoài như bôi dầu dừa, thoa kem dưỡng chống rạn vẫn là chưa đủ, các mẹ cần cung cấp đủ dưỡng chất cho da thông qua việc bổ sung những loại thực phẩm có ích trong chế độ ăn hàng ngày.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có công dụng lớn trong việc làm đẹp da. Đây là loại dưỡng chất quan trọng, góp phần hỗ trợ cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào da mới, tăng cường sức khỏe làn da.
Bằng cách bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn, mẹ bầu có thể cải thiện sự đàn hồi của da, làm giảm nguy cơ rạn da. Các loại trái cây mẹ bầu có thể lựa chọn như bưởi, cam, dâu, kiwi, ớt chuông, dưa hấu và bông cải xanh.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E
Ngoài vitamin C, vitamin E cũng là loại dưỡng chất nổi tiếng với công dụng làm đẹp da. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E vào chế độ ăn hàng ngày trong thời kì mang thai có thể giúp tăng cường sức khỏe làn da, từ đó, làm giảm nguy cơ bị rạn da.
Không chỉ có tác dụng phòng ngừa rạn da, vitamin E cũng có vai trò quan trọng trong việc chữa trị, phục hồi các vùng da bị hư tổn, trẻ hóa làn da. Vì thế, khi đã xuất hiện rạn da, các mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E để làm giảm bớt tình trạng rạn da của cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu vitamin E mẹ nên lựa chọn bao gồm các loại hạt, quả bơ, bơ đậu phộng, mầm lúa mì, cà chua đã nấu chín và bột yến mạch.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Một loại vitamin khác mà các mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn thời kì mang thai đó là vitamin A. Vitamin A vốn được biết đến với tác dụng bổ mắt, tuy nhiên, đây cũng là loại dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của làn da, cũng như thúc đẩy sự hình thành các tế bào da mới. Bởi vậy, vitamin A cũng có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng rạn da khi mang thai.
May mắn là, đây cũng là loại dưỡng chất rất phổ biến, có ở rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là các loại hoa quả, rau củ có màu cam như cà rốt, khoai lang, dưa đỏ, bí ngô, mơ, xoài, cá hồi, những loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn.
Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Hấp thu những thực phẩm giàu kẽm sẽ khuyến khích cơ thể mẹ bầu sản sinh collagen, giúp tăng cường sức khỏe làn da. Do đó, việc bổ sung kẽm cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày cũng là một cách làm hiệu quả giúp các mẹ phòng ngừa các dấu hiệu rạn da trong thời kì mang thai.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm các mẹ có thể tham khảo bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như thịt nạc, nho khô, đậu, đậu lăng và chuối.
Những nhóm thực phẩm trên không chỉ tốt cho làn da của mẹ bầu, mà đồng thời cũng rất tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì thế, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung các loại dưỡng chất nếu trên vào chế độ ăn hàng ngày.
6 Loại Thực Phẩm Cần Tránh Dùng Khi Bị Đau Họng
1. Các món ăn chiên và bột
Các món chiên giòn và nhiều bột luôn hấp dẫn người dùng vì hương vị thơm ngon, giòn rụm, thế nhưng đây chính là những thực phẩm cần tránh dùng khi bị đau họng. Ăn nhiều món chiên, nhiều bột với nhiều dầu sẽ khiến cổ họng của bạn thêm đau rát và khó chịu. Bạn chỉ nên dùng các món chiên vừa phải, tránh các món chiên ngập dầu. Ngoài ra, ăn nhiều món chiên giòn có thể làm tăng lượng chất béo xấu vào cơ thể.
Các món ăn chiên và nhiều bột không nên dùng khi bị đau họng (Ảnh: Internet)
2. Các món có tính axitCác chuyên gia đưa ra lời khuyên khi bạn có vấn đề với cổ họng hoặc dạ dày thì không nên dùng các món ăn hay thực phẩm có tình axit vì sẽ khiến bạn thêm đau họng, khó chịu và có thể gây viêm.
Có rất nhiều thực phẩm giàu tính axit làm kích thích cổ họng gây đau rát và có thể gây trào ngược dạ dày nguy hiểm. Cà chua, nước ngọt, phô mai, trái cây họ cam quýt,… là các thực phẩm giàu tính axit mà bạn nên tránh dùng khi bị đau họng.
Các thực phẩm giàu tính axit sẽ làm tình trạng đau họng của bạn tăng thêm (Ảnh: Internet)
3. Các thực phẩm giàu vitamin CBên cạnh các thực phẩm giàu tính axit, bạn cũng nên tránh dùng các thực phẩm giàu chất vitamin C. Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng mà bạn nên tiêu thụ mỗi ngày, tuy nhiên khi bị đau họng hãy hạn chế các thực phẩm này. Hàm lượng vitamin C càng cao sẽ khiến cổ họng bạn hứng chịu cơn đau rát nhiều hơn. Tính chua của các loại trái cây giàu vitamin C càng khiến bạn đau hơn khi nuốt. Nếu muốn dùng các thực phẩm giàu vitamin C, bạn chỉ nên vắt chút chanh vào ly trà hoặc mật ong để dùng. Trà và mật ong đều có tính kháng khuẩn giúp cổ họng bạn thoải mái hơn.
Các thực phẩm giàu vitamin C sẽ làm cổ họng bạn thêm rát và khó chịu (Ảnh: Internet)
4. Đồ ăn cayKhi bạn bị viêm họng, niêm mạc cổ họng đang bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó nhóm thực phẩm cần tránh dùng khi bị đau họng chính là các thực phẩm có tính cay nồng. Ăn nhiều món cay sẽ khiến niêm mạc cổ họng thêm sưng, phù nề và có thể kéo dài thời gian bệnh.
Hãy tránh xa các món ăn cay nóng khi bị đau họng (Ảnh: Internet)
5. Cà rốt, rau sống và cần tây tươiCà rốt, rau sống hay cần tây là những thực phẩm thơm ngon và dinh dưỡng. Đặc trưng của nhóm thực phẩm này là độ tươi sống và giòn tan khi ăn. Thế nhưng các thực phẩm có độ giòn này được khuyên không nên dùng khi bạn bị đau họng, vì độ cứng của chúng có thể chà xát vào cổ họng, ngoài ra bạn cần phải nhai và nuốt nhiều khi dùng nên sẽ càng làm đau thêm.
Rau sống, cần tây và cà rốt sẽ làm cổ họng bạn thêm đau (Ảnh: Internet)
6. Các món ăn giònTương tự các loại rau củ tươi sống có độ giòn giúp kích thích vị giác, các món ăn có độ giòn cũng là thực phẩm cần tránh dùng khi bạn bị đau họng. Các loại thực phẩm như khoai tây chiên, bánh snack, bánh quy,… có thể gây thêm đau khi nuốt, đồng thời cũng khiến niêm mạc cổ họng có thể bị sưng nhiều hơn.
Do đó bạn chỉ nên dùng các thực phẩm mềm, dễ nuốt và ở dạng loãng sẽ tốt cho cổ họng hơn. Nếu bạn vẫn thích ăn bánh quy, có thể kết hợp chúng với trà để bánh mềm hơn, dễ nuốt hơn và không gây đau nhiều cho cổ họng.
Các món ăn có độ giòn sẽ làm đau thêm cổ họng (Ảnh: Internet)
5 sai lầm thường gặp khi ăn dưa hấu – Ăn nhiều dưa hấu có tốt không?
Đăng bởi: Vũ Sơn Trần
Từ khoá: 6 loại thực phẩm cần tránh dùng khi bị đau họng
10 Thực Phẩm Nên Tránh Nếu Như Bạn Bị Mất Ngủ
Hãy cẩn thận với những thói quen ăn uống sai lầm làm cản trở giấc ngủ của bạn. Bài viết sau đây của chúng tôi chỉ ra 10 món ăn có hại cho giấc ngủ.
RượuNhiều người vẫn nhầm tưởng rượu có tác dụng an thần và cho rằng trước khi ngủ uống một chút rượu sẽ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên trên thực tế, nồng độ cồn có trong rượu sẽ làm cơ thể khó bước vào giai đoạn ngủ sâu. Giấc ngủ sau khi uống rượu không sâu và ngon giấc mà còn khiến cho buổi sáng hôm sau bạn thức dậy với một tình trạng uể oải và thiếu tỉnh táo.
Cồn rất có hại cho giấc ngủ
Vitamin CVitamin C sẽ trở nên có hại cho sức khoẻ nếu như bạn dùng quá nhiều so với lượng vitamin C cần thiết trong mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây có vitamin C vào buổi tối sẽ làm cho não của bạn tỉnh táo và gây ra hiện tượng mất ngủ.
Không nên ăn trái cây có nhiều vitamin C vào ban đêm
Thức ăn nhiều vị cayĐồ ăn có vị chua cay sẽ làm nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên và gây ra hiện tượng mất ngủ trầm trọng. Người bị chứng mất ngủ càng không nên ăn thức ăn cay, nóng đặc biệt là vào buổi tối. Ngay cả người mắc bệnh tim mạch cũng không nên dùng các món ăn có nhiều ớt.
Cay và nóng có hại nhất cho giấc ngủ
Thịt xông khóiThịt xông khói là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên người bị mất ngủ tuyệt đối nên tránh. Khi chế biến món này người ta thường ướp một lượng muối lớn cùng với lượng tyrosine có trong thịt xông khói sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn. Đây là món ăn cản trở rất nhiều đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, nó cũng không tốt cho sức khoẻ.
Thịt xông khói tuy hấp dẫn nhưng không có lợi cho sức khoẻ
Trà nhân sâmKhông thể phủ nhân những công dụng tốt cho sức khoẻ khi uống trà nhân sâm, đó là giải toả sự ức chế, giảm căng thẳng, nâng cao sức bền khi thi đấu thể thao. Tuy nhiên, trà nhân sâm lại hoàn toàn không tốt cho người mất ngủ. Ngoài ra, trà nhân sâm cũng không nên xuất hiện vào buổi chiều, tối đối với người bị cao huyết áp.
Không nên uống trà nhân sâm vào buổi tối
Các loại thức ăn gây ra đầy bụng, khó tiêuĐầy bụng, khó tiêu sẽ càng làm cho bạn bị mất ngủ trầm trọng hơn. Chính vì thế tuyệt đối tránh các loại thức ăn dễ gây ra đầy bụng và khó tiêu như bắp cải, súp lơ xanh, táo, đậu, nước có ga… cho dù những thực phẩm đó luôn luôn hiện diện trong chiếc tủ lạnh gia đình bạn.
Đầy bụng làm bạn rất khó ngủ
Thực phẩm sử dụng dầu mỡSự tiện lợi của thức ăn nhanh hay các loại đồ chiên làm nhiều người rất ưa chuộng. Tuy nhiên các món ăn này lại sử dụng quá nhiều dầu mỡ khi chế biến. Chính điều này làm gia tăng sự hoạt động của hệ tiêu hoá, không tốt cho việc cơ thể nghỉ ngơi vào buổi tối.
Dầu mỡ của thức ăn nhanh làm hệ tiêu hoá hoạt động nhiều và không tốt cho giấc ngủ
Thức ăn có quá nhiều nướcCác loại thức ăn có nhiều nước sẽ làm đầy bàng quang và thúc đẩy quá trình lọc thận nên có thể khiến bạn dễ thức giấc vào ban đêm. Tuyệt đối tránh những loại thực phẩm có nhiều nước như súp hay cháo loãng…
Tránh các loại thực phẩm loãng vào ban đêm
Cà phêCà phê làm bạn tỉnh táo và tất nhiên không thể tốt cho người bị chứng mất ngủ thường xuyên. Bạn có thể dùng cà phê vào buổi sáng cho tỉnh táo tuy nhiên nên hạn chế nếu bạn bị chứng mất ngủ. Trước khi đi ngủ tuyệt đối không dùng cà phê.
Advertisement
Cà phê có chất gây kích thích làm tỉnh ngủ
Sô cô la sữaSô cô la sữa có tác dụng làm bạn tỉnh táo và trở nên minh mẫn đầu óc. Chính vì vậy nó tối kỵ đối với những người mất ngủ.
Sô cô la sữa gây mất ngủ
Top 5 Cách Chế Biến Món Ngon Độc Lạ Từ Trứng
1. Món ngon độc lạ từ trứng Burrito
1. Món ngon độc lạ từ trứng Burrito
2. Món pizza trứng
3. Trứng kèm sữa chua berry
4. Trứng chiên lá chuối kiểu Thái
5. Món Bruschetta trứng nấm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Trứng bác với các loại rau
Bánh bắp
Nước sốt salsa
Cách làm:
Đầu tiên, chúng ta sẽ trộn đều trứng cùng với các loại rau củ đã chuẩn bị bao gồm: cà chua, rau bina, bông cải xanh. Để tranh thủ thời gian thì cùng lúc đó, chúng ta sẽ làm nóng bánh bắp trong 1 chiếc chảo khác. Cuốn hỗn hợp rau củ và trứng vừa trộn xong vào bên trong. Đun nóng cho tới khi chiếc vỏ ngoài của bánh bắp chuyển sang màu vàng là thành công. Món ăn này chúng ta thường ăn với sốt salsa.
2. Món pizza trứngNguyên liệu:
Bột pizza
Sốt pizza
Phô mai
Trứng
Cách làm:
Dùng thìa khéo léo đặt trứng và bên trong pizza, không được tràn ra ngoài rìa bánh. Nướng tiếp từ 5-7 phút và bạn đã có món pizza trứng ngon tuyệt.
3. Trứng kèm sữa chua berryNguyên liệu:
Trứng
Sữa
Bánh mỳ
Sữa chua
Bơ
Cách làm:
Lấy một miếng bánh mì, cắt hình tròn theo ý thích. Sau đó làm nóng miếng bánh mì và quệt thêm bơ và lòng đỏ trứng đã được đánh bông ở bước sơ chế..Tiếp tục đun cho đến khi bánh mì chuyển sang màu nâu vàng và trứng đã chín đều. Bạn có thể ăn món này với bất kỳ loại sữa chua nào bạn yêu thích.
4. Trứng chiên lá chuối kiểu TháiNguyên liệu:
5 quả trứng
Một chén kem dừa
Nửa chén đường nâu
Lá chanh thái nhỏ.
Cách làm:
Bật sẵn lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C. Chúng ta bắt đầu cuộn tròn tàu lá chuối, dùng tăm xiên hai đầu sau đó đổ hỗn hợp kem. Hỗn hợp đường lá chanh và đun nóng cho tới khi đường tan, để nguội.
Đập trứng ra chiếc tô và đánh đều với muối, thêm vào hỗn hợp bên trên khi đã nguội và đổ vào lớp vỏ lá chuối khi nãy. Đem chúng đi hấp trong vòng 20 phút đến khi bạn phát hiện có mùi thơm lan tỏa trong không gian bếp nhà mình. Như vậy là có thể thưởng thức được rồi đấy các bạn ơi. Chúng ta có thể dùng thêm với chuối thái lát để món ăn thêm phần hương vị.
5. Món Bruschetta trứng nấmNguyên liệu:
Trứng luộc
Nấm để ráo nước
¼ chén dầu oliu
Ớt đỏ thái lát
Vài tép tỏi thái mỏng
1/2 muỗng cà phê lá kinh giới Oregano khô.
Cách làm:
Trứng luộc chín và bóc vỏ xong, bạn thái miếng.theo sở thích ăn uống của mình. Sau đó đun dầu cho nóng trên chảo, bỏ ớt, oregano khô, tỏi phi đều tới khi hương thơm lan tỏa thì bạn hẳn cho thêm nấm và vặn to lửa lên một chút. Tiếp đó thêm muối, hạt tiêu đảo đều thêm khoảng 3-4 phút. Cuối cùng bạn cho vài ngọn húng quế rồi vặn nhỏ lửa.
Tiếp theo bạn cần cho thêm 2 lòng trắng trứng và đun tiếp sau 1-2 phút. Sau đó bỏ lòng đỏ trứng ngập trong nước sốt. Bạn chờ khoảng 4 phút sau đó có thể trang trí ra đĩa để sử dụng. Theo kinh nghiệm thưởng thức món này thì khuyên bạn nên ăn món này kèm bánh mì nướng. Bạn sẽ cảm nhận hương vị trứng ngon đến lạ thường.
Đăng bởi: Hoàng Trầnn
Từ khoá: Top 5 cách chế biến món ngon độc lạ từ Trứng
15 Thực Phẩm Không Nên Ăn Trong Mùa Đại Dịch
Trong thời gian dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp thế giới, khi mọi người đều hạn chế ra ngoài, bạn sẽ không có nhiều động lực để dạo hàng giờ trong siêu thị, chọn thực phẩm tươi ngon.
Vào lúc đang “mắc kẹt” ở nhà như thế này, ít nhất bạn cần lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch trông có vẻ lành mạnh, nhưng lại hoàn toàn phản tác dụng nếu bổ sung vào thời điểm nhạy c
1. Bánh mì nguyên cám thêm hương vị là thực phẩm không nên ăn trong mùa dịchHãy chọn loại bánh mì nguyên cám thuần túy, không thêm hương liệu gì cả
Bánh mì là thực phẩm hợp lý để dự trữ trong thời gian giãn cách xã hội, nhất là khi bạn có thói quen ăn sáng hàng ngày với món này. Mỗi lần có dịp đi mua thực phẩm, chắc hẳn bạn sẽ lấy ngay vài túi, vì bánh mì nguyên cám tốt cho sức khỏe cơ mà!
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một số loại bánh mì có chứa hàm lượng sirô đường ngô và mật mía khá cao. Những thành phần này vô tình cung cấp cho chúng ta một lượng đường không cần thiết, và trong bánh mì còn có các thành phần khác cũng cung cấp đường mà bạn không nhận ra.
Hãy tạm tránh các loại bánh mì trông có vẻ hấp dẫn, như “bánh mì nguyên hạt vị mật ong” chẳng hạn, để hạn chế nạp đường vào cơ thể. Tốt hơn hết, bạn nên chọn loại bánh mì được làm từ bột mầm ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì Ezekiel). Hoặc chỉ cần mua bánh mì nguyên cám thuần túy là ổn.
2. Bơ đậu phộng ít béo 3. Đồ ăn vặt hương vị rau củNếu không có rau củ quả tươi, bạn cũng hạn chế dùng đồ ăn vặt chứa hương liệu từ rau củ
Khi bạn giảm số lần đi chợ hay siêu thị, lại không thích mua thực phẩm online, thì tủ lạnh sẽ thưa vắng rau củ tươi. Lúc ấy, phải chăng các món ăn vặt có hương vị rau củ sẽ thêm chút chất xanh vào bữa ăn mùa dịch của bạn?
Không đâu, bạn ơi! Các món ăn vặt này sẽ không giúp gia tăng lượng chất xơ và chất chống ô-xy hóa như những gì rau củ tươi có thể cung cấp, bởi vì chúng thường chỉ chứa bột rau củ chay – thành phần này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng có giá trị thấp hơn nhiều so với rau củ tươi, nhưng lại có hàm lượng natri cao.
4. Yến mạch nguyên hạtYến mạch không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch. Vì một số loại yến mạch đóng gói không chỉ sử dụng dầu công nghiệp mà còn thêm vào đó một lượng đường không cần thiết, thông qua các loại trái cây khô hoặc chocolate được trộn cùng với yến mạch nguyên hạt.
5. Bột yến mạch có hương liệuCác sản phẩm chế biến sẵn luôn luôn “đe dọa” về lượng đường hoặc muối đi kèm
Một tô bột yến mạch thơm ngon là sự lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu ngày mới, nhưng chỉ khi bạn chế biến đúng cách.
Lựa chọn các loại yến mạch ăn liền hay yến mạch có hương liệu sẽ tiết kiệm thời gian chế biến, và dường như đây là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe. Nhưng thật ra, bạn chỉ đang ăn cả tấn đường vào người thôi.
6. Sữa đậu nànhSб»Їa hбєЎt ngon bб»• khб»Џe nhất chГnh lГ loбєЎi bбєЎn tб»± nấu б»џ nhГ
Hiện nay, các loại sữa có chứa chất bảo quản dường như là một lựa chọn vượt lên trên các loại sữa tươi tiệt trùng vì có thể trữ được lâu hơn. Trong số đó, sữa đậu nành có hương liệu là loại không tốt cho bạn nhất.
Do nguyên gốc sữa đậu nành khá nhạt nên sữa đậu nành đóng chai/hộp thường chứa rất nhiều chất làm ngọt. Một thìa súp sữa đậu nành hương chocolate đóng hộp có thể chứa đến 15g đường. Hàm lượng này rõ ràng là một nỗi ám ảnh!
Bạn hoàn toàn có thể tự làm các loại sữa hạt ở nhà để thay thế cho sữa chế biến sẵn, vừa thơm ngon lại vừa đảm bảo cho sức khỏe và cân nặng.
7. Sản phẩm giả trứngNên ăn trứng cả lòng đỏ và lòng trắng
Vì một số lý do, có thể bạn không muốn dùng trứng gà thật khi chế biến món ăn, ví dụ làm bánh. Trên thị trường có bán sản phẩm giả trứng. Loại trứng nhân tạo này thường là lòng trắng trứng. Trên thực tế, sử dụng cả quả trứng sẽ tốt hơn cho bạn. Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin D mà theo American Journal of Clinical Nutrition (tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của New York), đây là loại vitamin làm giảm tỷ lệ béo phì và mỡ bụng.
8. Đậu hầm nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn trong mùa dịchNguyên tắc chung khi chọn thực phẩm: Món nào đóng hộp chắc chắn không thể bổ dưỡng bằng món tươi sống.
Những lần mua đồ hộp để dự trữ, chắc hẳn bạn đã mua vài hộp đậu rồi phải không? Nhìn chung, đậu tốt cho sức khỏe nhưng đậu hầm có lẽ không nằm trong số đó. Nửa thìa đậu hầm có thể chứa 150 calorie, 560mg natri và 12g đường.
9. Trái cây ngâmTrái cây ngâm thật sự không có lợi ích gì cho sức khỏe của bạn
Trái cây là sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Tuy nhiên, trái cây ngâm lại không có tác dụng này. Thông thường, các loại trái cây được ngâm trong si-rô, nghĩa là tràn ngập đường đấy! Với hàm lượng 100 calorie, trái cây ngâm có chứa đến 21g đường.
10. Bánh gạoĂn vặt với bánh gạo có thể khiến bạn nhanh đói hơn
Bánh gạo rõ ràng là loại thực thực phẩm hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân và đã tồn tại rất lâu trong ngăn chứa đồ ăn của bạn. Nhưng bánh gạo được đánh giá có chứa chỉ số Glycemic cao (chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường). Vậy tại sao chúng được cho là không tốt?
Các thực phẩm có chỉ số Glycemic cao đáp ứng nhu cầu nạp năng lượng ngay tức thì, nhưng chỉ một vài tiếng sau đó, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy đói cồn cào và thèm ăn nhiều hơn. Rõ ràng đây không phải là một ý tưởng hay để trữ nhiều bánh gạo!
11. Nước sốt salad ít béoBạn có thể tự làm nước sốt salad với chanh hoặc giấm
Và một lần nữa, đừng để các nhãn mác “ít béo” dẫn dắt bạn đến với suy nghĩ rằng đây là những thực phẩm bổ dưỡng cần được dự trữ. Nước sốt salad ít béo thực chất có rất nhiều đường bổ sung, hàm lượng cao si-rô đường ngô, muối, phụ gia cũng như chất bảo quản. Đây là tập hợp các loại chất mà bạn sẽ không muốn tiêu thụ trong mùa dịch đâu.
12. Sinh tố đóng chaiHạn chế dùng thực phẩm đóng chai, vừa tốt cho sức khỏe, vừa “nhẹ gánh” cho môi trường nữa đấy
Sinh tố đóng chai thật tiện lợi khi bạn cần đáp ứng nhu cầu bổ sung rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Thật ra, những loại sinh tố đóng chai này chỉ càng thêm đường và calorie vào chế độ ăn mà thôi.
Tốt hơn hết là bạn tự xay trái cây hoặc rau xanh để có món sinh tố bổ dưỡng cho riêng mình.
13. Trái cây sấyĐã từ rất lâu, trái cây sấy khô vừa là món ăn vặt ưa chuộng vừa có thể kết hợp với các loại yến mạch hay ngũ cốc cho bữa sáng thêm hấp dẫn. Đây là món chắc chắn có mặt trong tủ đồ ăn dự trữ mùa dịch của nhiều gia đình. Nhưng có lẽ bạn nên suy nghĩ lại mỗi khi ăn, bởi vì chúng không cung cấp gì cho bạn ngoài đường.
Bạn sẽ nhận ra rằng các loại trái cây sấy bán trên thị trường được tẩm rất nhiều đường và được bảo quản bằng các hóa chất rất dễ gây dị ứng.
14. Dầu thực vậtHãy cân nhắc khi chọn loại dầu ăn lành mạnh, vì bạn hầu như sử dụng chúng mỗi ngày
Điều đáng chú ý ở đây là dù trong tên gọi của loại dầu này có chứa cụm từ “thực vật”, nhưng không có nghĩa chúng hoàn toàn tốt cho bạn.
Vấn đề của dầu thực vật nằm ở chỗ, một phần của nó có thể bị hydro hóa tạo nên các cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chắc chắn bạn sẽ không muốn gặp thêm bất cứ vấn đề gì trong mùa dịch bệnh, đúng không?
15. Thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch cuối cùng là sữa chua đủ mùi vịTrong mùa đại dịch này, hệ thống siêu thị (và chợ) của hầu hết các nước trên thế giới – trong đó có Việt Nam – đều đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho mọi nhà. Do đó, bạn chỉ cần trữ một lượng vừa đủ cho gia đình trong 2 – 3 tuần, chủ yếu nhằm hạn chế đi lại hơn là vì sợ thiếu thực phẩm.
Tâm lý sợ thiếu thức ăn dễ khiến bạn mua một cách vô tội vạ, chất đống trong tủ lạnh và tủ dự trữ, để rồi khi mùa dịch qua đi, mùa giảm cân sẽ ập đến khiến bạn “trở tay không kịp”. Qua bài viết này, bạn chắc hẳn cũng đã biết được danh sách những thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch rồi, đúng không nào!
Đăng bởi: Trần Phương Mai
Từ khoá: 15 thực phẩm không nên ăn trong mùa đại dịch
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chế Biến Thực Phẩm Tránh Bị Ngộ Độc Trong Mùa Hè trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!