Bạn đang xem bài viết Nhóm Kháng Sinh Dùng Cho Phụ Nữ Có Thai Mẹ Bầu Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thuốc kháng sinh là bao gồm tất cả các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng kháng vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc kháng sinh cho bà bầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như bệnh lao, thương hàn, dịch tả, viêm phổi,… Kháng sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau như:
Nhóm beta – lactam (gồm penicillin, ampicillin, amoxicillin, các cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, 4,…).
Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin, azithromycin,…).
Nhóm cyclin (tetracyclin, minocyclin, doxycyclin,…).
Nhóm phenicol (chloramphenicol và thiamphenicol).
Nhóm aminoglycosid ( kanamycin, gentamycin, neltimicin, tobramycin, amikacin).
Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin,…).
Nhóm peptid (vancomycin, teicoplanin, polymyxin, colistin,…).
Nhóm lincosamid (lincomycin, clindamycin).
Nhóm 5-nitro-imidazol (metronidazol, tinidazol, ornidazol, secnidazol,…).
Nhóm Co-trimoxazol (phối hợp thuốc giữa sulfamethoxazol và trimethoprim).
1. Sử dụng kháng sinh lúc mang bầu có tốt không?Mỗi nhóm kháng sinh đều có phổ kháng khuẩn khác nhau và đáp ứng điều trị với từng bệnh lý khác nhau. Khi vào trong cơ thể, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ với mức độ nhẹ như dị ứng, ban da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ. Tình trạng này nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bà bầu trong thời gian dài có thể gây rối loạn cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột. Thường được biết đến là triệu chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Nhiễm nấm Candida ở da, miệng, ruột,… cũng có thể xảy ra nếu dùng kéo dài.
Hầu hết các thuốc kháng sinh đều có thể vượt qua được hàng rào nhau thai và gây ra các tác hại cho thai nhi. Mức độ gây hại trên thai nhi tùy thuộc vào việc sử dụng kháng sinh nào, liều lượng ra sau, thời gian khi sử dụng cũng như thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại có thể gây ra trên thai nhi như khuyết tật, dị dạng hay thậm chí gây tử vong.
2. Ảnh hưởng của thuốc lên các giai đoạn thaiViệc dùng thuốc kháng sinh cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây quái thai. Đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh trong thời kỳ phôi 75 ngày (11 tuần đầu tiên). Khả năng ảnh hưởng của thuốc đến thai trong giai đoạn này sẽ cao hơn hẳn. Các cơ quan thai nhi đang được hình thành trong khoảng thời gian này, các tế bào đang được nhân lên mạnh mẽ nên rất nhạy cảm với thuốc.
Thai nhi ở thời kì trưởng thành (sau tuần thứ 14 trở đi), các cơ quan của cơ thể có phần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, thai cũng sẽ chịu tác động của thuốc và gây ngộ độc.
Giai đoạn cuối thai kì là giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi, thai có thể bắt đầu tự chủ. Tuy nhiên, các cơ quan chuyển hóa và thải trừ chưa hoàn chỉnh nên thuốc vẫn gây độc hại cho thai.
3. Kháng sinh nào an toàn cho bà bầu?Một số thuốc kháng sinh cho bà bầu được xem là an toàn như:
Amphotericin B.
Ampicillin.
Amoxicillin.
Cephalosporin.
Metronidazol (sử dụng vào thời kỳ giữa và cuối thai kỳ).
Clarithromycin.
Erythromycin.
Azithromycin.
Penicillin G.
Vancomycin.
Thuốc kháng sinh cho bà bầu cần phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số kháng sinh cần phải thận trọng khi dùng trong giai đoạn này như:
1. Tetracyclin
Thuốc Tetracyclin bị chống chỉ định do gây độc cho gan đối với người mẹ và ảnh hưởng đến men răng của trẻ. Trẻ sẽ bị vàng răng không hồi phục nếu sử dụng kháng sinh này. Đồng thời, thuốc cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ, làm cho trẻ thấp bé, chậm phát triển.
2. Chloramphenicol
Thuốc Chloramphenicol có tác dụng gây nguy hại cho cơ quan tạo máu của người mẹ. Nếu người mẹ sử dụng trong những ngày ngay trước khi sinh, thuốc sẽ tích lũy ở bào thai và gây nên tình trạng trụy tim mạch. Trẻ sơ sinh có thể tử vong. Tình trạng này được gọi là hội chứng xám.
3. Aminoglycosid
Thuốc kháng sinh Aminoglycosid bị chống chỉ định vì gây độc cho tai trẻ. Trong những trường hợp cần sử dụng để điều trị một số bệnh lý nhiễm trùng nặng trong giai đoạn này thì nên dùng khoảng thời gian ngắn (dưới 1 tuần). Kèm theo đó phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên bằng chỉ số creatinin.
4. Các thuốc trong Chương trình phòng chống lao như isoniazid, rifampicin, ethambutol
Thuốc được sử dụng để điều trị cho người mẹ không may mắc bệnh lao trong thời gian mang thai. Các loại thuốc này có thể đi qua nhau thai nhưng không làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu dùng ở liều lượng bình thường.
Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi có thai uống thuốc kháng sinh như thế nào? Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ tác dụng không mong muốn nào xảy ra thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!
Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Mỗi Ngày Mẹ Cần Biết
Trong giai đoạn đầu của bé thì sữa luôn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Tuy nhiên thực trạng chung có rất nhiều bà mẹ thực sự không biết nên bổ sung bao nhiêu lượng sữa cho trẻ sơ sinh là hợp lý. Vì đa phần các mẹ đều cho trẻ bú sữa theo cảm tính hoặc khi trẻ quấy khóc.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần bú trong 1 ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng sữa bú ít hay nhiều tùy thuộc vào cân nặng và sức bú của mỗi bé. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh nên chia đều trong 8 – 12 cữ mỗi ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.
Trải qua 2 tuần đầu đời, lượng sữa trung bình cho bé bú trong khoảng 60ml – 100ml/cữ. Sau 3 tháng, mẹ nâng lên mức sữa là 120 – 210ml/cữ.
Khi nào bạn biết bé vẫn còn đói hoặc bú đã no?
– Biểu hiện cho thấy bé vẫn còn đói: mút chụt chụt, liếm môi, mút tay hoặc đưa cả bàn tay vào miệng, cáu gắt, khóc khi mẹ rút ti hoặc bình sữa ra khỏi miệng.
– Cách nhận biết trẻ đã bú no: Mẹ cần theo dõi số cữ bú trong ngày và số cân nặng hàng tháng. Ngoài ra, mẹ hãy để ý sau khi bé bú xong, ngực mẹ không còn căng cứng và cảm xúc của bé cũng tỏ ra dễ chịu hơn, bé dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa công thức. Do đó, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần.
Những lưu ý khi cho trẻ bú
Ngoài việc quan tâm đến lượng sữa cho trẻ sơ sinh hợp lý, khi nuôi con mẹ cần cho bú đúng cách, đúng thời điểm. Hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.
– Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này.
– Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú.
– Khi bú mẹ, trong khoảng hai tuần đầu, trẻ có thể bị sút cân sinh lý do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Trung bình trẻ có thể giảm từ 140-200g và sau khoảng 10 – 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.
– Trong những ngày đầu sau sinh, nếu quan sát mẹ có thể thấy tã trẻ chỉ hơi ẩm. Nhưng sau đó chỉ ít hôm, tã của trẻ sẽ ướt nhiều hơn khi đã bú được nhiều. Lúc này, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm.
Hướng dẫn phơi nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà
Trẻ sơ sinh sau 10 ngày thường được tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Thế nhưng không phải lúc nào cho bé phơi nắng cũng tốt. Với những ông bố bà mẹ lần đầu chăm con thì cần được trang bị nhiều kiến thức phơi nắng cho trẻ sơ sinh…
Những điều cần tránh khi cho trẻ bú mẹ:
– Mặc nguyên trang phục khi đi làm về: Những bộ đồng phục như vậy thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh có thể gây nguy hại cho bé (nhất là với trang phục y tá bệnh viện hay đồng phục phòng thí nghiệm…).
– Cho con bú khi tức giận: Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bên trong cơ thể con người có thể sản sinh ra chất độc khi tức giận. Loại chất độc này có thể biến nước thành màu tím và có thể làm chuột bạch chết nếu tiêm chúng vào cơ thể. Do vậy, tốt nhất mẹ đừng nên cho bé bú khi đang tức giận để tránh việc chất độc có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ.
– Trêu đùa con khi đang bú: Khi trẻ đang bú, nếu trêu đùa làm cho trẻ cười, có thể khiến thanh môn mở ra và sữa chui vào khí quản. Trường hợp nhẹ thì bé sẽ bị sặc còn nặng hơn bé có thể bị viêm phổi.
– Dùng xà phòng thơm vệ sinh ngực: Không nên dùng xà phòng để chà rửa ngực bởi vì chất tẩy rửa ở xà phòng thơm có thể thông qua tác dụng cơ giới hoặc hóa học làm mất đi lớp sừng trên bề mặt da, làm mất đi chức năng bảo vệ của lớp sừng, khiến cho bề mặt da bị “kiềm hóa”. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, lâu dần có thể gây viêm vùng ngực và ảnh hưởng tới cả sức khỏe của con. Bạn chỉ nên dùng nước ấm để rửa vệ sinh vùng ngực hoặc sử dụng loại sữa tắm với tác dụng dịu nhẹ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Kiểm Tra Cân Nặng, Sức Khoẻ Thai Nhi Các Mẹ Bầu Nên Biết
Kiểm tra sức khỏe thai nhi là dựa vào hình ảnh siêu âm và cử động của thai từ đó đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng thai.
Nếu thai nhi phát triển bình thường thì tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, nếu phát hiện bất thường thì phải can thiệp kịp thời, đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.
Siêu âm: đánh giá tình trạng thai dựa vào chỉ số đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng thai dự kiến.
Cử động của thai: dấu hiện để đánh giá sức khỏe thai.
Chỉ số của thai nhi thể hiện sự phát triển của thai thay đổi theo thời gian (số tuần tuổi).
Từ tuần 1 – 6: thai mới hình thành, đa số các mẹ chưa phát hiện là mình đã mang thai, siêu âm chưa phát hiện gì nhiều.
Từ tuần 4 – 6: siêu âm có thể đo được đường kính túi thai và chiều dài đầu – mông.
Từ tuần 12: lúc này có thể đo được hầu hết các thông số.
Giai đoạn này các chỉ số về chiều dài và cân nặng thay đổi nhiều, các bộ phận thai nhi dần hoàn thiện. Đối chiếu với chỉ số tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Tuổi thai
Chiều dài (cm)
Cân nặng (g)
Tuổi thai
Chiều dài (cm)
Cân nặng (g)
8 tuần
1.6
1
26 tuần
35.6
760
9 tuần
2.3
2
27 tuần
36.6
875
10 tuần
3.1
4
28 tuần
37.6
1005
11 tuần
4.1
7
29 tuần
38.6
1153
12 tuần
5.4
14
30 tuần
39.9
1319
13 tuần
7.4
23
31 tuần
41.1
1502
14 tuần
8.7
43
32 tuần
42.4
1702
15 tuần
10.1
70
33 tuần
43.7
1918
16 tuần
11.6
100
34 tuần
45
2146
17 tuần
13
140
35 tuần
46.2
2383
18 tuần
14.2
190
36 tuần
47.4
2622
19 tuần
15.3
240
37 tuần
48.6
2859
20 tuần
16.4
300
38 tuần
49.8
3083
21 tuần
26.7
360
39 tuần
50.7
3288
22 tuần
27.8
430
40 tuần
51.2
3462
23 tuần
28.9
501
41 tuần
51.7
3597
24 tuần
30
600
42 tuần
51.5
3685
25 tuần
34.6
660
43 tuần
51.3
3717
Trong xác suất thống kê, khái niệm bách phân vị thường được sử dụng ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn đối với một giá trị cho trước. Nếu cân nặng ước tính dưới đường bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai thì được đánh giá là thai chậm phát triển.
Sức khỏe mẹ bầuMẹ mắc bệnh béo phì có xác suất lớn hơn phải đổi mặt với các nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh mổ, thai nhi có nguy cơ chết lưu và dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, do có tác động đáng kể đến môi tường trong tử cung, tình trạng của người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của con trẻ sau này. Những người mắc béo phì, đái tháo đường trong thời kỳ mang thai có có thể dẫn đến thai nhi lớn hơn bình thường. [1]
Sức khỏe của thai phụ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển thai nhi
Cân nặng của mẹNhư đã nói ở trên, tình trạng sức khỏe của bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và cân nặng của bà bầu cũng vậy. Những bà mẹ thiếu cân, nhẹ cân rõ ràng sẽ không có đủ sức khỏe và dinh dưỡng để nuôi thai nhi, có thể dẫn đến trình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, những mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến với thai nhi vì sẽ khiến kích thước thai nhi quá lớn, tăng nguy cơ phải sinh mổ.
Thai phụ cần chú ý cân nặng của mình trong suốt thai kỳ
Thứ tự thaiThông thường, con sau sẽ lớn hơn con đầu về cân nặng và chiều dài. Nhưng khi thai phụ sinh hai lần quá sát nhau, cơ thể chưa kịp hồi phục hoàn toàn sau đợt sinh trước mà đã mang thai đứa con tiếp theo thì có thể khiến thai sau cũng bị nhẹ cân so với tiêu chuẩn.
Số lượng thai trong bụng mẹNhững bà mẹ mang song thai hay đa thai thường sẽ gặp trường hợp cân nặng của từng thai có thể thấp hơn bình thường.
Yếu tố di truyền, chủng tộcNhững người mẹ có quốc gia, dân tộc, chủng tộc khác nhau thì thai nhi cũng sẽ có chỉ số cân nặng khác nhau. Điều này có thể do gen, khí hậu môi trường quy định.
Những yếu tố di truyền, chủng tộc cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về cân nặng giữa trẻ nhỏ
Thai nhi nhỏThai nhi được xem là thai nhi nhỏ khi có cân nặng ước tính nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 70% trẻ sinh ra dưới bách phân vị thứ 10 không có nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo. Nguyên nhân dẫn đến có sự khác biệt giữa cân nặng của trẻ so với tiêu chuẩn chủ yếu do chiều cao và cân nặng của cha mẹ, chủng tộc hoặc giới tính. 30% còn lại thực sự bị hạn chế tăng trưởng, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh (7 ngày đầu sau sinh) là những nguy cơ trẻ phải đối mặt. [2]
Khi gặp trường hợp thai nhi nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định một vài xét nghiệm như chức năng nhau thai, dây rốn, chế độ dinh dưỡng, các vấn đề về tâm lý của mẹ, từ đó đưa ra tư vấn cách điều chỉnh phù hợp, có thể là thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
Khi thai phát triển kém hơn mức bình thường, ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…
Trẻ được coi là thai nhi nhỏ có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe trong quá trình phát triển
Thai nhi lớnThai nhi được xem là thai nhi lớn khi có cân nặng ước tính lớn hơn hoặc bằng bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai:
Mức độ 1: cân nặng trẻ sơ sinh lớn hơn 4000g – tăng nguy cơ chuyển dạ và các biến chứng ở trẻ sơ sinh.
Mức độ 2: cân nặng trẻ sơ sinh lớn hơn 4500g – tăng nguy cơ mắc bệnh sơ sinh.
Mức độ 3: cân nặng trẻ sơ sinh lớn hơn 5000g – tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Thai nhi quá lớn ảnh hưởng đến cả thai phụ lẫn chính sức khỏe của thai nhi. Nó có thể khiến thai phụ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con bởi kích thước thai nhi có quá lớn sẽ khó khăn khi di chuyển trong cổ tử cung và âm đạo. Đồng thời, thai nhi phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, ung thư.
Thai nhi có trọng lượng quá lớn đưa đến nhiều bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ và cả quá trình chuyển dạ của mẹ bầu
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết thai đang phát triển là quan sát cử động của thai nhi, bao gồm những cảm giác cho thấy thai nhi đang vận động xoay, đạp, cuộn tròn trong bụng mẹ. Trong lúc thai tỉnh, những cử động này diễn ra một cách đều đặn.
Tuy là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nhưng theo dõi cử động thai có thể gây nhầm lẫn nếu thực hiện không đúng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đếm số lần thai cử động hay thai máy trong vòng một giờ, giúp phát hiện ra các điểm bất thường nếu có. Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động mà người mẹ có thể cảm nhận được như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân.
Ở mỗi thai phụ, khoảng thời gian bắt đầu cảm nhận thai máy là khác nhau. Thông thường, thai phụ cảm nhận được thai máy vào tuần thứ 18-20 nếu mang thai con đầu, tuần thứ 16-18 nếu mang thai con thứ. Tuần thứ 28-32 của thai kỳ thường là thời điểm cử động thai rõ nhất.
Số lần cử động thai phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tình trạng đe doạ: cử động ít hơn để giảm tiêu hao năng lượng.
Trạng thái ngủ của thai: thai sẽ ít hoặc không cử động khi ngủ.
Lượng nước ối.
Vị trí của nhau thai.
Tư thế của thai nhi: ở tư thế nằm cử động nhiều hơn so với tư thế ngồi và đứng.
Hành vi, thói quen của thai phụ: sử dụng thuốc, hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia,…
Kiểm tra sức khoẻ thai nhi
Cách đếm cử động thai
Thời điểm: Nên thực hiện vào những thời điểm cố định trong ngày và thực hiện sau khi ăn.
Chuẩn bị: Đi vệ sinh trước khi thực hiện, thực hiện trong tư thế nằm thư giãn, tay đặt lên bụng để đếm.
Tiến hành: Đếm và ghi nhận số lần thai máy trong vòng 2 giờ.
Kết quả: Nếu thai máy từ 10 lần trở lên là bình thường.
Từ tuần thứ 28, nếu thai máy dưới 10 lần trong vòng 2 tiếng, thai phụ nên thay đổi tư thế, nằm nghiêng sang trái và lặp lại quá trình đếm cử động thai trong 2 giờ. Nếu vẫn đếm được không quá 10 lần, hãy báo lại ngay cho nhân viên y tế.
Khi thai tỉnh, trung bình số lần cử động là 16 – 48 lần/giờ, ít nhất là 3 – 4 lần/giờ. Thai cử động ít, có thể do đang ngủ hoặc sức khỏe có vấn đề. Tuy nhiên, cử động thai quá nhiều (hơn 20 lần) cũng có thể là dấu hiệu thai đang bị stress hoặc do tình trạng căng thẳng của thai phụ. Nếu cử động thai vẫn tăng nhanh, dồn dập, thai phụ nên đi kiểm tra ở bệnh viện.
Để thuận tiện cho việc theo dõi, các mẹ hãy ghi chép lại kết quả mỗi lần đếm.
Đếm cử động thai để kiểm tra sức khoẻ thai nhi
Xử lí khi số lần thai máy giảmCần báo ngay cho nhân viên y tế khi gặp tình trạng số lần thai máy giảm để đánh giá lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Nếu không phát hiện bất thường, nhân viên y tế cần giải thích đế trấn an thai phụ, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi về sau. Nếu phát hiện bất thường, thai phụ cần được nhập viện để bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra hướng xử trí thích hợp và kịp thời.
Cách tính tuổi thai chính xác nhất
Giới tính thai nhi được hình thành như thế nào trong cơ thể?
Cách đoán giới tính thai nhi dựa theo kinh nghiệm dân gian
Nguồn: Baby Your Baby, Perinatology
Nguồn tham khảo
The Impact of Maternal Obesity on Maternal and Fetal Health
The diagnosis of altered fetal growth
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Dinh Dưỡng Tuần 22 Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
Đến tuần 22, mẹ và thai nhi đã đi được nửa chặng đường. Lời khuyên dinh dưỡng tuần 22 cho các mẹ bầu là không để trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều. Không tập trung nhiều vào tinh bột và cần biết “điểm dừng”. Khẩu phần dinh dưỡng cần chú ý hơn đến thịt, trứng, cá, các loại đậu, rau xanh.
Mang thai tuần 22 và những thay đổi
Ở tuần 22, cơ thể người mẹ bắt đầu tròn trịa hơn. Mông, đùi, bụng và tay đầy đặn hơn và đôi khi xuất hiện các vết rạn. Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ không cần phải tăng cân quá nhiều. Mẹ bầu sẽ có những chuyển biến sinh lý lạ hơn như: mắt khô ráp, thích nuốt nước bọt, chảy máu chân răng, gặp nhiều cơn đau đầu hơn. Lúc này, tâm lý người mẹ trở nên xúc động hơn trước những câu chuyện cuộc sống xung quanh. Mẹ bầu cảm thấy mình bắt đầu sống tình cảm hơn, cảm thấy có mối liên hệ gần gũi hơn với bé.
Từ tuần 20 trở đi, mỗi ngày thai nhi trung bình tăng khoảng 30g. Đến tuần 22, bé nặng khoảng 430g. Thời điểm này, thai nhi được ví như một quả xoài lớn. Độ dài từ đầu đến chân đạt khoảng 27,8 – 28cm. Bé có tư thế như đang ngồi, hai chân hướng về trước. Cơ thế bé đang bắt đầu tạo vân tay và vân chân, lông mi và lông mày. Các giác quan dần trưởng thành hơn trong tuần này.
Lời khuyên dinh dưỡng tuần 22
1. Kiểm soát cân nặng
Bạn nên nhớ mang thai tuần 22 tức là chỉ 1/2 chặng đường của thai kỳ. Do đó, chúng ta không được nạp thức ăn “thả phanh” trong tuần này. Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu chỉ được phép tăng khoảng 4-6 kg. Nếu tăng cân quá nhanh sẽ trở thành vấn đề đáng báo động. Điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì béo phí sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, xương khớp. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai đều do tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai. Chính vì thế trong chế độ dinh dưỡng ở tuần này, mẹ bầu nên ăn ít lượng tinh bột, quan tâm nhiều hơn đến thịt, cá, trứng, sữa và ăn nhiều rau xanh, hoa quả hơn.
2. Bổ sung vitamin C
Mẹ cần bổ sung nhiều vitamin C để đẩy lùi hiện tượng chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Hơn nữa, loại vitamin này còn giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng. Hệ miễn dịch khỏe mạnh được ví như một lớp áo “giáp sắt” bảo vệ trước những vi rút, vi khuẩn có hại từ môi trường xung quanh. Nguồn vitamin C dồi dào có nhiều trong trái cây và rau xanh. Mẹ nên chọn những loại thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng tuần 22 ngay: cà chua, dâu tây, cam, cà rốt, rau diếp, quả mâm xôi, việt quất…Nước ép việt quất là một thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe. Nó giúp đẩy lùi những tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Uống nhiều nước lọc
4. Nói “không” với nước có ga và chất kích thích
Chất caffein là chất kích thích làm giảm khả năng co bóp tử cung hoặc dạ dày. Vì thế mẹ bầu cần tuyệt đối tránh. Trong khẩu phần dinh dưỡng tuần 22, mẹ bầu nên gạt ngay những cái tên rượu, bia, trà, cafe, nước có ga. Thay vào đó là sự lựa chọn ở các thức uống: nước lọc, sữa cho bà bầu, nước ép trái cây.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
8 Bài Tập Giúp Phụ Nữ Mang Thai Giảm Cơn Đau Khi Sinh Con
Các bác sĩ thường ví sinh con cũng giống như chạy marathon – cần rất nhiều nỗ lực, sự chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần và các bài tập thể dục rất quan trọng nếu bạn muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và muốn sinh thường dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là nên xin ý kiến của bác sĩ và lắng nghe nhu cầu của cơ thể bạn. Đối với tất cả các bà mẹ sắp sinh, chúng mình đã tổng hợp một số bài tập giúp bạn săn chắc cơ thể để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, cũng như giảm bớt một số cơn đau khi mang thai thường gặp nhất. Trong thai kỳ, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục nhưng nhẹ nhàng hơn một chút. Một quan niệm sai lầm phổ biến thường gặp là tập thể dục có thể dẫn đến sẩy thai. Nếu bạn luyện tập một số hoạt động tim mạch nhẹ như đi bộ hay bơi lội sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng mà bạn cần trong quá trình chuyển dạ và nó cũng có thể làm giảm nguy cơ sinh mổ hay trẻ sơ sinh có cân nặng cao bất thường. Vì vậy, đây là một số bài tập tốt nhất cho mọi bà mẹ – từ những người mới tập cho đến những người đã luyện tập thành thạo.
Bài tập vỏ sòBài tập vỏ sò là bài tập hoàn hảo để làm săn chắc cơ bắp, hông, đùi và cơ sàn chậu, đồng thời nó cũng giúp giảm đau lưng trong thai kỳ.
Nằm nghiêng, hai chân và hông xếp chồng lên nhau, đầu gối uốn cong.
Nâng đỡ đầu của bạn bằng cánh tay dưới.
Giữ lưng thẳng và đảm bảo các ngón chân chạm nhau.
Nâng chân trên của bạn với đầu gối vẫn cong và bàn chân chạm vào nhau, dang đầu gối càng xa càng tốt.
Giữ tư thế trong vài giây, sau đó thu chân của bạn trở lại.
Đổi bên và lặp lại.
Động tác squatsBài tập vỏ sò
Tập squat khi mang thai cũng có một số lợi ích nhất định. Nó giúp săn chắc cơ sàn chậu, giảm đau lưng dưới và vùng chậu, đồng thời là một tư thế giúp sinh nở dễ dàng.
Đứng thẳng và đặt hai bàn chân rộng bằng vai.
Nếu bụng to và bạn cảm thấy không vững, hãy bám vào một vật nào đó như ghế hoặc tường.
Giữ lưng thẳng, bắt đầu ngồi xổm xuống.
Đảm bảo rằng đầu gối của bạn không vượt qua các ngón chân.
Ngồi càng thấp càng tốt nhưng phải cảm thấy thoải mái.
Giữ tư thế ngồi xổm trong vài giây, sau đó trở lại vị trí bắt đầu.
Động tác squats
Tư thế nữ thầnĐộng tác squats
Bài tập này hoạt động với cơ sàn chậu và giúp mở hông:
Đứng với hai chân rộng hơn chiều rộng bằng vai.
Đảm bảo bàn chân của bạn hướng ra ngoài.
Từ từ uốn cong đầu gối của bạn sao cho chúng nằm trên xương mắt cá chân.
Giữ nguyên tư thế này và thở đều đặn.
Bài tập hít thở bụngTư thế nữ thần
Thở bụng là một bài tập tuyệt vời để hoàn thiện kỹ thuật thở của bạn.
Ngồi xuống ở tư thế bắt chéo chân.
Nhắm mắt và đặt tay lên bụng.
Từ từ hít thở sâu.
Đảm bảo rằng hàm, cổ và vai của bạn được thư giãn.
Thư giãn các cơ vùng chậu của bạn.
Từ từ thở ra và lặp lại.
Nguồn: BRIGHTSIDE
Bài tập thợ may ngồiBài tập hít thở bụng
Bài tập này giúp cơ xương chậu, cơ đùi và cơ hông của bạn linh hoạt hơn:
Ngồi trên sàn với tư thế thẳng lưng và lòng bàn chân chạm vào nhau.
Nhẹ nhàng nghiêng người về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy căng ở hông và đùi. Lưng của bạn vẫn phải giữ thẳng.
Giữ trong vài giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu.
Bài tập thợ may ngồi
Động tác căng da hôngBài tập thợ may ngồi
Việc kéo căng cơ gập hông sẽ giúp bạn linh hoạt hơn và giúp bạn mở rộng chân dễ dàng hơn trong quá trình chuyển dạ.
Đặt một chân trước mặt bạn và từ từ hạ xuống càng thấp càng tốt.
Đảm bảo rằng chân trước của bạn được uốn cong một góc 90 độ và đầu gối không kéo dài qua các ngón chân của bạn.
Lấy điểm tựa vào chân hướng phía trước và giữ căng một chút.
Đổi chân và lặp lại.
Động tác plank cẳng tayĐộng tác căng da hông
Plank là một bài tập cơ bản tuyệt vời vì nó không gây áp lực trực tiếp lên cơ bụng nên sẽ an toàn cho em bé.
Khuỵu tay và đầu gối, hạ người bằng khuỷu tay và đặt cẳng tay trên sàn.
Duỗi thẳng chân để cơ thể tạo thành một đường thẳng.
Nếu quá khó, hãy hơi uốn cong đầu gối của bạn hoặc đặt chúng hoàn toàn trên sàn.
Giữ nguyên tư thế này càng lâu càng tốt và đảm bảo cảm thấy thoải mái.
Động tác plank cẳng tay
Bài tập nâng chân một bênĐộng tác plank cẳng tay
Bài tập này sẽ giúp bạn săn chắc cơ đùi:
Nằm nghiêng với vai, hông và đầu gối thẳng hàng. Nếu bạn cảm thấy không đủ ổn định, hãy đưa chân bạn đang đặt về phía trước.
Dùng cánh tay đỡ đầu và đưa cánh tay kia về phía trước để giữ thăng bằng hơn.
Từ từ nhấc chân trên lên cao nhất có thể mà vẫn cảm thấy thoải mái.
Đổi bên và lặp lại.
Đăng bởi: Nguyễn Thuỷ
Từ khoá: 8 Bài tập giúp phụ nữ mang thai giảm cơn đau khi sinh con
Cách Làm Chân Giò Hầm Sung Thơm Ngon Cho Mẹ Bầu Sau Sinh
1. Nguyên liệu làm món chân giò hầm sung
200g chân móng giò
10-15 quả sung tươi
Hành lá, hành tím, rau mùi, chanh, giấm
Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu xay, muối.
Nguyên liệu món chân giò hầm sung.
Cách chọn chân giò thơm ngonBạn nên chọn phần chân trước để có nhiều thịt và thịt mềm hơn. Chọn thịt chân giò rắn chắc, có thớ thịt đều, dùng tay ấn thấy thịt có độ đàn hồi cao. Chọn những miếng chân giò màu hồng tươi, vết cắt sáng và khô.
Thịt chân giò tươi ngon sẽ không có mùi tanh hôi, các hạt lạ trên thịt, khi sờ cảm giác nhớt và bị bầm đen.
Cách chọn quả sung tươi ngonSung rất tốt cho bà bầu nên bạn lưu ý chọn những quả sung tươi, mới hái xuống sẽ ngon hơn. Chọn sung nếp, còn xanh, lúc mua sung còn nguyên chùm, các quả đều nhau và cuống dính nhựa. Quả sung bổ ra có lõi bên trong màu tím hồng là sung ngon.
2. Cách thực hiện món chân giò hầm sung Bước 1. Sơ chế nguyên liệuChân giò mua về bạn rửa sạch bằng muối (đặc biệt là phần móng chân). Sau đó bạn nướng chân giò qua với lửa cho hết lông và để phần da se lại rồi đập bỏ phần móng chân. Chân giò rửa xong bạn chặt thành những khoanh tròn vừa ăn.
Sơ chế chân giò.
Mẹo hay:
Sau khi nướng chân giò, bạn tiếp tục chà phần chân giò với chanh rồi rửa lại một lần nữa để chân giò sạch hoàn toàn và không hôi.
Bạn nên rửa sung thêm 1 lần nữa với hỗn hợp nước muối loãng và giấm để loại bỏ phần mủ sung. Như vậy khi ăn sung không bị chát ảnh hưởng đến dạ dày.
Quả sung bạn cắt bỏ phần cuống, rửa sạch sung với nước muối loãng. Hành tím, hành lá, rau mùi rửa sạch thái nhỏ.
Sơ chế và làm sạch sung.
Bước 2. Hầm chân giòĐầu tiên, bạn cho nồi khoảng 3 muỗng canh dầu ăn và 2 muỗng canh hành tím vào phi thơm. Sau đó cho phần chân giò vào tiếp và đảo đều. Bạn tiếp tục đổ 1 chén nước vào và ninh ở lửa nhỏ.
Lưu ý:
Trong quá trình ninh chân giò, nên vớt bỏ bớt bọt để nước dùng trong và món ăn ngon hơn.
Khi thịt chân giò đã mềm, bạn cho phần sung đã chuẩn bị vào ninh tiếp tới khi sung mềm nhừ là được.
Bạn nêm vào nồi chân giò khoảng 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt tiêu xay và 2 muỗng canh hành lá rồi đảo đều. Cuối cùng bạn thêm vào 1 ít rau mùi cho thơm vậy là hoàn thành món ăn rồi.
Ninh chân giò với nước.
3. Thành phẩmThịt chân giò màu hơi ửng hồng đẹp mắt, rất thơm và béo ngậy. Lớp da bên ngoài giòn sật sật kích thích vị giác. Quả sung được ninh nhừ nhưng vẫn giữ được độ giòn ngọt nhất định. Nước dùng sánh, đậm vị và vừa ăn tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
Thành phẩm chân giò hầm sung bổ dưỡng.
Đăng bởi: Phạm Tiến Đạt
Từ khoá: Cách làm chân giò hầm sung thơm ngon cho mẹ bầu sau sinh
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhóm Kháng Sinh Dùng Cho Phụ Nữ Có Thai Mẹ Bầu Cần Biết trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!