Bạn đang xem bài viết Lên Kế Hoạch Dinh Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Phát Triển Toàn Diện được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
2 tuổi là mốc quan trọng trong cuộc đời của bé. Khi bước sang giai đoạn này, bé bắt đầu học hỏi nhiều hơn, não bộ cũng phát triển nhanh hơn. Do đó các phụ huynh cần lập một kế hoạch dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi phát triển toàn diện.
Bé 2 tuổi cần ăn bao nhiêu bữa trong ngày?
2 tuổi là độ tuổi bé đã cai sữa mẹ hoàn toàn. Khi ấy nguồn thức ăn từ bên ngoài cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé vận động và học hỏi. Trong một ngày bé cần ăn 5 bữa, trong đó có 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Các mẹ lưu ý không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa, do thể tích dạ dày của bé còn nhỏ. Hãy cho bé ăn bất cứ khi nào bé đói, thường là cách khoảng 3 giờ/bữa.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần những thực phẩm nào?
Nguồn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần được cung cấp đầy đủ từ 4 loại: tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin, chất xơ và khoáng chất. Tuy hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, bé cần được ăn đúng, ăn đủ ở mức vừa phải.
Chất đạm: Bé cần nhiều protein để xây dựng và phát triển các mô, tế bào. Protein còn giúp tổng hợp các men chuyển hóa kháng thể và hoocmon. Nhu cầu chất đạm ở bé chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày. Hàm lượng cần thiết là 100g/ngày. Bé có thể bổ sung nguồn đạm dồi dào từ động vật và thực vật. Các axit amin thiết yếu có mặt trong trứng, sữa, thịt, cá, tôm. Chất đạm từ các loại đậu, đặc biệt là đậu nành cũng rất tốt cho bé. Ngoài ra, uống sữa cũng là một cách để cung cấp protein cho cơ thể. Cứ 100ml sữa cho bé có khoảng 1,5g protein cần thiết.
Chất béo: Lipit hay chất béo chiếm tới 60% thành phần của não. Chất béo rất cần cho trí não của bé. Hơn nữa, chất béo còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K. Hàm lượng khoảng 2 muỗng chất béo mỗi ngày là đủ cho bé 2 tuổi. Mẹ nên đưa các loại thực phẩm như dầu, mỡ, vừng, lạc…vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé 2 tuổi.
Vitamin: Các vitamin cần thiết giúp hình thành albumin của hệ thần kinh. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và khả năng tư duy. Bé có thể bổ sung vitamin từ nguồn thịt, cá và chủ yếu từ các loại rau củ, trái cây tươi. Bé cần bổ sung vitamin C từ quả cam, ổi, kiwi, mâm xôi….Vitamin A có trong cà rốt, cà chua, xoài, đu đủ…
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
Mẫu thực đơn 1:
7h30: 130 ml sữa.
9h30: Bánh ngọt (có thể 2-3 chiếc bánh quy).
11h30: 1/2 bát cơm với 20g thịt tương đương 3 miếng thịt.
15h: Bánh ngọt và một ít trái cây.
18h30: 1/2 bát cơm với ít tôm rang và thịt kho (15 g tôm và 15 g thịt).
21h: 120 ml sữa.
Mẫu thực đơn 2:
7h: 200 ml sữa tươi hoặc sữa đậu nành.
11h: 1 bát cơm, trứng trộn thịt rán, canh rau đay cua, 1 quả chuối tiêu.
14h: Súp thịt gà, khoai tây.
18h: 1 bát cơm, đậu phụ nhồi thịt, canh rau ngót nấu thịt, 1 miếng dưa hấu.
21 h: Cháo trứng hoặc mì trứng (nửa quả trứng gà).
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Chế Độ Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 15 Đủ Chất Cho Bé Phát Triển
Bổ sung dinh dưỡng mang thai tuần 15 đúng cách sẽ giúp mẹ có năng lượng dồi dào, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của “bé cưng” trong bụng bắt đầu tăng lên để phục vụ cho mục đích phát triển cơ thể.
Dinh dưỡng “chuẩn” cho tuần thai 15
Theo các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 15 cần đảm bảo cung cấp thêm 300 calo mỗi ngày so với lượng tiêu thụ bình thường. Như vậy, việc lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều calo là vô cùng quan trọng.
13 công dụng Omega 3 khiến bạn bất ngờ
Hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh về lợi ích cũng như công dụng Omega 3 đối với sức khỏe. Không phải chất béo nào cũng gây hại cho cơ thể. Riêng đối với Omega 3 được công nhận là chất béo lành mạnh,…
Ngoài ra, các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn, tạo điều kiện để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Đặc biệt, các chị em không nên ăn trước khi đi ngủ nếu không muốn cơn ợ nóng kéo đến.
Dưỡng chất quan trọng cần cho thai kỳ
1. Bổ sung năng lượng bằng các axit béo
Dầu olive
Dầu nành và đậu nành
Dầu mè và hạt mè
Dầu hạt cải
Dầu dừa
Dầu đậu phộng và đậu phộng
Hạt óc chó
Hạnh nhân
Cá hồi
Cá trích
Cá mòi
Tuy nhiên, với món cá, các bác sĩ khuyên mẹ không nên ăn quá 3 lần/ tuần. Đa số các loại cá biển đều tích tụ ít nhiều các kim loại nặng như chì, thủy ngân…nên việc ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
2. Tăng cường chất sắt tránh thiếu máu
Mang thai chính là giai đoạn cơ thể người phụ nữ thiếu chất sắt nhất. Bắt đầu đến thời điểm tam cá nguyệt thứ 2, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên nhiều lần để vận chuyển dinh dưỡng đến thai nhi.
Để đảm bảo không thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cần bổ sung từ 20-30mg hàng ngày. Mẹ có thể hấp thu nhiều nguồn chất sắt khác nhau từ thực phẩm và viên uống bổ sung. Để có một chế độ ăn giàu chất sắt, mẹ nên tăng cường các món như:
– Thịt heo, thịt bò và gà: Đây là nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho mẹ mang thai, vì chất sắt từ động vật là dễ tiêu hóa nhất.
– Các loại đậu và rau lá xanh thẫm: Các loại đậu và hạt như hạt bí đỏ, hạt lanh…chứa khá nhiều chất sắt. Nếu ít ăn các loại hạt này, mẹ có thể thử những món rau có lá màu xanh thẫm như cải bó xôi. Tuy vậy, nguồn sắt từ thực vật lại khó tiêu hóa và để tăng cường hấp thu chất sắt từ các loại thực phẩm này, mẹ đừng quên bổ sung nhiều vitamin C từ cam, chanh, đu đủ, cà chua…
Một lưu ý nhỏ: Sự gia tăng hàm lượng sắt trong cơ thể có thể gây ra một số vấn đề ở đường tiêu hóa bao gồm táo bón, đầy hơi. Để tránh vấn đề này, mẹ nhớ bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước.
3. Canxi và vitamin D cho con hệ xương khỏe mạnh
Đậu hũ và các loại đậu
Súp lơ
Trứng
Phô mai
Mè (vừng)
Yến mạch
Hạnh nhân
Rau cải
Rau dền
Cá hầm nguyên xương
Các loại trái cây như bơ, ổi…
Nếu cảm thấy bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, bác sĩ sẽ giúp mẹ chọn một hình thức bổ sung canxi phù hợp như dạng ống, dạng viên sủi hay viên uống. Ngoài ra, để cơ thể hấp thu canxi tốt, mẹ đừng quên tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tạo vitamin D trong cơ thể hoặc uống bổ sung vitamin D nếu cần thiết.
Dinh dưỡng mang thai tuần 16: tập trung canxi và vitamin D
Ở tuần thai thứ 16, thai nhi nặng khoảng 100g tương đương một quả bơ. Bé yêu trong bụng đang phát triển rất nhanh hệ xương và răng. Do đó trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 16, các mẹ bầu cần tập trung bổ sung canxi và vitamin…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Lên Kế Hoạch Phượt Bến Tre 2 Ngày 1 Đêm
Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở cuối nguồn sông Mekong nên Bến Tre sử hữu nhiều kênh rạch và những vườn dừa bạt ngàn. Từ TPHCM, đi chừng 85 km, xuyên ngang thành phố Mỹ Tho qua cầu Rạch Miễu, du khách sẽ đến Bến Tre.
ĐI BẾN TRE THẾ NÀO?
Nếu xuất phát từ Sài Gòn bạn có thể ra bến xe Miền Tây mua vé, giá dao động 80.000 – 120.000 đồng. Thời gian di chuyển tương đối ngắn, chỉ 1,5-2 tiếng là bạn đã đến được với xứ dừa Bến Tre.
Ngoài ra, bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy để thoải mái ngắm cảnh và chụp hình. Nếu đi chuyển bằng xe máy, khoảng 4h30 là có thể xuất hành để tránh kẹt xe, vì dịp 2/9 lưu lượng xe đi tỉnh rất đông.
VỀ BẾN TRE CHƠI GÌ?
Điểm tham quan nổi bật của Bến Tre là 4 cồn Long, Lân, Quy, Phụng. Trong 4 cồn, nổi bật nhất là cồn Phụng với di tích Đạo Dừa rộng khoảng 1.500m². Các bạn sẽ được tận hưởng cảm giác đi bụi bằng tàu và xuồng trên kênh rạch thay vì đường bộ. Đặc điểm chung của bốn cồn này là những con đường đất tít tắp và các vườn trái cây xum xuê. Khi đến đây, bạn có thể liên hệ để mua vé vào vườn ăn thỏa thích và mua về làm quà.
Ngồi xuồng được ví như taxi trên nước ở Bến Tre – Ảnh: Aaron Geddes
Khu di tích lăng mộ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – Ảnh: T.Dũng
Sau một ngày đi Cồn Phụng và thăm lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, các bạn có thể vào một quán cóc ven đường, gọi một trái dừa lạnh, ngả lưng lên võng để tận hưởng không gian thoáng đãng và lặng ngắm ánh hoàng hôn đổ trên sông nước Bến Tre.
Hoàng hôn ở Bến Tre – Ảnh: Julie
Buổi tối ở Bến Tre các bạn có thể đến tham quan hồ Trúc Giang, tay trong tay cùng bạn bè dạo dọc theo bờ hồ. Hồ Trúc Giang nằm ở trung tâm thành phố Bến Tre. Hồ rộng gần 2 ha, nước trong, được bao bọc bởi một hệ thống cây xanh, hoa kiểng, tạo nên một không gian xanh mát cho thành phố Bến Tre. Những phiênchợ đêm Bến Tre rất nhộn nhịp, những xe đẩy, những gánh hàng soi bóng dưới ánh đèn đường. Quang cảnh buổi tối Bến Tre bình yên, đầy sức sống nhưng cũng hết sức dân dã, làm say lòng bao kẻ lữ thứ tha phương.
Vẻ đẹp lung linh của hồ Trúc Giang – Ảnh: Ak_phuong
Nhộn nhịp chợ đêm Bến Tre – Ảnh: ilkka
Nụ cười chân chất của chị hàng cá – Ảnh: Peter de Rooij
Con đường làng đến trường – Ảnh: Tang Toan
VỀ BẾN TRE MUA GÌ?
Một lần ghé Bến Tre, thật không thể quên được vị thơm, béo, đậm đà của kẹo dừa Bến Tre. Các bạn có thể mua ngay tại làng nghề sản xuất kẹo dừa Bến Tre hay tại chợ Bến Tre. Bên cạnh đặc sản kẹo dừa, các bạn cũng có thể mua các sản phẩm từ dừa khác như dầu dừa, xà phòng dừa, rượu dừa, thạch dừa … Bến Tre là vựa dừa nổi tiếng của cả nước, đi Bến Tre mà không mua các sản phẩm được chế biến từ dừa về làm quà cho người thân và bạn bè thì quả là một thiếu sót. Ngoài dừa ra, các món khác như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc và các loại cây ăn trái đặc trưng của sống nước miền Tây như chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, bưởi da xanh… đều là những món quà Bến Tre rất “chất” dành tặng cho mọi người.
Kẹo dừa Bến Tre đã làm nên thương hiệu trên toàn quốc – Ảnh: Nguyen Thanh Binh
Những ngọn dừa đặc trưng của Bến Tre – Ảnh: Longbachnguyen
Đăng bởi: Lê Thị Ngọc Linh
Từ khoá: Lên kế hoạch phượt Bến Tre 2 ngày 1 đêm
Mẹo Lên Kế Hoạch Chi Tiết Cho Chuyến Đi Xa Cực Dễ Dàng
Với những địa danh lần đầu tiên đặt chân đến, hoặc với những điểm đến xa xôi, cần thiết một chuyến đi dài ngày, thì việc lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi xa từ trước là điều nên làm. Để làm gì? Để tránh khỏi những bỡ ngỡ, bớt đi những rủi ro, những điều nuối tiếc…
Được chia sẻ bởi An Vietnam.
Ảnh: Trúc La
Hãy cân nhắc với từng bước tiến hành sau đây:
1. Xác định điểm đến
Đây là bước đầu tiên và cần thiết ha, không có bước này thì (có thể) không có những bước tiếp theo. Bạn tự đặt câu hỏi cho mình rằng mình muốn đi đâu. Lý do mà một địa danh nào đó được lựa chọn thì có nhiều, chẳng hạn như:
Thích vẻ trầm lắng, nên thơ, trong lành… của nơi đó.
Muốn được đón gió biển, được bước chân trần trên bãi cát trắng.
Nhìn thấy một tấm ảnh đẹp và ngay lập tức truyền cảm hứng thúc đẩy bạn đến đó.
Chuẩn bị được nghỉ phép, tìm chỗ du lịch cho phù hợp với thời tiết, khí hậu, mùa này.
Tình cờ thấy hãng hàng không nào đó đang khuyến mãi, thế là mua vé luôn.
v.v…
2. Mua vé máy bay, tàu, xe (nếu có)
Ở bước tiếp theo, bạn bắt đầu canh mua vé máy bay, vé xe buýt, tàu lửa (nếu có), hoặc chỉ đơn giản là bảo trì xe máy, xe đạp cho thật tốt để sẵn sàng một chuyến du lịch bụi bằng xe máy, xe đạp của chính mình.
3. Lên lịch trình chi tiết
Ở bước này, bạn cần tìm hiểu từng điểm đến nhỏ mà bạn muốn được tham quan, khám phá, muốn được nhìn thấy, xem khoảng cách giữa các điểm đến, nên đến đó thời gian nào trong ngày (hoặc trong tuần, trong lúc có lễ hội gì đó…) để lập cho mình một lịch trình chuyến đi phù hợp, nên đi đâu trước, thăm nơi nào để cho vừa tiện đường, vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.
Google với những từ khóa bỏ trong ngoặc kép sẽ cho ra kết quả tìm kiếm tốt nhất.
4. Ước lượng giá cả, lập bảng tính chi phí chuyến đi
Sau khi đã có lịch trình phù hợp với bạn rồi, việc tiếp theo là lập một bảng tính chi phí chuyến đi. Bạn có thể làm việc này trên tập tin Excel, chia ra chi phí theo ngày. Thường thì có các chi phí cơ bản mà bạn sẽ chi trả sẽ bao gồm:
Vé máy bay, tàu, xe dịch chuyển nếu có
Xin thị thực (visa, nếu điểm đến là những quốc gia bắt buộc phải có thị thực)
Nếu đi bằng xe máy thì là xăng xe (bạn nên hiểu rõ chiếc xe của mình tốn xăng như thế nào, 1l xăng thì đi được bao nhiêu cây số, đường trong thành phố sẽ tốn xăng hơn là đường trường vì phải đi chậm, vướng nhiều đèn giao thông…)
Chỗ ở qua đêm (tùy thói quen sử dụng dịch vụ của bạn, tùy khả năng tài chính của bạn, tùy địa danh, tùy mùa du lịch cao hay thấp điểm, tùy dịp cuối tuần hay ngày thường)
Thuê xe máy, xe đạp… (nếu có)
Phương tiện giao thông (đi taxi, tuk tuk,…) nếu có
Ăn uống ngày ba bữa, thêm nước uống, ăn vặt… gì đó (tùy nhu cầu của bạn)
Phí tham quan
Quà lưu niệm
Ngoài các chi phí này, bạn phải dự trù một khoản phí cho những tình huống bất ngờ xảy ra, như việc tăng giá, bị chặt chém, bị lừa đảo, hư xe…
Đây là bảng chi phí mẫu cho một chuyến du lịch bụi một mình Sài Gòn – Đà Lạt 2 ngày 3 đêm (Tối thứ 6 khởi hành, tối chủ nhật quay về) bằng xe buýt, đã tính dư dả.
Nếu như đi cùng nhóm thì bạn sẽ chia sẻ được số tiền chỗ ở, thuê xe, xăng xe, phương tiện giao thông… (nếu có).
5. Chuẩn bị thời gian
Bước này có thể không cần thiết nếu nó là lý do để có bước đầu tiên. Còn nếu đã mua vé máy bay mà ngày mua cách xa ngày đi, thì bạn cần chuẩn bị thời gian cho chuyến đi bằng việc sắp xếp công việc.
6. Chuẩn bị tiền bạc
Dựa trên bảng tính chi tiết mà bạn hãy để dành số tiền tương ứng hoặc hơn để chi tiêu suốt hành trình. Bước này và bước 5 có tính chất quan trọng tương tự nhau.
7. Chuẩn bị sức khỏe
Với những chuyến đi dài hơi, tới điểm đến nào đó xa xôi hẻo lánh, điều kiện thời tiết không thuận lợi (quá nóng hoặc quá lạnh), hoặc những hành trình cần nhiều thể lực (leo núi, đi bộ đường dài…) thì việc chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt là điều vô cùng cần thiết.
8. Sắm sửa hành lý
Đây là lúc chuyến đi mỗi lúc một gần kề, hãy rà soát lại lịch trình chuyến đi mà sắm sửa các dụng cụ, trang phục, hành lý cần thiết và phù hợp, chẳng hạn như một đôi giày tốt cho hành trình leo núi, một đôi kính mát cho chuyến đi biển…
9. Chuẩn bị tinh thần
Nên nhớ kỹ một điều, lý thuyết là một chuyện, nhưng thực tế lại là chuyện khác. Tưởng tượng là A, nhưng việc ở ngoài đời có thể là B. Bạn cũng nên hiểu rằng, mọi điều hoàn hảo được kết thành từ những điều bất hoàn hảo. Không có thứ gì trên đời là hoàn hảo tuyệt đối cả.
Vậy nên biết đâu đấy, những khiếm khuyết, những tiếc nuối… sẽ tạo nên những kỷ niệm khó quên trong chuyến đi. Nên cứ vui vẻ đi, tự nhiên chờ đón ngày chuyến đi được thực hiện.
10. Đi thôi
Ừ, đi thôi!
Đăng bởi: Phương Nguyễn
Từ khoá: Mẹo lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi xa cực dễ dàng
Cách Nấu Các Món Cháo Cho Bé Suy Dinh Dưỡng Đảm Bảo Bé Thích Ăn Ngay
Dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bởi vậy mà mỗi trẻ cũng đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng khác nhau để đáp ứng sự phát triển của cơ thể.
Món cháo tim lợn cho bé suy dinh dưỡngMón cháo tim lợn cực kỳ bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em và người mới ốm dậy vì trong cháo tim chứa nhiều vitamin và chất đạm, đồng thời tôt cho hệ miễn dịch. Để biết cách nấu cháo cho bé suy dinh dưỡng từ tim lợn mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: tim lợn, hạt cau, gạo nếp cùng các gia vị. Tim lợn tươi mua về bạn làm thật sạch, băm nhỏ, ướp cùng mắm, muối, gia vị rồi xào chín với hành phi. Hạt cau bạn giã nhỏ rồi lọc lấy 300ml nước. Sau đó, cho gạo nếp vào nước hạt cau rồi ninh nhừ. Khi cháo gần chín, bạn cho tim lợn vào, đảo đều, đậy nắp rồi đun với lửa nhỏ cho tới khi cháo sôi lại là được. Mẹ cho trẻ ăn cháo khi còn ấm, ăn ngày 2 lần vào lúc đói.
Cháo tôm dành cho trẻ còi xươngTôm rất giàu hàm lượng protein, axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thụ, đồng thời tôm cũng chứa nhiều vitamin A và D, rất tốt cho hệ tiêu hóa và chức năng của ruột. Không những thế tôm còn chứa một lượng lớn canxi và chứa nhiều photpho, kẽm tốt cho xương của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vậy, cháo tôm là món ăn lý tưởng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ bị còi xương.
Để chế biến cháo tôm, mẹ cần chuẩn bị như sau: 150g thịt tôm giã nhỏ, 50g bột gạo, bột gia vị vừa đủ rồi trộn đều bột tôm với bột gạo và chút gia vị, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín, bạn cho bột ngọt vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Bạn cho trẻ ăn ngày 1 lần vào lúc đói, ăn liền trong 1 tháng.
Cháo thịt cóc cho trẻ bị suy dinh dưỡngCháo thịt cóc là một trong những món cháo ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ còi xương nếu biết chế biến đúng cách. Để nấu cháo thịt cóc mẹ cần chuẩn bị: 5g thịt mình và đùi cóc nướng vàng, tán thành bột, 20g bột củ mài, 50g bột gạo tẻ, 20g bột gạo nếp, muối vừa đủ. Khi nấu cháo, mẹ cho bột gạo tẻ, gạo nếp và bột củ mài vào nồi khuấy với lượng nước vừa đủ cho tới khi cháo chín thì cho bột cóc và một chút muối, đun đến khi cháo sôi lại là được. Mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 3 lần và cần ăn trong nhiều ngày. Có thể không cần ăn cháo cóc liên tục mà cứ 5 ngày ăn 5 ngày nghỉ, sau đó tiếp tục ăn.
Đăng bởi: Ngọc Huyền Nguyễn
Từ khoá: Cách nấu các món cháo cho bé suy dinh dưỡng đảm bảo bé thích ăn ngay
30 Mẫu Thực Đơn Ăn Dặm Blw Cho Bé 9 Tháng Siêu Dinh Dưỡng
9 tháng tuổi phát triển thế nào?Bé 9 tháng tuổi hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Khác với giai đoạn 8 tháng, cột mốc “son này” đánh dấu thay đổi rõ rệt về mặt tư duy. Cụ thể:
Phát triển kỹ năng ăn: 9 tháng cảm xúc của bé phát triển rất nhanh. Thay vì gò bó thức ăn, mẹ hãy để con tự quyết. Cách thức ăn này chẳng những giúp bé rèn tự lập mà còn cảm thấy hứng thú với thực đơn hơn
Hoàn thiện kỹ năng vận động: 9 tháng bé sẽ tự lấy món đồ yêu thích bằng cách trườn, bò hoặc “lẫm chẫm” bước đi. Với tính tò mò, thích được “chinh phục” thế giới xung quanh con sẽ hoạt động nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi nhiều. Ở thời điểm này mẹ nên tăng thêm độ thô để bé bắt đầu khóa học “tập nhai”
Thay đổi cảm xúc: 9 tháng hoặc lớn hơn chút bé đã có thể ghi nhớ khuôn mặt của mẹ. Các con có thể đu bám mẹ hơn, cảm xúc yêu, thích cũng dần thể hiện. Vì vậy đây chính là lúc mẹ cần tăng dinh dưỡng để con hấp thụ tốt hơn
So với các giai đoạn trước, bé 9 tháng tuổi đã dần hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt. Thậm chí vài bé có thể xử lý thức ăn “thuần thục”. Vì vậy mẹ hãy tăng cường thức ăn, sử dụng 2-3 bữa chính thêm 1-2 bữa phụ trên ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 thángVẫn biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng với bé. Tuy nhiên mẹ cần kết hợp dùng sữa với bữa ăn dặm một cách phù hợp. Vậy bé 9 tháng ăn được gì và ăn bao nhiêu?
Theo các chuyên gia 9 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ và lượng sữa phù hợp
Bữa chính sẽ bao gồm: Cháo, bột hoặc cơm nhão với tổng tinh bột khoảng 60-90g; thịt, cá, trứng, sữa với tổng lượng đạm khoảng 30mg, rau củ với tổng lượng khoảng 20mg và 6-10ml dầu mỡ
Bữa phụ sẽ bao gồm: Trái cây, sản phẩm từ sữa hoặc các loại bánh ngọt
Ngoài ra bé còn cần thêm 500-600ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
Hãy nhớ rằng, dinh dưỡng cho bé 9 tháng mỗi ngày cần phải đảm bảo 4 nhóm cơ bản là: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng Nguyên tắc chọn thực phẩmThực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng cần phải đảm bảo đầy đủ những thành phần sau:
Ngoài cơm nát mẹ nên bổ sung cho bé món cháo dinh dưỡng như cháo tôm, cháo hàu, cháo cá,…
Bé 9 tháng tuổi có thể ăn được cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Ngoài ra mẹ cũng tăng cường cho con các loại cá, rau xanh, gan gà, thịt đỏ, đậu quả
Lựa chọn thực phẩm có độ tươi ngon và giàu dinh dưỡng nhất là thực phẩm giàu sắt, vitamin C, kẽm, canxi,…
Kết cấu món ănGiai đoạn 9 tháng bé đã có thể tập ăn bằng cách tự bốc. Do đó mẹ nên cắt nhỏ thức ăn. Tuy nhiên khác với các giai đoạn trước, ở tuổi 9 tháng mẹ nên cho bé ăn thô để con phát triển kỹ năng nhai nuốt. Theo đó thức ăn không cần ninh, nấu quá kỹ. Có thể bắt đầu cho bé tập ăn cơm nắm, cháo rây lận cận và rau củ quả luộc mềm. Ngoài việc lưu ý kết cấu thức ăn, mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
Không nấu thức ăn nhiều lần trong ngày. Điều này vừa không đảm bảo dinh dưỡng lại còn khiến bé chán ăn
Không nên lạm dụng xay nhuyễn thức ăn. Bởi bé 9 tháng bắt đầu mọc răng và dần hình thành khả năng nhai, nuốt. Nếu mẹ vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn xay nhuyễn bé sẽ bỏ qua giai đoạn học nhai mà chuyển thẳng qua nuốt chửng
Ngoài ra mẹ bỉm cũng cần đa dạng thực đơn, quy định giờ giấc và tuyệt nhiên không được cho bé ăn thức ăn thừa
Không nên sử dụng chất béo bão hòa, hoặc đun nấu rau, củ quả quá kỹ bởi như thế sẽ mất hết vitamin
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng được các mẹ bỉm chia sẻ rầm rộThực đơn BLW 1:
Cơm nắm
Cải bó xôi luộc
Bí đỏ rán
Cá hồi áp chảo
Thực đơn BLW 2:
Cá diêu hồng sốt cà chua
Khoai tây luộc
Cơm nắm
Su su hấp
Thực đơn BLW 3:
Cơm nát nắm
Trứng cuộn rau củ
Thực đơn BLW 4:
Cơm nắm tạo hình
Dưa leo
Thịt viên
Thực đơn BLW 5:
Cá diêu hồng rán
Cơm cuộn rong biển
Su su hấp
Thực đơn BLW 6:
Tôm sốt phô mai
Măng tây, ngô bao tử luộc
Cơm nắm
Thực đơn BLW7:
Cơm nát
Gà xào
Mướp luộc
Thực đơn BLW 8:
Ếch xào hành tây
Cải thảo luộc
Cơm nắm
Thực đơn BLW 9:
Chả cá
Cơm nát
Bánh khoai tây
Mướp luộc
Thực đơn BLW 10:
Cá rán
Cơm nắm
Đậu luộc
Thực đơn BLW 11:
Cơm nắm
Thịt viên củ quả
Củ cải luộc
Thực đơn BLW 12:
Cơm nắm
Cá hồi sốt cam
Rau củ quả luộc
Thực đơn BLW 13:
Mỳ Ý
Cơm cuộn rong biển
Đậu cô ve luộc
Thực đơn BLW 14:
Bí đao luộc
Cà tím nướng
Thịt lợn rang
Cơm nắm
Thực đơn BLW 15:
Cơm nát
Bắp cải cuốn thịt
Su su luộc
Lê
Thực đơn BLW 16:
Cơm nát
Gà luộc
Bầu xào trứng
Thực đơn BLW 17:
Cơm
Trứng gà hấp
Bí đỏ, bí đao luộc
Dưa leo
Thực đơn BLW 18:
Bánh khoai
Trứng gà
Rau cải
Xíu mại
Thực đơn BLW 19:
Cơm nắm
Canh cải
Bí luộc
Trứng rán
Thực đơn BLW 20:
Cơm nắm
Cá hồi
Cà rốt, cải thìa luộc
Tôm sốt
Thực đơn BLW 21:
Trà lúa mạch
Vịt quay bơ
Cơm nát
Đậu bắp chiên bơ
Thực đơn BLW 22:
Cơm trắng rắc hạt chia
Thịt xào giá
Cà tím áp chảo
Thực đơn BLW 23:
Thịt xào ngũ sắc
Cơm trắng
Nước ép cam
Thực đơn BLW 24:
Cà rốt luộc
Cơm trắng rắc vừng
Thịt bò xào nấm kim chi
Thực đơn BLW 25:
Trứng gà sốt phô mai
Bí luộc
Cơm trắng
Thực đơn BLW 26:
Đậu bắp luộc
Xu hào luộc
Đậu hũ chiên
Cơm trắng hạt chia
Thực đơn BLW 27:
Ruốc cá hồi
Cơm trắng
Đậu que luộc
Cà chua hấp
Trà lúa mạch
Thực đơn BLW 28:
Cơm trắng hạt chia
Khổ qua xào trứng
Dưa leo
Thực đơn BLW 29:
Cơm trắng
Đậu luộc
Thịt luộc
Thực đơn BLW 30:
Cơm trắng hạt chia
Bầu hấp
Cà chua hấp
Thịt lợn xào
Dưa leo
Cập nhật thông tin chi tiết về Lên Kế Hoạch Dinh Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Phát Triển Toàn Diện trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!