Xu Hướng 10/2023 # Nhiễm Trùng Đường Tiểu Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 15 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nhiễm Trùng Đường Tiểu Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhiễm Trùng Đường Tiểu Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiễm trùng tiểu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng trong đường tiết niệu, có thể ở:

Thận.

Niệu quản.

Bàng quang.

Niệu đạo.

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn người bình thường. 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu. Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu thường gặp nhất là vi khuẩn Escherichia coli, hoặc liên cầu khuẩn nhóm B. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải, nhưng tình trạng này sẽ đáng lo ngại hơn nếu là phụ nữ có thai. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non (sinh con quá sớm) và sinh con nhẹ cân.

Nội tiết tố

Khi mang thai, sẽ có những thay đổi nội tiết tố nhất định. Điều này gây ra những thay đổi cả trong đường tiết niệu và khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Những thay đổi nội tiết tố cũng có thể dẫn đến trào ngược niệu quản. Là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến thận. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng tiểu ngược dòng. Khi mang thai, nước tiểu chứa nhiều đường, protein và hormone hơn. Điều này cũng là nguy cơ khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.

Tử cung lớn

Khi có thai, tử cung ngày càng phì đại hơn và đè lên bàng quang. Điều này khiến bạn khó tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Nước tiểu còn sót lại có thể là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Quan hệ tình dục khi mang thai

Khi hoạt động tình dục lúc mang thai, dương vật có thể khiến vi khuẩn gần ngã âm đạo vào gần niệu đạo hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai2.  

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là: 

Phụ nữ bị tiểu đường có thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ. 

Phụ nữ có thai đã từng phát hiện có các dị tật đường tiểu.

Phụ nữ có tiền căn sinh non.

Phụ nữ mắc các bệnh lý hồng cầu. Ví dụ bệnh Hemoglobin S.

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai, bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Tểu đau, tiểu buốt, tiểu rát. 

Tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt.

Tiểu máu.

Chuột rút, đau vùng bụng dưới.

Đau khi quan hệ tình dục.

Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ.

Hay phải thức giấc trong đêm để tiểu. 

Nước tiểu đục, có mùi hôi.

Đau vùng bàng quang.

Khi vi khuẩn xâm nhập đến thận, bạn có thể có triệu chứng đau hông lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán là tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn.

Các bác sĩ khuyến cáo nên cấy nước tiểu vào lần khám tiền thai đầu tiên1. Và lặp lại cấy nước tiểu trong tam cá nguyệt thứ ba. Một số tài liệu khuyến cáo nên cấy nước tiểu từ tuần thai thứ 12 – 16. Bằng cách tầm soát, sàng lọc và điều trị tích cực cho phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc viêm bể thận hàng năm trong thai kỳ3.

Tiêu chuẩn vàng để phát hiện vi khuẩn trong nước tiểu là cấy nước tiểu. Nhưng xét nghiệm này tốn kém và mất khoảng 24 – 48 giờ để có kết quả. Nên có thể sàng lọc nhanh bằng các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như que thử nitrit, phân tích nước tiểu và nhuộm Gram nước tiểu. Nên thường quy cấy nước để tầm soát nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai trong lần khám thai đầu hoặc khi phụ nữ đã mang thai lần thứ ba trở lên3.

Điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai có thể chỉ định kháng sinh. Các nhóm kháng sinh có thể được chỉ định trị nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ là: 

Tuy nhiên, tùy tam cá nguyệt của thai kỳ mà bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phù hợp. Vì một số loại kháng sinh có thể qua được nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào để tự điều trị. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai cần phải hết sức chú ý. 

Đối với mẹ bầu

15 – 20% phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai phát triển thành viêm thận – bể thận. Và biến chứng nặng hơn có thể xảy ra là nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong máu và gây tổn thương cho nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.

Một số ảnh hưởng khác đến thai phụ nếu không được điều trị UTI như:

Đối với trẻ

Tăng nguy cơ trẻ sanh non thiếu tháng, trẻ nhẹ cân.

Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ đang mang thai và có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu nên đi khám ngay. Một số cách sau có thể giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa nhiễm trùng tiểu.

Uống nhiều nước.

Hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn.

Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn sạch sẽ thường xuyên.

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu và ít nhất 2 – 3 giờ/lần.

Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.

Bị Cảm Khi Mang Thai Và Những Hướng Xử Trí Phù Hợp

Bị cảm khi mang thai là một vấn đề thường gặp. Những nguyên nhân thường gặp có thể là do:

Suy giảm sức đề kháng khi có thai nên dễ bị cảm

Thời tiết thay đổi, trời trở gió, trở lạnh.

Chưa tiêm văc xin phòng bệnh cảm cúm.

Bệnh cảm cúm là bệnh rất phổ biến, khi tiếp xúc với người bị cảm thì thai phụ có nguy cơ nhiễm bệnh

Khi chị em nói rằng mình bị cảm khi mang thai thì nên phân biệt chính xác giữa cảm cúm và cảm lạnh. Cách điều trị và phòng bệnh của 2 bệnh này rất khác nhau. Quan trọng hơn là khi thai phụ bị cảm cúm, virus cúm không những ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác động đến thai nhi.

Cảm lạnh có nguyên nhân là do siêu vi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Có trên 100 loại virus khác nhau gây nên bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh thường gặp vào mùa lạnh, mùa mưa, khi thời tiết thay đổi.

Trong khi đó, cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh này do virus cúm Influenza gây nên. Có 3 nhóm virus cúm chính là A, B và C. Nên lưu ý tuỳ theo type cúm có thể tạo thành dịch bệnh hay không.

Phụ nữ bị cảm khi mang thai không nên tự ý dùng thuốc. Bởi vì nhiều loại thuốc trị cảm có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Chẳng hạn như có thể gây suy thai, dị tật thai, sảy thai, sinh non,…

Mẹ bầu bị cảm ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng tử cung co bóp mạnh và sớm. Theo đó, biến chứng sinh non hoặc thậm chí sảy thai có thể xảy ra. Bé sinh non tháng sẽ có sức khỏe yếu và phát triển có phần hạn chế hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Thai phụ bị cảm sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không đầy đủ chất. Điều đó có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, thai nhi chậm phát triển. Mặt khác, khi mẹ bầu bị cảm cúm sẽ có nguy cơ:

Suy nhược cơ thể.

Mắc bệnh gai cột sống.

Sứt môi hở hàm ếch.

Viêm đại tràng co thắt.

Suy thận bẩm sinh.

Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

Nói chung, bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đối với cơ địa suy giảm sức đề kháng, bị cảm khi mang thai có thể trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu khi mang thai mắc bệnh cảm có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

Ho khan hoặc ho có đàm.

Nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Sốt nhẹ.

Khó thở.

Khàn giọng.

Có cảm giác ớn lạnh.

Đau đầu, đau cơ khớp.

Mệt mỏi.

Có thể chán ăn, ăn không ngon miệng.

Những triệu chứng của bệnh cảm khi mang thai có thể không giống nhau giữa các bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan mà nên khám tại bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí phù hợp.

Trong những trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ bầu nên:

Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý

Khi bị nghẹt mũi, sổ mũi, biện pháp an toàn dành cho mẹ bầu là nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Dung dịch nhỏ mũi này khá rẻ và bạn có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào.

Dùng chanh kết hợp với mật ong

Bạn hãy dùng hỗn hợp nước chanh mật ong. Hoặc hòa nước chanh và mật ong với nước ấm. Biện pháp này không chỉ giúp thai phụ giải cảm, trị ho mà còn bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Một số biện pháp không dùng thuốc khác

Nghỉ ngơi.

Chườm ấm vùng mặt, tắm nước ấm.

Súc miệng, khọt miệng bằng nước muối.

Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như: cam, bưởi, quýt, đu đủ,…

Dùng máy xông hơi mặt, máy phun sương tinh dầu.

Trong những trường hợp bị cảm khi mang thai trở nặng, mẹ bầu nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị cảm an toàn cho bà bầu.

Một số loại thuốc an toàn cho bà bầu dùng để trị bệnh cảm bao gồm

Thuốc giảm đau Paracetamol.

Nhóm thuốc điều trị virus cúm chẳng hạn như Tamiflu được chứng nhận an toàn cho thai phụ.

Thuốc kháng Histamin H1 như: Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin,…

Thuốc giảm ho Eugica, Dextromethorphan.

Những biện pháp phòng bị cảm khi mang thai bao gồm:

Tiêm ngừa văc xin phòng bệnh cúm.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Nghỉ ngơi hợp lý.

Tập thể dục nhẹ hàng ngày

Hạn chế đến những nơi đông người.

Thường xuyên rửa tay.

C (Axit Ascorbic) Và Những Điều Cần Biết

Tên thành phần hoạt chất: axit ascorbic (vitamin C).

Tên một số biệt dược chứa hoạt chất tương tự: Ceelin, Boston C 1000, Amsurvit-C 1000, Oceviti 50,…

Viên sủi Upsa C hay Upsa-C thuộc nhóm thuốc bổ, Vitamin và khoáng chất. điều trị tình trạng thiếu hụt Vitamin C, mệt mỏi tạm thời, phòng và điều trị cảm lạnh.

Upsa – C được bào chế dưới dạng viên sủi chứa hoạt chất axit ascorbic (vitamin C) hàm lượng 1000 mg. Nên nó còn được gọi là Upsa C 1000mg. Thuốc được sản xuất bởi công ty BMS (Hoa Kỳ).

Viên Upsa – C được chỉ định trong một số trường hợp:

Phòng và điều trị bệnh scorbut (thiếu vitamin C) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C.

Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.

Thiếu máu do thiếu sắt.

Bổ sung vào khẩu phần ăn cho người ăn kiêng.

Giá viên sủi Upsa – C là 3.500vnđ/ Viên và 35.000vnđ/ Tube.

Viên sủi được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn với vitamin C hay bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tác dụng thuốc Upsa-C là dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu tán huyết)

Người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt)

Liều dùng Upsa C

Người lớn:

Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): 100 – 250 mg/lần, 1 – 2 lần/ngày.

Bổ sung vào chế độ ăn: Thay đổi từ 50 – 200 mg/ngày.

Trẻ em:

Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): 100 – 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần.

Bổ sung vào chế độ ăn: Thay đổi từ 35 – 100 mg/ngày.

Cách dùng

Sản phẩm được sử dụng bằng đường uống. Ngâm viên sủi với khoảng nửa ly nước cho sủi hết rồi uống. Bạn nên uống viên sủi vào sau bữa ăn sáng. Hạn chế uống vào buổi tối do vitamin C có thể gây khó ngủ.

Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng

Tăng oxalat niệu.

Buồn nôn, nôn.

Ợ nóng.

Co cứng cơ bụng.

Mệt mỏi.

Đỏ bừng.

Nhức đầu.

Mất ngủ.

Tiêu chảy có thể xảy ra khi uống liều cao vitamin C.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Một số tương tác thuốc gặp phải khi sử dụng Upsa – C với các thuốc khác:

Dùng đồng thời Upsa – C và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.

Upsa – C liều cao có thể phá hủy vitamin B12.

Upsa – C có thể làm tăng tác dụng của nhôm hydroxyd và làm giảm tác dụng của amphetamin.

Một vài lưu ý khi dùng thuốc như:

Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.

Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid – hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.

Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Vitamin C đi qua được nhau thai, nồng độ máu trong dây rốn gấp 2 – 4 lần nồng độ trong máu mẹ. Nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.

Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Song bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Người lái tàu xe hay vận hành máy móc

Chưa có báo cáo cho thấy Upsa – C có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy.

Khi gặp phải các dấu hiệu liệt kê ở trên, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C. Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo quản thuốc tránh không khí và ánh sáng.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Viên sủi này là gì, công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!

Trám Răng Và Những Điều Cần Biết – Youmed

1. Trám răng là gì?

2. Các bước chẩn đoán tình trạng cần điều trị trám răng

Hầu như khi bạn thấy đau thì sâu răng đã tiến triển rộng. Do đó, nếu bạn không nhanh chóng điều trị sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đến tủy. Đừng thực hiện các cách giảm đau răng dân gian như dùng tinh dầu cho vào lỗ sâu. Các cách này chỉ có ý nghĩa giảm đau tạm thời. Cách điều trị đúng nhất là phải nhanh chóng loại bỏ mô răng bị sâu, nhiễm khuẩn.

Khám, quan sát

Nha sĩ sẽ nhìn và kiểm tra, đánh giá toàn bộ miệng, đặc biệt là vùng bạn thấy đau. Ở vùng này, nha sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của sâu răng như: đường nứt, đổi màu, sang thương đốm trắng hoặc các vùng gồ ghề trên bề mặt răng.

Gõ và thăm dò sang thương

Sau khi quan sát, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ (thường là cán gương hoặc cán các vật dụng) gõ nhẹ lên răng. Các kiểu sâu khác nhau cũng đem lại cảm giác răng khác nhau. Việc gõ này dùng để đánh giá mức độ trầm trọng của sâu răng.

Thăm dò sang thương

Việc quan sát và thăm dò sẽ giúp nha sĩ phát hiện các vị trí răng khác có vấn đề. Ví dụ như vị trí đau ở vùng răng trên có thể bắt nguồn từ răng sâu hàm dưới. Đây được gọi là “đau chuyển vị”, gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác.

Có nhiều vấn đề có thể gây ra đau ở trong hoặc xung quanh răng ngoài sâu răng. Đau răng chuyển vị có thể do các vấn đề ở tim, phổi, cảm lạnh hoặc thậm chí là đau thần kinh. Ví dụ: Chân răng cối hàm trên gần xoang hàm, khi viêm xoang cũng có thể gây đau răng này.

Chụp phim X quang

Chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị

Bạn sẽ được liệt kê các vấn đề và cách điều trị cũng như tiến trình điều trị. Thông thường, nếu sang thương sâu răng còn nhỏ, trên bề mặt men chưa vào ngà, nha sĩ có thể thực hiện tái khoáng hóa các vị trí sâu. Tuy nhiên, việc điều trị này chỉ thực hiện được nếu bệnh nhân tuân thủ vệ sinh răng miệng tốt và có chế độ ăn hợp lý. Trong trường hợp sâu răng quá lớn, vị trí khó kiểm soát vệ sinh và vệ sinh răng miệng kém, bạn cần phải được trám lại các lỗ sâu.

3. Các loại vật liệu thường dùng để trám răng

Miếng trám vàng

Ưu điểm

Độ bền cao: có thể dùng đến 10 – 15 năm hoặc hơn, ít mòn.

Thẩm mỹ: một số bệnh nhân thấy hài lòng với màu vàng hơn miếng trám bạc amalgam.

Miếng trám răng vàng

Nhược điểm

Đắt tiền: chi phí điều trị trám răng bằng vàng có thể đắt hơn các vật liệu khác, gấp 10 lần chi phí trám răng bằng Amalgam.

Hiện tượng dòng điện Galvanic: miếng trám bằng vàng được đặt cạnh miếng trám amalgam có thể gây ra cảm giác đau chói (dòng điện galvanic). Dòng điện này được tạo ra do tương tác giữa kim loại và nước bọt. Tuy nhiên, hiện tượng này ít xảy ra.

Thẩm mỹ: một số bệnh nhân lại không thích màu sắc của kim loại. Họ thích miếng trám giống với màu sắc của mô răng còn lại.

Miếng trám bạc (Miếng trám Amalgam)

Ưu điểm

Độ chịu lực cao.

Chi phí thấp: có thể thấp hơn so với composite.

Miếng trám bạc có độ chịu lực cao

Nhược điểm

Phá hủy nhiều cấu trúc răng: quá trình tạo xoang đủ lưu miếng trám amalgam làm mất nhiều mô răng hơn.

Làm đổi màu niêm mạc xung quanh: miếng trám amalgam làm mô xung quanh răng có thể đổi màu xám.

Dị ứng: chiếm tỉ lệ thấp khoảng 1%. Bệnh nhân có thể dị ứng với thành phần thủy ngân trong miếng trám.

Vật liệu giống màu răng composite

Ưu điểm

Liên kết vi cơ học với cấu trúc răng giúp nâng đỡ cấu trúc.

Tính linh hoạt: được sử dụng để phục hồi xoang sâu, các răng bị mẻ, gãy vỡ, mòn.

Miếng trám bằng vật liệu giống màu răng composite

Nhược điểm

Thiếu độ bền: miếng trám composite dễ mòn hơn amalgam (tồn tại chỉ khoảng 5 năm so với amalgam là 10 – 15 năm). Ngoài ra, đối với xoang sâu lớn, miếng trám composite có thể không chịu lực được như amalgam.

Thời gian thao tác tăng: quá trình thao tác có thể lâu hơn trám amalgam 20 phút.

Sứt mẻ: phụ thuộc vào vị trí, miếng trám có thể bị sút, sứt mẻ.

Mắc tiền: chi phí trám composite gấp đôi amalgam.

Các vật liệu trám khác

Sứ

Vật liệu có tính kháng mòn cao hơn composite, có thể bền đến 15 năm và giá thành cao như vật liệu vàng.

Miếng trám sứ có độ bền khá cao

Glass ionomer

Vật liệu hỗn hợp của acrylic và thủy tinh. Vật liệu này được dùng phổ biến trong trám các vị trí dưới nướu hoặc cho trẻ em. GIC phóng thích fluor giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này chịu lực yếu hơn composite và dễ bị mài mòn, dẫn đến nứt vỡ. GIC thường dùng được khoảng 5 năm và chi phí thấp hơn composite.

Phục hồi gián tiếp

Trong lần hẹn đầu, mô sâu hoặc miếng trám cũ sẽ được loại bỏ. Nha sĩ sẽ lấy dấu răng cần làm và các cấu trúc xung quanh. Dấu này sẽ được gửi đến labo để thực hiện miếng trám gián tiếp. Trong quá trình đợi phục hồi sau cùng, nha sĩ sẽ trám tạm cho bạn để bảo vệ răng. Lần hẹn 2, miếng trám tạm sẽ được loại bỏ, nha sĩ sẽ kiểm tra sự khít sát của phục hồi gián tiếp. Việc thực hiện gián tiếp giúp phục hồi chính xác hơn và được gắn chắc chắn bằng xi măng gắn.

Có 2 loại phục hồi gián tiếp: Inlays và Onlays.

Inlays tương tự như miếng trám nhưng toàn bộ phục hồi nằm trên mặt nhai giữa các múi.

2 loại phục hồi gián tiếp

Inlays và Onlays có độ bền lâu hơn các miếng trám thông thường, có thể lên đến 30 năm. Hai phục hồi này có thể làm bằng các vật liệu giống màu răng như nhựa resin, sứ hoặc vàng. Onlays có thể giúp bảo vệ một răng yếu nhờ che phủ mặt nhai và phân tác lực ra xung quanh tương tự như mão răng.

Một loại khác của Inlays và Onlays là Inlays, Onlays trực tiếp. Tiến trình thực hiện tương tự loại gián tiếp. Tuy nhiên, việc thực hiện phục hồi được làm trong miệng và hoàn thành trong một lần hẹn. Việc lựa chọn loại phục hồi tùy thuộc vào cấu trúc mô răng còn lại và yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.

Miếng trám tạm

Khi việc trám được thực hiện nhiều lần hẹn. Ví dụ: khi chời đợi labo thực hiện miếng trám vàng hay phục hồi gián tiếp.

Giữa các lần hẹn điều trị tủy.

Khi điều trị khẩn.

Đây là loại miếng dán chỉ dùng tạm thời

Miếng trám tạm thường không tồn tại được lâu. Nó dễ rơi, vỡ, mài mòn trong vài tháng. Trám tạm phải được thay thế bằng miếng trám cứng chắc sau cùng. Nếu không răng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và gặp các biến chứng khác.

4. Phân loại xoang trám

I: sâu ở hố rãnh, mặt nhai, mặt láng ngoài và trong của răng cối, mặt khẩu cái của răng trước trên.

II: sâu ở mặt tiếp cận của răng cối.

V: sâu ở 1/3 cổ mặt ngoài và trong các răng.

Phân loại xoang trám theo Greene Vardiman Black

Hiện nay phân chia xoang trám theo Graham J. Mount. Phân loại xoang của Mount dựa trên vị trí và kích thước, giúp dễ dàng xác định sang thương và mức độ mở rộng của nó.

Vị trí:

Mặt tiếp cận( mặt bên): 2.

Vùng cổ: 3.

Nhỏ: 1.

Vừa: 2.

Mở rộng: 4.

5. Các bước thực hiện trám răng

Để thực hiện một cuộc điều trị trám răng, thường nha sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau.

5.1. Gây tê

5.2. Loại bỏ mô sâu hoặc miếng trám cũ nếu có

Khi mô xung quanh răng hoàn toàn tê, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan hoặc dụng cụ cầm tay (nạo ngà) để làm sạch mô sâu trong xoang. Giai đoạn này rất quan trọng vì mô sâu phải được làm sạch để ngăn ngừa tái nhiễm.

5.3. Đưa vật liệu vào xoang trám và tạo hình

Vật liệu trám sẽ được đặt vào xoang và tạo hình theo múi, góc, cạnh giống với hình dạng cũ của răng theo giải phẫu.

Khi phục hồi bằng miếng trám vàng hay inlays/onlays, bạn cần thêm buổi hẹn để đợi đúc phục hồi từ labo. Nếu xoang trám nằm ở mặt bên giữa hai răng, nha sĩ sẽ đặt một khuôn nhỏ bao quanh răng. Điều này giúp việc tạo điểm tiếp xúc giữa hai răng tốt hơn. Hai răng không bị dính lại, vệ sinh bằng chỉ dễ dàng. Sau khi kiểm tra miếng trám hoàn thiện, khuôn trám sẽ được gỡ ra.

Nếu bạn được trám bằng composite, giai đoạn trám gồm 3 bước:

Bôi keo dán – Chiếu đèn.

Đặt composite – Chiếu đèn.

Thực hiện trám răng

5.4. Đánh bóng và kiểm tra khớp cắn

Sau khi đưa vật liệu trám lấp đầy xoang, nha sĩ sẽ làm mịn và tạo dạng hoàn thiện cho miếng trám. Cuối cùng, nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra khớp cắn bằng các giấy ghi có màu. Việc này giúp ngăn miếng trám bị cộm. Nếu cộm khớp, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để điều chỉnh lại, tránh các vấn đề phát sinh.

6. Tuổi thọ của miếng trám

Mỗi loại vật liệu có khả năng chịu bền khác nhau nên tuổi thọ của từng loại miếng trám cũng khác.

Composite: thường từ 3 đến 10 năm, có trường hợp đến 20 năm nhưng rất hiếm.

Sứ: 10 – 15 năm.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám như:

Việc chăm sóc răng miệng

Việc vệ sinh miếng trám cũng tương tự như răng bình thường. Bạn phải thường xuyên chải răng và làm sạch vùng kẽ, tránh sâu tái phát xung quanh miếng trám.

Duy trì vệ sinh thường xuyên

Chú ý vấn đề nghiến răng

Nên nhớ miếng trám không phải là mô răng thật

Miếng trám sử dụng được bao lâu là câu hỏi rất khó để trả lời. Vì nó không phải răng thật nên không thể tồn tại mãi mãi. Nó cũng không thể tốt bằng mô răng thật. Khi trám răng, mô răng và miếng trám sẽ có sự khác biệt về các tính chất vật lý và hóa học. Do đó, các vấn đề như vi kẽ, vết nứt, gãy vỡ… có thể phát sinh. Bạn nên thường xuyên khám nha sĩ để kiểm tra các miếng trám cũ. Điều này giúp bạn biết được khi nào thì cần thay thế.

7. Các vấn đề có thể xảy ra khi trám răng

Đau và nhạy cảm

Nhạy cảm răng sau trám là vấn đề thường gặp. Răng có thể nhạy cảm với áp lực, khí, nhiệt độ hoặc đồ ngọt. Thông thường, nhạy cảm sẽ hết trong vài tuần. Trong thời gian này, hãy tránh các tác nhân gây nhạy cảm răng. Thường bạn không cần phải uống thuốc giảm đau. Nếu sự nhạy cảm không giảm trong 2 – 4 tuần hoặc tăng đau, bạn nên liên lạc với nha sĩ. Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số sản phẩm ngăn ngừa nhạy cảm. Đồng thời, nha sĩ sẽ đánh giá có nên thực hiện điều trị tiếp theo chữa tủy không.

Bạn có thể cảm thấy đau sau trám răng

Trường hợp xoang sâu gần tủy, cơn đau của bạn cũng có thể là do kích thích tủy. Trong trường hợp này, nha sĩ buộc phải chữa tủy.

Đôi khi, răng đau không phải là răng được trám. Điều này không có nghĩa là miếng trám có vấn đề. Đó chỉ đơn giản là răng trám truyền tín hiệu đau đến các răng khác. Đau thường giảm trong 1 – 2 tuần.

Dị ứng vật liệu trám

Miếng trám hư hỏng

Các lực nhai nghiến thông thường có thể làm miếng trám bị mòn, gãy vỡ. Tuy nhiên, bạn không thể tự phát hiện được. Nha sĩ sẽ thông báo cho bạn khi khám răng định kỳ.

Khi miếng trám và lớp men không kết dính được sẽ tạo nên khoảng hở cho thức ăn và vi khuẩn xâm nhập. Điều này có thể gây sâu tái phát xung quanh miếng trám, nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn tủy và vùng chóp. Bạn cần phải thay thế bằng miếng trám khác.

Trám răng là một điều trị đơn giản, giúp phục hồi được cấu trúc mô răng đã mất. Việc lựa chọn vật liệu và cách trám phụ thuộc vào vị trí, kích thước, chi phí và khả năng thực hiện của nha sĩ. Bệnh nhân cần có ý thức chăm sóc tốt để miếng trám có thể tồn tại được lâu. Trường hợp xuất hiện những vấn đề với miếng trám, bạn cần liên hệ với nha sĩ ngay để được điều trị phù hợp nhất.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Cai Sữa Cho Con

Những điều mẹ cần biết khi cai sữa cho con

1Chuẩn bị nguồn dinh dưỡng thay thế

Điều này luôn được các mẹ lưu tâm khá tốt khi có ý định cai sữa cho con. Bắt đầu, các mẹ thường tập cho con bú thêm sữa bột hay sữa pha sẵn và giảm cữ sữa mẹ. Kết hợp theo đó là chế độ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng nguyên liệu.

Để có sự chuẩn bị thật tốt về dinh dưỡng cho bé giai đoạn sau cai sữa, mẹ nên:

Tìm chọn và dùng thử loại sữa thích hợp nhất cho bé theo độ tuổi, từ mùi vị đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa để bé dễ dàng rời bỏ sữa mẹ hơn và ít chịu ảnh hưởng nhất đến sức đề kháng sau khi cai sữa mẹ.

Tăng dần lượng sữa ngoài và giảm dần lượng sữa mẹ, không tăng giảm đột ngột có thể làm bé từ chối, không cộng tác hoặc hệ tiêu hóa bé không kịp thích nghi.

Đảm bảo cho bé những bữa ăn dặm hợp khẩu vị và giàu dinh dưỡng. Nó không chỉ giúp bé ăn ngon, cảm giác no bụng và giảm thèm bú sữa mà nguồn dinh dưỡng này còn cho bé thêm sức khỏe và sức đề kháng bù đắp lại sự mất đi từ 2 bầu sữa mẹ.

2Những lưu ý quan trọng khi cai sữa cho con Khuyến khích cho bé bú tới ít nhất 2 tuổi

Mẹ cai sữa cho con khi bé chưa đủ 1 tuổi sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, đề kháng của bé và cả khả năng phát triển nhận thức của con.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sữa mẹ khi bé 2 tuổi còn chứa 1 số yếu tố miễn dịch nhiều hơn năm đầu tiên, và các bé mẫu giáo còn bú mẹ ít bệnh tật hơn hẳn các bé khác.

Chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cả mẹ và bé

Bú mẹ không chỉ là nhu cầu, thói quen mà còn là niềm yêu thích của các bé vì cảm giác an toàn, được che chở. Mẹ cai sữa đột ngột sẽ dễ khiến bé bị “sốc” dẫn đến quấy khóc, ốm bệnh, bỏ ăn… dần dà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển.

Thêm nữa, cai sữa đột ngột cơ thể mẹ cũng chưa kịp thích nghi để giảm và ngưng tiết sữa gây đau nhức, viêm vú, áp-xe ngực… ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mẹ.

Tham khảo: Mẹo luộc trứng cai sữa có thực sự hiệu quả?

Không cai sữa khi bé đang ốm bệnh

Sữa mẹ là nguồn chứa kháng thể dồi dào giúp bé phòng chống và vượt qua bệnh tật. Và mẹ chắc cũng không muốn cai sữa cho con để yếu tố tâm lý ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh của bé thêm tồi tệ hơn nhỉ!

Tránh chọn thời điểm thời tiết xấu, giao mùa

Khi cai sữa không thành

Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng vẫn không thể cai sữa cho bé, hãy tin rằng vì đây là thời điểm chưa thích hợp. Bạn có thể ngưng việc cai sữa và thử lại sau 1 tháng. Sớm muộn gì việc cai sữa cũng thành công, nếu cố ép bạn có thể khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn đấy.

Bách hóa XANH

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đi Du Lịch Úc

Lần đầu tiếp xúc với một nền văn hóa xa lạ có thể là cú sốc đối với bất kì ai, nhất là khi bạn chỉ vừa làm quen với môi trường mới. Hãy tìm hiểu từ những điều nhỏ nhất về nước Úc và cả văn hóa địa phương trước khi bạn đến, điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập và có một chuyến du lịch tuyệt vời ở đây.

Cách thức chào hỏi và làm quen

Có một cách giao tiếp tốt đẹp sẽ giúp bạn có được sự yêu mến nhất mà khiến cho người dân Úc có một hình ảnh tốt đẹp về khách du lịch Việt Nam đấy!

Hãy bắt đầu tạo sự yêu mến đầu tiên bằng một cái bắt tay. Thông thường khi gặp một người nào đó lần đầu, hãy bắt tay với họ bằng tay phải của mình. Sẽ không được phép ôm hoặc hôn trong trường hợp này bởi vì những hành động này chỉ dùng cho những người đã quen biết hay là thân thiết.

Đừng ngại khi nhìn vào mắt họ. Người Australia khi nói chuyện thường nhìn thẳng vào mắt người đối diện, họ cho rằng hành động này tỏ sự kính trọng và là một dấu hiệu của sự chú ý lắng nghe.

Một nét đặc biệt của người Úc là những câu hỏi về tuổi, tình trạng hôn nhân và tài chính luôn là những câu hỏi được người Úc thích hỏi khi gặp một người mới.

Tiếp theo là tên thân mật. Hãy gọi một người Úc mới quen biết bằng họ hoặc là danh ví như: Mr Jones, Ms Smith, Dr Richards… Ngoại trừ trường hợp bạn được giới thiệu với ai đó bằng tên gọi thông thường.

Cách ăn mặc

Nét ấn tượng của người Australia không chỉ nằm trong những cái riêng sẵn có mà còn ở sự thoải mái và vui vẻ khi tiếp nhận nhiều sự đa dạng. Australia vốn là một xã hội đa chủng tộc, vì thế trang phục và thời trang ở đây cũng đa dạng không kém. Không có một quy định nào về cách ăn mặc tại đất nước chuột túi này, ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc để bảo hộ lao động, các loại đồng phục cho công ty, cảnh sát hoặc là quân nhân.

Đa phần các cơ quan tại nước này đều có đồng phục chuẩn nhưng khi ra ngoài công sở thì bạn có thể mặc bất cứ thứ gì bạn thích phụ thuộc vào tình huống xã hội và thời tiết. Một số câu lạc bộ, rạp chiếu phim hay chỉ một vài nơi khác có yêu cầu phải ăn mặc gọn gàng và phù hợp.

Phép lịch sự

Thỉnh thoảng khi trò chuyện có nảy sinh ra một vài trường hợp tế nhị chẳng hạn, trong trường hợp này thay vì né tránh tỏ vẻ kém nhã nhặn thì hãy nói “Xin lỗi, vấn đề này hơi khó giải thích”, đây là cách nói lịch sự nhất.

Để thu hút sự chú ý của một ai đó thì người Úc sẽ nói “Excuse me” còn nếu vô tình đụng phải người khác họ sẽ dùng “Sorry”. Ở những nơi công cộng hoặc ở nhà người khác thì thay vì dùng “Excuse me” người Úc cũng thường dùng “Pardon me” .

Một điều cũng rất là quan trọng là bạn nên biết những hành vi nào là mất lịch sự và thậm chí là không đúng pháp luật. Ví dụ như chửi thề nơi công cộng, xô đẩy chen lấn khi đang xếp hàng và tiểu tiện hay đại tiện nơi công cộng trừ khi ở toa lét công cộng hay tư nhân có thể sẽ bị kiện ra toà án.

Đăng bởi: Hồ Thị Hà

Từ khoá: Những điều cần biết trước khi đi du lịch Úc

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiễm Trùng Đường Tiểu Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!