Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Tuần 22 Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến tuần 22, mẹ và thai nhi đã đi được nửa chặng đường. Lời khuyên dinh dưỡng tuần 22 cho các mẹ bầu là không để trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều. Không tập trung nhiều vào tinh bột và cần biết “điểm dừng”. Khẩu phần dinh dưỡng cần chú ý hơn đến thịt, trứng, cá, các loại đậu, rau xanh.
Mang thai tuần 22 và những thay đổi
Ở tuần 22, cơ thể người mẹ bắt đầu tròn trịa hơn. Mông, đùi, bụng và tay đầy đặn hơn và đôi khi xuất hiện các vết rạn. Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ không cần phải tăng cân quá nhiều. Mẹ bầu sẽ có những chuyển biến sinh lý lạ hơn như: mắt khô ráp, thích nuốt nước bọt, chảy máu chân răng, gặp nhiều cơn đau đầu hơn. Lúc này, tâm lý người mẹ trở nên xúc động hơn trước những câu chuyện cuộc sống xung quanh. Mẹ bầu cảm thấy mình bắt đầu sống tình cảm hơn, cảm thấy có mối liên hệ gần gũi hơn với bé.
Từ tuần 20 trở đi, mỗi ngày thai nhi trung bình tăng khoảng 30g. Đến tuần 22, bé nặng khoảng 430g. Thời điểm này, thai nhi được ví như một quả xoài lớn. Độ dài từ đầu đến chân đạt khoảng 27,8 – 28cm. Bé có tư thế như đang ngồi, hai chân hướng về trước. Cơ thế bé đang bắt đầu tạo vân tay và vân chân, lông mi và lông mày. Các giác quan dần trưởng thành hơn trong tuần này.
Lời khuyên dinh dưỡng tuần 22
1. Kiểm soát cân nặng
Bạn nên nhớ mang thai tuần 22 tức là chỉ 1/2 chặng đường của thai kỳ. Do đó, chúng ta không được nạp thức ăn “thả phanh” trong tuần này. Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu chỉ được phép tăng khoảng 4-6 kg. Nếu tăng cân quá nhanh sẽ trở thành vấn đề đáng báo động. Điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì béo phí sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, xương khớp. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai đều do tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai. Chính vì thế trong chế độ dinh dưỡng ở tuần này, mẹ bầu nên ăn ít lượng tinh bột, quan tâm nhiều hơn đến thịt, cá, trứng, sữa và ăn nhiều rau xanh, hoa quả hơn.
2. Bổ sung vitamin C
Mẹ cần bổ sung nhiều vitamin C để đẩy lùi hiện tượng chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Hơn nữa, loại vitamin này còn giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng. Hệ miễn dịch khỏe mạnh được ví như một lớp áo “giáp sắt” bảo vệ trước những vi rút, vi khuẩn có hại từ môi trường xung quanh. Nguồn vitamin C dồi dào có nhiều trong trái cây và rau xanh. Mẹ nên chọn những loại thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng tuần 22 ngay: cà chua, dâu tây, cam, cà rốt, rau diếp, quả mâm xôi, việt quất…Nước ép việt quất là một thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe. Nó giúp đẩy lùi những tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Uống nhiều nước lọc
4. Nói “không” với nước có ga và chất kích thích
Chất caffein là chất kích thích làm giảm khả năng co bóp tử cung hoặc dạ dày. Vì thế mẹ bầu cần tuyệt đối tránh. Trong khẩu phần dinh dưỡng tuần 22, mẹ bầu nên gạt ngay những cái tên rượu, bia, trà, cafe, nước có ga. Thay vào đó là sự lựa chọn ở các thức uống: nước lọc, sữa cho bà bầu, nước ép trái cây.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Dinh Dưỡng Tuần 25 Thai Kỳ Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý
Ở tuần 25 của thai kỳ bạn bắt đầu cảm nhận những biến chuyển rõ rệt của thai nhi. Bé bắt đầu lớn dần, dạ con giãn ra và khung xương sườn cũng lớn theo. Lúc này, cơ thể bạn sẽ đối mặt với các hiện tượng như: khó tiêu hóa, táo bón, ợ nóng… Trong chế độ dinh dưỡng tuần 25, bạn cần biết lựa chọn những thực phẩm hỗ trợ giảm thiểu những khó chịu này.
Ợ nóng và khó tiêu hóa
Theo các bác sĩ, progesterone chính là “thủ phạm” khiến dịch vị dễ bị trào ngược. Chất này làm tăng cảm giác đói và khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi. Kèm theo đó là tình trạng ợ nóng và khó tiêu hóa. Vì vậy, khẩu phần chế độ dinh dưỡng tuần 25, mẹ bầu cần chia ra nhiều bữa. Với lượng thức ăn nhỏ được đưa vào cơ thể sẽ dễ tiêu hóa hơn. Bà bầu cũng nên hạn chế đồ ăn cay nóng và thức uống có ga. Thay vào đó là hoa quả tươi và nước ép trái cây tốt cho sức khỏe.
Vấn đề cholesterol
Mang thai tuần 25 nghĩa là giai đoạn này mức cholesterol trong máu của bạn cao hơn bình thường. Điều này được cho là bình thường khi trong cơ thể có mặt nhiều loại hormone. Vì thế nếu có xét nghiệm máu và phát hiện điều này, bạn cũng đừng nên quá lo lắng.
Hỗ trợ cảm xúc
Sự gia tăng hormone nhanh chóng thường xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ. Nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh, góp phần điều chỉnh tâm trạng. Ở tuần 25, bạn sẽ không tránh khỏi những thay đổi về tâm lý. Có thể bạn sẽ thường xuyên mệt mỏi và cáu gắt nhiều hơn. Để điều hòa tâm lý, bạn cần tuân theo những nguyên tắc về một chế độ dinh dưỡng tuần 25 khoa học. Những thực phẩm góp phần cải thiện tâm lý, giảm stress ở bà bầu là sữa, sữa chua, sô cô la…
Hàm lượng protein trong sữa có khả năng làm giảm stress và tăng cường trí nhớ. Uống sữa giúp kích thích tâm trạng thoải mái hơn.
Sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cùng hàm lượng protein dồi dào hỗ trợ duy trì cảm giác hưng phấn.
Sô cô la là loại thực phẩm được khuyến khích nên đưa vào khẩu phần dinh dưỡng tuần 25. Mẹ bầu có thể nhâm nhi thanh sô cô la mỗi ngày để tạo cảm giác khỏe khoắn. Do trong sô cô la có endorphin hỗ trợ rất tốt cho cảm xúc. Ngoài ra, chất serotonine có trong sô cô la còn có tác dụng điều hòa tính khí cho con người.
Táo bón
Táo bón là hiện tượng thường gặp khi mang thai do thiếu vận động và ăn uống không đúng cách. Vấn đề sức khỏe này luôn khiến các mẹ bầu đau đầu. Tùy theo mỗi người mà thai phụ trải nghiệm tình trạng này với nhiều mức độ khác nhau. Lý giải về điều này, các chuyên gia đã phát hiện ra progesterone là nguyên nhân chính. Nội tiết tố này có tác dụng làm dịu các dây chằng nhưng cũng gây ra sự co giãn lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Hơn nữa khi trọng lượng của thai nhi ngày càng tăng sẽ khiến áp lực đè lên ruột rất lớn. Do đó mà các chuyển động trong ruột cũng trở nên khó khăn hơn.
Bạn có biết ăn những loại thực phẩm đậm đặc protein cũng “gián tiếp” gây nên tình trạng táo bón? Đặc biệt là protein từ động vật khó tiêu hơn từ thực vật. Mặt khác nhiều phụ nữ mang thai cũng phàn nàn rằng dùng viên thuốc bổ súng sắt khiến họ gặp táo bón thường xuyên hơn. Do đó, thay vì uống thuốc, bạn hãy tận dụng nguồn sắt tự nhiên từ các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu và các loại thịt đỏ.
Tập trung vào chất xơ
Ở giai đoạn này, bạn đang đối mặt với vấn đề táo bón? Bổ sung nhiều chất xơ – đó là cách tốt nhất trong chế độ dinh dưỡng tuần 25 của thai kỳ giúp bạn vượt qua vấn đề này. Chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nhờ có chất xơ mà lượng chất béo có hại sớm được đào thải ra ngoài.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Cai Sữa Cho Con
Những điều mẹ cần biết khi cai sữa cho con
1Chuẩn bị nguồn dinh dưỡng thay thế
Điều này luôn được các mẹ lưu tâm khá tốt khi có ý định cai sữa cho con. Bắt đầu, các mẹ thường tập cho con bú thêm sữa bột hay sữa pha sẵn và giảm cữ sữa mẹ. Kết hợp theo đó là chế độ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng nguyên liệu.
Để có sự chuẩn bị thật tốt về dinh dưỡng cho bé giai đoạn sau cai sữa, mẹ nên:
Tìm chọn và dùng thử loại sữa thích hợp nhất cho bé theo độ tuổi, từ mùi vị đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa để bé dễ dàng rời bỏ sữa mẹ hơn và ít chịu ảnh hưởng nhất đến sức đề kháng sau khi cai sữa mẹ.
Tăng dần lượng sữa ngoài và giảm dần lượng sữa mẹ, không tăng giảm đột ngột có thể làm bé từ chối, không cộng tác hoặc hệ tiêu hóa bé không kịp thích nghi.
Đảm bảo cho bé những bữa ăn dặm hợp khẩu vị và giàu dinh dưỡng. Nó không chỉ giúp bé ăn ngon, cảm giác no bụng và giảm thèm bú sữa mà nguồn dinh dưỡng này còn cho bé thêm sức khỏe và sức đề kháng bù đắp lại sự mất đi từ 2 bầu sữa mẹ.
2Những lưu ý quan trọng khi cai sữa cho con Khuyến khích cho bé bú tới ít nhất 2 tuổi
Mẹ cai sữa cho con khi bé chưa đủ 1 tuổi sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, đề kháng của bé và cả khả năng phát triển nhận thức của con.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sữa mẹ khi bé 2 tuổi còn chứa 1 số yếu tố miễn dịch nhiều hơn năm đầu tiên, và các bé mẫu giáo còn bú mẹ ít bệnh tật hơn hẳn các bé khác.
Chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cả mẹ và bé
Bú mẹ không chỉ là nhu cầu, thói quen mà còn là niềm yêu thích của các bé vì cảm giác an toàn, được che chở. Mẹ cai sữa đột ngột sẽ dễ khiến bé bị “sốc” dẫn đến quấy khóc, ốm bệnh, bỏ ăn… dần dà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển.
Thêm nữa, cai sữa đột ngột cơ thể mẹ cũng chưa kịp thích nghi để giảm và ngưng tiết sữa gây đau nhức, viêm vú, áp-xe ngực… ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mẹ.
Tham khảo: Mẹo luộc trứng cai sữa có thực sự hiệu quả?
Không cai sữa khi bé đang ốm bệnhSữa mẹ là nguồn chứa kháng thể dồi dào giúp bé phòng chống và vượt qua bệnh tật. Và mẹ chắc cũng không muốn cai sữa cho con để yếu tố tâm lý ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh của bé thêm tồi tệ hơn nhỉ!
Tránh chọn thời điểm thời tiết xấu, giao mùa
Khi cai sữa không thành
Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng vẫn không thể cai sữa cho bé, hãy tin rằng vì đây là thời điểm chưa thích hợp. Bạn có thể ngưng việc cai sữa và thử lại sau 1 tháng. Sớm muộn gì việc cai sữa cũng thành công, nếu cố ép bạn có thể khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn đấy.
Bách hóa XANH
Những Lưu Ý Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 36
Đến tuần thai 36, bé được xem là đủ ngày đủ tháng và sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 36 vẫn được tiếp tục xây dựng như những tuần trước. Thế nhưng trong tuần này, mẹ bầu cần kiêng ăn một số thực phẩm để hạn chế sinh non.
Những thay đổi trong tuần thai 36
– Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn.
– Ngực của thai phụ ngày càng tiết ra nhiều sữa non hơn. Các chị em có thể dùng miếng thấm thường xuyên. Bầu ngực có vẻ nặng nề và cảm thấy khó chịu.
– Thai nhi trong bụng có thể nặng được 2.8 – 3kg rồi, dài khoảng 50 cm. Do đó không gian bây giờ rất chật chội, bé không cứ động gì mấy nữa.
Lời khuyên dinh dưỡng mang thai tuần 36
– Canxi rất quan trọng đối với cả mẹ và bé trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, mẹ nhất thiết phải bổ sung đầy đủ lượng canxi cung cấp cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa. Mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.
– Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt, giảm thiểu đáng kể các chứng bệnh tiểu đường, tim mạch và phòng tránh táo bón. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung 25 – 30gr chất xơ mỗi ngày. Hãy lựa chọn các thực phẩm sau: hạnh nhân, ngũ cốc nguyên cám, bông cải xanh, họ hàng nhà đậu, lê, chuối, bí đỏ…
– Mẹ cũng nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt để duy trì lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi. Top thực phẩm giàu chất sắt cho mẹ bầu: thịt bò, bí ngô, lòng đỏ trứng gà, mía, nho, chuối, yến mạch, súp lơ xanh, mật ong, rau bina…
– Trong chế độ dinh dưỡng mang thai, mẹ bầu tuyệt đối nên tránh những món sau: đu đủ xanh, dứa, nhãn, mướp đắng, rau ngót, mộc nhĩ…Bởi chúng có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Ngoài ra, để phòng ngừa trường hợp sinh non, mẹ bầu không nên đi du lịch trong giai đoạn này, không mang vác vật nặng, không cúi người quá thấp, không sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt phải giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những kích thích mạnh.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 37 cho mẹ bầu sắp vượt cạn
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 37: Ăn gì cho sinh nở? Bạn không thể ăn uống quá bừa bãi kẻo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe thai kỳ nói chung. Một vài mẹo ăn uống nhỏ Ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
C (Axit Ascorbic) Và Những Điều Cần Biết
Tên thành phần hoạt chất: axit ascorbic (vitamin C).
Tên một số biệt dược chứa hoạt chất tương tự: Ceelin, Boston C 1000, Amsurvit-C 1000, Oceviti 50,…
Viên sủi Upsa C hay Upsa-C thuộc nhóm thuốc bổ, Vitamin và khoáng chất. điều trị tình trạng thiếu hụt Vitamin C, mệt mỏi tạm thời, phòng và điều trị cảm lạnh.
Upsa – C được bào chế dưới dạng viên sủi chứa hoạt chất axit ascorbic (vitamin C) hàm lượng 1000 mg. Nên nó còn được gọi là Upsa C 1000mg. Thuốc được sản xuất bởi công ty BMS (Hoa Kỳ).
Viên Upsa – C được chỉ định trong một số trường hợp:
Phòng và điều trị bệnh scorbut (thiếu vitamin C) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C.
Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.
Thiếu máu do thiếu sắt.
Bổ sung vào khẩu phần ăn cho người ăn kiêng.
Giá viên sủi Upsa – C là 3.500vnđ/ Viên và 35.000vnđ/ Tube.
Viên sủi được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân quá mẫn với vitamin C hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
Tác dụng thuốc Upsa-C là dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu tán huyết)
Người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt)
Liều dùng Upsa CNgười lớn:
Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): 100 – 250 mg/lần, 1 – 2 lần/ngày.
Bổ sung vào chế độ ăn: Thay đổi từ 50 – 200 mg/ngày.
Trẻ em:
Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): 100 – 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
Bổ sung vào chế độ ăn: Thay đổi từ 35 – 100 mg/ngày.
Cách dùngSản phẩm được sử dụng bằng đường uống. Ngâm viên sủi với khoảng nửa ly nước cho sủi hết rồi uống. Bạn nên uống viên sủi vào sau bữa ăn sáng. Hạn chế uống vào buổi tối do vitamin C có thể gây khó ngủ.
Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng
Tăng oxalat niệu.
Buồn nôn, nôn.
Ợ nóng.
Co cứng cơ bụng.
Mệt mỏi.
Đỏ bừng.
Nhức đầu.
Mất ngủ.
Tiêu chảy có thể xảy ra khi uống liều cao vitamin C.
Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Một số tương tác thuốc gặp phải khi sử dụng Upsa – C với các thuốc khác:
Dùng đồng thời Upsa – C và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.
Upsa – C liều cao có thể phá hủy vitamin B12.
Upsa – C có thể làm tăng tác dụng của nhôm hydroxyd và làm giảm tác dụng của amphetamin.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc như:
Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid – hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Phụ nữ có thai và đang cho con búVitamin C đi qua được nhau thai, nồng độ máu trong dây rốn gấp 2 – 4 lần nồng độ trong máu mẹ. Nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Song bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Người lái tàu xe hay vận hành máy mócChưa có báo cáo cho thấy Upsa – C có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy.
Khi gặp phải các dấu hiệu liệt kê ở trên, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C. Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo quản thuốc tránh không khí và ánh sáng.
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Viên sủi này là gì, công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!
Trám Răng Và Những Điều Cần Biết – Youmed
1. Trám răng là gì?
2. Các bước chẩn đoán tình trạng cần điều trị trám răng
Hầu như khi bạn thấy đau thì sâu răng đã tiến triển rộng. Do đó, nếu bạn không nhanh chóng điều trị sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đến tủy. Đừng thực hiện các cách giảm đau răng dân gian như dùng tinh dầu cho vào lỗ sâu. Các cách này chỉ có ý nghĩa giảm đau tạm thời. Cách điều trị đúng nhất là phải nhanh chóng loại bỏ mô răng bị sâu, nhiễm khuẩn.
Khám, quan sát
Nha sĩ sẽ nhìn và kiểm tra, đánh giá toàn bộ miệng, đặc biệt là vùng bạn thấy đau. Ở vùng này, nha sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của sâu răng như: đường nứt, đổi màu, sang thương đốm trắng hoặc các vùng gồ ghề trên bề mặt răng.
Gõ và thăm dò sang thương
Sau khi quan sát, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ (thường là cán gương hoặc cán các vật dụng) gõ nhẹ lên răng. Các kiểu sâu khác nhau cũng đem lại cảm giác răng khác nhau. Việc gõ này dùng để đánh giá mức độ trầm trọng của sâu răng.
Thăm dò sang thương
Việc quan sát và thăm dò sẽ giúp nha sĩ phát hiện các vị trí răng khác có vấn đề. Ví dụ như vị trí đau ở vùng răng trên có thể bắt nguồn từ răng sâu hàm dưới. Đây được gọi là “đau chuyển vị”, gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác.
Có nhiều vấn đề có thể gây ra đau ở trong hoặc xung quanh răng ngoài sâu răng. Đau răng chuyển vị có thể do các vấn đề ở tim, phổi, cảm lạnh hoặc thậm chí là đau thần kinh. Ví dụ: Chân răng cối hàm trên gần xoang hàm, khi viêm xoang cũng có thể gây đau răng này.
Chụp phim X quang
Chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị
Bạn sẽ được liệt kê các vấn đề và cách điều trị cũng như tiến trình điều trị. Thông thường, nếu sang thương sâu răng còn nhỏ, trên bề mặt men chưa vào ngà, nha sĩ có thể thực hiện tái khoáng hóa các vị trí sâu. Tuy nhiên, việc điều trị này chỉ thực hiện được nếu bệnh nhân tuân thủ vệ sinh răng miệng tốt và có chế độ ăn hợp lý. Trong trường hợp sâu răng quá lớn, vị trí khó kiểm soát vệ sinh và vệ sinh răng miệng kém, bạn cần phải được trám lại các lỗ sâu.
3. Các loại vật liệu thường dùng để trám răng
Miếng trám vàng
Ưu điểm
Độ bền cao: có thể dùng đến 10 – 15 năm hoặc hơn, ít mòn.
Thẩm mỹ: một số bệnh nhân thấy hài lòng với màu vàng hơn miếng trám bạc amalgam.
Miếng trám răng vàng
Nhược điểm
Đắt tiền: chi phí điều trị trám răng bằng vàng có thể đắt hơn các vật liệu khác, gấp 10 lần chi phí trám răng bằng Amalgam.
Hiện tượng dòng điện Galvanic: miếng trám bằng vàng được đặt cạnh miếng trám amalgam có thể gây ra cảm giác đau chói (dòng điện galvanic). Dòng điện này được tạo ra do tương tác giữa kim loại và nước bọt. Tuy nhiên, hiện tượng này ít xảy ra.
Thẩm mỹ: một số bệnh nhân lại không thích màu sắc của kim loại. Họ thích miếng trám giống với màu sắc của mô răng còn lại.
Miếng trám bạc (Miếng trám Amalgam)
Ưu điểm
Độ chịu lực cao.
Chi phí thấp: có thể thấp hơn so với composite.
Miếng trám bạc có độ chịu lực cao
Nhược điểm
Phá hủy nhiều cấu trúc răng: quá trình tạo xoang đủ lưu miếng trám amalgam làm mất nhiều mô răng hơn.
Làm đổi màu niêm mạc xung quanh: miếng trám amalgam làm mô xung quanh răng có thể đổi màu xám.
Dị ứng: chiếm tỉ lệ thấp khoảng 1%. Bệnh nhân có thể dị ứng với thành phần thủy ngân trong miếng trám.
Vật liệu giống màu răng composite
Ưu điểm
Liên kết vi cơ học với cấu trúc răng giúp nâng đỡ cấu trúc.
Tính linh hoạt: được sử dụng để phục hồi xoang sâu, các răng bị mẻ, gãy vỡ, mòn.
Miếng trám bằng vật liệu giống màu răng composite
Nhược điểm
Thiếu độ bền: miếng trám composite dễ mòn hơn amalgam (tồn tại chỉ khoảng 5 năm so với amalgam là 10 – 15 năm). Ngoài ra, đối với xoang sâu lớn, miếng trám composite có thể không chịu lực được như amalgam.
Thời gian thao tác tăng: quá trình thao tác có thể lâu hơn trám amalgam 20 phút.
Sứt mẻ: phụ thuộc vào vị trí, miếng trám có thể bị sút, sứt mẻ.
Mắc tiền: chi phí trám composite gấp đôi amalgam.
Các vật liệu trám khác
SứVật liệu có tính kháng mòn cao hơn composite, có thể bền đến 15 năm và giá thành cao như vật liệu vàng.
Miếng trám sứ có độ bền khá cao
Glass ionomerVật liệu hỗn hợp của acrylic và thủy tinh. Vật liệu này được dùng phổ biến trong trám các vị trí dưới nướu hoặc cho trẻ em. GIC phóng thích fluor giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này chịu lực yếu hơn composite và dễ bị mài mòn, dẫn đến nứt vỡ. GIC thường dùng được khoảng 5 năm và chi phí thấp hơn composite.
Phục hồi gián tiếpTrong lần hẹn đầu, mô sâu hoặc miếng trám cũ sẽ được loại bỏ. Nha sĩ sẽ lấy dấu răng cần làm và các cấu trúc xung quanh. Dấu này sẽ được gửi đến labo để thực hiện miếng trám gián tiếp. Trong quá trình đợi phục hồi sau cùng, nha sĩ sẽ trám tạm cho bạn để bảo vệ răng. Lần hẹn 2, miếng trám tạm sẽ được loại bỏ, nha sĩ sẽ kiểm tra sự khít sát của phục hồi gián tiếp. Việc thực hiện gián tiếp giúp phục hồi chính xác hơn và được gắn chắc chắn bằng xi măng gắn.
Có 2 loại phục hồi gián tiếp: Inlays và Onlays.
Inlays tương tự như miếng trám nhưng toàn bộ phục hồi nằm trên mặt nhai giữa các múi.
2 loại phục hồi gián tiếp
Inlays và Onlays có độ bền lâu hơn các miếng trám thông thường, có thể lên đến 30 năm. Hai phục hồi này có thể làm bằng các vật liệu giống màu răng như nhựa resin, sứ hoặc vàng. Onlays có thể giúp bảo vệ một răng yếu nhờ che phủ mặt nhai và phân tác lực ra xung quanh tương tự như mão răng.
Một loại khác của Inlays và Onlays là Inlays, Onlays trực tiếp. Tiến trình thực hiện tương tự loại gián tiếp. Tuy nhiên, việc thực hiện phục hồi được làm trong miệng và hoàn thành trong một lần hẹn. Việc lựa chọn loại phục hồi tùy thuộc vào cấu trúc mô răng còn lại và yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.
Miếng trám tạm
Khi việc trám được thực hiện nhiều lần hẹn. Ví dụ: khi chời đợi labo thực hiện miếng trám vàng hay phục hồi gián tiếp.
Giữa các lần hẹn điều trị tủy.
Khi điều trị khẩn.
Đây là loại miếng dán chỉ dùng tạm thời
Miếng trám tạm thường không tồn tại được lâu. Nó dễ rơi, vỡ, mài mòn trong vài tháng. Trám tạm phải được thay thế bằng miếng trám cứng chắc sau cùng. Nếu không răng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và gặp các biến chứng khác.
4. Phân loại xoang trám
I: sâu ở hố rãnh, mặt nhai, mặt láng ngoài và trong của răng cối, mặt khẩu cái của răng trước trên.
II: sâu ở mặt tiếp cận của răng cối.
V: sâu ở 1/3 cổ mặt ngoài và trong các răng.
Phân loại xoang trám theo Greene Vardiman Black
Hiện nay phân chia xoang trám theo Graham J. Mount. Phân loại xoang của Mount dựa trên vị trí và kích thước, giúp dễ dàng xác định sang thương và mức độ mở rộng của nó.
Vị trí:
Mặt tiếp cận( mặt bên): 2.
Vùng cổ: 3.
Nhỏ: 1.
Vừa: 2.
Mở rộng: 4.
5. Các bước thực hiện trám răng
Để thực hiện một cuộc điều trị trám răng, thường nha sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau.
5.1. Gây tê
5.2. Loại bỏ mô sâu hoặc miếng trám cũ nếu có
Khi mô xung quanh răng hoàn toàn tê, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan hoặc dụng cụ cầm tay (nạo ngà) để làm sạch mô sâu trong xoang. Giai đoạn này rất quan trọng vì mô sâu phải được làm sạch để ngăn ngừa tái nhiễm.
5.3. Đưa vật liệu vào xoang trám và tạo hình
Vật liệu trám sẽ được đặt vào xoang và tạo hình theo múi, góc, cạnh giống với hình dạng cũ của răng theo giải phẫu.
Khi phục hồi bằng miếng trám vàng hay inlays/onlays, bạn cần thêm buổi hẹn để đợi đúc phục hồi từ labo. Nếu xoang trám nằm ở mặt bên giữa hai răng, nha sĩ sẽ đặt một khuôn nhỏ bao quanh răng. Điều này giúp việc tạo điểm tiếp xúc giữa hai răng tốt hơn. Hai răng không bị dính lại, vệ sinh bằng chỉ dễ dàng. Sau khi kiểm tra miếng trám hoàn thiện, khuôn trám sẽ được gỡ ra.
Nếu bạn được trám bằng composite, giai đoạn trám gồm 3 bước:
Bôi keo dán – Chiếu đèn.
Đặt composite – Chiếu đèn.
Thực hiện trám răng
5.4. Đánh bóng và kiểm tra khớp cắn
Sau khi đưa vật liệu trám lấp đầy xoang, nha sĩ sẽ làm mịn và tạo dạng hoàn thiện cho miếng trám. Cuối cùng, nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra khớp cắn bằng các giấy ghi có màu. Việc này giúp ngăn miếng trám bị cộm. Nếu cộm khớp, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để điều chỉnh lại, tránh các vấn đề phát sinh.
6. Tuổi thọ của miếng trám
Mỗi loại vật liệu có khả năng chịu bền khác nhau nên tuổi thọ của từng loại miếng trám cũng khác.
Composite: thường từ 3 đến 10 năm, có trường hợp đến 20 năm nhưng rất hiếm.
Sứ: 10 – 15 năm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám như:
Việc chăm sóc răng miệng
Việc vệ sinh miếng trám cũng tương tự như răng bình thường. Bạn phải thường xuyên chải răng và làm sạch vùng kẽ, tránh sâu tái phát xung quanh miếng trám.
Duy trì vệ sinh thường xuyên
Chú ý vấn đề nghiến răng
Nên nhớ miếng trám không phải là mô răng thật
Miếng trám sử dụng được bao lâu là câu hỏi rất khó để trả lời. Vì nó không phải răng thật nên không thể tồn tại mãi mãi. Nó cũng không thể tốt bằng mô răng thật. Khi trám răng, mô răng và miếng trám sẽ có sự khác biệt về các tính chất vật lý và hóa học. Do đó, các vấn đề như vi kẽ, vết nứt, gãy vỡ… có thể phát sinh. Bạn nên thường xuyên khám nha sĩ để kiểm tra các miếng trám cũ. Điều này giúp bạn biết được khi nào thì cần thay thế.
7. Các vấn đề có thể xảy ra khi trám răng
Đau và nhạy cảm
Nhạy cảm răng sau trám là vấn đề thường gặp. Răng có thể nhạy cảm với áp lực, khí, nhiệt độ hoặc đồ ngọt. Thông thường, nhạy cảm sẽ hết trong vài tuần. Trong thời gian này, hãy tránh các tác nhân gây nhạy cảm răng. Thường bạn không cần phải uống thuốc giảm đau. Nếu sự nhạy cảm không giảm trong 2 – 4 tuần hoặc tăng đau, bạn nên liên lạc với nha sĩ. Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số sản phẩm ngăn ngừa nhạy cảm. Đồng thời, nha sĩ sẽ đánh giá có nên thực hiện điều trị tiếp theo chữa tủy không.
Bạn có thể cảm thấy đau sau trám răng
Trường hợp xoang sâu gần tủy, cơn đau của bạn cũng có thể là do kích thích tủy. Trong trường hợp này, nha sĩ buộc phải chữa tủy.
Đôi khi, răng đau không phải là răng được trám. Điều này không có nghĩa là miếng trám có vấn đề. Đó chỉ đơn giản là răng trám truyền tín hiệu đau đến các răng khác. Đau thường giảm trong 1 – 2 tuần.
Dị ứng vật liệu trám
Miếng trám hư hỏng
Các lực nhai nghiến thông thường có thể làm miếng trám bị mòn, gãy vỡ. Tuy nhiên, bạn không thể tự phát hiện được. Nha sĩ sẽ thông báo cho bạn khi khám răng định kỳ.
Khi miếng trám và lớp men không kết dính được sẽ tạo nên khoảng hở cho thức ăn và vi khuẩn xâm nhập. Điều này có thể gây sâu tái phát xung quanh miếng trám, nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn tủy và vùng chóp. Bạn cần phải thay thế bằng miếng trám khác.
Trám răng là một điều trị đơn giản, giúp phục hồi được cấu trúc mô răng đã mất. Việc lựa chọn vật liệu và cách trám phụ thuộc vào vị trí, kích thước, chi phí và khả năng thực hiện của nha sĩ. Bệnh nhân cần có ý thức chăm sóc tốt để miếng trám có thể tồn tại được lâu. Trường hợp xuất hiện những vấn đề với miếng trám, bạn cần liên hệ với nha sĩ ngay để được điều trị phù hợp nhất.
Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Tuần 22 Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!