Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ 8 Cách Nấu Thạch Dừa Thô Tại Nhà Ngon Tuyệt Đỉnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thạch dừa thô làm từ gì? 1. Cách nấu thạch dừa thô đường phènNguyên liệu
100g thạch thô (dùng để làm 2kg thạch dừa thô)
Nước sôi để nguội
Đường phèn
Cách nấu thạch dừa từ dừa thô
Bước 1: Bạn ngâm 10 thạch thô vào nước, rửa với nước nhiều lần để hết vị chua và mùi. ngâm rửa phôi thạch thô nhiều lần với nước để hết vị chua và mùi do quá trình lên men phôi. Vừa rửa vừa bóp đều tầm 6-7 lần. Mình rửa và ngâm nước cho phôi nở khoảng 3h đồng hồ. Rửa sạch rồi ngâm nước 30 phút rồi lại rửa sạch. Khi nào thấy thạch nở căng hết rồi như miếng thạch bạn hay mua sẵn ở siêu thị ấy thì thôi còn không có thể ngâm tiếp 1h nữa cũng không sao.
Lưu ý: Nên rửa bằng nước sôi để nguội vì thạch khô nở ra là nhờ ngậm nước mà, nước trong dừa lát chúng ta sẽ ăn đó nha.
Thạch sau khi ngâm nở đủ nước sẽ như này
Bước 2: Đun nước sôi, trụng qua phần phôi thạch đã nở đều. Thạch ngâm rửa sạch. Thạch ngậm đủ nước sẽ nở to và hết mùi chua (thạch có mùi chua là do quá trình lên men của nước dừa). Nên nếu thấy có mùi hơi chua nhẹ thì thạch vẫn ổn chứ không hỏng bạn nha.
2. Cách làm thạch dừa thô lá dứa đường phènNguyên liệu
50 gram thạch dừa khô Bến Tre + 1 túi hương liệu dạng nước đi kèm
Đường phèn
1 nắm lá dứa (khoảng 10 lá)
Nước lọc
Cách nấu thạch dừa khô lên men Bến Tre
Bước 2: Bắc nồi nước lên để sôi và cho thạch vừa ngâm nở và trần qua 1- 2 phút để khử sạch hoàn toàn mùi chua. Rồi bạn vớt thạch ra rửa lại với nước sạch, vắt bớt nước và để qua rổ. Nếu bạn vẫn thấy thạch còn mùi có thể lặp lại bước này đến khi nào thấy thạch không còn mùi nữa là ổn.
Lá dứa rửa sạch rồi thắt nút lại cho vào nồi nước đường đun chung, rồi đổ phần thạch đã làm sạch ở bước 2 vào đun cùng, đun tầm 10 -20 phút cho thạch ngấm vị, nước chuyển màu hơi xanh là được.
Vớt lá dứa bỏ ra ngoài rồi để nguội thạch, cho thêm hương liệu và cất tủ lạnh ăn dần.
3. Cách làm thạch dừa thô nấu với hạt é, hạt chiaNguyên liệu
50g thạch dừa khô lên men + túi hương liệu đi kèm
Đường phèn
20 gram hạt é (hoặc 20g hạt chia)
10 lá dứa rửa sạch, đem thắt nút lại
Cách nấu thạch dừa thô với hạt é, hạt chia
Bước 1: Bạn ngâm, xả nước thạch dừa khô để nở căng giòn ngon và hết mùi chua tương tự cách là đã hướng dẫn ở trên. Thạch dừa sau khi ngâm ngậm nước nở to, bạn đem luộc và xả nước lạnh, để ráo.
Bước 2: Với hạt é, đem rửa sạch với nước. Còn hạt chia thì không cần rửa, sau đó cho hạt é hoặc hạt chia vào trong chén nước sạch ngâm 10 – 15 phút cho nở mềm.
Bước 3: Nấu đường phèn với 1- 2 lít nước lọc cho tan. Sau đó cho lá dứa vào đun cùng rồi đổ phần thạch dừa thô vào đun thêm 15– 20 phút sau. Đến khi nước đường phèn cạn bớt và chuyển màu hơi xanh thì bạn đổ hạt é hoặc hạt chia vào đun cùng. Nấu thêm 5 phút nữa, khuấy đều và tắt bếp.
Vớt bỏ lá dứa ra ngoài, để thạc nguội rồi cho thêm túi hương liệu đi kèm vào nồi là hoàn tất
Cách làm thạch dừa thô nhiều màuĐể tạo thêm màu sắc hay hương vị cho món thạc dừa bạn có thể mix thêm các lạo trái cây hoặc các màu từ lá cây, củ quả. Ngoài các nguyên liệu như trên thì bạn muốn tạo màu gì có thể sử dụng thêm như sau
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thạch dừa thô đã ngâm nước và luộc chín, xả nước, để ráo như công thức ở trên
Đường phèn
Màu tím: 10 lá cẩm (rửa sạch, để ráo)
Màu đỏ: Củ rền hoặc thanh long đỏ
Màu xanh: 5 – 7 cánh hoa đậu biếc
Hương chanh leo: 1 ly nước cốt chanh dây
Hướng dứa: 1 trái thơm chín đã gọt vỏ và cắt bỏ các mắt.
4. Cách làm thạch dừa thô nấu với thơm tạo màu vàngThêm nước ép thơm và thơm tươi đã cắt miếng nhỏ vào nồi đun cùng. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Bạn có thể nếm và thêm đường nếu thấy nhạt ở bước này nha
Đợi nguội thì cho thêm vài gọt hương liệu mùi dừa vào khuấy đều là có thể thưởng thức.
5. Cách nấu thạch dừa thô với hoa đậu biếc tạo màu xanh 6. Cách làm thạch dừa thô nấu với nước chanh dây 7. Cách nấu thạch dừa thô với nước lá cẩm tạo màu tímTương tự như cách làm thạc dừa thô với lá dứa, bạn đun nước rồi rồi thả lá cẩm vào đun cùng, tiếp đến cho thạch dừa đã sơ chế vào đun 20-25 phút. Bạn sẽ thấy nước chuyển từ từ sang màu tím rất đẹp mắt. Sau đó để nguội cho thêm các chất tạo mùi như vani, hương dừa là dùng được luôn.
8. Cách làm thạch dừa thô nấu với củ rền tạo màu đỏCách Nấu Cari Bò Nước Dừa Thơm Ngon Tại Nhà
250 gram thịt bò
4 củ sả tươi
1 củ khoai tây
1 củ cà rốt
1 tép tỏi
1 củ hành tây
½ củ gừng tươi
4 lá cari
400 ml nước cốt dừa
200 ml nước lọc
1 gói bột cari
1 muỗng cà phê bột màu điều
Gia vị: Muối ăn, hạt nêm, tiêu, dầu ăn, nước mắm
Bước 1 Sơ chế thịt bòSau khi chọn được thớ thịt bò tươi ngon, mềm mại, bạn đem về rửa sạch thịt bằng nước muối pha loãng. Sau đó, đem rửa lại lần nữa dưới nước sạch và để ráo nước. Dùng giấy thấm nước hoặc khăn sạch lau khô nước còn đọng lại trên thịt bò để đảm bảo thịt bò được sạch và khô nhất.
Khi thịt bò đã hoàn toàn được rửa sạch, tiến hành cắt thịt thành từng miếng nhỏ vừa phải, nên cắt thành từng miếng vuông dày khoảng 5 cm.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khácCà rốt và khoai tây rửa thật sạch, đem cạo vỏ và cắt thành từng khúc vừa ăn. Gừng, hành tây,tỏi và sả đem đi rửa sạch và bỏ vỏ. Cắt gừng thành từng lát nhỏ và mỏng, hành tây, tỏi và sả đập dập và băm thật nhuyễn, cho hỗn hợp hành tây và sả vào một cái bát nhỏ.
Bước 3 Ướp thịt bòCho thịt bò đã cắt miếng ra bát lớn và trộn cùng với gia vị gồm: ½ muỗng canh muối, ½ muỗng canh tiêu xay, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh nước mắm. Để gia vị thấm đều vào thịt bò trong khoảng 20 phút.
Bước 4 Nấu cari bò nước dừaĐầu tiên, bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào và khi dầu ăn đã nóng lên, phi hỗn hợp hành tây và tỏi cho dậy mùi.
Tiếp tục cho gừng và sả đã băm nhỏ và cắt lát vào nồi và đảo đều tay để tránh bị cháy. Sau đó, cho 1 gói bột cari, 4 lá cari và 1 muỗng cà phê bột màu điều vào nồi, xào đều tay, liên tục và giảm lửa trong vòng 3 phút để hỗn hợp trên cùng kết hợp tạo mùi hương ban đầu cho món ăn.
Sau 3 phút, đổ 100ml nước lọc vào cùng với khoai tây và cà rốt vào hầm nhừ trong khoảng 10 phút. Cho thịt bò vào nồi và tiếp tục đun trong 5 phút nữa để thịt bò săn lại và thấm gia vị.
Đến lúc này, bạn cho thêm vào nồi 200ml nước lọc, 400ml nước cốt dừa. Đun cho đến khi sôi thì từ từ nhỏ lửa, tiếp tục nấu khoảng 20 phút cho bò mềm vừa ăn và gia vị được thấm đều. Cuối cùng, khi hỗn hợp đạt đến độ sánh mịn ưng ý, bạn đã có thể tắt bếp và trưng bày thành phẩm của mình rồi đấy!
Bước 5 Thành phẩmSau những công đoạn chế biến tỉ mỉ, Cari bò nước dừa đã sẵn sàng cho những món ăn kèm độc đáo như bún, bánh mì hoặc thậm chí là cơm trắng.
Advertisement
Sắc cam đặc biệt của cari kết hợp với hương thơm của nước dừa và vị thịt bò béo ngậy, đậm đà, món ăn phải nói là tuyệt phẩm không thể thiếu trong bữa cơm nhà bạn đấy.
Cách Làm Bánh Khọt Thơm Ngon Tuyệt Đỉnh Ngay Tại Nhà
Bánh khọt tôm mực cốt dừa Nguyên liệu:
– 1 gói bột bánh xèo Hương Xưa 500g
– 1 gói bột chiên giòn 150g
– 1 lon nước cốt dừa 400ml và 1 lon 100ml
– 200g tôm
– 200g mực
– 1 trГЎi trб»©ng gГ
– Bột nghệ, hành lá
– Rau xà lách, rau thơm
– Nước mắm, đường, chanh
– Khuôn làm bánh khọt
Cách làm bánh khọt tôm mực cốt dừa– Pha bột theo hướng dẫn trên gói bột: đổ gói bột bánh xèo với gói bột chiên giòn vào tô, cho trứng vào, cho lon nước cốt dừa vào, có thể thêm chút nước quậy đều, cho 1 muỗng cà phê bột nghệ và hành lá cắt nhỏ vào. Cho thêm 1 muỗng cơm dầu ăn. Để bột nghỉ ít nhất nửa tiếng
– Tôm lột vỏ, mực cắt khoanh, ướp cùng chút muối và đường cho thấm (mình hạn chế dùng bột nêm cho bé)
– Đổ lon nước dừa 110ml vào nồi với lửa nhỏ nhất, cho ít muối, đường và bột năng pha nước vào nồi cho nước dừa sệt lại. Nêm lại cho vừa ăn
– Đặt khuôn bánh lên bếp, bật lửa to cho nóng khuôn, sau đó cho dầu ăn vào. Dầu nóng giảm lửa cho bột vào gần đầy khuôn. Cho tôm hoặc mực lên trên. Đậy vung lại cho bánh chín. Bánh gần chín cho thêm ít dầu ăn nữa vào cho bánh dễ tróc. Lật bánh lại cho chín đều hai mặt
– Bánh chín xếp ra đĩa, chan nước cốt dừa lên kèm chút mỡ hành
Thành phẩm món ăn nóng giòn hấp dẫn kèm nước cốt dừa béo ngậy. Dùng kèm nước mắm chua ngọt lúc bánh còn nóng rất ngon.
Bánh khọt chuẩn vị miền TrungMiền trung quê em hôm nay mưa nên e trổ tài làm bánh khọt cho cả nhà. Bánh giòn ngon, dễ làm lắm luôn.
Nguyên liệu gồm có:1 lon gạo
300g tôm, e mua được tôm đất ngon lắm
200g Thịt 3 chỉ
10 Hành lá
20 Trứng cút
Cách làm bánh khọtGạo e ngâm nươc sôi 6 tiếng rồi bỏ vào máy xay sinh tố, e xay nhiều lần là nhuyễn pha nước sao cho cảm thấy bột lỏng vừa phải( cai này e ước lượng quen tay nên k biết bao nhiêu ml nươc)
Xong e thắng đường thành nước màu bỏ vào bột và cắt hành lá vào.
Tôm e xào chung với thịt 3 chỉ bằm. Xào gia vị vừa phải thôi ạ.
E mua khuôn gan đổ bánh khọt và thêm dầu vào nóng bỏ bột và nhân tôm thịt lên thôi, a chị nào thích trứng cút thì đập thêm vào.
Ăn kèm là rau sống với nước chấm chua cay.
Mời cả nhà làm cùng thưởng thức nha
Cách làm bánh khọt miền TâyAn thích ăn những loại bánh truyền thống VN như vầy. Kiểu nó mộc mạc, gần gũi sao đó. Cách làm cũng không ai giống ai, các mẹ các bà đều có bí quyết riêng mới cho ra lò cái bánh thơm thơm, béo béo, ruột bánh mềm dẻo mà vỏ bánh vẫn giòn xốp ngon lành. Bánh khọt miền tây này mà ăn cùng nước cốt dừa nấu vừa béo vừa mẳn mẳn với nước mắm chua ngọt thêm thiệt nhiều rau là hết xẩy
Này là bánh khọt nhà an làm nè, thường thì nếu có thời gian an sẽ làm kiểu “thiệt truyền thống”, có nghĩa là làm bột từ những hạt gạo quê thơm ngon. Còn hôm nào lười như hôm nay thì làm kiểu nhanh gọn, nhưng vẫn ngon lành lắm à nghen 😀 Thôi thì đã lười cho an lười trót hôm nay luôn nha, an xin giới thiệu đến mọi người công thức BÁNH KHỌT “MÌ ĂN LIỀN” trước
Chuẩn bị nguyên liệuBột gạo 150gr
Bột mì đa dụng 50gr
Bột nghệ 3gr
Cơm dừa khô 150gr (lấy cả nước cốt và nước nhão vắt ra được khoảng 350ml)
Gia vị nêm hơi nhạt tí nha
Hành lá cắt nhỏ
Củ sắn bào sợi, cắt nhỏ
Đậu xanh bỏ vỏ, hấp chín với xíu muối (nhớ là chút xíu thôi nha)
Tôm luộc sơ, để ráo
Cách làm bánh khọtTrộn bột gạo và bột mì, bột nghệ với nước cốt dừa cho tan đều. Nêm gia vị. Thêm hành và củ sắn vào trộn chung. Bột thành phẩm sẽ hơi lỏng, chỉ hơi thôi nha không quá lỏng, có màu vàng nhạt. Tèn ten xong phần bột bánh
Đổ bánh thì đơn giản như sau : Làm nóng khuôn, thêm dầu thêm bột thêm tôm thêm đậu. Và canh bánh chín thôi. Nhớ giùm an là lửa nhỏ nha, khét bánh đừng đổ thừa tại an.
Có vài lưu ý nhỏ nhỏ, mọi người nhớ nha :
– Bột gạo, bột mì an dùng hiệu Sanh Ký (mỗi loại bột có độ hút nước khác nhau, tùy mọi người sử dụng hiệu gì mà điều chỉnh phần nước cốt dừa)
– Không sử dụng nước cốt dừa lon
– Củ sắn sau khi bào không vắt nước, không rửa lại
– Tôm to lột vỏ ăn càng ngon càng phê
Bánh khọt tôm thịt Chuẩn bị nguyên liệu1.Pha bột gồm:
-Bột gạo tẻ: 200gr
-Bột chiên giòn: 100g
-Nước cốt dừa:150g
-Bột nghệ 5g
-Nước lã: 310gr
-Xíu bột canh, ít hành lá
Trộn đều để nghỉ 30p-1h
Cách làm bánh khọt tôm thịtPhần nhân
Thịt băm: xào chín cho ít bột nêm hành khô, tiêu, mì chính. Hành lá 1 ít
Tôm bóc vỏ thái miếng nhỏ: xào chín cho tiêu, bột canh, mì chính.
Cách làm
Quét khuôn bằng dầu mỡ, đổ bột 1/2 khuôn chờ se lớp đáy thì cho nhân là ít tôm và thịt, xong đổ tiếp 1 lớp bột mỏng. Đậy nắp chín đáy thì lật bánh chiên đến vàng là được
Pha nước chấm chua mặn ngọt: mắm đường, dấm, ớt tỏi… pha vừa ăn
Ăn kèm rau sống
Đăng bởi: Đoàn Ngọc Thanh
Từ khoá: Cách làm bánh khọt thơm ngon tuyệt đỉnh ngay tại nhà
Cách Nấu Chè Đậu Đỏ (Đỗ Đỏ) Bột Báng Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Tại Nhà
Cách nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa
Nguyên liệu nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa cho 4 người
Đậu đỏ (đỗ đỏ) 150 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Bột báng 30 gr
Bột năng 30 gr
Bột đường vani 7 gr (hoặc 1 ống bột vani)
Muối/ đường 1 ít
Dụng cụ thực hiện: Nồi áp suất cơ, tô, bếp, nồi, chén, …
Nguyên liệu nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa
Cách chọn mua nguyên liệu nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa thơm ngon
Cách chọn mua đậu đỏ ngon
Nên chọn hạt đậu có màu đỏ tươi, có kích thước vừa phải để sau khi nấu đậu đạt được độ mềm và vị bùi ngon.
Không nên chọn những hạt quá to, vì những hạt này thường ăn không ngon, ít chất dinh dưỡng hơn những hạt nhỏ và đặc biệt thường tạo ra vị chát nhẹ khi ăn.
Không mua đậu đỏ (đỗ đỏ) nếu hạt đậu bị sâu mọt và có dấu hiệu mốc hay mùi khó chịu.
Nơi mua các loại bột báng, bột năng, vani
Bạn có thể tìm mua bột báng, bột năng, vani tại các khu chợ, siêu thị hay ở cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh.
Nếu chọn các sản phẩm đã đóng gói, các bạn nên kiểm tra kĩ hạn sử dụng, bao bì bên ngoài nguyên vẹn, không rách hay bị ố màu, sản phẩm bên trong không nổi mốc, mọt hay có màu sắc bất thường.
Cách nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa thơm ngon
Cách nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa thơm ngon vô cùng đơn giản qua các bước sau:
Bước 1: Ngâm đậu đỏ và bột báng
Đậu đỏ (đỗ đỏ) mua về rửa sơ, vo sạch, rồi đem đi ngâm với nước từ 4 – 6 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho đậu nở mềm. Sau đó, rửa sạch lại với nước 1 – 2 lần, để ráo.
Bột báng ngâm nước khoảng 30 phút cho nở, rửa lại nước sạch, để ráo.
Mách nhỏ:
Việc ngâm đậu trước khi chế biến sẽ giảm thiểu hàm lượng phytic acid chất ức chế enzym giúp giá trị dinh dưỡng của hạt được gia tăng.
Ngoài ra, khi ngâm các hạt đậu, chúng sẽ trở nên mềm hơn, khiến quá trình chế biến cũng như tiêu hóa của người dùng dễ dàng hơn.
Bước 2: Ninh đậu đỏ (đỗ đỏ)
Cho đậu đỏ (đỗ đỏ) đã ngâm nở và 1.8 lít nước vào nồi áp suất cơ. Đặt nồi lên bếp mở lửa lớn, khi nào nghe tiếng xì của nồi thì hạ lửa nhỏ ninh trong thời gian 45 phút.
Mách nhỏ: Với nồi áp suất điện, bạn cho đậu và nước vào, chỉnh hầm 20 phút là được nha!
Bước 3: Ướp đậu đỏ (đỗ đỏ)
Đậu đỏ (đỗ đỏ) khi ninh xong thì vớt ra một nồi khác, thêm 250gr đường cát trắng vào, trộn đều và ướp khoảng 15 phút.
Mách nhỏ:
Lúc này đậu đã mềm nên bạn hãy sử dụng một chiếc nồi thông thường để nấu, nếu nấu tiếp bằng nồi áp suất hạt đậu sẽ bị nát nhừ nha.
Khi hạt đậu chín mềm bạn mới cho đường vào nếu không hạt đậu sẽ bị sượng.
Bạn kiểm tra hạt đậu chín bằng cách cắn thử, nếu cảm nhận được hạt đậu mềm, bùi là được.
Bước 4: Nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa
Đậu đỏ (đỗ đỏ) sau khi ướp xong thì đặt lên bếp, rim trên nhỏ vừa khoảng 15 phút.
Sau khi rim đậu đỏ (đỗ đỏ) xong thì đổ phần nước cốt đậu đỏ vào đun lửa lớn đến khi sôi thì cho bột báng đã ngâm nở và 7gr bột đường vani vào, hạ lửa nhỏ đun khoảng 10 phút.
Sau 10 phút thì hòa tan 15gr bột năng với 50ml nước trong chén, rồi cho vào nồi đậu và đun sôi trở lại, nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp.
Bước 5: Nấu nước cốt dừa
Cho 400ml nước cốt dừa và 30gr đường, 1 ít muối vào nồi đun sôi ở lửa nhỏ. Hòa tan 15gr bột năng với 50ml nước, sau đó cho vào nồi, đun sôi trở lại thì tắt bếp.
Thành phẩm món chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa
Vậy là món chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa đã hoàn thành rồi nè, bạn múc chè ra chén hoặc ly, thêm nước cốt dừa và thưởng thức thôi.
Hạt đậu đỏ chín mềm nhừ, ngọt từ trong ra ngoài, bột báng dai mềm ăn kèm thêm nước cốt dừa béo ngậy.
Bạn có thể ăn chè nóng hoặc thêm chút đá bào cực mát lạnh giúp bạn giải nhiệt mùa hè đều ngon!
Cách nấu chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa
Mẹo khi chè đậu đỏ (đỗ đỏ) bột báng nước cốt dừa
Một trong những vấn đề thường gặp phải khi nấu chè đậu đỏ là đậu đỏ chín không mềm, dễ bị nát và không ngọt từ bên trong, chỉ ngọt nước. Theo kinh nghiệm của nhiều chị em, khi nấu nếu cho 1 chút thuốc muối (muối y tế natri cacbonat hay còn gọi là baking soda, loại này cũng dùng để hãm tiết canh vịt) thì hạt đậu sẽ chín mềm, không nát và ngấm đường tốt hơn. Ngoài ra, nhiều người cũng tiến hành xào đậu với đường sau khi luộc chín đậu. Bạn có thể áp dụng thử trong mỗi lần chế biến để chọn được mẹo tốt nhất.
Nên chọn đậu đỏ còn tươi mới, loại hạt to, mẩy thì đậu đỏ sẽ bở, bùi hơn khi thưởng thức.
Lượng nước và lượng đường bạn có thể tùy chỉnh với sở thích ăn đặc/loãng cũng như ngọt/nhạt của mỗi người.
Có thể ninh đậu đỏ băng nồi cơm điện thay vì bếp thường, đậu cũng nhanh nhừ và dẻo.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Mây Trên Đỉnh Pha Luông
Khám phá đèo Pha Luông đẹp như tranh vẽ
1. Đường đến Pha LuôngTừ Hà Nội – Mộc Châu
Nếu bạn thắc mắc Mộc Châu cách Hà Nội bao nhiêu km thì câu trả lời khoảng 180km. Bạn có thể lựa chọn đi xe limousine, xe buýt hoặc đi phượt bằng xe máy. Tuy nhiên theo như Bamboo Arrways được biết thì bạn nên chọn đi bằng xe khách vì quãng đường này khá dài và để đến được Pha Luông phải đi thêm 30km nữa nếu đi bằng xe máy sẽ rất mệt. Bên cạnh đó, đi xe limousine sẽ nhanh chóng, tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian và bảo đảm thể lực của bạn ở trạng thái tốt nhất cho quá trình săn mây Pha Luông. Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách tại bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Giáp Bát,… giá vé một chiều chỉ dao động từ 130.000vnđ – 160.000vnđ thôi.
Từ Mộc Châu – Pha LuôngBạn có nhiều sự lựa chọn như thuê xe ô tô hoặc xe máy để đi phượt và ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, lãng mạn hai bên đường. Lịch trình sẽ là di chuyển từ Mộc Châu lên đồn Biên Phòng Pha Luông rồi gửi xe tại đó và bắt đầu hành trình trekking lên đỉnh núi. Bạn có thể thuê porter chỉ dẫn đường đi để đảm bảo quá trình leo núi an toàn và thuận lợi hơn.
Trekking đến đỉnh Pha Luông Mộc ChâuĐể được leo bộ lên núi đòi hỏi bạn phải có chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hợp lệ do Pha Luông nằm giữa biên giới Việt-Lào. Bên cạnh đó, trước khi leo núi bạn phải để lại giấy tờ tùy thân tại sở cảnh sát biên giới và phải có mặt trước giờ trưa tại sở.
Tiếp theo, bạn sẽ đi qua những khu rừng rậm rạp, đôi lúc phải leo bậc thang vì có rất nhiều tảng đá khổng lồ phủ đầy rêu phong trên đường.
2. Đi Pha Luông vào thời điểm nào đẹp nhất?Ghé thăm Pha Luông mùa nào để được chiêm ngưỡng tuyệt tác?
3. Gợi ý lịch trình chinh phục đỉnh Pha Luông bạn có thể tham khảo 3.1 Lịch trình khám phá Pha Luông 2 ngày 1 đêm (dành cho những bạn bận rộn) – Ngày 1: Khởi hành từ Hà Nội- Mộc Châu
Bạn có thể bắt xe từ Hà Nội đến Mộc Châu, nếu bạn băn khoăn Hà Nội cách Mộc Châu bao nhiêu km thì câu trả lời là tuyến đường này dài khoảng 180km.
Tiếp theo, bạn sẽ làm thủ tục ở đồn biên phòng, chi phí mỗi người là 20.000vnđ, sau đó, ăn trưa, nghỉ ngơi và chuẩn bị đồ leo núi. Lưu ý nếu bạn mang đồ nhiều thì bạn nên thuê người dân bản địa chở để tiết kiệm sức lực và quá trình leo núi thuận lợi hơn.
Sau đó bạn sẽ trekking lên đỉnh núi Pha Luông, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng rừng cây xanh thăm thẳm xa tít dưới chân đồi, những đám mây bồng bềnh phiêu lãng trên bầu trời xanh, cánh đồng lúa bát ngát của người dân tộc Mông. Hiện tại, con đường đi lên núi đã được xây thành những bậc thang do đó đường sẽ dễ đi hơn nhiều và mất khoảng ít nhất là 3- 4 giờ đồng hồ để đến đỉnh núi.
Tiếp theo là bạn sẽ tham quan và chụp ảnh kỷ niệm tại nơi đây, sau đó bạn có thể xuống núi hoặc ngủ qua đêm tại đỉnh núi.
Đặc biệt đỉnh Pha Luông Mộc Châu có một nơi được các tín đồ sống ảo yêu thích đó là Đầu Rùa, bạn sẽ phải rất can đảm mới dám ra đây chụp vì hai bên nó là vực sâu thăm thẳm.
Nên sắp xếp lịch trình thăm Pha Luông như thế nào?
– Ngày hai: Check-in Pha LuôngBạn có thể cùng gia đình hoặc đám bạn của mình tổ chức cắm trại, vui chơi và ăn uống tại núi Pha Luông. Đặc biệt nếu bạn đi một mình thì có thể kết bạn và làm quen với những người bạn mới, sẽ vui vẻ và thú vị hơn bạn tưởng tượng nhiều đấy. Đây sẽ là một trong những khoảnh khắc vô cùng đẹp trong ký ức của bạn.
Chiều ngày hôm sau bạn có thể xuống núi để về Mộc Châu, nếu như thời gian quá tối thì bạn có thể ngủ lại đồn biên phòng. Nếu còn sớm thì bạn có thể tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng như nông trường Mộc Châu, đồi chè trái tim, cánh đồng hoa cải trắng Mộc Châu, rừng thông Bản Áng, Bá Phách,…
3.2 Hành trình chinh phục Pha Luông 3 ngày 2 đêm Ngày 1: Khởi hành đi Mộc Châu
Vào lúc 05:30 khởi hành từ Hà Nội đi Mộc Châu, bạn có thể tham quan đồi chè xanh, công viên Happy Land và chụp hình “sống ảo’ với cánh đồng hoa cải.
Sau đó di chuyển lên Pha Luông, nghỉ ngơi và trải nghiệm cảm giác thú vị khi ngủ tại đồn biên phòng.
Từ Hà Hội đi Mộc Châu bao nhiêu km?
Ngày 2: Chinh phục đỉnh Pha Luông
Xế chiều bạn sẽ đi về Tà Xùa và nghỉ ngơi tại đó
Ngày 3: Săn mây Tà Xùa
Tà Xùa là đỉnh núi thấp nhất trong mười đỉnh núi cao nhất Việt Nam và đây cũng là đỉnh núi được nhiều bạn trẻ ưa thích trekking muốn chinh phục. Đến với đỉnh núi này, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh mờ ảo, bốn bề xung quanh được bao bọc bởi mây mù dày đặc tạo nên “tiên cảnh” chốn nhân gian.
4. Một số lưu ý khi săn mây tại Pha Luông Nên lựa chọn xe số, đổ xăng đầy bình, kiểm tra phanh xe Nên thuê porter dẫn đường Mang đầy đủ giấy tờ tùy thânBạn phải đem theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe,… vì để lên được Pha Luông bạn phải xuất trình giấy tờ cá nhân để làm thủ tục tại đồn biên phòng Pha Luông. Vì Pha Luông nằm ở gần khu vực biên giới- địa bàn trọng điểm về buôn lậu ma túy nên tất cả mọi người phải ghé vào biên đồn gửi chứng minh nhân dân và xin phép leo núi.
Mặc trang phục thật ấmThời tiết ở Pha Luông khá mát mẻ và se se lạnh, dù là bạn đi vào mùa nào thì cũng nên mặc áo ấm để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Mang vật dụng cá nhânBên cạnh đó, bạn cũng nên rèn luyện sức khỏe thật tốt trước khi đi để đảm bảo thể lực tốt nhất, đặc biệt là luyện tập đôi chân của bạn.
Trang bị kỹ năng sinh tồnBạn và nhóm bạn hoặc gia đình của bạn nên trang bị các kỹ năng sinh tồn cơ bản như nhóm lửa, dựng lều, tìm kiếm đồ ăn,…không nên quá phụ thuộc vào người khác để quá trình khám phá vùng đất Pha Luông thật thuận lợi và vui vẻ.
Đăng bởi: Vân Quỳnh Nguyễn
Từ khoá: Chia sẻ kinh nghiệm săn mây trên đỉnh Pha Luông
Bật Mí Cách Nấu Bún Riêu Chay Thơm Ngon Tại Nhà
Bún riêu chay có hương vị mới lạ, hấp dẫn
Nguyên liệu cần chuẩn bịĐể nấu được món bún riêu chay có hương vị thơm ngon không thua kém gì ngoài quán thì bước đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị đủ các nguyên liệu sau:
– Củ cải trắng 2 – 3 củ
– Cà chua 3 – 4 quả
– Táo tươi 2 quả
– Lê 1 quả
– Đậu phụ 2 – 3 bìa
– Nấm đông cô 300g
– Nấm đùi gà 300g
– Hộp đậu phụ non ½ hộp
– Tương đậu nành 1 thìa canh (có thể thay thế bằng tương Cự Đà)
– Thanh cua chay 200g
– Bún từ 500g – 1kg (tùy vào số lượng người ăn và sức ăn của mỗi người)
– Bột mì 1 thìa canh- Đậu phụ rán sẵn 1 – 2 bìa- Me chua hoặc 2 thìa dấm bỗng- Các loại rau như rau mùi, hành lá, tía tô, rau kinh giới, giá, xà lách xoăn, rau muống chẻ- Dầu điều 2 thìa canh
Nguyên liệu để nấu bún riêu chay không quá cầu kỳ
Cách nấu bún riêu chay đơn giản ngay tại nhàSau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết thì bạn sẽ bắt tay vào nấu. Cách nấu bún riêu chay không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các bước sau:
Bước 1Bước này bạn sẽ thực hiện sơ chế các nguyên liệu. Đầu tiên là rửa sạch táo và lê, gọt vỏ, bỏ hột rồi cắt thành từng miếng. Cho táo, lê vào một cái nồi, đổ nước lọc vào, bỏ 2 thìa muối nhỏ vào rồi bật bếp lên hầm để lấy nước dùng. Đun cho tới khí táo lê mềm thì bạn vớt ra, dùng bã lọc chỉ lấy phần nước dùng trong.
Đậu phụ tươi cùng đậu phụ non sau khi rửa sạch, để cho ráo nước thì bạn bỏ cùng vào trong 01 cái bát, dùng tay bóp cho thật nhuyễn. Sau đó cho 1 thìa nhỏ muối cùng 1 thìa đường và 1 thìa tương vào rồi trộn đều.Rửa sạch thanh cua, cắt miếng nhỏ rồi cho vào máy xay để xay cho tơi (nếu không có máy xay thì bạn có thể dùng dao để băm cho nhuyễn).Rửa sạch cà chua, nấm đông cô, nấm đùi gà. Sau đó cắt cà chua thành từng miếng hình múi cau, nấm thì cắt thành từng miếng nhỏ sao cho vừa ăn.Các loại rau sống rửa sạch, ngâm cùng chút nước muối rồi để ráo và cắt thành miếng nhỏ.
Bước 2Sau khi đã làm xong những công đoạn của việc sơ chế thì bước tiếp theo bạn chuyển sang công đoạn xào nấm. Rửa sạch hành lá, lấy phần đầu hành trắng đem đập dập rồi bỏ vào chảo dầu phi thơm. Tiếp theo cho 2 loại nấm vào chảo xào đều tay, nêm nếm gia vị để vừa miệng ăn. Xào trong khoảng 5 phút là tắt bếp.
Xào nấm cần nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng
Bước 3Ở bước này bạn sẽ thực hiện công đoạn làm riêu chay. Tiếp tục cho đầu hành vào chảo phi thơm sau đó cho cà chua vào chảo xào tới khi chín. Trong quá trình xào thì cho thêm 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường và đảo trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, đổ ra 1 bát riêng.
Bước 4Đây là bước quan trọng nhất vì bạn sẽ nấu nước dùng cho bún. Đầu tiên bạn đổ 2 thìa canh dầu điều vào trong chảo, bỏ thanh cua vào xào lẫn. Sau đó cho hỗn hợp đậu phụ đã trộn vào xào chung. Xào từ 5 – 7 phút cho đến khi thấy thấm thì rảy một ít bột mì lên trên bề mặt đậu rồi tiếp tục đảo đều.Tiếp theo cho nấm, cà chua và đậu phụ rán vào trong nồi, đun thêm khoảng 15 phút nữa. Cho vào nồi nước dùng ít dấm bỗng (hoặc me chua). Đổ phần nước dùng táo lê đã lọc vào trong nồi. Sau đó mức từng thìa hỗn hợp đậu phụ thanh cua vừa xào vào nồi, đun ở mức lửa nhỏ để cho riêu của nổi thành từng mảng lên trên bề mặt.Bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó tắt bếp là đã hoàn thành được nồi nước dùng.
Nấu nước dùng là bước quan trọng nhất khi nấu bún riêu chay
Bước 5Đây là bước cuối cùng khi bạn sẽ trình bày thành phẩm. Bạn trần bún bằng nước sôi rồi cho vào bát, cho ít hành lá thái nhỏ lên trên rồi từ từ chan nước dùng nóng hổi lên. Bát bún riêu chay đã hoàn thành giờ bạn chỉ cần thưởng thức với các loại rau sống ăn kèm.
Đăng bởi: Trí Nguyễn
Từ khoá: Bật mí cách nấu bún riêu chay thơm ngon tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ 8 Cách Nấu Thạch Dừa Thô Tại Nhà Ngon Tuyệt Đỉnh trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!