Bạn đang xem bài viết Màng Tang: Những Công Dụng Từ Một Vị Thuốc Cay Ấm được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Màng tang có tên khoa học Litsea cubeba (Lour.) Pers, thuộc họ Long não (Lauraceae). Nó còn được biết đến với những cái tên khác như: Tất trùng già, Sơn thương, Mộc khương
Mô tả cây Màng tangĐây là loại cây nhỡ, cây trưởng thành cao khoảng 5 – 8m. Thân vỏ xanh có lỗ bì, khi già thì biến thành màu nâu xám. Vỏ ngoài thường nhẵn, màu xám nhạt, xám nâu, nâu đỏ nhạt. Vỏ trong thường màu kem, vàng cam đến màu đỏ nhạt. Có nhiều cành nhỏ dài và mềm tỏa ra. Cây tỏa mùi thơm dịu như mùi chanh.
Lá đơn mọc cách, phiến lá hình mác dài độ 7 – 10cm, rộng 1,5 – 2,5cm. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới xám, sau biến thành màu đen. Lá khá dày. Mép lá là dạng mép nguyên, cuống mảnh, gân rõ dạng lông chim.
Hoa nhỏ màu trắng ngà, đực cái khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng hình cầu. Quả chín có màu đen, rất thơm. Cây ra hoa vào tháng 1 – 3 và ra quả vào tháng 4 – 9 hàng năm.
Phân bốTrên thế giới, cây Màng tang phân bố tự nhiên trong một vùng rộng lớn, từ miền đông dãy Hymalaya đến miền nam Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Lào, Thái Lan, Indonesia,….
Tại nước ta, Màng tang được bắt gặp mọc hoang ở vùng núi cao, như Hoàng Liên Sơn, các núi ở Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng,… Sau này cây đã được trồng ở một số nông trường, vừa để lấy bóng mát cho các cây khác, vừa để lấy quả cất tinh dầu.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quảnBộ phận dùng: Rễ, quả, cành lá
Thu hái: Rễ, cành, lá thu hái quanh năm ở cây trưởng thành, còn quả lấy lúc quả chín.
Chế biến: Toàn cây hái về đem giũ sạch đất cát, rửa sạch, cát nhỏ phơi sấy khô dùng dần. Còn quả có thể dùng chưng cất tinh dầu.
Bảo quản: Cất giữ dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào dược liệu.
Thành phần hóa học trong dược liệuTrong cây Màng tang chứa nhiều tinh dầu, ngoài ra còn alkaloid và các chất khác. Thành phần trong tinh dầu của các bộ phận có sự khác nhau:
Tinh dầu ở quả chứa 70% citral
Tinh dầu lá chứa 80% cineol
Tinh dầu vỏ thân chứa 36% geraniol
Tác dụng theo Y học hiện đạiTheo nghiên cứu, Màng tang có một số khả năng sau:
An thần
Chống loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim
Chống loét dạ dày do HCl
Kháng quá mẫn do Albumin gây ra
Tinh dầu màng tang có tác dụng kháng khuẩn với một số chủng Bacillus mycoides, E.coli, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus,…
Tác dụng theo Y học cổ truyềnDược liệu Màng tang vị cay, tính ấm, từ lâu đã được sử dụng để:
Chữa cảm lạnh, nhức đầu, đau đầu, đau bụng do lạnh
Chữa các cơn tê đau do lạnh
Trị cơn suyễn
Trị phong thấp, đau nhức xương, tay chân tê dại
Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều
Quả dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày.
Lá có thể dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.
Liều lượng: Mỗi ngày 3 – 10g quả hoặc 10 – 15g rễ.
Cách dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc chữa mũi tắc không thôngQuả Màng tang 20g, Lá Bạc hà 12g, hoa Kinh giới 6g. Tất cả đem phơi khô tán nhỏ thành bột mịn, trộn mật, làm viên bằng hạt ngô. Uống hoặc ngậm mỗi lần 1 viên.
Bài thuốc chữa đau bụng, đau đầu, tiêu chảyQuả Màng tang, rễ Cúc áo hoa vàng, rễ Hoàng lực, rễ Kim sương, rễ Chanh – Tất cả 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml. Ngày uống 2 lần.
Bài thuốc chữa cảm lạnhBài 1: Lấy 20g lá Màng tang sắc nước uống lúc còn nóng. Sau đó đắp mền cho ra mồ hôi.
Bài 2: Rễ Màng tang 25g, Riềng khô 10g. Tất cả đem sắc nước uống khi còn nóng, Ngày uống 1 lần.
Thuốc Betex: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: Vitamin B1 (Thiamin): 100mg, Vitamin B6 (Pyridoxin): 200mg, Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 200mcg.
Thuốc có thành phần tương tự: Scanneuron, Fostervita, Trineulion, Gelabee,…
Thuốc Betex có dạng viên nén bao phim chứa các vitamin nhóm B bao gồm vitamin B1, B6 và B12. Các vitamin này thường được gọi là vitamin hướng thần kinh thiết yếu. Chúng là các coenzym trong chuyển hóa trung gian của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.
Vitamin B1 (thiamin) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của tế bào, giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Thực phẩm giàu thiamin bao gồm men bia, các loại đậu, thịt lợn, gạo lứt, ngũ cốc,… Tuy nhiên, đun nóng thức ăn có thể làm giảm hàm lượng thiamin. Thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến các tình trạng tổn thương thần kinh như hội chứng Wernicke-Korsakoff hoặc bệnh beri-beri. Lượng thiamin khuyến nghị hàng ngày cho nam trưởng thành là 1,2 mg và 1,1 mg cho nữ trưởng thành.
Vitamin B6 (pyridoxin) trong tự nhiên có trong các loại thực phẩm như thịt, gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, bơ. Vitamin B6 rất quan trọng đối với nhiều quá trình trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin B6 có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh và gây thiếu máu. Lượng bổ sung vitamin B6 được khuyến nghị cho người trên 18 tuổi là 1,3 mg/ngày ở nam và 1,2 mg/ngày ở nữ; cho người từ 19 – 50 tuổi là 1,3 mg/ngày, cho nam từ 51 – 70 tuổi là 1,7 mg/ngày.
Vitamin B12 (cyanocobalamin) rất quan trọng cho sự phát triển, sinh sản tế bào, hình thành máu, tổng hợp protein và mô. Thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu hồng câu to, tổn thương hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Ở người lớn, nhu cầu vitamin B12 hàng ngày khoảng 1 – 2 mcg và lượng này hầu hết có trong chế độ ăn uống bình thường.
Thuốc Betex được dùng trong các trường hợp:
Điều trị hỗ trợ các rối loạn về hệ thần kinh như: viêm dây thần kinh do rượu, do đái tháo đường, do thuốc; viêm dây thần kinh ngoại biên: viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng-thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh sinh ba, tê đầu chi…
Làm thuốc bổ trong thời kỳ dưỡng bệnh, khi mệt hoặc cho người lớn tuổi, hỗ trợ điều trị trong đau khớp.
Thuốc Betex nên được uống sau bữa ăn. Bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không có chỉ dẫn gì đặc biệt, liều dùng thuốc thông thường là 1 viên mỗi lần, uống 3 lần một ngày.
Không được dùng thuốc Betex trong các trường hợp:
Dùng cùng lúc với thuốc levodopa.
Mắc bệnh Leber (một dạng mất thị lực di truyền). Cyanocobalamin có thể gây tổn thương thần kinh thị giác (và có thể mù lòa) ở người mắc bệnh Leber.
Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng nào khi dùng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng cần đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Để đảm bảo thuốc Betex an toàn cho bạn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Betex có thể bao gồm:
Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng;
Yếu và mệt, ra mồ hôi,
Buồn nôn, tiêu chảy;
Đau đầu, buồn ngủ, bồn chồn;
Tê nhẹ hoặc ngứa ran, sưng tấy.
Có tương tác với levodopa, cụ thể pyridoxin trong thuốc Betex làm giảm tác dụng của levodopa
Hiện tại không có bằng chứng cho thấy thiamin tương tác với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, thường xuyên nhai cau (trầu) hoặc ăn cá sống hay động vật có vỏ có thể làm thiếu hụt thiamin.
Tránh uống nhiều rượu khi dùng vitamin B12. Vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm y tế.
Thông báo cho bác sĩ những thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu…) và thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ.
Xử trí: bạn nên ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Trong trường hợp có bất cứ phản ứng gì nghiêm trọng nghi do dùng quá liều, cần đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Phụ nữ có thai: thuốc Betex rất ít có khả năng gây tổn thương trên bào thai. Tuy nhiên cũng như các thuốc khác, chỉ nên sử dụng trong thời kỳ này khi thật cần thiết.
Phụ nữ đang cho con bú: thận trọng khi dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.
Trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào trong thời kỳ này, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Bảo quản thuốc Rotex ở nhiệt độ dưới 30oC; tại nơi khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Để thuốc ở nơi an toàn, xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
Không dùng thuốc sau hạn sử dụng (EXP) in trên hộp.
Dược sĩ Trần Vân Thy
Một Số Công Dụng Làm Đẹp Từ Nước Hoa Quả
Nước ép cam
– Trị mụn: Trộn nước ép cam, nước ép chanh tươi, bạc hà, thoa lên da mặt trong 30 phút, rồi rửa sạch với nước lạnh. Chanh tươi giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và làm sáng da.
Trộn 2 muỗng cà phê (mcp) nước ép cam, 2 mcp nước ép chanh tươi, 1 mcp mật ong, thoa lên vùng da bị mụn một lúc rồi rửa sạch.
– Mặt nạ dưỡng da: Để da mềm mại và tươi sáng, trộn nước ép 1 trái cam, 8 mcp bột mì thành kem đặc, thoa nhẹ lên da mặt trong 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
Để da mềm mại và không tiết dầu, trộn 1/4 nước ép 1 trái cam, 1 mcp sữa chua, thoa lên da mặt và cổ. Để một lúc rồi rửa sạch và vỗ khô da.
Trộn nước ép 1/4 trái cam cỡ vừa, 1 mcp đất sét xanh, 1 mcp bột sữa. Để hỗn hợp 30 phút rồi thoa lên da mặt để 20 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm.
– Trẻ hóa làn da: Trộn một ít nước ép cam, 1 mcp sữa chua không béo, 1 mcp mật ong hoặc nạc lô hội, thoa lên da để từ 10 – 15 phút rồi rửa sạch.
– Chăm sóc da thường: Trộn 12 giọt nước ép cam, 1 mcp kem sữa tươi, thoa lên da và để trong 20 phút rồi rửa sạch.
Nước ép cà chua
– Chăm sóc da dầu: Trộn 1/2 chén nước ép cà chua, 1 mcp nước chanh tươi để rửa mặt hằng ngày. Cách làm này giúp giảm tiết dầu trên da, cải thiện kết cấu và làm sáng da. Tuy nhiên, cần bảo đảm da không bị dị ứng với cà chua trước khi sử dụng.
– Làm hồng môi: Trộn nước ép cà chua, dầu dừa thoa lên môi rồi rửa sạch.
– Chữa da bỏng nắng: Trộn nước ép cà chua, nước dưa chuột (mỗi loại một nửa). Thoa lên da mặt để trong 20 phút rồi rửa sạch. Có thể làm cách này mỗi ngày.
– Làm trắng da: Trộn nước ép cà chua, mật ong, thoa lên da mặt, cổ và tay rồi rửa sạch.
Trộn 2 mcp nước ép cà chua, 4 mcp sữa đông lạnh thoa lên da mặt, cổ và tay mỗi ngày.
Trộn nước ép cà chua, sữa tươi (mỗi loại một nửa) và bảo quản trong tủ lạnh hơn 4 ngày. Sau đó, mỗi ngày lấy hỗn hợp này thoa lên da mặt rồi rửa sạch.
– Làm sạch da: Có thể dùng nước ép cà chua như chất rẩy rửa da.
– Chữa thâm quầng mắt: Trộn nước ép cà chua, nước cốt chanh tươi, thoa xung quanh mắt, rồi rửa sạch với nước ấm.
– Làm mặt nạ: Trộn nước ép cà chua, sữa tươi (mỗi loại một nửa). Nấu sôi bột yến mạch với nước trong 20 phút rồi cho hỗn hợp trên vào trộn đều. Để nguội và thoa lên mặt trước khi ngủ 30 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh.
Nước ép chanh
– Làm sáng tóc: Trộn nước ép 4 trái chanh và 1/4 chén nước ấm, cho hỗn hợp trên vào một bình xịt và xịt lên tóc khi còn ướt. Chú ý, sau khi xịt thì tránh để tóc tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời từ 30 – 60 phút. Sau đó, gội đầu dưới vòi sen và dùng dầu xả.
– Chăm sóc môi: Chà nước ép chanh lên môi vào buổi tối và rửa sạch vào sáng hôm sau. Cách làm này giúp loại bỏ tế bào chết cho da môi và giúp môi mềm mại.
– Ngăn ngừa mụn: Trộn nước ép 1/2 trái chanh, vài giọt mật ong, thoa lên da mụn trong 10 phút, rồi rửa sạch với nước lạnh.
– Trị gàu: Trộn nước chanh, dầu ô liu, dầu dừa, mật ong nguyên chất, thoa lên da đầu, massage rồi gội sạch.
– Làm khỏe móng: Ngâm móng tay, chân trong nước chanh khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 1 lần/tuần.
– Thanh tẩy da mặt và cơ thể: Trộn nước chanh, sữa chua, tinh dầu oải hương hoặc cúc La Mã. Thoa hỗn hợp này lên da để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, cách làm này còn giúp giữ ẩm cho da.
Nước ép bưởi
– Dưỡng da thường: Trộn 1 ít nước ép bưởi, 1 chén bột yến mạch thành hỗn hợp đặc, thoa lên da mặt, để 20 phút rồi rửa sạch. Hoặc trộn nước ép bưởi và 1/4 chén bột yến mạch, thoa lên da mặt và cổ trong 20 phút, rồi rửa sạch với nước ấm, sau đó rửa lại nước lạnh. Thực hiện 1 lần/tuần sẽ giúp da tươi sáng hơn.
– Dưỡng da dầu: Trộn nước ép bưởi và 1 lượng nhỏ nước oải hương hoặc bạc hà tươi, ngâm trong 3 giờ hoặc có thể để lâu hơn. Mỗi buổi sáng và tối, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này thoa lên da.
– Giúp da đàn hồi: Trộn 1/2 chén nước ép bưởi, 2 mcp cỏ xạ hương khô. Massage lên hông, đùi và mông. Lấy khăn ủ nóng toàn bộ cơ thể trong 5 phút rồi tắm sạch.
– Tẩy tế bào chết cho da dầu: Trộn 1/4 chén nước ép bưởi, 1 mcp bột gelatin, 1/4 chén nước ép chanh. Cho hỗn hợp này vào lò vi sóng đến khi gelatin tan chảy. Để nguội và cho vào tủ lạnh từ 20 – 30 phút. Sau đó, thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên da trong 20 phút hoặc đến khi khô hẳn, rồi rửa sạch với nước mát.
Nước ép đào
– Làm mềm da: Thoa nước ép đào trực tiếp lên da mặt trong vài phút rồi rửa sạch.
– Giữ ẩm da: Trộn 2 mcp nước ép đào, 2 mcp dầu quả hạnh, 1/2 mcp mật ong, thoa lên da mặt hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể, để vài phút rồi rửa sạch.
– Tẩy tế bào chết cho da khô: Trộn 3 mcp nước ép đào, 1 mcp bột gelatin, 3 mcp nước ép lê, 2 mcp nước ép táo. Cho hỗn hợp này vào lò vi sóng đến khi gelatin tan chảy. Cho hỗn hợp này vào tủ lạnh từ 20 – 30 phút, thoa lên da để 20 phút rồi rửa sạch với nước mát.
Từ khóa:
Đăng bởi: Dầu Nhờn Resolub
Từ khoá: Một số công dụng làm đẹp từ nước hoa quả
Tần Giao: Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Dùng Của Vị Thuốc Này
1.1. Nhận biết dược liệu
Tần giao là loại cây nhỏ, cao 1 – 1,5m. Cành nhẵn, màu lục hoặc tím sẫm, hơi phình ở mấu. Lá mọc đối, hình mác hẹp. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông hẹp, lá bắc hình chỉ, hoa màu trắng, có đốm tía. Quả nang nhẵn, hình đinh.
1.2. Phân bốCây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như Quảng Đông, Đài Loan, Đông Bắc… và một số nước khác như Triều Tiên, Ấn độ… Dược liệu này phân bố rải rác ở các tỉnh thuộc nước ta, thường mọc bụi hoang hoặc ở bãi đất trống.
1.3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận dùng: Rễ cây thường được dùng làm thuốc. Phần rễ sau thu hoạch đem rửa sạch với nước, loại bỏ rễ con, thái thành từng lát nhỏ và mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Cây Tần giao thu hái quanh năm, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa hè (tháng 7 hoặc tháng 8).
Thành phần chính trong dược liệu: Gentianine A, B, C; Gentianide, Alkaloid, Glucozo, tinh dầu.
Rễ Tần giao có tác dụng kháng viêm rõ do tác dụng của thành phần Gentianine A. Thuốc còn có tác dụng giảm đau, giải nhiệt, an thần. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng tăng đường huyết, hạ huyết áp và ổn định nhịp tim.
Tần giao có vị đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Vỏ rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc chữa đau xương khớp, chân tay tê bại, các vết sưng đau, vàng da, ho, sốt, mụn nhọt, rôm sảy. Ngày dùng 6 – 12g, có thể đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Trong y học Trung Quốc, rễ sắc uống có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt và giảm đau, thấp khớp, mụn nhọt, tiêu chảy. Ở Thái Lan, rễ có tác dụng trị tiểu tiện khó, tiêu chảy và rắn cắn.
5.1. Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm
Rễ Tần giao, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài hồ, mỗi vị 10g. Đương quy, Tri mẫu, mỗi vị 5g. Ô mai 4g. Sắc uống trong ngày.
Tần giao, Địa cốt bì mỗi loại 12g. Cam thảo 8g. Sắc uống trong ngày.
5.2. Chữa phong thấp, chân tay tê bại
Rễ Tần giao, rễ Hoàng lực, rễ Gai tầm xoong, mỗi vị 20g. Củ Cốt khí, rễ Thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tần giao, Phòng kỷ mỗi vị 12g. Bạch chỉ, Đào nhân, Nhũ hương, Hải phong đằng, Hoàng bá, Uy linh tiên mỗi loại 10g. Độc hoạt, Xuyên khung mỗi loại 8g. Sắc uống trong ngày.
5.3. Chữa bong gân, sai khớp
Tần giao 20g, lá Diên tươi 50g. Cốt toái bổ, Xuyên tiêu mỗi vị 20g. Sắc uống lúc còn ấm, ngày 1 thang.
Lá Tần giao, lá Ngải cứu, lá Diên dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.
Người suy nhược, thể trạng yếu, người bị tiêu chảy không nên sử dụng.
Tần giao có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào sử dụng cũng mang lại hiệu quả cao. Bạn đọc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Những Công Dụng Bất Ngờ Từ Trái Ổi
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g ổi có 85g nước, 8,920g đường; 0,6g protit; 7,7g gluxit; 6g xenlulo; 291 mg kali; 5.204mcg Lycopen; 10mg canxi; 16mg photpho,. Ngoài ra, ổi còn nhiều khoáng chất như Ca, Mg, Fe.. và vitamin B,C, betacaroten…
Ổi giàu LycopenNhững chất dinh dưỡng trong ổi cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể, chống oxy hóa. Đặc biệt lượng lycopen trong loại quả này có khả năng chống oxy hóa cao gấp 2 lần…
Lycopen có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư như: Ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, tụy và đại tràng. Nó còn làm giảm thành phần Cholesterol xấu (LDL).
Ổi giúp ổn định huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch
Chứa nhiều KaliKali có tác dụng duy trì cho hoạt động của cơ tim, nếu thiếu kali sẽ làm cho nhịp tim không đều , nhịp quá nhanh…
Đủ kali theo nhu cầu sẽ giúp ổn định huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch. Chế độ ăn giàu kali và magie còn giảm nguy cơ đột quỵ. Trong một số trường hợp bị giảm kali như: Sau vận động cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi khiến mệt mỏi, hoặc sau khi nôn mửa, tiêu chảy hay dùng lợi tiểu dài ngày loại bài tiết kali… Lúc này dùng hoa quả có nhiều kali rất tốt như chuối, ổi, sầu riêng…
Ổi chứa chất làm seChất làm se có tác dụng hỗ trợ đường ruột khi bị tiêu chảy. Những chất làm se có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế nhờ đó ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật gây bệnh và loại bỏ các chất nhầy trong ruột.
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi giúp giảm ho, trị cảm đồng thời giúp làm sạch đường hô hấp do tống đờm ra ngoài. Ngoài ra có thể chữa đau răng, sưng nướu răng và loét miệng, chữa lành vết thương bên ngoài, nhiễm trùng do vi khuẩn.
Ổi tác dụng tốt với bệnh huyết áp cao, tiểu đường
Kiểm soát đường huyếtTrong chế độ ăn kiểm soát bệnh lý tiểu đường, ổi có vai trò dinh dưỡng quan trọng góp phần phòng tránh những đột biến do lượng đường máu tăng cao. Sử dụng mỗi ngày 1-3 trái ổi xanh, rửa sạch, ép lấy nước cốt hoặc dùng máy xay sinh tố, thêm nước, xay nhuyễn, lọc bỏ bã, uống đều trong 7 ngày.
Giúp giảm cânLà thực phẩm giàu chất thô, chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin, protein và khoáng chất, nhưng không có cholesterol và ít carbohydrate khiến bạn có cảm giác ngon miệng và no lâu. Chỉ cần ăn một quả ổi trong bữa ăn trưa, bạn sẽ không cảm thấy đói đến tối. Nhưng cũng chỉ nên ăn 2-3 trái mỗi ngày nếu ăn nhiều chất xơ trong ổi sẽ làm bạn khó tiêu.
Gọi tên những -thiên thần
Hắc Kỳ Tử Là Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Từ Hắc Kỳ Tử
Kỷ tử là vị thuốc vô cùng quen thuộc đối với rất nhiều người. Khi nhắc đến kỷ tử, mọi người thường nghĩ ngay đến câu kỷ tử màu đỏ mà ít ai biết rằng còn có một loại kỷ tử khác với màu đen đặc trưng và mang đến nhiều tác dụng tốt hơn hẳn câu kỷ tử.
Hắc kỳ tử là gì?Hắc kỷ tử, hay còn gọi là kỷ tử đen (lycium ruthencium), cũng là một loại kỷ tử như câu kỷ tử thường gặp, điểm khác nhau là quả hắc kỷ tử có màu đen và có kích cỡ to hơn.
Hắc kỷ tử khi chín có màu đen, da bóng, thuộc họ cà (Solanaceae), là vị thuốc quý có nguồn gốc từ vùng sa mạc cằn cỗi, khắc nghiệt nơi Tây Tạng. Cây hắc kỷ tử có dạng thân gỗ, màu nâu, lá nhỏ và nhiều gai.
Một trong những đặc điểm thường được nhắc đến về vị thuốc này là khả năng biến hóa màu sắc vô cùng độc đáo. Tùy theo loại nước dùng để pha mà hắc kỷ tử sẽ cho ra thành phẩm là màu xanh hoặc tím vô cùng đẹp mắt.
Cụ thể hơn, nếu bạn sử dụng nước có tính kiềm, hắc kỷ tử sẽ cho ra màu xanh lam nhạt thanh mát, lạ mắt. Đổi lại, nếu pha hắc kỷ tử bằng nước có tính axit, bạn sẽ có thành phẩm là màu hồng nhạt, ngả tím. Và khi pha bằng nước có tính axit yếu thì hắc kỷ tử sẽ có màu tím vô cùng cuốn hút, đẹp mắt.
Hắc kỷ tử là một loại quả cực kỳ giàu dinh dưỡng, với thành phần có 40% protein cùng với 18 loại axit amin và 20 loại chất khoáng khác nhau như kẽm, sắt, phốt pho,… Bên cạnh đó, hắc kỷ tử còn chứa 5 loại carotenoid khác nhau, đây là một dạng sắc tố hữu cơ cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Điểm đặc biệt nhất ở hắc kỷ tử là hàm lượng lớn OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins), một dạng bioflavonoids (các hợp chất thực vật phức tạp). Đây là “hoạt chất vàng” với khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần vitamin C và 50 lần so với vitamin E.
Hắc kỷ tử có tác dụng gì?Với các thành phần dinh dưỡng tuyệt vời như đã kể trên, hắc kỷ tử mang đến vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trong số đó, phải kể đến một số tác dụng của hắc kỳ tử cực kỳ nổi bật như sau:
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe: Hắc kỷ tử rất giàu protein, vitamin và cả nhiều loại khoáng chất quý hiếm. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú, giúp bạn tăng cường đề kháng và có một cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, hắc kỷ tử có vị ngọt thanh, giàu năng lượng nên rất phù hợp để giúp bạn hồi phục tinh thần, sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Hắc kỷ tử có vị ngọt thanh, tinh khiết và không chứa nhiều đường nên các bạn có thể thưởng thức vị ngọt ấy mà không lo tăng cân.
Bên cạnh đó, các hợp chất bên trong hắc kỷ tử có công dụng giảm bớt peroxy hóa lipid, ngăn ngừa sự tái tạo mô mỡ trên da, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa giúp bạn có một thân hình thon gọn, ưa nhìn.
Ngăn ngừa lão hóa, cải thiện làn da: Hắc kỷ tử rất giàu OPCs, một hoạt chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Sau khi được nạp vào cơ thể, chúng sẽ “đánh bay” các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa quá trình lão hóa, thúc đẩy tăng sinh tế bào, bảo trì sự trẻ trung cho làn da của bạn.
Hắc kỷ tử cũng là nguồn cung vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp da trở nên trắng sáng và mềm mịn hơn.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiểu đường và huyết áp: Kỷ tử đen là “vị thuốc vàng” cho những người đang phải lo âu về bệnh tiểu đường và huyết áp.
Ngoài khả năng giảm mỡ như đã nói trên, OPCs trong hắc kỷ tử còn giúp ngăn sự hình thành các mảng vữa xơ động mạch do oxy hóa cholesterol LDL. Từ đó, giúp bảo vệ động mạch, tốt cho lưu thông máu, ổn định đường huyết và huyết áp.
Bảo vệ và cải thiện thị lực: Hàm lượng cao các loại carotenoid và OPCs trong kỷ tử đen có tác dụng bảo vệ và cải thiện thị lực vô cùng hiệu quả.
Đặc biệt là 2 loại carotenoid lutein và zeaxanthin là 2 hoạt chất có nồng độ cao tại điểm vàng và võng mạc giúp tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc, ngăn thoái hóa điểm vàng, giảm gốc tự do ở võng mạc.
Vì những lợi ích trên, hắc kỷ tử thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh võng mạc tiểu đường và thúc đẩy hồi phục sau phẫu thuật thủy tinh thể.
Tốt cho hệ thần kinh: Các chất chống oxy hóa bên trong hắc kỷ tử có tác động rất tốt lên hệ thần kinh. Chúng bảo vệ tế bào thần kinh và ngăn lại sự oxy hóa dây thần kinh não, từ đó, tạo nên một “hàng rào” bảo vệ các tế bào não khỏi những yếu tố độc hại.
Ngoài những tác dụng nổi bật như trên, kỷ tử đen còn mang đến nhiều lợi ích như kéo dài tuổi thọ, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư, cải thiện trí nhớ và giảm stress,… Công dụng của hắc kỷ tử thật nhiều và tuyệt vời có phải không nào?
Cách ngâm rượu và pha trà hắc kỳ tử Rượu hắc kỷ tửNgâm rượu là phương pháp thường thấy nhất để sử dụng hắc kỷ tử, vừa bảo quản được lâu vừa kích thích vị giác và khứu giác và giữ được các chất dinh dưỡng bên trong một cách toàn vẹn.
Nguyên liệu ngâm rượu hắc kỷ tử
1kg hắc kỷ tử
5 lít rượu gạo 40 độ
Bình thủy tinh ngâm rượu
Cách ngâm rượu hắc kỷ tử
Bước 1 Cho hắc kỷ tử vào bình.
Bước 2 Cho rượu vào bình, nên cho từ từ, chậm rãi.
Bước 3 Đậy kín nắp bình và ngâm khoảng 20 ngày.
Hắc kỷ tử ngâm rượu sẽ cho thành phẩm có màu tím, hương thơm thoang thoảng, dễ chịu và vị ngọt thanh. Khi ngâm rượu cần lưu ý không nên sao vàng hắc kỷ tử trước khi ngâm vì nhiệt độ cao sẽ khiến các dưỡng chất bên trong bị phá hủy.
Pha trà hắc kỷ tửNgoài ngâm rượu, hắc kỷ tử cũng thường được dùng để pha trà. Cách pha trà hắc kỷ tử rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị và làm theo các bước sau.
Nguyên liệu pha trà hắc kỷ tử
10g kỷ tử đen khô
250ml nước
Bộ ấm trà
Cách pha trà hắc kỷ tử
Bước 1 Cho hắc kỷ tử vào ấm, thêm nước nóng vào tráng sơ rồi đổ đi.
Bước 2 Dùng nước sôi đã để nguội bớt (tầm 60 – 70 độ C) châm vào ấm.
Bước 3 Chờ khoảng 20 phút, rót ra ly và thưởng thức.
Bạn có thể ngâm riêng hắc kỷ tử hoặc kết hợp với hoa cúc, long nhãn,… đều được. Thời điểm tốt nhất để uống là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.
Trà hắc kỷ tử có màu tím nhạt, vị ngọt thanh, có thể uống ấm hoặc lạnh đều rất ngon. Bạn cần lưu ý không dùng nước sôi hãm trà, sẽ khiến hắc kỷ tử mất đi dinh dưỡng vốn có.
Advertisement
Ai không nên dùng hắc kỷ tử
Hắc kỷ tử có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng hắc kỷ tử. Theo Đông y, có 2 nhóm người không nên dùng hắc kỷ tử:
Những người sốt, viêm, tiêu chảy do nhiệt, nóng trong người: Hắc kỷ tử có đặc tính làm ấm cơ thể rất mạnh, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh.
Những người can dương vượng (dễ nóng, cáu gắt), dư đạm, bị nổi mẩn đỏ: Hắc kỷ tử rất tốt cho can thận, những người can thận đã đủ mạnh khi dùng hắc kỷ tử dễ bị bốc hỏa, nóng trong.
Hắc kỷ tử mua ở đâu? Giá bao nhiêu?Bạn có thể mua hắc kỷ tử tại các tiệm thuốc Đông Y, các cửa hàng chính hãng có giấy chứng nhận rõ ràng, uy tín, có đầy đủ các thông tin về xuất xứ, ngày sản xuất và hạn dùng.
Tùy theo chất lượng và xuất xứ, giá hắc kỷ tử có thể dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng/kg. Hắc kỷ tử Tây Tạng, đặc biệt là hắc kỷ tử mọc hoang dã ở các vùng sa mạc Tây Tạng có thể có giá cao hơn.
Giá kỷ tử đen có thể khá cao so với các vị thuốc thường thấy, nhưng với những công dụng tuyệt vời như đã nói trên thì cũng thật xứng đáng có phải không nào?
Nguồn: chúng tôi Vinmec
Cập nhật thông tin chi tiết về Màng Tang: Những Công Dụng Từ Một Vị Thuốc Cay Ấm trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!