Bạn đang xem bài viết Mang Thai Ngoài Tử Cung Liệu Có Thể Mang Thai Trở Lại? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thai ngoài tử cung có thể gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như vỡ vòi trứng gây mất máu nhiều, thậm chí đe dọa tính mạng. Nhận biết các yếu tố nguy cơ để giảm nguy cơ mắc thai ngoài tử cung và tìm hiểu các dấu hiệu của thai ngoài tử cung để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này.
Thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung có vị trí làm tổ ở vòi trứng.
Ngoài ra, thai ngoài tử cung còn có thể làm tổ ở những vị trí khác của cơ thể, như buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng treo tử cung, trong ổ bụng và cả ở sẹo mổ cũ (có thể là sẹo mổ lấy thai cũ, sẹo phẫu thuật khác trên thân tử cung,…).
Câu trả lời là có. Hầu hết phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung đều sẽ có thể mang thai lại, ngay cả khi họ đã phẫu thuật cắt vòi trứng.
Có nghiên cứu chỉ ra rằng 65% phụ nữ mang thai sau 5 tháng điều trị thai ngoài tử cung. Nguy cơ mắc thai ngoài tử cung sẽ cao hơn nếu bạn đã từng bị thai ngoài tăng lên hơn người bình thường, tuy nhiên không phải là luôn luôn. Thai kì tiếp theo có khả năng: khoảng 80% là thai trong tử cung và chỉ khoảng 10% thai ngoài tử cung.1
Hãy cung cấp thông tin cho bác sĩ về thời gian và cách điều trị thai ngoài tử cung nếu bạn có tiền sử này.
Thai ngoài tử cung – thường gặp nhất là ở vòi trứng – xảy ra khi phôi bị kẹt ở vòi trứng khi đang di chuyển đến tử cung. Nguyên nhân thường gặp do vòi trứng bị tổn thương như có sẹo gây hẹp vòi trứng hay ứ dịch ở vòi trứng do viêm hay dị dạng vòi trứng.
Đôi khi, không thể biết nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì, nhưng có những yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc thai ngoài tử cung như:
Từng bị thai ngoài tử cung.
Đã từng phẫu thuật trên vòi trứng.
Từng phẫu thuật vùng chậu hay phẫu thuật vùng bụng.
Nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục như lậu cầu, trachomatis, giang mai, chlamydia…
Viêm vùng chậu cấp hay mạn.
Viêm nội mạc tử cung.
Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Hút thuốc lá.
Tuổi mẹ lớn hơn 35.
Tiền sử vô sinh – hiếm muộn.
Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh nhân tạo/ thụ tinh trong ống nghiệm.
Nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung không có những yếu tố nguy cơ đã biết. Do đó mọi phụ nữ nên có kiến thức về những thay đổi của cơ thể, đặc biệt các triệu chứng của thai ngoài tử cung.
Đầu tiên, các triệu chứng của thai ngoài tử cung có thể giống như những thai kì bình thường khác như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn. Những triệu chứng khác bao gồm:
Ra máu âm đạo bất thường.
Đau nhẹ vùng bụng dưới và đau lưng.
Căng tức vùng bụng một bên.
Ở giai đoạn này, có thể khó để biết những cảm giác của bạn là do thai ngoài tử cung hay là một thai kì bình thường. Nếu bạn trễ kinh, có chảy máu âm đạo bất thường và đau vùng bụng dưới hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Khi một khối thai ngoài tử cung phát triển to ra, triệu chứng sẽ trầm trọng hơn, đặc biệt là khi khối thai vỡ làm vòi trứng vỡ theo. Các triệu chứng đó là:
Đau bụng hay vùng chậu đột ngột, dữ dội.
Đau vai.
Mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao.
Một thai ngoài tử cung vỡ có thể đe dọa tính mạng do mất nhiều máu. Nếu bạn đột ngột có những triệu chứng trên, hãy đến phòng cấp cứu.
Không có cách nào chắc chắn là phòng ngừa hoàn toàn thai ngoài tử cung, nhưng sau đây là những các có thể giúp làm giảm nguy cơ:
Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
Quan hệ tình dục an toàn để phòng trách các bệnh lây qua đường tình dục, từ đó giảm nguy cơ bị viêm vùng chậu.
Không hút thuốc lá. Nếu có, hãy bỏ thuốc trước khi muốn mang thai.
Tầm soát và điều trị (nếu có) các bệnh lây qua đường tình dục càng sớm càng tốt.
Để phát hiện sớm thai ngoài tử cung cũng như điều trị hiệu quả trước khi có biến chứng, hãy đi khám ngay khi nghi ngờ mình có thai. Theo dõi kinh nguyệt để nhận ra các dấu hiệu bất thường và gặp bác sĩ ngay khi bạn có bất kì vấn đề nào lo lắng.
Mang Thai Sau Phá Thai Có Khó Khăn Gì Hay Không?
Mang thai sau phá thai là một sự việc không hề hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Vì một lý do nào đó, người phụ nữ muốn chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, sau đó, cũng chính người phụ nữ ấy lại muốn mang thai một lần nữa. Vậy liệu rằng mang thai ở thời điểm như thế có khó khăn gì hay không? Thai nhi có phát triển bình thường được hay không? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.
Phá thai, nạo hút thai hiện nay thường do mang thai ngoài ý muốn. Một nguyên nhân nữa là thai nhi bị dị tật, thai phụ bị bệnh và cần phải bỏ thai. Sau khi phá thai, người phụ nữ muốn mang thai trở lại. Vấn đề này được gọi là mang thai sau phá thai. Hiện nay, tình huống này xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội.
Việc phá thai nếu được các bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện, đồng thời được hướng dẫn y tế thích hợp sẽ rất an toàn. Bên cạnh đó, việc phá thai sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người phụ nữ sau này.
Tuy nhiên, những biến chứng có thể gặp khi phá thai hay nạo hút thai như:
Chảy máu.
Nhiễm trùng tử cung và phần phụ.
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Mô sẹo hình thành trong tử cung.
Nhiễm trùng huyết,…
Hiện nay, y học ngày càng hiện đại và tiến bộ. Chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng sau quá trình nạo hút thai đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nếu nạo phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, cụ thể như sau:
Xuất huyết âm đạo trong những tháng đầu mang thai.
Dễ sảy thai hơn.
Sinh con nhẹ cân, non tháng.
Sinh khó như: nhau tiền đạo, nhau bong non.
Tăng tỷ lệ bị thai ngoài tử cung.
Những người phụ nữ từng phải nạo phá thai sẽ phải đối mặt với các tổn thương về tâm lý như:
Dễ nóng giận
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Ăn uống không ngon miệng.
Dễ bị lo âu.
Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ
Dễ bị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh, thậm chí là bị tâm thần.
Chính những biến đổi tâm lý như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai sau phá thai. Thai nhi của lần mang thai sau này sẽ phát triển không tốt. Đồng thời, em bé sinh ra sẽ không khỏe so với những người mẹ chưa từng phá thai.
Để hạn chế việc sức khỏe gặp những tác động tiêu cực, sau khi nạo phá thai, chị em phụ nữ không nên quan hệ tình dục sớm. Cần lưu ý là nên thực hiện tái khám đầy đủ và đúng lịch. Đồng thời uống thuốc theo toa của bác sĩ để không bị viêm nhiễm.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người phụ nữ chỉ nên quan hệ tình dục sau khi tiến hành nạo hút thai từ 4 đến 8 tuần. Với những người có thể trạng gầy, yếu, tốc độ phục hồi chậm, phá thai khi tuổi thai đã lớn,… thì cần thời gian lâu hơn. Bạn nên kéo dài thời gian không quan hệ tình dục lên đến hơn 3 tháng hoặc cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn.
Như những thông tin mà bài viết đã trình bày, thời điểm thích hợp để mang thai cũng gần với thời điểm có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích chị em phụ nữ nên có thai sau ít nhất 2 tháng đến 3 tháng kể từ khi phá thai.
Bởi vì lúc này, những điều kiện thuận lợi cho việc có thai sẽ hội tụ đầy đủ như:
Ổn định về mặt tâm lý.
Cơ quan sinh dục hoạt động lại bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt được ổn định.
Nguy cơ viêm nhiễm do nạo phá thai là không còn.
Tử cung phục hồi sức khỏe để chuẩn bị cho quá trình nuôi bào thai mới.
Các hormon như: Estrogen, Progesteron, Prolactin hoạt động lại bình thường. Chúng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ thai và phát triển thai nhi.
Bạn không nên nóng vội muốn nhanh thụ thai trở lại ngay sau khi phá thai. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em phụ nữ nên kiêng giao hợp từ 4 đến 8 tuần sau nạo hút thai. Đồng thời, trong khoảng thời gian để cho cơ thể người phụ nữ bình ổn trở lại, các bạn nên sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn như:
Sử dụng bao cao su.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Cấy que.
Đặt vòng,…
Sau khoảng thời gian hồi phục đó, để nhanh thụ thai trở lại thì chị em phụ nữ nên:
Ăn uống đầy đủ chất.
Hạn chế thức khuya.
Ổn định về mặt tâm lý, tránh lo âu, căng thẳng.
Không nên làm những việc nặng trong những ngày cận quan hệ tình dục.
Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường trong bụng mẹ, các bạn cần phải:
Ăn uống đầy đủ chất, nhất là các vitamin.
Bổ sung chất sắt, axit folic từ thực phẩm, từ viên uống.
Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Mang Thai Trứng Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Mang Thai Trứng
Mang thai trứng gây ảnh hưởng xấu đến bào thai và sức khỏe của người mẹ. Tìm hiểu mang thai trứng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu mang thai trứng.
Thai trứng là gì và nguyên nhân mắc bệnhThai trứng là tình trạng phát triển bất bình thường của lớp tế bào nuôi ở gai nhau. Tình trạng này xảy ra khi lớp tế bào nuôi ở gai nhau biến thành nhiều túi nhỏ chứa đầy nước, nối với nhau bằng những sợi nhỏ và lấn át bào thai.
Thai trứng được phân thành hai loại:
Thai trứng toàn phần: Không có phôi thai, gai nhau phình to ra, tế bào nuôi tăng mạnh.
Thai trứng bán phần: Phôi thai bất thường, phần lớn gai nhau biến thành túi nước.
Hiện tại, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra thai trứng, chỉ xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Phụ nữ mang thai sớm (dưới 20 tuổi) hoặc mang thai muộn (trên 40 tuổi).
Phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần.
Phụ nữ có thể trạng yếu, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
Phụ nữ có hệ miễn dịch kém.
Thai trứng là gì và nguyên nhân mắc bệnh
Dấu hiệu thai trứngDấu hiệu đặc trưng của người bị thai trứng là rong huyết. Rong huyết thường xảy ra vài ngày sau khi chậm kinh, kéo dài nhiều ngày. Ngoài ra, các triệu chứng buồn nôn, nghén nặng, cơ thể mệt mỏi, xanh xao,… cũng là những dấu hiệu phổ biến của người bị thai trứng.
Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, người bị thai trứng thường bị chẩn đoán nhầm thành bệnh dọa sảy. Dấu hiệu rõ nhất ở giai đoạn này là tăng huyết áp và đạm niệu (protein xuất hiện trong nước tiểu). Ở thời điểm này, khoảng 50% người mắc bệnh có tử cung phình ra nhanh hơn so với tuổi thai.
Vào giai đoạn giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ không thể sờ thấy thai và không nghe được tim thai của người bệnh.
Hầu hết người bị thai trứng toàn phần sẽ bị thiếu máu, gặp các triệu chứng của cường giáp, tiền sản giật, tim đập nhanh, tay run,…
Phương pháp điều trị thai trứngPhương pháp điều trị thai trứng
Để điều trị thai trứng, người bệnh cần được lấy khối trứng ra khỏi tử cung để ngăn ngừa các biến chứng. Phương pháp để điều trị thai trứng là nong nạo hay hút nạo thai trứng.
Đối với trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, thai trứng xâm lấn hoặc không còn nhu cầu sinh con thì có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung sau khi đã nạo hút thai trứng hoặc cắt bỏ tử cung toàn phần cả khối thai trứng.
Thai trứng có để lại biến chứng không?Thai trứng là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Mất máu
Suy dinh dưỡng
Băng huyết
Thai trứng xâm lấn
Ung thư tế bào nuôi
Theo dõi sau điều trị thai trứng như thế nào?Sau khi nạo hút thai trứng, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe thật chặt chẽ để đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, sau khi hút thai trứng khoảng 2 tuần, người bệnh cần theo dõi Beta hCG (theo dõi chỉ số nồng độ hCG – chất hướng sinh dục màng đệm người). Ngoài ra, trong vòng 3 tháng đầu, người bệnh cũng nên đi thực hiện xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần rồi giãn cách thành 6 tháng/lần đến hết 12 tháng.
Advertisement
Lưu ý: Sau khi nạo hút thai trứng, người bệnh cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm.
Thời điểm nào có thể mang thai trở lại?Sau 1 năm điều trị thai trứng, khi nồng độ beta hCG trở về mức bình thường thì phụ nữ có thể mang thai trở lại.
Sau khi mang thai trở lại, phụ nữ nên thực hiện siêu âm định kỳ trong vòng 3 tháng đầu để đảm bảo các vấn đề bất thường không xảy ra.
Nguồn: Vinmec tham vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Tiêm Phòng Cúm Khi Đang Mang Thai Có An Toàn?
Trước khi trả lời câu hỏi tiêm phòng cúm khi đang mang thai có an toàn không, chúng ta cần bổ sung kiến thức khi bị cúm trong thời kỳ mang thai phải xử lý như thế nào.
Các biện pháp điều trị cúm tại nhàKhi bị cúm trong thời kỳ mang thai, chúng ta cần:1
Nghỉ ngơi nhiều.
Uống nhiều nước ấm.
Súc miệng và họng bằng nước muối ấm hằng ngày.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch như cam, kiwi, dứa, cà chua, bông cải xanh,… và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh,…)
Vệ sinh mũi bằng nước muối chuyên dụng, thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và dịu mô mũi bị viêm, ngăn chất nhầy vào sâu bên trong làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Tăng độ ẩm cho không khí.
Sử dụng túi chườm để giảm đau xoang.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên:
Bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng cách chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu. Mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn đường, các thức uống có gas và tránh chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Phụ nữ mang thai nên giữ vững tinh thần thoải mái.
Ngoài ra, nếu có thể, mẹ bầu cần hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây bệnh cúm cho người khác.
Điều trị tại bệnh việnNếu điều trị tại nhà không hiệu quả cần đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị.
Nên tránh tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm quyết định đối với sự phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi. Mẹ bầu cần sự tư vấn của bác sĩ nếu đang dùng thuốc hoặc có ý định dùng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc có ý định mang thai.1
Tiêm phòng cúm khi mang thai khá an toàn. Theo các khuyến cáo tất cả phụ nữa mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng trước mang thai. Điều này là để cơ thể kịp sản sinh kháng thể, đảm bảo thai nhi phát triển an toàn. Hoặc nếu tiêm phòng trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên tiêm sau tháng thứ 3.
Lợi ích của tiêm phòng cúm khi mang thai gồm:2
Ngăn ngừa cảm cúm và biến chứng ở phụ nữ đang mang thai vì đối tượng này dễ bị tổn thương nhất từ căn bệnh này. Việc tiêm phòng giúp ngăn ngừa biến chứng và giảm bớt nỗi lo lắng khi người mẹ sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.
Ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thai nhi tiềm ẩn do cúm: bị sốt trong thai kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Bảo vệ em bé sau khi sinh vì trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các triệu chứng cúm nặng và vắc-xin cúm chỉ được tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi người mẹ đã tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể sẽ truyền sang thai và sữa mẹ. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh.
Vắc-xin cúm có nguồn gốc từ vi rút bất hoạt, vì vậy nó mang lại an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ.
Mẹ bầu có thể tiêm phòng tại tất cả các điểm tiêm chủng vaccine uy tín trên toàn quốc. Ví dụ như: trung tâm y tế quận/huyện/thành phố, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, các điểm tiêm chủng tại các bệnh viện và các trung tâm tiêm chủng khác.
Những Lưu Ý Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 36
Đến tuần thai 36, bé được xem là đủ ngày đủ tháng và sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 36 vẫn được tiếp tục xây dựng như những tuần trước. Thế nhưng trong tuần này, mẹ bầu cần kiêng ăn một số thực phẩm để hạn chế sinh non.
Những thay đổi trong tuần thai 36
– Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn.
– Ngực của thai phụ ngày càng tiết ra nhiều sữa non hơn. Các chị em có thể dùng miếng thấm thường xuyên. Bầu ngực có vẻ nặng nề và cảm thấy khó chịu.
– Thai nhi trong bụng có thể nặng được 2.8 – 3kg rồi, dài khoảng 50 cm. Do đó không gian bây giờ rất chật chội, bé không cứ động gì mấy nữa.
Lời khuyên dinh dưỡng mang thai tuần 36
– Canxi rất quan trọng đối với cả mẹ và bé trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, mẹ nhất thiết phải bổ sung đầy đủ lượng canxi cung cấp cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa. Mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.
– Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt, giảm thiểu đáng kể các chứng bệnh tiểu đường, tim mạch và phòng tránh táo bón. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung 25 – 30gr chất xơ mỗi ngày. Hãy lựa chọn các thực phẩm sau: hạnh nhân, ngũ cốc nguyên cám, bông cải xanh, họ hàng nhà đậu, lê, chuối, bí đỏ…
– Mẹ cũng nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt để duy trì lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi. Top thực phẩm giàu chất sắt cho mẹ bầu: thịt bò, bí ngô, lòng đỏ trứng gà, mía, nho, chuối, yến mạch, súp lơ xanh, mật ong, rau bina…
– Trong chế độ dinh dưỡng mang thai, mẹ bầu tuyệt đối nên tránh những món sau: đu đủ xanh, dứa, nhãn, mướp đắng, rau ngót, mộc nhĩ…Bởi chúng có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Ngoài ra, để phòng ngừa trường hợp sinh non, mẹ bầu không nên đi du lịch trong giai đoạn này, không mang vác vật nặng, không cúi người quá thấp, không sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt phải giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những kích thích mạnh.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 37 cho mẹ bầu sắp vượt cạn
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 37: Ăn gì cho sinh nở? Bạn không thể ăn uống quá bừa bãi kẻo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe thai kỳ nói chung. Một vài mẹo ăn uống nhỏ Ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Ăn Hoa Quả Gì?
Mang thai 3 tháng đầu bà bầu nên ăn những loại hoa quả như: quả bơ, chuối, táo, xoài,… những loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ và bé.
Ăn hoa quả khi mang thai có nhiều lợi ích
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần rất nhiều dưỡng chất. Do đó, người mẹ cần phải bổ sung thực phẩm một cách đa dạng trong đó không thể thiếu các loại hoa quả.
Lý do là trong hoa quả có chứa một lượng dồi dào các loại Vitamin, khoáng chất là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cho sự phát triển tất cả các cơ quan của thai nhi, ngăn ngừa dị tật cũng như thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất và tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ.
Chất xơ trong hoa quả giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý đường ruột như táo bón.
Các loại hoa quả tốt cho bà bầu
Đu đủ chín có chứa nhiều Vitamin A, C, folate (chất chống phòng ngừa dị tật thai nhi) và chất chống oxy hóa vừa tốt cho tiêu hóa vừa tốt cho sắc đẹp mẹ bầu. Đu đủ chín cũng chứa ít calo (khoảng 32kcal) nên rất thích hợp cho mẹ bầu không muốn tăng cân quá cỡ.
Quả sung có chứa nhiều chất xơ và Vitamin B6 chống táo bón, kali trong quả sung có khả năng kiểm soát huyết áp ngăn ngừa tiền sản giật, chất kiềm giảm cảm giác thèm ăn giúp mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn.
Quả chuối có tác dụng giảm ốm nghén đầu thai kỳ. Hàm lượng kali phong phú làm giảm đáng kể tình trạng chuột rút cuối thai kỳ. Chuối cũng giúp tăng lượng máu cho cơ thể mẹ bầu. Các mẹ bầu bị bệnh dạ dày, hệ tiêu hóa yếu hay đi lỏng không nên ăn chuối thường xuyên.
Quả lựu giàu Vitamin C, tốt cho tim mạch, giảm ốm nghén.
Táo có chưa hầu hết các Vitamin A, C, E, chất xơ, hydro carbon, kali, canxi và chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng bài tiết và hoạt động đường ruột, phòng ngừa bệnh cao huyết áp và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.
Dưa hấu chứa nhiều kali, Vitamin C, PP, canxi, magiê…tốt cho hệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, giải nhiệt, lợi tiểu…Tuy nhiên, cũng không nên ăn loại quả này quá nhiều bởi dưa hấu là loại trái cây nhiều đường, tính hàn nên mẹ dễ bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.
Xoài chứa nhiều Vitamin A, C, beta-caroten nhưng hạn chế đối với mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cơ địa nhiệt đặc biệt là những ngày nóng bức.
Quả bơ chứa hàm lượng folate cao tác dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Các Vitamin B6, A,E,D dồi dào trong quả bơ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Phụ nữ mang thai ăn hoa quả như thế nào đúng cách?
Phụ nữ mang thai cần thiết phải bổ sung hoa quả ít nhất 5 lần một ngày với khoảng 500g trái cây và lượng rau củ tương tự.
Các loại rau quả được ưu tiên nên có màu xanh đậm, vàng, cam, đỏ bởi chúng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn.
Mẹ bầu có thể sử dụng hoa quả đóng gói sẵn, đông lạnh hoặc ép thành nước, sinh tố nhưng tốt nhất vẫn là sử dụng tươi và trực tiếp để đảm bảo giữ được nhiều dưỡng chất nhất đồng thời tăng cường chất xơ.
Kết hợp trái cây với nhau hoặc thêm một chút gia vị như sữa chua làm món trái cây hấp dẫn hơn.
Kinh nghiệm chọn hoa quả sạch cho bà bầuTheo kinh nghiệm của người làm vườn, phân biệt hoa quả ngon không khó, chỉ cần sờ bằng tay và nhìn bằng mắt là đã có thể nhận biết được hầu hết các loại trái cây ngon hay dở.
Chọn nơi đáng tin cậy để mua.
Chọn quả có cuống tươi
Quả phải có màu sắc tự nhiên
Chọn quả cầm thấy nặng, chắc tay
Một số loại quả có tinh dầu khi dùng móng tay bấm nhẹ, tinh dầu bắn ra là quả đạt chất lượng, không bị ngâm.
Những lưu ý khi ăn hoa quả lúc mang thaiNhững loại trái cây tốt cho bà bầu bởi không những tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu mà còn giúp thai nhi có được sức đề kháng tốt chống lại dị tật.
Tuy nhiên, khi ăn những loại trái cây này bà bầu chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm:
Khi mua trái cây phải quan tâm tới nguồn gốc, trước khi ăn phải rửa sạch, ngâm nước muối để khử trùng trái cây.
Không ăn trái cây có dấu hiệu bị hư thối, sâu đục, khuyết tật,…
Bên cạnh các loại hoa quả trên, còn rất nhiều loại hoa quả tốt cho mẹ bầu như dâu tây, anh đào, việt quất, mơ, vải, nho chín , kiwi, ổi, v.v…Đó là nguồn dưỡng chất và Vitamin tự nhiên rất có lợi nên mẹ có thể sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đa dạng hóa thực đơn để cơ thể được cung cấp một cách đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Từ khóa:
bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu
những loại trái cây bà bầu không nên ăn
bà bầu nên ăn rau gì
trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
bà bầu nên ăn hoa quả gì thì tốt
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Ngoài Tử Cung Liệu Có Thể Mang Thai Trở Lại? trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!