Xu Hướng 10/2023 # Cách Nấu Thắng Cố Dê Độc Đáo Chuẩn Vị, Ai Nấy Đều Say Mê # Top 16 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Nấu Thắng Cố Dê Độc Đáo Chuẩn Vị, Ai Nấy Đều Say Mê # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Thắng Cố Dê Độc Đáo Chuẩn Vị, Ai Nấy Đều Say Mê được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công thức nấu thắng cố dê truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu nấu thắng cố dê

Cách nấu thắng cố thơm ngon, hấp dẫn thì phải cẩn thận, kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị, sơ chế đến khi thực hiện. Nguyên liệu chính của thắng cố dê là nội tạng dê. Bạn có mua ở chợ hoặc mua 1 con dê về để lấy phần thịt, nội tạng cùng các bộ phận khác của con dê.

Để có món thắng cố dê chuẩn vị Tây Bắc bạn cần chuẩn bị:

  • Nội tạng dê: Tim, gan, lòng non dê, dạ sách dê

  • Củ sả: 5 củ

  • Ớt tươi

  • Hành khô

  • Gừng

  • Mắc khén

  • Rau thơm: rau ngổ, lá chanh, húng quế…

    Chuẩn bị các nguyên liệu nấu thắng cố dê

    Các bước sơ chế thắng cố dê

    Khâu sơ chế, làm sạch nội tạng dê phải thật kỹ lưỡng để khử mùi gây cũng như cặn bẩn. Bạn rửa sạch, bóp muối khoảng 5-10 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi của lòng dê, sách dê, gan, phèo phổi, của con dê. Cắt nội tạng thành các miếng vừa ăn.

    “Linh hồn” tạo nên món ăn đặc sản cuốn hút này là nậm pịa dê.Trong tiếng Thái, nậm có nghĩa là “nước”. Pịa là thứ sền sệt có ở trong ruột non của động vật. Tóm lại, nậm pịa dê chính là dịch tiêu hóa hay là “phân non”, phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết của dê. Cách nấu thắng cố bò cũng tương tự như thắng cố trâu, dê. Người ta chỉ lấy nậm pịa của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, ngựa… để tạo nên món ăn truyền thống Tây Bắc. 

    Lọc lấy pịa khoảng 1 bát con vào 1 nồi to, sau đó bạn đổ 1 bát nước to khuấy đều để lọc pịa. Sử dụng rây lọc để lọc lấy nước, loại bỏ phần cặn. Lưu ý nên lọc khoảng 3-5 lần để loại bỏ sạch chất cặn.

    Nậm pịa dê

    Tiếp đó, bạn bóc vỏ, băm nhỏ các nguyên liệu như hành, sả, tỏi, ớt tươi để chuẩn bị nấu thắng cố.

    Các bước nấu thắng cố dê chuẩn vị

    Đun nóng chảo cùng 1 ít dầu ăn, phi thơm hành sả tỏi băm nhỏ. Sau đó, bạn cho phần nội tạng đã sơ chế vào xào chín. 

    Xào khoảng 10 phút để nội tạng chín đều, nêm thêm 1 ít bột canh để tăng thêm độ đậm đà.

    Tiếp đó, bạn đổ phần nước pịa sau khi đã lọc nhiều lần vào chảo nội tạng. Đun cho đến khi nồi thắng cố sôi sùng sục, bỏ thêm 1 ít lá chanh. 

    Lưu ý, để hương vị được thơm ngon, dậy mùi hơn, lá chanh bạn chỉ nên rửa sạch vò nhẹ và xé nhỏ. 

    Nồi thắng cố dê nóng hổi, thơm ngon

    Thắng cố dê ăn ngon hơn khi ăn nóng. Chính vì thế, bạn nên sử dụng bếp điện hoặc bếp ga mini để vừa đun nóng thắng cố vừa thưởng thức. Món ăn phù hợp cho những buổi tụ tập, liên hoan từ 6-10 người. Nhâm nhi 1 ly rượu nếp thơm cùng với nồi thắng cố dê nóng hổi trong tiết trời se lạnh là 1 trải nghiệm tuyệt vời mà ai cũng nên thử 1 lần.

    Kết luận

    Chuyên mục: Ẩm thực

    Thắng Cố Hà Giang – Đặc Sản Vùng Cao Làm Say Lòng Du Khách

    02Th2

    Thắng cố Hà Giang được nấu từ nguyên liệu chính là thịt và nội tạng ngựa. Đặc sản này khá kén người ăn bởi khi chín, thắng cố sẽ có mùi hơi khó chịu.

    Thắng cố Hà Giang không có nhiều khác biệt so với thắng cố Sapa hay ở những vùng cao khác. Đây là món ăn truyền thống của người H’Mong, được làm chủ yếu từ thịt và nội tạng ngựa.

    Thắng cố Hà Giang – món ăn độc đáo của vùng cao

    Đặc sản thắng cố Hà Giang là một món ăn, niềm tự hào của người H’Mong nói riêng và đồng bào dân tộc vùng rẻo cao nói chung. Theo các già bản người H’Mong, từ “thắng cố” là biến âm của từ “thảng cố” – có nghĩa là canh xương. Thắng cố truyền thống chỉ được nấu từ thịt ngựa. Tuy nhiên ngày nay, người Mông đã sử dụng thêm thịt trâu, bò.

    Cách làm thắng cố không quá phức tạp. Sau khi giết mổ gia súc, người ta lọc riêng phần thịt bắp, thịt thăn để bán. Còn phần xương xẩu, mỡ, thịt vụn, tim gan phèo phổi sẽ được làm sạch, ướp gia vị để nấu thắng cố. Các nguyên liệu này sau đó đem xào đến khi săn lại thì cho thêm nước vào chảo, ninh nhừ. Trước khi ăn, người ta sẽ cho vào bát thắng cố một ít tiết ngựa luộc đã thái miếng vuông. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt bát lên một tấm gỗ dài và ăn bằng muôi gỗ.

    Thắng cố Hà Giang không chỉ độc đáo ở nguyên liệu mà còn khác lạ ở gia vị nêm vào món ăn. Thắng cố được nấu chuẩn nhất sẽ có mùi vị của thảo quả, hoa hồi, quế, địa điền… Các gia vị vùng rẻo cao này được trộn lẫn theo tỷ lệ nhất định, tạo ra thứ mùi rất đặc trưng. Đây cũng là một trong những lý do khiến món ăn này vừa hấp dẫn, vừa khiến nhiều người e ngại.

    Ăn thắng cố, uống rượu ngô là nét văn hóa đặc trưng của bà con vùng cao Hà Giang. Ảnh Internet

    Ăn thắng cố Hà Giang ở đâu?

    Thắng cố Hà Giang không đắt, chỉ khoảng 10.000 đồng/bát. Song người Mông quan niệm món này dành cho những cuộc vui, tụ tập nên chỉ làm thắng cố vào các dịp lễ Tết, hội hè, phiên chợ…Vì vậy, để thưởng thức thắng cố, du khách có thể đến các phiên chợ vùng cao ở Đồng Văn, Mèo Vạc… Trong không khí lành lạnh, ăn một bát thắng cố nóng hổi, béo ngậy, uống vài bát rượu ngô sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.

    Ngoài thắng cố, Hà Giang còn có nhiều đặc sản nổi tiếng như:

    Thịt trâu gác bếp

    Rêu nướng

    Rượu ngô

    Phở Tráng Kìm

    Phở chua

    Cháo ấu tẩu

    Đi tour du lịch Hà Giang không chỉ để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn để thưởng thức văn hóa và ẩm thực nơi đây. Và thắng cố là món ăn không thể bỏ lỡ!

    Đăng bởi: Đạt Hoàng

    Từ khoá: Thắng cố Hà Giang – đặc sản vùng cao làm say lòng du khách

    Cách Nấu Chè Thập Cẩm 3 Miền Ngon Chuẩn Vị

    Nguyên liệu làm chè thập cẩm miền Bắc

    100gr đậu đen, 100gr đậu đỏ, 100gr cốm xanh, 100gr đậu xanh.

    400gr đường, 4 muỗng canh bột năng, 1 muỗng cà phê muối, 100gr nho khô

    50g dừa khô, 50gr đậu phộng rang chín, 20g nước cốt dừa, 20g rau câu.

    Cách làm món chè thập cẩm miền Bắc

    Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

    Bạn đem đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh đem vo sạch sau đó bỏ vào tô ngâm khoảng 6-8 tiếng để các loại đậu mềm, như vậy nấu đậu sẽ nhanh chín hơn. Sau khi ngâm xong bạn vớt các loại đậu ra vo lại một lần nữa cho sạch.

    Riêng phần cốm thì chỉ cần bỏ vào vo sạch và để ráo là được.

    Bột năng bạn cho vào 1 chiếc chén sau đó thêm vào khoảng 100ml nước rồi dùng đũa khuấy đều để bột năng tan ra như vậy khi nấu bột năng sẽ không bị vón cục.

    Bước 2 Nấu chè đậu

    Bạn cho lần lượt 3 loại đậu gồm: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen vào 3 chiếc nồi khác nhau, sau đó cho vào mỗi nồi khoảng 200ml nước rồi nấu cho đậu xôi lên, sau đó vặn nhỏ lửa nấu đến khi cả 3 loại đậu chín mềm. Thời gian nấu đậu khoảng 30-40 phút là đậu chín.

    Khi nồi đậu xanh đã chín bạn thêm vào nồi 2 muỗng canh đường rồi dùng đũa khuấy đều, tiếp đến bạn cho từ từ ½ chỗ nước bột năng đã pha trước đó vào và tiếp tục khuấy trong thời gian khoảng 3 phút thì tắt bếp và cho ra chén để nguội.

    Phần đậu đen đã chín thì bạn chắt nước đậu ra tô, còn phần hạt để lại trong nồi sau đó bạn cho 100gr đường vào nồi bật bếp dùng đũa đảo đều để đường ngấm vào đậu cho hạt đậu thấm đường, thời gian đảo khoảng 1-2 phút thì bạn tắt bếp.

    Phần chè đậu đỏ cũng làm tương tự như phần hạt đậu đen.

    Bước 3 Nấu chè cốm

    Bạn cho cốm vào nồi cùng 500ml nước và 1 muỗng cà phê muối vào nồi rồi đun sôi cốm, thời gian nấu cốm khoảng 15-20 phút cốm sẽ chín thì bạn thêm vào nồi cốm 100gr đường và khuấy đều, tiếp đến đổ nốt phần bột năng đã pha vào và tiếp tục khuấy khoảng 3 phút thì tắt bếp.

    Bước 4 Trình bày

    Bạn múc tất cả các nguyên liệu đã nấu để ra chén, sau đó cho đá vào cốc, tiếp đến cho lần lượt các nguyên liệu gồm: Chè đậu đen, chè đậu đỏ, chè đậu xanh, chè cốm, rau câu, nho khô, dừa khô, đậu phộng và cuối cùng là nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.

    Thành phẩm

    Nguyên liệu làm món chè thập cẩm miền Nam

    150gr đậu đen, 70gr đậu xanh

    480gr bột năng, 400gr đường, 200ml nước cốt dừa, 3 củ dền đỏ, 50gr cùi dừa

    1 muỗng cà phê muối, 10g dừa sấy khô, 1 muỗng cà phê dầu chuối.

    Cách làm món chè thập cẩm miền Nam

    Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

    Đậu đen và đậu xanh đem vo sạch sau đó bỏ vào nước ngâm khoảng 6-8 tiếng cho đậu mềm ra sau đó đem vo lại 1 lần nữa cho sạch.

    Bạn cho vào tô 150g bột năng tiếp đến thêm vào 150ml nước rồi dùng muỗng khuấy đều để bột năng tan ra.

    Cùi dừa cắt hạt lựu.

    Củ dền gọt vỏ rửa sạch, cắt hạt lựu.

    Bước 2 Nấu đậu chè đậu đen

    Bạn bỏ đậu đen vào nồi, thêm vào 500ml nước sau đó đun lửa lớn để nồi đậu đen sôi lên rồi vặn nhỏ lửa hầm trong khoảng 30 phút là đậu đen chín mềm.

    Tiếp theo bạn gạn phần nước đậu đen ra tô, còn phần hạt để lại trong nồi sau đó bạn cho 100gr đường vào nồi bật bếp dùng đũa đảo đều để đường ngấm vào đậu cho hạt đậu thấm đường, nấu đậu với đường trong khoảng 3 phút.

    Bước 3 Nấu chè đậu xanh

    Bạn lấy phần đậu xanh đã ngâm cho vào xửng hấp khoảng 15 phút là đậu xanh chín, hạt đậu đã bở nhưng không bị nát.

    Bạn bắc nồi lên bếp, sau đó cho vào nồi 1 lít nước và đun sôi, tiếp đến bỏ 200gr đường vào và khuấy đường cho tan, bỏ thêm đậu xanh vào đun sôi, vớt bỏ phần bọt nổi lên trên. Sau đó bạn đổ bột năng đã pha vào nồi và khuấy đều khoảng 3-5 phút là nồi chè đậu xanh sẽ hơi sệt lại thì tắt bếp.

    Bước 4 Làm hạt trân châu trắng và trân châu đỏ

    Làm hạt trân châu trắng: Bạn bắc nồi lên bếp sau đó bỏ vào nồi khoảng 200ml nước rồi đun sôi nước, bỏ 150gr bột năng vào tô lớn sau đó múc từng ít nước sôi bỏ vào tô bột năng và nhanh tay trộn, nhào bột cho đều, nhào đến khi bột thành 1 khối.

    Bạn lấy 1 ít bột cho cùi dừa vào trong rồi gói lại vê tròn cứ làm như vậy cho đến khi hết bột. Bạn có thể thêm chút bột khô vào tô hạt trân châu trộn đều để trân châu không bị dính vào nhau.

    Tiếp đến bạn bắc lên bếp 1 nồi nước, đun sôi nước sau đó bỏ trân châu vào nấu chín, đun khoảng 5-7 phút là trân châu nổi lên trên thì bạn vớt trân châu ra cho vào tô nước sôi để nguội sau đó vớt trân châu ra 1 chiếc tô khác thêm 50gr đường và trộn đều.

    Làm hạt trân châu đỏ: Bạn cho củ dền vào nồi, thêm vào 200ml nước đun cho nồi nước củ dền sôi lên, đun thêm khoảng 5 phút thì đem rây lấy phần nước củ dền.

    Tiếp tục đổ nước củ dền vào nồi và đun cho phần nước củ dền sôi trở lại. Đồng thời bỏ 150gr bột năng vào tô và bỏ từ từ từng ít nước củ dền vào tô bột năng và nhào bột thành một khối.

    Cách nặn hạt trân châu đỏ cũng giống như hạt trân châu trắng. Sau khi đã nặn xong hạt trân châu đỏ thì bạn cũng tiến hành luộc hạt trân châu trong nước sôi khoảng 5-7 phút khi hạt trân châu chín nổi lên thì bạn vớt ra bỏ vào tô nước nguội và cuối cùng là vớt hạt trân châu sang 1 chiếc tô khác, thêm 50gr đường và trộn đều.

    Bước 5 Nấu nước cốt dừa

    Bạn cho vào chén 30g bột năng và 30ml nước dùng muỗng khuấy đều.

    Bạn bắc nồi lên bếp, cho nước cốt dừa vào nồi thêm 50ml nước dùng muỗng khuấy đều, thêm 1 muỗng cà phê muối dùng phần bột năng đã pha vào khuấy trong 3 phút thì tắt bếp.

    Bước 6 Trình bày

    Bạn đợi các nguyên liệu đã nguội hết sau đó cho có đá vào ly và bỏ lần lượt các nguyên liệu gồm: Chè đậu đen, đậu xanh, trân châu trắng, trân châu đỏ, nước cốt dừa, dừa khô và vài giọt dầu chuối vào, thưởng thức ngay thôi nào.

    Thành phẩm

    Nguyên liệu làm món chè thập cẩm miền Trung

    200gr đậu xanh bóc vỏ, 200gr đậu đỏ

    100gr bột năng, 2g bột trà xanh, 1 gói bột rau câu dẻo, 250gr đường

    50gr dừa tươi, 50gr dừa nạo sợi, 2 muỗng canh nước cốt dừa.

    Cách làm món chè thập cẩm miền Trung

    Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

    Đậu xanh và đậu đỏ đem vo sạch sau đó ngâm trước khoảng 6-8 tiếng rồi vo lại cho sạch.

    Bột trà xanh bạn cho vào chiếc chén nhỏ thêm vào khoảng 2ml nước khuấy đều.

    Cùi dừa bạn đem cắt hạt lựu.

    Bước 2 Nấu chè đậu đỏ

    Bạn cho đậu đỏ vào nồi sau đó cho vào khoảng 600ml nước đun cho nồi đậu đỏ sôi lên thì vặn nhỏ lửa, đun lửa liu riu khoảng 15 -20 phút cho đậu mềm. Tiếp đến bạn cho vào nồi đậu đỏ 50gr đường, đảo đều rồi đun thêm khoảng 5 phút nữa thì bạn tắt bếp, múc đậu đỏ ra tô.

    Bước 3 Nấu thạch rau câu

    Bạn cho vào nồi 500ml nước sau đó đổ gói bột rau câu dẻo vào nồi vừa đổ vừa khuấy đều để bột rau câu tan ra. Tiếp đến bạn bắc nồi nước rau câu lên bếp đun sôi nồi nước rau câu rồi bổ phần nước bột trà xanh đã pha trước đó vào.

    Advertisement

    Sau đó bạn lại cho vào nồi nước rau câu thêm 50gr đường vừa đun vừa khuấy đều khoảng 3-5 phút thì tắt bếp cho nước rau câu vào khay đợi rau câu đông lại thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh.

    Sau khi thạch đã đông, mát lạnh thì bạn đem ra cắt hạt lựu.

    Bước 4 Nấu chè đậu xanh

    Bạn cho đậu xanh vào nồi thêm vào khoảng 500ml nước, đun cho nồi nước đậu xanh sôi lên thì vặn nhỏ lửa sau đó đun khoảng 15 phút là đậu xanh sẽ chín mềm.

    Tiếp đến bạn cũng cho vào nồi đậu xanh 50gr đường và khuấy đều, đồng thời pha khoảng 1 muỗng canh bột năng với nước rồi đổ phần nước bột năng này vào nồi đậu xanh, đun thêm khoảng 3-5 phút thì nồi chè đậu xanh hơi sệt lại thì bạn tắt bếp, múc đậu xanh ra tô.

    Bước 5 Làm hạt trân châu

    Bạn cho bột năng vào tô to, tiếp đến cho nốt phần đường còn lại vào trộn đều, sau đó cho từ từ phần nước thật sôi vào trộn đều và nhào bột đến khi bột thành một khối.

    Bạn tiến hành nặn viên trân châu, lấy bột sau đó bỏ dừa vào trong, gói lại rồi vê tròn. Bạn có thể thêm chút bột khô vào trộn để hạt bột trân châu không bị dính.

    Bạn bắc nồi lên bếp, đun cho nước sôi thì bỏ viên trân châu vào luộc, đun đến khi trân châu nổi lên thì bạn vớt ra tô nước sôi để nguội rồi vớt ra 1 chiếc tô khác.

    Bước 6 Trình bày

    Bạn cho đá vào ly sau đó cho lần lượt các nguyên liệu gồm: Chè đậu đỏ, chè đậu xanh, thạch rau câu, hạt trân châu, nước cốt dừa và cuối cùng là dừa bào sợi lên trên và thưởng thức.

    Thành phẩm

    Món chè thập cẩm miền Trung thanh mát, với vị ngọt nhẹ, thơm mùi nước cốt dừa, hạt trân châu giòn sần sật, đậu đỏ bùi bùi ăn cực đã.

    Hướng Dẫn Cách Nấu Bún Thang Ngon, Chuẩn Vị Hà Nội

    Bún thang là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội, được nhiều người yêu thích bởi vị của nước dùng rất ngọt, đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô khiến món ăn có mùi vị rất đặc trưng và ngon khó cưỡng. Hơn hết, bún thang Hà Nội có sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc, hương và vị đem lại sự hấp dẫn đến khó quên.

    Nguyên liệu: (3 – 4 người ăn)

    100g giò lụa

    500g xương hom hay xương ống heo

    1 con gà ta

    2 quả trứng vịt

    1,5 kg bún sợi nhỏ

    200g tôm sú

    100g tôm khô, 2-3 cái râu mực khô (hoặc sá sùng)

    Hành lá, rau răm, hành khô và gừng nướng, nấm hương, củ cải khô

    Mắm tôm, gia vị, nước mắm, 1 chút đường phèn, giấm, đường cát trắng

    Sơ chế nguyên liệu:

    Giò lụa thái thành sợi thật nhỏ, để riêng.

    Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng. Gừng rửa sạch, để ráo nước. Hành tím bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng.

    Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, bạn thái sợi thật nhỏ và trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị.

    Nấm hương nhặt sạch cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ.

    Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn, để riêng.

    Tôm sú cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, bóc bỏ vỏ, tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Cho tôm vào cối giã sơ qua rồi để riêng.

    Đánh trứng vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng.

    Gà rửa kỹ với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.

    Xương heo rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.

    Cách làm:

    Gừng đã rửa sạch đem nướng cho đến khi nào chín và có mùi thơm. Tiếp đó, cho râu mực lên bếp nướng chín, đợi đến khi râu nguội, xé thành sợi nhỏ là được.

    Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho một chút gia vị 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng cafe muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau khi vớt ra để nguội, bạn dùng tay xé sợi vừa ăn và để riêng.

    Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 – 3 tiếng) để làm nước dùng.

    Cho tôm khô vào rang thơm rồi cho ra đĩa. Tiếp đó, cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, đến khi dầu nóng già thì cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi sao cho tôm chín, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.

    Cho bát trứng đã đánh vào rán sao cho thật mỏng. Đến khi chín cho trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì thái thành sợi nhỏ.

    Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 50 phút đến 1 tiếng, thì cho râu mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều.

    Tiếp tục ninh thêm 1 hoặc 2 tiếng nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho hành lá và rau răm xắt nhỏ vào, rồi tắt bếp.

    Bún đem chần qua với nước, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong. Nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì bạn cho ½ thìa cafe mắm tôm lên trên.

    Chúc gia đình bạn sẽ có những bữa ăn sum vầy ấm áp với món bún thang ngon đúng điệu!

    Đăng bởi: Ngọc Cường Trần

    Từ khoá: Hướng dẫn cách nấu bún thang ngon, chuẩn vị Hà Nội

    Cách Nấu Bò Sốt Vang Kiểu Pháp Chuẩn Vị Cực Thơm Ngon

    Cách nấu bò sốt vang kiểu Pháp chuẩn vị cực thơm ngon. Ảnh: Internet

    1. Bí quyết chọn nguyên liệu tươi ngon để làm bò sốt vang kiểu Pháp

    Bí quyết để chọn nguyên liệu tươi ngon nấu món bò sốt vang kiểu Pháp chuẩn vị, là chọn mua loại thịt bò nạm có nhiều gân và mỡ.

    Nên chọn mua những miếng nạm bò có màu đỏ tươi xen lẫn các đường gân màu trắng, phần mỡ có màu vàng tươi. Khi dùng tay nhấn nhẹ vào miếng thịt sẽ có độ đàn hồi và độ cứng tốt, không có cảm giác bị dính tay.

    Thịt bò ngon sẽ không có mùi hôi khó chịu và thường sẽ có mùi đặc trưng của thịt bò. Nên ưu tiên chọn mua những miếng thịt mềm, nhỏ, nhìn bằng mắt thường không quá mịn.

    Lưu ý nên tránh mua những miếng thịt bò đã chuyển màu tái xanh, đỏ sẫm. Phần mỡ đã chuyển sang màu vàng đậm và xuất hiện các nốt trắng trên thịt. Sờ tay vào thường sẽ có cảm giác bị nhớt và nhão.

    Bí quyết chọn nguyên liệu tươi ngon để làm bò sốt vang kiểu Pháp. Ảnh: Internet

    2. Cách nấu bò sốt vang kiểu Pháp chuẩn vị thơm ngon

    Bò sốt vang kiểu Pháp là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ các nước phương Tây. Sở dĩ món ăn này được nhiều người yêu thích đến vậy là nhờ vào hương vị thơm ngon rất riêng, rất đặc biệt. Từng nguyên liệu được chọn lựa, chế biến vô cùng kĩ. Thành phẩm có màu sắc bắt mắt, thịt bò chín mềm, đều, vị khi ăn vừa dai, mềm mà cũng vừa giòn vô cùng hấp dẫn. Thêm vào đó, hương vị và mùi hương đến từ rượu vang đỏ càng làm say đắm, khiến ít ai có thể chối từ.

    2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

    Thịt bò nạm ngon: 1kg

    Cà chua: 3 quả

    Rượu vang đỏ

    Hành tây: 1 củ nhỏ

    Sốt cà chua

    Bơ, ngũ vị hương

    Hành tím, tỏi

    Hành lá, ngò, lá nguyệt quế

    Các loại gia vị cần thiết

    Các dụng cụ cần thiết khác

    Nguyên liệu cần thiết để nấu bò sốt vang kiểu Pháp. Ảnh: Internet

    2.2. Cách nấu bò sốt vang kiểu Pháp thơm ngon Bước 1: Sơ chế thịt bò

    Thịt bò sau khi mua về các bạn đem đi rửa thật sạch với nước. Mẹo để loại bỏ mùi hôi của thị bò, mọi người có thể dùng khăn sạch ẩm lau sơ qua miếng thịt bò. Hoặc cũng có thể nướng chín 1 củ gừng rồi đem giã nhuyễn và chà xát lên thịt.

    Dùng dao thái thành từng khối vuông nhỏ khoảng chừng 3cm sao cho vừa ăn. Cho thịt bò vào một cái bát nhỏ. Tiến hành ướp thịt với 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa canh hạt nêm, 1/2 thìa canh nước mắm ngon, 1/2 thìa cà phê muối. Trộn đều lên để thịt ngấm đều tất cả các gia vị.

    Trộn xong các bạn cho thêm khoảng 3 thìa canh rượu vang vào ướp chung với thịt. Trộn đều lên rồi dùng màng bọc thực phẩm, bọc bát ướp thịt bò lại.

    Tiến hành ướp thịt trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Mẹo nhỏ, để giúp món ăn ngon hơn, mọi người nên ướp thịt bò vào buổi tối rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Như vậy thịt sẽ ngấm đều gia vị và khi nấu sẽ ngon hơn.

    Thịt bò rửa sạch rồi thái thành từng khúc vuông nhỏ khoảng 3cm. Ảnh: Internet

    Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

    Cà chua rửa sạch rồi thái hạt lựu.

    Hành tây bóc vỏ rồi dùng dao thái thành hạt lựu nhỏ.

    Hành tím bóc vỏ tương tự như hành tây rồi dùng dao băm nhỏ.

    Tỏi bóc bỏ phần vỏ, lấy một phần băm nhỏ cùng với hành tím. Một phần giữ lại nguyên tép để hầm cùng với thịt bò.

    Hành lá và ngò nhặt bỏ phần lá vàng, rễ rồi rửa sạch thái khúc nhỏ.

    Cà chua rửa sạch và thái hạt lựu. Ảnh: Internet

    Bước 3: Xào thịt bò

    Chuẩn bị một cái nồi vừa, bắc lên bếp và thêm một ít dầu ăn. Đợi dầu nóng cho hành tím cùng tỏi băm vào phi thơm.

    Khi hành tím và tỏi đã chuyển vàng và thơm thì cho hành tây vào xào cùng. Xào đến khi nào hành tây thơm và hơi chín. Tiếp tục cho phần cà chua đã thái hạt lựu vào xào chung đến khi nào cà chua chín.

    Khi cà chua chín và ra nước các bạn cho thịt bò đã ướp vào xào. Đảo đều cho thịt bò chín. Xào đến khi nào thịt bò không còn nhìn thấy màu đỏ nữa là được.

    Xào thịt bò đến khi không còn nhìn thấy màu đỏ nữa là được. Ảnh: Internet

    Bước 4: Nấu bò sốt vang

    Thịt bò chín các bạn cho lá nguyệt quế và sốt cà chua vào nồi. Dùng đũa đảo đều lên, đậy nắp và tiếp tục đun ở lửa nhỏ cho đến khi thịt bò chín mềm. Thời gian đun khoảng 1 giờ đồng hồ. Để tiết kiệm thời gian, cũng như mẹo nấu bò kho mau mềm, với bò sốt vang, bạn cần nhanh mềm thì có thể dùng 1 túi trà đen hay cho vào một miếng đu đủ xanh nấu cùng.

    Tiếp theo, bạn cho khoảng 500ml nước vào nồi, nấu khoảng vài phút, rồi thêm 150ml rượu vang đỏ cùng phần tép tỏi nguyên. Đảo đều và bắt đầu nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Bao gồm: 1 thìa cà phê đường, bơ, hạt nêm, muối.

    Hầm thịt bò chín mềm rồi cho rượu vang vào. Ảnh: Internet

    Bước 5: Hoàn thành món bò sốt vang

    Sau cùng đậy nắp lại và đun với lửa nhỏ thêm khoảng 30 phút đồng hồ nữa là hoàn thành món ăn.

    Mẹo nhỏ, nếu các bạn muốn ăn nước sốt sệt thì hãy hoà 1 thìa cà phê bột năng với nước rồi cho vào nồi. Khuấy đều đến khi đạt được độ sệt như mong muốn là được. Hoặc nếu muốn món ăn dậy mùi thơm của rượu vang hơn, thì sau khi đã tắt bếp, mọi người cho thêm khoảng 1 thìa canh rượu vang đỏ vào. Trộn đều lên, lúc này món ăn cũng như nước sốt dậy mùi thơm hơn.

    Cho bò sốt vang ra đĩa và ăn nóng cùng với bánh mì. Trang trí thêm một ít hành lá, ngò lên trên để đĩa bò sốt trông đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

    Bò sốt vang ăn kèm cùng với bánh mì hoặc bún, cơm đều rất ngon. Ảnh: Internet

    Diễm Diễm

    Đăng bởi: Tường Đinh

    Từ khoá: Cách nấu bò sốt vang kiểu Pháp chuẩn vị cực thơm ngon

    Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Mềm Thơm Ngon Chuẩn Vị Nhà Hàng

    Contents

    1. Thành phần

    Các thành phần cơ bản cho bí ngòi đuôi bò

    1,5kg đuôi bò tươi

    500 gram gân bò

    300 gram củ sen

    300 gram khoai môn

    100 gram sả

    2 thìa cà phê sa tế

    2 thìa cà phê ớt bột Việt Nam

    1 thìa tỏi băm, hạt điều đỏ, hành tím băm.

    Dầu ăn

    1 lọ nước mắm, 1 quả chanh tươi, 1/4 quả dứa vừa, 1 quả ớt sừng tươi.

    1 củ sả vừa, 5 tép tỏi nhỏ và 1 thìa đường trắng

    Nêm cơ bản: đường, bột ngọt, muối, tiêu.

    Bún, rau mồng tơi, cải xanh, rau má, …

    2. Cách nấu đuôi bò hầm sả.

    2.1. Chế biến đuôi bò

    Đuôi bò khi mua về bạn hãy làm sạch. Sau đó đun nhẹ đuôi bò bằng lửa hoặc than hồng. Đun nóng để phần tóc bám ở đuôi bị rụng.

    Tiếp tục cho đuôi bò vào đun với lửa lớn trong vài phút. Khi bị bỏng da, bạn hãy lấy dao lam cạo qua lớp da để bóc phần bị bỏng cho sạch hơn.

    Thả đuôi bò vào chậu nước sôi ấm rồi rửa sạch. Tiếp tục rửa lại dưới vòi nước lạnh rồi chặt đuôi bò thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

    Cho phần đuôi bò vừa chặt vào nồi. Sau đó cho nước có vài lát gừng vào, đun sôi sơ qua để khử mùi khó chịu của bò và làm sạch lại đuôi bò.

    Đuôi bò để ráo. Chú ý để lửa nhỏ và không dùng nhiệt quá cao. Nếu không sẽ nổi bọt và nước đục không còn ngon nữa.

    2.2. Sơ chế các nguyên liệu khác

    Chuẩn bị nguyên liệu lẩu

    Sả bóc sạch vỏ già rồi rửa thật sạch. Sau đó bạn lấy 2 cây đem đi chặt nhỏ và phần còn lại, bạn chặt khúc và đập cho hơi dập.

    Cho sa tế cùng ớt bột vào trộn cùng 1/2 sả băm, tỏi băm và hành tím băm. Điều chỉnh gia vị cho vừa ăn và đảo đều. Sau đó cho đuôi bò vào ướp khoảng 1 tiếng đến 2 tiếng cho ngấm gia vị rồi ninh tiếp.

    2.3. Cách nấu lẩu đuôi bò – Ướp đuôi bò

    Gân bò rửa sạch với nước muối pha loãng. Đun sôi nước, cho gừng đập dập vào. Cho luôn phần gân vào để ninh, sau 5 phút thì vớt ra.

    Cho phần gân bò đã xào chín vào nồi áp suất. Thêm khoảng 500ml nước và đun thêm khoảng 20 phút để gân mềm. Chờ cho nguội hẳn thì vớt ra để riêng.

    Gọt vỏ khoai môn và củ sen. Sau đó rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.

    Cho đuôi bò đã ướp vào nồi áp suất. Cho sả đã cắt khúc vào và thêm khoảng 1 lít nước. Tiếp theo, bạn cho lên nồi hầm khoảng 15 phút, đợi nguội bớt thì mở nắp ra lấy đuôi bò ra.

    2.4. Cách nấu lẩu đuôi bò – Hầm đuôi bò

    Chiên nửa cây sả và băm nhuyễn. Cho hết phần tỏi băm, phần hành tím băm còn lại vào xào với dầu ăn. Cho đuôi bò cùng với gân bò đã hầm vào xào cùng.

    Dùng một chảo khác để chiên hạt điều và dầu ăn cho có màu đẹp. Sau đó, cẩn thận loại bỏ các hạt điều. Đổ dầu này vào nồi đun nóng, tiếp tục đun cách thủy cho đến khi sôi. Nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

    Cho khoai môn cùng với củ sen vào nấu đến khi chín mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

    3. Làm nước chấm lẩu

    Khi pha nước chấm, chúng ta cần hết sức lưu ý vì đuôi bò có vị thanh mát, rất thơm. Vì vậy, nó nên được chế biến theo cách mà các hương vị được kết hợp hài hòa.

    Đem dứa, tỏi, ớt với sả băm nhuyễn.

    Cho tỏi và ớt vào cùng với mắm nêm rồi đảo đều lên. Xào sả với dầu ăn cho thơm. Cho sả và dứa vào nêm gia vị vừa ăn. Thêm gia vị và vắt thêm chút chanh cho nước chấm có vị chua ngọt phù hợp.

    Bún ngon nhất là chần qua nước sôi để bún không bị mất mùi. Các loại rau ăn kèm, cắt gốc, rửa sạch.

    Để nồi lẩu trên bếp nóng, khi ăn nhúng rau vào, chấm với nước mắm đã pha.

    Hoàn thành món lẩu đuôi bò

    Qua bài viết trên, tôi chắc rằng bạn đã biết cách nấu lẩu đuôi bò Nó đầy hương vị, phải không? Cùng những người thân yêu quây quần bên nồi lẩu thơm phức thì còn gì tuyệt hơn phải không các bạn. Chỉ với một chút thời gian, tôi tin chắc rằng bạn sẽ có thể thực hiện món ăn này tại nhà một cách dễ dàng.

    Đăng bởi: Trần Dũng

    Từ khoá: Cách nấu lẩu đuôi bò mềm thơm ngon chuẩn vị nhà hàng

    Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Thắng Cố Dê Độc Đáo Chuẩn Vị, Ai Nấy Đều Say Mê trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!