Bạn đang xem bài viết Cây Lược Vàng: Từ Loài Cây Cảnh Đến Vị Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lược vàng (tên khoa học Callisia fragrans (Lindl.) Woodson), thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân mọc đứng hoặc bò ngang, có thể cao từ 20 – 50cm, có khi phát triển đến 1m. Thân lược vàng chia nhiều đốt, nhánh. Các đốt dài khoảng 1 – 2cm, những nhánh thân dài đến 10cm.
Lá cây thuộc loại lá sáp, mọc so le hoặc lá đơn, phiến lá có hình ngọn giáo. Kích thước lá dài khoảng 12 – 25cm, rộng khoảng 4 – 6cm. Bề mặt lá nhẵn, những lá tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ có màu tím, còn trong bóng râm có màu xanh. Màu lá ở mặt trên sẽ đậm hơn so với mặt dưới. Bẹ lược vàng ôm khít thân, mép lá nguyên và lá thường có màu vàng khi già đi, gân lá song song. Lá cây Lược vàng mọng nước.
Hoa Lược vàng xếp thành một trục dài và cong thành chùm, hợp thành xim. Mỗi cặp xim được nối bởi những chiếc răng cưa dài 3 – 10 mm. Cụm hoa thường gồm khoảng 6 – 12 hoa, màu trắng, hình dạng nhọn, dài 5-6 mm. Cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm, phần trên xanh, dưới trắng, mép nguyên, có lông mịn ở phía dưới.
Hoa của cây nở chủ yếu vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy thuộc theo vùng khí hậu. Tuy nhiên hoa thường rất nhanh tàn và mọc khá lẻ tẻ.
Nhiều tài liệu cho rằng trước đây rất lâu, cây đã được trồng ở vùng Trung, Nam Mỹ. Một số được trồng ở Nga, sau đó di thực sang Việt Nam.
Ở nước ta, cây xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa, sau đó lan ra khắp cả nước. Hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở bất cứ đâu.
Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá của cây đều được sử dụng để làm thuốc. Và nên thu hái từ những cây trưởng thành để đảm bảo hoạt chất của thuốc được cao. Tốt nhất nên chọn những lá dài trên 20cm và có màu tím sậm.
Các bộ phận này được hái rồi rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi.
4.1. Thành phần hóa họcTrong cây Lược vàng chứa:
Các Lipid gồm: Triacyglyceride, Sulfolipid, Digalactosyglycerides
Các acid béo: Paraffinic, Olefinic
Các sắc tố caroten, chlorophyl
Acid hữu cơ
Phytosterol
Các vitamin PP, B2
Các flavonoid: Quercetin, Kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
Các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu
4.2. Tác dụng dược lýTheo nghiên cứu người ta thấy, lược vàng có những tác dụng nổi bật sau:
Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp)
Tác dụng tăng cường miễn dịch
Tác dụng chống oxy hóa
Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
Nghiên cứu về độc tính trên cây Lược vàng cho thấy: Lá và thân bò lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.
Lược vàng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, được sử dụng chữa một số bệnh sau:
Chữa ho, viêm họng
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Điều trị viêm loét dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn
Ổn định huyết áp
Giảm đau mỏi cơ xương khớp
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Hạn chế sự phát triển các khối u và tế bào ung thư
Bôi bên ngoài giúp: Chống tiết dịch, giảm ngứa, sưng đau trong một số bệnh ngoài da, chấn thương, bong gân,…
6.1. Bài thuốc chữa viêm họngChuẩn bị khoảng 3 – 4 lá Lược vàng, đem rửa sạch, thái nhỏ. Nhai trực tiếp, từ từ trong khoảng 10 phút. Nên nhai 1 ngày 3 lần.
6.2. Bài thuốc chữa mụn nhọtChuẩn bị 1 – 2 lá lược vàng đã được rửa sạch đem giã nát và đắp trực tiếp lên vùng có nốt mụn nhọt. Có thể dùng băng gạc y tế dán lên để cố định dược liệu. Thời gian đắp khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch với nước.
Không nên uống Lược vàng cùng một lúc với các thuốc khác đặc biệt là thuốc tân dược.
Không nên dùng dạng rượu Lược vàng trên người bị viêm – xơ gan, tăng huyết áp hoặc tăng đường huyết chưa kiểm soát tốt, người không uống được ruợu.
Vì Lược vàng có tính mát nên những người có cơ địa lạnh (sợ lạnh, dễ tiêu chảy) không uống nước ép tươi Lược vàng vào buổi tối.
Trẻ em dưới 5 tuổi ưu tiên dùng bôi hoặc đắp ngoài.
Cây thuốc quanh ta rất phong phú. Nhưng làm sao để sử dụng cho đúng bệnh, đúng cách để không đưa đến những hậu quả không mong muốn, thì người bệnh cần có sự tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Cây Vấn Vương Là Gì? Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Vấn Vương
Cây vấn vương là gì? Bạn đã biết những tác dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên của cây vấn vương chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nha!
Cây vấn vương là gì?Tên khoa học của cây vấn vương là Galium aparine L, là một loại thảo mộc dược liệu được tìm thấy trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm:
Thuộc cây thảo có hoa, họ Rubiaceae, cây phân thành nhiều nhánh, sinh trưởng và phát triển quanh năm. Cây mọc bò và leo cao từ 3 đến 5m; thân cây có 4 góc và gai nhọn dạng móc chạy dọc thân. Mỗi cây có khoảng từ 6 đến 8 vòng lá, giống thân cây, cũng xuất hiện những gai móc nhỏ có chiều ngược lại cả ở mặt trên của phiến lá và trên các mép lá.
Cây thường nở hoa vào tháng 11 hàng năm, cả cụm hoa nằm gọn trong nách lá, cao khoảng chừng 3-4cm. Hoa nở có màu trắng và hơi lục nhạt ở gần cuống hoa. Hoa kết trái, trái có màu đen bên trong có 2 hạt, mỗi hạt có đường kính 2-3 mm, cũng có lớp lông mọc dày dạng móc xung quanh hạt để bảo vệ.
Cây vấn vương đã được Carl von Linné mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1753:
Nơi sinh sống: Loài cây này xuất hiện cả ở châu Âu và châu Á. Tại Việt Nam, người ta thấy loại cây này xuất hiện nhiều ở các vùng núi cao như tỉnh Lào Cai (Sapa) và tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thành phần: Trong cây vấn vương có chứa các thành phần hóa học như: glucosid asperulosid và các acid citric, malic, tannic.
Tính vị: Toàn thân cây vấn vương có vị đắng, chát và có tính bình. Còn rễ cây có vị hơi cay và mang tính ấm.
Bộ phận nào của cây vấn vương dùng làm thuốc?Toàn thân của cây vấn vương đều có thể được dùng làm thuốc, đặc biệt là rễ cây (Radixet Herba Galii Aparines).
Toàn thân của cây dùng làm thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, khư ứ, chỉ thống. Còn rễ cây có tính âm có công dụng khư phong thông lạc, làm ra mồ hôi, chống bệnh scorbut, tán ứ giảm đau, lợi tiểu và giúp ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sấy khô và rang quả, hạt cây vấn vương để làm đồ uống nóng như cà phê.
Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vươngCây vấn vương là loại cây đã được nhắc đến trong sách “Cây cỏ Việt Nam năm 1999” của GS Phạm Hoàng Hộ, đây là cây thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh ví dụ như:
Giảm nhiễm trùng đường tiết niệuTrong y học thay thế, viêm bàng quang là tình trạng viêm xảy ra tại bàng quang với phần lớn trường hợp do vi khuẩn gây nên (nhiễm trùng bàng quang). Trong trường hợp này cây vấn vương có thể làm mát và lợi tiểu, giúp giảm bớt các vấn đề về đường tiết niệu.
Điều trị các vấn đề daCây vấn vương có khả năng làm giảm kích thước các vết loét ở da nhờ vào tác dụng kháng khuẩn và làm mát da, điều này được mô tả trong những câu chuyện giai thoại từ cuối những năm 1800. Ngoài ra, cây còn có tác dụng làm mát các vết bỏng, trị mụn trứng cá trên da.
Giảm sưng hoặc phù nềRễ của cây vấn vương có tác dụng lợi tiểu nên được cho là có khả năng giảm sưng và thúc đẩy sự trao đổi chất lỏng trên khắp cơ thể.
Chữa bệnh lậuTrong y học cổ truyền xưa, người ta tin rằng cây vấn vương có khả năng chữa khỏi bệnh lậu. Song, ngày nay với y học hiện đại, các loại thuốc kháng sinh sẽ là lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả hơn rất nhiều trong việc điều trị căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra:
Cây vấn vương là một loài thực vật hoàn toàn có thể ăn được, mặc dù không gây tác dụng phụ đáng chú ý, tuy nhiên những người bị dị ứng với các thành phần của cây cũng nên cẩn trọng.
Advertisement
Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc theo chỉ định nên thận trọng khi sử dụng cây vấn vương. Tác dụng lợi tiểu của cây vấn vương có thể làm giảm lượng đường trong cơ thể, nên với các bệnh nhân bị tiểu đường đang phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nên thận trọng khi sử dụng loại cây này.
Với các vết bỏng nặng, nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính, hoặc các bệnh có biểu hiện nghiêm trọng khác, các bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức mà không nên tự ý sử dụng các loại thảo dược tự nhiên.
Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về cây vấn vương – loại thuốc có tác dụng chữa bệnh cổ xưa. Hãy theo dõi những bài viết mới nhất của trang để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích nha!
Nguồn: Báo Sức khoẻ và Đời sống
Chọn mua găng tay các loại tại chúng tôi để hỗ trợ trồng cây:
Những Bài Thuốc Hay Từ Cây Mít
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây mít đều có thể làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây mít đều có thể làm thuốc.
Giải rượu: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Chữa ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh: Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: Lấy 30g lá mít vàng, rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 lần trong ngày, sáng, tối trước khi đi ngủ.
Chữa trẻ tiểu cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
Thuốc an thần: Dùng lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, nấu với 300ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
Mụn nhọt sưng đau: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.
Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa: Dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.
Ăn không tiêu, ỉa chảy: Lá mít 20g sao vàng sắc uống, có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30-50ml.
Chữa sưng hạch: nhựa mít, trộn thêm ít giấm, bôi nhiều lần đến tan.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Dùng lá mít, lá mía, than tre với liều lượng bằng nhau, sau đó mỗi ngày sắc uống 1 thang. Chia ra 3 lần để uống.
Ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do dùng thức ăn sống lạnh: 20g lá mít sắc chung với 550ml nước sôi, nấu cho tới khi còn 200ml. Chia nhau uống 2 lần trong ngày. Chỉ cần dùng 5 ngày liền sẽ nhanh hết bệnh.
Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn mít thường xuyên sẽ bổ sung nguồn Vitamin C – tăng cường hệ miễn dịch. Nó có khả năng hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng, nhờ đó chống lại những vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý
Tuy mít rất tốt nhưng người mang những bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh:
Bệnh gan nhiễm mỡ: Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Người mắc bệnh suy thận mãn tính: Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp./.
6 Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Viễn Chí Có Thể Bạn Chưa Biết
Cây viễn chí là gì?
Viễn chí có tên khoa học là Polygala tenuifolia thuộc họ Polygalaceae. Cây còn có tên quen thuộc chúng ta thường hay gọi chúng như tiểu thảo, Nam viễn chí, viễn chí nhục, chí thông, chính viễn chí,…
Viễn chí là cây thân thảo, cao khoảng 10 – 20cm. Loại thực vật này chia cành ngay từ gốc, cành có hình sợi và được phủ lông mịn xung quanh. Lá cây mọc so le, lá trên hình dài, rộng khoảng 3 – 5mm và dài khoảng 2cm. Lá phía dưới có hình bầu dục, rộng khoảng 4 – 5mm.
Bộ phận được sử dụng là rễ cây, thường được dùng làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh.
Viễn chí chứa nhiều thành phần hóa học như saponin triterpen, radix polygalae, dầu béo và polygala saponins tác dụng an thần, tiêu đờm cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, cây còn có công dụng chữa chứng hồi hộp, mất ngủ, mất tập trung, hoảng loạn, động kinh, u nhọt, sưng viêm.
Cây viễn chí còn có tên khác như tiểu thảo, Nam viễn chí, viễn chí nhục, chí thông, chính viễn chí,…
Ho là phản xạ có điều kiện thường lặp đi lặp lại, giúp loại bỏ các chất dịch nhầy ứ đọng ở cổ họng, việc ho thường xuyên khiến cho người bệnh cảm giác mệt mỏi khó chịu và đau rát cổ họng.
Nếu để tình trạng ho khan và ho có đờm kéo dài lâu ngày, sẽ dẫn đến tình trạng viêm phế quản.
Viễn chí có tác dụng trừ đờm rất tốt do có senegin. Khi uống với liều lượng thích hợp sẽ kích thích niêm mạc ở cổ họng làm tăng sự bài tiết chất dịch ở phế quản, nhanh chóng được tống ra bên ngoài, giúp thông thoáng cổ họng.
Do đó viễn chí có tác dụng trừ đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm phổi làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp cho người bệnh cực kỳ tốt và hiệu quả.[1]
Viễn chí có tác dụng giảm ho, long đờm rất hiệu quả
Radix polygalae (RP) là thành phần được tìm thấy có trong rễ của cây viễn chí.
Chúng được sử dụng phổ biến rộng rãi như một loại thuốc cổ truyền trong các phòng khám đông y với tác dụng an thần, dễ đi vào giấc ngủ, giảm căng thẳng, lo âu cực kỳ tốt cho người bệnh.
Nhiều bằng chứng cho thấy RP có thể giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng điều trị an thần, loạn thần, rối loạn thần kinh, hoang tưởng, ảo tưởng, cải thiện nhận thức, bảo vệ thần kinh và chống viêm trên hệ thần kinh trung ương.[2]
Rễ cây viễn chí các tác dụng giúp an thần hiệu quả
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ, dẫn đến những biểu hiện như: trí nhớ suy giảm, hay quên, khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ.
Theo nghiên cứu, cây viễn chí chứa nhiều thành phần giàu saponin triterpen và polygala saponins. Chúng có tác dụng làm tăng tổng số protein và tổng khả năng chống oxy hóa trong mô não bảo vệ hệ thần kinh trung ương, thúc đẩy tăng sinh tế bào thần kinh.
Viễn chí thường được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng trí nhớ, suy nhược thần kinh, hay quên. [3]
Viễn chí giúp chữa suy giảm trí nhớ, hay quên
Mất ngủ là triệu chứng mà nhiều người mắc phải. Nếu tình trạng khó ngủ kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe.
Khi giấc ngủ không đều, chập chờn thường xuyên lặp đi lặp lại hàng đêm sẽ có tác động không tốt cho sức khỏe, dẫn đến công việc và sinh hoạt cá nhân bị ảnh hưởng, dần dần gây ra trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, tâm trạng bất ổn…
Toàn bộ cây viễn chí có tác dụng dược liệu chữa trị bệnh mất ngủ rất tốt, mang lại cho người bệnh cảm giác an thần, giúp người bệnh dễ đi sâu vào giấc ngủ. Từ đó, mỗi sáng tỉnh dậy người bệnh sẽ có tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe khoắn hơn.
Viễn chí giúp hỗ trợ, điều trị khó ngủ rất hiệu quả
Suy nhược thần kinh có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như: căng thẳng, áp lực tâm lý trong thời gian dài, lối sống không lành mạnh, thường xuyên làm những công việc tư duy nhiều, không có thời gian thư giãn…
Nếu tình trạng này kéo dài, lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đời sống của chúng ta.
Viễn chí giúp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh
Viễn chí còn được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y chữa liệt dương. Đây là một phương pháp điều trị bệnh rất phù hợp với những bệnh nhân đang mắc bệnh liệt dương, chất lượng đời sống tình dục kém.
Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, cây viễn chí sẽ giúp hỗ trợ điều trị các dấu hiệu bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, tăng cường sức dẻo dai, bổ thận, tráng dương.
Viễn chí còn được sử dụng chữa bệnh liệt dương
Mời bạn tham khảo một số thuốc chứa hoạt chất Viễn chí tại Nhà thuốc An Khang
Advertisement
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Chai 90ml
Hộp 2 vỉ x 15 viên
Hộp 6 vỉ x 10 viên
Hộp 60 viên
9 tác dụng của lá tía tô có thể bạn chưa biết
Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
14 tác dụng của cây đinh hương đối với sức khỏe bạn nên biết
Nguồn: Tandfonline, Drugs, Nih
Nguồn tham khảo
Senega Root
Anxiolytic and sedative-hypnotic activities of polygalasaponins from Polygala tenuifolia in mice
Polygala tenuifolia: a source for anti-Alzheimer’s disease drugs
7 Bài Thuốc Đông Y Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông Y ra đời giúp bệnh nhân có thể điều trị rối loạn tiền đình và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Được chiết xuất bởi các loại thảo dược từ tự nhiên, những bài thuốc Đông Y nhanh chóng đi sâu vào tận gốc rễ của bệnh. chúng mình xin được giới thiệu đến với bạn một số bài thuốc Đông Y giúp điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình.
Bài thuốc số 7
Thành phần:
Hải đới căn 30 gam, cát căn 20 gam, xuyên khung 12 gam,
Thạch xương bồ 16 gam, bán hạ 10 gam, đại gải thạch 16 gam.
Cách thực hiện:
Người bệnh cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc nước uống mỗi ngày khoảng 1 thang.
Để đảm bảo cho sức khỏe, bệnh nhân có thể chia ra 2 lần uống mỗi ngày.
Thực hiện kiên trì cách làm này khoảng 2 – 3 tháng liên tục để có thể nhanh chóng cải thiện bệnh.
Công dụng:
Cân bằng khí huyết, ngũ tạng, ích tỳ, bổ thận, ích can
Tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Giảm được tình trạng đau nhức đầu, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt cho người bệnh.
Bài thuốc số 6
Thành phần:
Dạ giao đằng, Phục thần, Câu đằng
Xuyên khung, Cát căn, Thảo thuyết minh, Viễn trí, Bạch truật
Cách thực hiện:
Người bệnh cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc nước uống mỗi ngày khoảng 1 thang.
Để đảm bảo cho sức khỏe, bệnh nhân có thể chia ra 2 lần uống mỗi ngày.
Thực hiện kiên trì cách làm này khoảng 2 – 3 tháng liên tục để có thể nhanh chóng cải thiện bệnh.
Công dụng:
Bổ huyết, an thần, hoạt huyết, hóa ứ, trấn tâm.
Giảm đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, căng thẳng,…
Bài thuốc số 7
Bài thuốc số 6
Bài thuốc số 5: Thiên ma câu đằng ẩmBài thuốc số 6
Thiên ma câu đằng ẩm là bài thuốc được lấy trong “Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa” có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bình can tức phong, dưỡng huyết an thần dùng để chữa chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc dùng cho các trường hợp bán thân bất toại, lưỡi đỏ, mạch huyết sắc.
Các vị thuốc trong 1 thang bao gồm:
Câu đằng 12g,
Ích mẫu 12g,
Ngưu tất 12g,
Phục thần 12g,
Sơn chi 12g,
Tang ký sinh 12g
Dạ giao đằng 10g,
Đỗ trọng 10g, Hoàng cầm 10g,
Hà thủ ô trắng 10g,
Thạch quyết minh sống 20g,
Thiên ma 8g.
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên sắc nước uống ngày, 1 thang chia làm 2 – 3 lần uống, uống liên tục khoảng 3 – 5 tháng.
Bài thuốc số 5: Thiên ma câu đằng ẩm
Bài thuốc số 4: Nhị căn thangNhị căn thang là bài thuốc được trích trong Phúc kiến Trung y dược. Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình.
Cát căn 20g,
Hải đới căn 30g,
Xuyên khung 12g,
Bán hạ 10g,
Thạch xương bồ 16g.
Đại giả thạch 16g
Cát căn và hải đới căn (Côn bố, rong biển) là 2 thành phần chủ vị trong bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình “Nhị căn thang”. Có tác dụng lợi thấp, khử đờm, giải nhiệt, thanh nhiệt quy kinh can giúp thanh can nhiệt giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
Thạch xương bồ có tác dụng khai khiếu ninh thần, hóa thấp hòa vị. Chủ trị các chứng thần khí hôn mê, hay quên, ù tai, điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung),
Ngoài ra một thành phần rất đáng chú ý là Đại giả thạch có tính vị: cay và lạnh, với tác dụng là: Bình Can tiềm dương, giáng khí và cầm nôn, cầm máu, trấn khí nghịch, dưỡng âm huyết. Và có công dụng mạnh trong việc giúp trấn tĩnh tinh thần cho mọi người.
Cách làm: Cho các vị thuốc vào sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Cần uống 3 – 6 tháng liền để đạt công dụng tốt nhất.
Bài thuốc số 3: Kỷ cúc địa hoàng hoànBài thuốc số 4: Nhị căn thang
Các công trình khoa học lâm sàng đã cho thấy các thành phần hóa học của các loại thảo dược có trong Kỷ cúc Địa hoàng hoàn chứa :
Vitamin A và caroten là hai chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò bảo vệ và làm chậm sự thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi.
Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa cực mạnh và là “tấm lọc” những tia tử ngoại nhằm hạn chế tác động có hại của chúng lên mắt.
Vitamin B2 giúp giác mạc nhận ánh sáng, giúp tổng hợp glutathione có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa tại mắt.
Vitamin B12 cải thiện và phòng ngừa sự giảm thị lực ở bệnh nhân bị glaucom, ngăn ngừa sự thoái hóa bao myelin của dây thần kinh thị giác.
Linoleic axit (omega-6) là chất dẫn truyền những xung động thần kinh tại võng mạc, ngăn ngừa thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già.
Cholin và lecithin là chất dẫn truyền những xung động thần kinh, giúp truyền dẫn những xung động thần kinh từ võng mạc lên não bộ.
Trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm hiện đại cũng cho thấy “Kỷ cúc Địa hoàng hoàn” có tác dụng nâng cao năng lực của tế bào lympho T và B, chống mệt mỏi, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, tăng trí nhớ, chống viêm, ức chế nhiều loại trực khuẩn và cầu khuẩn giúp bảo vệ tế bào gan thận, chống ngưng huyết, thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, cải thiện hệ tuần hoàn của não, hạ huyết áp và chống ung thư.
Thành phần các thảo dược trong bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng hoàn”: Được cấu thành từ Lục vị địa hoàng hoàn (gồm các vị: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Bạch linh, Trạch tả, Đan bì) gia thêm hai vị là Kỷ tử và Cúc hoa nên có tác dụng tốt với các chứng như mắt mờ, mắt hoa, khô mắt, giảm thị lực, gặp gió dễ chảy nước mắt, tai ù, tai điếc,…
Bạch cúc hoa 120g,
Kỷ tử 120g,
Đan bì 120g,
Bạch linh 120g,
Trạch tả 120g,
Hoài sơn 160g,
Sơn thù 160g,
Thục địa 320g.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên tán thành bột mịn và trộn đều tạo thành viên hoàn. Có thể sử dụng trong vòng hơn 2 tháng. Mỗi lần dùng 8 – 16g pha với nước ấm (khoảng 60 – 70oC), thêm một chút muối. Đặc biệt chú ý vị thuốc Đan bì kỵ với phụ nữ mang thai nên cần lưu ý khi sử dụng.
Bài thuốc số 3: Kỷ cúc địa hoàng hoàn
Bài thuốc số 2: Chỉ huyễn trừ vựng thangChỉ huyễn trừ vựng thang là bài thuốc được trích trong “Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn” với tác dụng hóa đờm, thông huyết trị rối loạn tiền đình
Mẫu lệ 40g,
Xa tiền tử 30g,
Đan sâm 24g,
Phục linh 24g,
Bạch truật 20g,
Trạch lan 16g,
Quế chi 16g,
Bán hạ 12g,
Ngưu tất 12g,
Sinh khương 12g,
Hổ phách 6g.
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống trong ngày. Cần uống liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để có kết quả tốt nhất với người bị rối loạn tiền đình.
Bài thuốc số 1: Định huyễn thangBài thuốc số 2: Chỉ huyễn trừ vựng thang
Đinh huyễn thang là bài thuốc được trích trong “Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn” có tác dụng hóa đờm, kiện tỳ, chữa rối loạn tiền đình.
Các vị thuốc trong 1 thang bao gồm:
Bạch tật lê 20g,
Trạch tả 20g,
Thiên ma 16g,
Bán hạ 16g,
Đạm trúc diệp 12g,
Phục thần 12g,
Cát nhân 12g’
Long cốt 30g (sắc trước).
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang, cần sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày sẽ thấy rõ công dụng của thuốc đối với người bị rối loạn tiền đình.
Bài thuốc số 1: Định huyễn thang
Đăng bởi: Trần Thế Dương
Từ khoá: 7 bài thuốc Đông Y chữa rối loạn tiền đình hiệu quả
Thực Đơn Giảm Cân: Hiệu Quả Tuyệt Vời Với Detox Từ Trái Cây Và Rau Củ
Cách giảm cân nhanh và hiệu quả luôn là vấn đề nan giải của hầu hết chị em phụ nữ. Thông thường chúng ta luôn chọn cách nhịn ăn, uống thuốc giảm cân vì nghĩ rằng đó là cách nhanh nhất khiến cân nặng xuống cấp tốc. Tuy nhiên, các cách này thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hơn bao giờ hết. Thay vào đó thực đơn giảm cân bằng detox trái cây giúp thanh lọc cơ thể sẽ là sự lựa chọn hợp lý và an toàn cho các chị em.
Cách làm detox giảm cân
Vì vậy, hôm nay Cooky giới thiệu đến bạn 7 công thức nước detox cơ thể từ các loại trái cây và rau củ tự nhiên giúp làm tiêu mỡ, dáng thon, da đẹp lên trông thấy.
1. Nước detox táo và quếDùng táo và quế làm thành nước giảm cân detox không chỉ giúp làm giảm cân nặng mà còn tốt cho sức khỏe. Trong táo chứa rất ít calo, natri, chất béo mà lượng chất xơ lại rất dồi dào. Các chất xơ này làm dạ dày co bóp nhỏ lại, khiến bạn giảm cơn thèm ăn, tạo cảm giác no lâu. Đồng thời, quế có tác dụng ngăn chặn quá trình tích tụ chất béo, điều tiết lượng đường trong máu, làm giảm nồng độ cholesterol xấu nên hỗ trợ giảm cân nhanh cực hiệu quả.
Nguyên liệu làm nước detox táo và quế:
1/2 Táo
1 miếng Thanh quế
Cách làm nước detox táo và quế:– Táo cắt thành lát mỏng.
– Cho táo vào bình thủy tinh cùng với quế.
– Cho nước vào và ngâm khoảng một ngày trong tủ lạnh là dùng được.
Xem công thức và cách làm chi tiết Nước detox táo và quế
2. Nước detox chanh dưa leoXem công thức và cách làm chi tiết Nước detox táo và quế
Nước detox chanh dưa leo là loại thức uống giảm cân ngon hiệu quả rất tốt cho sức khỏe. Nước uống giảm cân đẹp da với dưa leo còn công dụng thải độc cơ thể ra bên ngoài, tạo cảm giác no lâu, tăng cường sự trao đổi chất khi ăn các loại thức ăn tốt cho cơ thể. Chanh giàu vitamin A, C giúp đánh tan mỡ thừa tích tụ trong người, làm mát gan, nguy cơ về mụn sẽ giảm xuống nhanh chóng. Nước giảm cân bằng chanh và chanh leo còn chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp hạn chế sự sưng viêm trên da, bảo vệ làn da khỏi các vấn đề về rỗ, sẹo mụn.
Nguyên liệu làm nước detox chanh dưa leo:
1 trái Chanh
1 trái Dưa leo
Cách làm nước detox chanh dưa leo:– Chanh cắt lát mỏng. Dưa leo cắt lát mỏng
– Cho chanh và dưa leo vào bình thủy tinh, thêm nước. Đậy nắp và Ngâm khoảng 3 đến 24 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh.
– Dùng nước detox chanh và dưa leo thay cho nước lọc thông thường. Mỗi ngày uống khoảng 1,5-2 lít.
Detox chanh dưa leo giúp giảm cân hiệu quả
3. Nước detox cam, kiwi, dưa hấuDưa hấu có chứa hàm lượng citrulline cao giúp hỗ trợ thải độc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Cam và kiwi giàu vitamin C khiến mỡ thừa tan biến nhanh chóng, thanh lọc cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nước giảm cân detox cam, kiwi, dưa hấu khiến cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Cùng Cooky bắt tay làm ngay món nước uống giảm cân này nào!
Nguyên liệu làm nước detox cam, kiwi, dưa hấu:
1/2 trái Cam
1 trái Kiwi
200g Dưa hấu
Cách làm nước detox cam, kiwi, dưa hấu:– Kiwi gọt sạch vỏ, cắt lát. Cam cắt lát.
– Dưa hấu gọt bỏ vỏ, cắt miếng.
– Cho kiwi, cam và dưa hấu vào bình thủy tinh. Rót nước lọc vào bình. Đậy kín nắp, ngâm trong tủ lạnh và dùng.
Detox Kiwi hỗ trợ thải độc khỏi cơ thể
4. Sinh tố detox thanh lọc cơ thểHỗn hợp sinh tố detox từ chuối, cà rốt và táo là thức uống giảm cân được yêu thích bởi hương vị thơm ngon dễ uống. Ngoài ra món sinh tố này còn mang đến một cơ thể khỏe mạnh, không còn mỡ thừa tồn đọng trong cơ thể nhờ vào lượng chất xơ và vitamin dồi dào từ chuối và táo.
Nguyên liệu làm sinh tố detox:
2 trái Chuối
4 củ Cà rốt
1 trái Táo
1 hộp Sữa chua
Cách làm sinh tố detox:
– Chuối lột vỏ. Cà rốt rửa sạch. Táo rửa sạch gọt vỏ.
– Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn. Rót hỗn hợp đã xay mịn ra ly, dùng ngay.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sinh tố detox
5. Nước detox táo, cam và bạc hà Nguyên liệu làm nước detox táo, cam, bạc hà:
1/2 trái Táo
1/2 trái Cam
10g Lá bạc hà
Cách làm nước detox táo, cam, bạc hà:– Cam cắt lát mỏng. Táo bỏ hạt, cắt lát.
– Lá bạc hà thả vào bình cùng với cam và táo.
– Cho nước lọc vào bình, đậy nắp rồi ngâm trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 24 tiếng. Lấy ra và dùng.
6. Nước detox chanh gừngXem công thức và cách làm chi tiết Nước detox táo, cam, bạc hà
Nếu bạn muốn giảm cân nhanh và hiệu quả thì hãy làm ngay nước detox chanh gừng. Chất nóng trong gừng có tác dụng giảm mỡ bụng nhanh chóng, không những vậy gừng còn giúp làm ấm cơ thể, chống lại tác nhân bệnh từ bên ngoài. Chanh chứa nhiều vitamin C, giúp thải các chất độc tồn đọng trong cơ thể ra ngoài, chất chua của chanh cũng là một loại làm tiêu tan mỡ thừa hiệu quả. Nước detox chanh gừng sẽ là hỗn hợp thức uống giảm cân lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu làm nước detox chanh gừng:
1 trái Chanh
1 miếng Gừng
Cách làm nước detox chanh gừng:– Gừng gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng.
– Chanh cắt lát tròn.
– Cho gừng và chanh cắt lát vào bình thủy tinh. Thêm nước lọc vào và đậy kín nắp. Ngâm trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ uống nước và bỏ bã.
Xem công thức và cách làm chi tiết Nước detox chanh gừng
7. Nước detox dưa hấuXem công thức và cách làm chi tiết Nước detox chanh gừng
Trong các loại nước uống giảm cân tại nhà thì nước detox dưa hấu được nhiều người ưa chuộng. Bởi vì dưa hấu chứa các hợp chất hữu cơ và là một loại acid amin đã được chứng minh có khả năng giúp gan và thận loại bỏ amoniac, giúp đốt cháy mỡ thừa. Ngoài ra, chất citrulline của dưa hấu hỗ trợ thải độc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả. Bên cạnh đó còn kết cùng bạc hà và chanh càng thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn. Dùng nước detox dưa hấu giảm cân hàng ngày để cân nặng giảm nhanh chóng và an toàn cho sức khỏe.
Nguyên liệu làm nước detox dưa hấu:
15 Lá bạc hà
1/4 trái Dưa hấu
1 trái Chanh
Cách làm nước detox dưa hấu:– Dưa hấu và chanh cắt nhỏ cho vào bình thủy tinh.
– Thêm nước và lá bạc hà vào bình. Để hỗn hợp qua đêm trong tủ lạnh là ta sẽ có detox cho cả ngày thanh lọc cơ thể.
Một số lưu ý khi dùng nước detox giảm cânXem công thức và cách làm chi tiết Nước detox dưa hấu
– Không nên quá tập trung vào nước detox để giảm cân mà cần phải điều độ giữa một chế độ ăn hợp lý, tập thể dục đều đặn.
– Với những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đau dạ dày không nên uống nước detox thường xuyên vì nó sẽ gây tụt huyết áp, tai biến, nhũn não,…
– Nên lựa chọn các loại trái cây tươi, không có hóa chất độc hại để làm detox.
Chọn trái cây tươi để làm detox
Giảm cân bằng nước detox hiệu quả cần một liệu trình thông minh– 3 ngày đầu cắt giảm dần lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, hạn chế tinh bột và uống 1 lít nước detox mỗi ngày.
– Từ ngày 7 đến ngày 10, thay thế hoàn toàn nước lọc bằng nước detox và uống 2 lít một ngày.
– 3 ngày cuối cùng, kiêng những thực phẩm loãng, nhiều chất béo, tinh bột và uống 1 lí nước detox mỗi ngày.
Sau khoảng thời gian detox này, bạn nên dùng nước detox khoảng 3 lần/tuần để thải độc, và duy trì vóc dáng, cân nặng và làn da khỏe mạnh.
Giảm cân bằng nước detox hiệu quả
Có thể bạn chưa biết:
Đăng bởi: Phương Tùng Nguyễn
Từ khoá: Thực Đơn Giảm Cân: Hiệu Quả Tuyệt Vời Với Detox Từ Trái Cây Và Rau Củ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Lược Vàng: Từ Loài Cây Cảnh Đến Vị Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!