Xu Hướng 10/2023 # Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Ung Thư Bàng Quang Di Căn # Top 12 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Ung Thư Bàng Quang Di Căn # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Ung Thư Bàng Quang Di Căn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn ung thư bàng quang. Do đó, việc hiểu biết về các giai đoạn của bệnh là vô cùng cần thiết.

Ngày nay, bảng phân loại thường được sử dụng nhất là hệ thống TNM.

T (Tumor): Đo lường mức độ phát triển của khối u.

N (Node): Cho biết khối u đã di căn vào các hạch bạch huyết gần bàng quang chưa.

M (Metastatis): Cho biết khối u có lan ra các cơ quan hoặc hạch bạch huyết xa không.

Dựa vào hệ thống này, ung thư bàng quang được chia ra những giai đoạn như sau:

Giai đoạn 0

Khối u chỉ phát triển trong trung tâm bàng quang. Nó không lan vào các mô hoặc cơ của thành bàng quang. Khối u cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa.

Ung thư bàng quang chưa di căn giai đoạn I

Khối u đã phát triển vào lớp niêm mạc bên trong của bàng quang.  Nhưng chưa tới lớp cơ của thành bàng quang. Khôi u không lan đến hạch bạch huyết và cơ quan khác.

Giai đoạn II

Khối u đã phát triển qua lớp mô liên kết trong bàng quang và vào lớp cơ của bàng quang.

Giai đoạn III

Khối ung thư bây giờ đã nằm ​​trong lớp mô mỡ bao quanh bàng quang. Giai đoạn này có thể đã lan đến các cơ quan lận cận như: tuyến tiền liệt (ở nam), tử cung hoặc âm đạo (ở nữ). Nhưng chúng chưa lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan xa.

Giai đoạn IV

Giai đoạn này được xác định khi có một trong các đặc điểm sau:

Khối u đã di căn từ bàng quang vào vùng chậu hoặc thành bụng. Nhưng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Khối ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần. Nhưng không lan đến các cơ quan xa.

Khối ung thư đang ở trong các hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa như xương, gan hoặc phổi.

Gọi là ung thư bàng quang di căn khi các tế bào ung thư xâm lấn các mô xung quanh. Thông thường, thuật ngữ này đề cập đến việc khối u di căn đến các cơ quan ở xa. Nhưng chúng cũng có thể di căn cục bộ trong các cơ và mô liên kết gần bàng quang.

Ung thư bàng quang di căn cục bộ

Thành bàng quang được tạo thành từ 4 lớp riêng biệt.

Niêm mạc.

Dưới niêm mạc.

Cơ.

Thanh mạc.

Ung thư sẽ xâm lấn đầu tiên ở các lớp này. Một khi đã xâm nhập, nó có thể lan sang các mô mỡ và hạch bạch huyết xung quanh. Khi đã đến các hạch bạch huyết, nó có thể di chuyển đến các cơ quan xa. Khối u cũng có thể tiếp tục phát triển lấn vào phúc mạc.

Ung thư bàng quang di căn xa

Khi tế bào ung thư đã đến hạch bạch huyết, chúng có thể lan đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, các vị trí phổ biến nhất có thể di căn xa là:

Phổi

Xương

Gan

Ngoài ra ung thư bàng quang cũng có thể di căn đến tuyến tiền liệt, tử cung và âm đạo.

Viều trị ung thư bàng quang di căn phụ thuộc chủ yếu vào vị trí tế bào di căn so với nguyên phát. Các lựa chọn điều trị có thể là hóa trị, xạ trị và liệu pháp tế bào đích.

Hóa trị

Hóa trị thường được áp dụng trong điều trị di căn ung thư. Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên để giúp làm chậm sự phát triển và lây lan của ung thư. Hóa trị giúp cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống.

Liệu pháp tế bào đích

Liệu pháp tế bào đích sử dụng thuốc để nhắm các phân tử mục tiêu. Mục đích là ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tê tế bào ung thư. Ví dụ: Erdafitinib (Balversa) được sử dụng để điều trị ung thư có đột biến trong gen FGFR2 hoặc FGFR3. Hoặc cho bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị liệu.

Xạ trị

Xạ trị có thể được chỉ định thêm để điều trị ung thư bàng quang. Đặc biệt là di căn đến xương. Hoặc được chỉ định khi bệnh nhân không thể phẫu thuật.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể được kết hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chúng có thể được thực hiện đồng thời với các phương pháp điều trị ung thư bàng quang di căn.

Các vấn đề khi chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư bàng quang là:

Thể chất

Giảm đau do các biến chứng từ bệnh ung thư hoặc do các phương pháp điều trị.

Được kê thuốc chống buồn nôn hoặc nôn trong và sau khi hóa trị.

Chăm sóc về tình trạng dinh dưỡng trước, trong và sau khi điều trị.

Tình cảm

Chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm, lo lắng hoặc sợ hãi cho cả bệnh nhân và gia đình của họ.

Tinh thần

Kết hợp chăm sóc tinh thần theo nhu cầu, giá trị, niềm tin và nền tảng văn hóa của bệnh nhân và gia đình.

Khác

Câu hỏi về các biểu mẫu pháp lý, chẳng hạn như chỉ thị nâng cao và giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe

Tiên lượng sống của người bệnh ung thư bàng quang di căn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cách tốt nhất để kéo dài sự sống là người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ. Ngoài ra, bệnh nhân nên kết nối với gia đình, bạn bè và cộng đồng để được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Ths. Bs CKI Trần Quốc Phong

Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh Ung Thư Xương Bạn Nên Biết!

Ung Thư Xương Là Gì?

Ung thư xương là gì? Ung thư xương được biết đến là loại ung thư liên kết 3 tế bào (sarcoma) được hình thành từ những tế bào mô liên kết xương, tế bào tạo xương và tế bào tạo sụn.

Ung thư xương thường gặp ở những vị trí như xương đùi, xương chày, đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay (gần gối – xa khuỷu).

Ung thư xương có thể là loại ung thư nguyên phát hoặc thứ phát (từ những bộ phận khác trong cơ thể di căn đến). Nhưng đa số những trường hợp ung thư hiện nay đều thuộc nhóm ung thư thứ phát, có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn cuối, rất ít trường hợp là ung thư thứ phát.

Ung Thư Xương Có Mấy Loại?

Sarcoma xương: Đây là loại ung thư thường xuất hiện ở các mô dạng xương, được biết đến là một mô có cấu trúc gần như tương đồng với xương, nhưng có điểm khác biệt là có ít lượng khoáng chất hơn xương. Đối với sarcoma xương thường gặp ở vị trí là cánh tay và đầu gối.

Sarcoma sụn: Ung thư xảy ra ở mô sụn, có thể xuất hiện ở hầu hết những vị trí trong cơ thể như vùng xương đùi, vai, xương chậu…

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Xương

Đối với ung thư nguyên phát, cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, tất cả chỉ là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người mắc bệnh Paget xương, đây là một dạng tổn thương do những tế bào xương mới phát triển bất thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Tiếp xúc với bức xạ ion hoá: Người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hoá trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây biến đổi tế bào dẫn đến ung thư xương, thường gặp trong môi trường hóa chất độc hại hoặc người điều trị bằng xạ trị.

Bị chấn thương: Khi bị chấn thương với lực va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến xương, đặc biệt là xương đùi, xương chày tiến triển thành mãn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Dấu Hiệu Ung Thư Xương

Bệnh ung thư xương tiến triển theo 3 mức độ với những biểu hiện khác nhau nghiêm trọng tăng dần.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em giai đoạn đầu rất khó phát hiện ra với những triệu chứng khá mơ hồ, các bé chưa thể chú ý và thông báo đến cha mẹ, ngay cả người lớn cũng thường bỏ qua giai đoạn này.

Cách nhận biết ung thư xương qua những dấu hiệu sau bạn nên chú ý là:

Cảm giác đau đớn: Dấu hiệu bạn có thể cảm nhận đầu tiên là cảm thấy đau. Những cơn đau ở giai đoạn đầu chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ, đến bất chợt. Cho đến khi bệnh nặng hơn thì những cơn đau xuất hiện dày đặc và cảm giác đau tăng lên. Thường bị đau vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, cơn đau này rất mơ hồ không xác định được chính xác vị trí.

Rối loạn chức năng xương: Xuất hiện cùng những cơn đau là tình trạng chức năng xương bị ảnh hưởng, có thể gây teo cơ.

Cơ thể biến dạng: Khi khối u phát triển nhanh chóng sẽ gây ra biến dạng dị tật, quan sát thấy các chi dưới có sự biến đổi bất thường.

Mệt mỏi: Cơn đau xuất hiện khiến người bệnh thường khó ngủ, người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Đây cũng là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ nhận biết nhất, cha mẹ nên chú ý những biểu hiện bất thường của bé.

Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn cuối, lượng canxi tăng cao trong máu sẽ khiến người mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sụt cân nhanh chóng. Hoặc cũng có thể gây khó thở, ho, vàng da… nếu khối u di căn.

Các Giai Đoạn Của Ung Thư Xương

Theo một số thống kê cho thấy, đối với bệnh nhân ung thư xương hầu hết các trường hợp có thời gian sống trên 5 năm nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Như vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa ung thư xương từ sớm bằng cách có chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý. Có biện pháp che chắn khi ra ngoài nắng để hạn chế ảnh hưởng của tia UV và ở môi trường ô nhiễm. Không sử dụng chất kích thích, và hãy giữ cho tinh thần được thư giãn, cân bằng, không nên quá áp lực.

Chẩn Đoán Ung Thư Xương

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, thông qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm ung thư xương giúp xác định chẩn đoán bệnh như:

Chụp X quang: Thông qua hình ảnh giúp bác sĩ xác định được vị trí ban đầu và chỗ phát triển của khối ung thư.

Chụp scan xương: Chụp scan xương bằng chất đồng vị giúp phát hiện ra tế bào ung thư khi chụp x quang không phát hiện ra. Độ phóng xạ trong phương pháp này ở mức cho phép nên bệnh nhân cũng không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chọc mẫu sinh thiết: Mẫu tế bào được lấy trong cơ thể bệnh nhân và tiến hành xét nghiệm giúp bác sĩ biết được là u lành tính hay ác tính.

Điều Trị Ung Thư Xương

Những phương pháp điều trị ung thư xương được áp dụng hiện nay sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chủ yếu là những phương pháp sau:

Phẫu thuật

Phương pháp được ưu tiên hàng đầu là phẫu thuật giúp loại bỏ tận gốc khối u, triệt căn. Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, phẫu thuật không chỉ loại bỏ khối u mà còn có những mô lành xung quanh vì bệnh có nguy cơ tái phát ở những vị trí gần vị trí ban đầu.

Hoá trị

Đây là phương pháp điều trị nhằm giết chết tế bào ung thư đang ở giai đoạn phân chia. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này thường được áp dụng đồng thời với những phương pháp khác giúp quá trình điều trị ung thư xương có hiệu quả tăng cao.

Hoá trị còn có khả năng giúp khối u được thu nhỏ lại để hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật hoặc áp dụng trong trường hợp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Xạ trị

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư xương. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành tầm soát ung thư xương và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, cần ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ bằng cách nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư và luôn giữ cho mình thói quen sống, chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Mô Tế Bào

– Đau và cảm giác ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương

– Vùng da đỏ hoặc vết loét trên da lan nhanh

– Tạo mủ và áp xe

Trong trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như:

– Ớn lạnh.

– Đau cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi.

– Các triệu chứng cho thấy bệnh viêm mô tế bào đang lan tỏa

– Hôn mê.

– Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập,thường gặp tụ cầu vàng (Streptococcus) và liên cầu (Staphylococcus)…bình thường chúng xuất hiện trên bề mặt da nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, có vết cắt hoặc vết trầy xước, vết đứt, vết nứt trên da… các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các lớp bên dưới da và gây ra tổn thương viêm, nhiễm trùng.

Có nhiều loại viêm mô tế bào khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng và nguyên nhân gây bệnh. Một số loại theo vị trí bao gồm:

– Viêm mô tế bào quanh mắt.

– Viêm mô tế bào vú.

– Viêm mô tế bào quanh hậu môn.

Viêm mô tế bào mu bàn tay

Viêm mô tế bào khuỷu tay

5. Chẩn đoán

Bác sỹ sẽ chẩn đoán xác định thông qua việc khái thác bệnh, thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.

Định lượng kháng thể kháng liên cầu trong máu có thể có ý nghĩa trong chẩn đoán hồi cứu.

Ngoài ra có thể thấy bạch cầu tăng trong máu, máu lắng tăng, procalcitonin tăng trong máu.

Dựa trên mức độ nặng của triệu chứng bác sỹ có thể kê đơn điều trị ngoại trú hay vào nhập viện điều trị nội trú.

* Biện pháp điều trị tại nhà:

– Uống nhiều nước;

– Kê cao vùng bị ảnh hưởng để giúp giảm sưng và đau;

– Rửa tổn thương bằng các dung dịch sát khuẩn;

Khuyến cáo: người bệnh khi thấy có các dấu hiệu, triệu chứng sau cần phải đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời phòng tránh các biến chứng:

+ Nôn mửa;

+ Tổn thương phát triển lan rộng nhanh;

* Điều trị nội khoa:

+ Điều trị bằng kháng sinh tích cực theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể sử dụng kháng sinh đường uống đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên trong trường hợp nặng như nghi ngờ có nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cân cơ cần nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch.

+ Trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch cần sử dụng thuốc chống đông theo đúng chỉ định.

* Điều trị ngoại khoa:

7. Các biến chứng và cách phòng ngừa

7.1. Biến chứng:

Áp xe tại chỗ: Trong trường hợp này cần trích rạch, tháo mủ.

Nhiễm trùng máu: do vi khuẩn xâm nhập vào máu và cần phải điều trị nhanh chóng. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết bao gồm sốt, tim đập nhanh, thở nhanh, huyết áp thấp, chóng mặt khi đứng lên, giảm lượng nước tiểu và da đổ mồ hôi, xanh xao và lạnh.

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị hiệu quả có thể ngăn ngừa các biến chứng.

7.2.Phòng ngừa

– Vệ sinh da thường xuyên sạch sẽ, vệ sinh thật cẩn thận các vết trầy xước ngoài da ngay khi phát hiện.

– Các bước chăm sóc khá đơn giản: chỉ cần lau rửa vết thương thường xuyên bằng nước sát khuẩn hoặc nước sạch, nước muối sinh lý; sử dụng thuốc bôi để vùng da tổn thương nhanh lành hơn (theo đơn hướng dẫn của Bác sỹ). Đối với vết thương nghiêm trọng, vết mổ thì nên băng lại để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Các bước vệ sinh, thay băng y tế là vô cùng quan trọng, cần thực hiện hàng ngày và đúng nguyên tắc.

7.3. Giáo dục sức khoẻ

-Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các điều kiện thuận lợi, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo, nhằm hạn chế các biến chứng.

-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị.

-Áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

Tác giả: CN Nguyễn Thị Thúy Nga, CN Nguyễn Thị Thùy Linh

Khoa Nội Cơ Xương Khớp – Bệnh Viện TWQĐ 108. SĐT 02462784153.

Những Điều Bạn Chưa Biết Về Bangkok !

Những điều bạn chưa biết về Bangkok !

Tên thành phố dài nhất thế giới tại Bangkok

Bạn đã quá quen thuộc với tên Bangkok xinh đẹp và còn có một cái tên khác đươc người dân rút gọn là “Krung Thép” – vùng đất linh thiêng màu mỡ được tách ra từ chế độ Khmer cổ đại.

Tên thành phố dài nhất thế giới tại Bangkok

Nhưng tên chính xác của thành phố này là: “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahinthara Yutthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udom Ratchaniwet Mahasathan Amonphiman Awatansathit Sakkathattiya Witsanukamprasit” điều này có nghĩa là Thành phố của các vị thần. Thành phố vĩ đại bất tử, thành phố tráng lệ được bao bọc bởi 9 viên ngọc và là quê hương của các vị thần.

Hình thức chào hỏi Sawadee Krhap

“Sawadee” là hình thức chào hỏi phổ biến tại Thái Lan trong những năm 1930.

Hình thức chào hỏi Sawadee Krhap

Sawadee Krhap hay Kaa‘ là hình thức chào hỏi tại Thái Lan được dịch đồng nghĩa với từ Hello hay Getting được sử dụng phổ biến tại đất nước chùa tháp xinh đẹp này.

Đồng tiền Baht được in hình các ngôi đền

Bạn hãy thử thu thập tất cả các đồng tiền Baht của Bangkok có in hình các ngôi đền đó sẽ là một trò chơi cực kỳ thú vị cho bạn khám phá. Mỗi ngôi đền điều tượng trưng cho 1 vị thần và những điều tâm linh nhất được người dân Thái Lan kính trọng.

Đồng tiền Baht được in hình các ngôi đền

1 Baht : đồng xu tượng trưng cho đền Wat Phra Kaew ( Đền phật ngọc bên trong cung điện Hoàng Gia ), ngôi đền Wat Phra Kaew rộng đến 94,5 héc ta. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1782 dưới triều đại vua RAMA I, theo truyền thuyến bức tượng lục bảo được tạc vào 500 sau đức phật Niếc Bàn.

Trong đền cũng có một ngôi tháp bằng vàng tên gọi là Phra Si Rattana Chedi và được cho là để lưu giữ tro cốt đức phật.

Chùa Wat Phra Kaew

2 Baht :  đồng xu tượng trưng cho đền Wat Saket ( Ngôi đền trên núi ) để đến được ngồi chùa Wat Saket bạn phải leo lên 318 bậc thang để thể hiện sự tôn nghiêm khi lên đến đỉnh núi và trước mắt bạn là một ngôi đền xinh đẹp và kỳ bí tha hồ cho bạn khám phá.

Đền Wat Saket ( Ngôi đền trên núi )

Từ trên cao ngôi đền phóng tầm mắt xuống dưới là cả một thành phố trải dài cùng với đó là dòng sông Chao Phraya uốn lượng quanh hoàng cung và trải dài về phí bắc dước chân cây cầu Rrama IV hiện đại. Ngôi chùa Wat Saket được xây theo phong cách tháp mộ và cao khoảng 58m.

Đồng tiền Baht được in hình các ngôi đền

Ngôi đền này mở cửa hàng ngày để tiếp đón du khách từ khắp nơi trên thế giới và cả người dân đến đây hành hương bái phật nhưng bạn phải mua vé vào cổng để tham quan tháp chedi.

5 Baht :  đồng xu tượng trưng cho đền Wat Benjamabophit ( đền thờ đá ) chùa được xây dựng vào năm 1899 và hoàn thành 10 năm sau đó.

Ngôi chùa hiện tại là địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến đây tham quan, chùa mở cửa lúc 8h sáng đến 5h30 đóng cửa. Vào buổi sáng ngôi chùa rất nhộn nhịp bởi các phật tử dâng thực phẩm cho các nhà sư.

10 Baht :  đồng xu tượng trưng cho đền Wat Arun ( Đền của Dawn ) chùa Wat Arun một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Bangkok . Chùa Wat Arun được tạo thành từ những ngọn tháp tô màu và đứng trên mặt nước.

Đền Wat Arun ( Đền của Dawn )

Bạn nên dành thời gian ít nhất khoảng một giờ để khám phá toàn bộ về ngôi chùa. Mặc dù được biết đến với tên gọi chùa Bình Minh, nhưng nó lại tuyệt đẹp vào lúc hoàng hôn, đặc biệt khi được thắp sáng vào ban đêm. Tuy nhiên, vào sáng sớm là thời điểm thích hợp nhất để tham quan ngôi chùa vì lúc này yên tĩnh hơn lúc có nhiều du khách.

Phòng vệ sinh của giới tính thứ ba (LadyBoy)

Ladyboys hay Ktoeys được hiểu là những người đàn ông ăn mặc giống phụ nữ họ trãi qua quá trình điều trị thay thế hormone và sau cùng là phẩu thuật chuyển giới. Họ đã trải qua quá trình khó khăn khi cố dấu đi vẻ nam tính của mình. Bangkok – Thái Lan là nơi rất tự do về mặc tình dục và họ không phân biệt giới tính.

Thức Uống RedBull được xuất xứ từ Thái Lan

Nước uống giàu năng lượng này là loại thức uống thu về hàng tỷ đô la người pha chế ra nước uống tăng lực này là ông Chaleo Yoovidhya. Ông là tỷ phú đứng thứ ba của Thái Lan sau khi qua đời và giàu có bằng việc bán nước tăng lực và phát triển thị trường nước tăng lực ra các nước phương tây.

Thức Uống RedBull được xuất xứ từ Thái Lan

Khu Chinatown với tượng phật bằng vàng lớn nhất thế giới

Phố Trung Hoa – Chinatown Bangkok với nhịp sống tấp nập, âm thanh và mùi vị đặc trưng khiến cho nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách. Bạn hãy dành ra một ngày để khám phá khu Chinatown và hãy cảm nhận sự hòa huyện giữa văn hóa Thái Lan và văn hóa Trung Hoa.

Khu Chinatown

Du khách thường đến Wat Traimit để chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất thế giới. Nằm giữa đại điện, tượng Phật Vàng có chiều cao 3m và nặng đến 5,5 tấn.

Wat Traimit để chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất thế giới

Người dân địa phương và nhiều du khách tin rằng pho tượng này tượng trưng cho sự thịnh vượng, sức mạnh và quyền năng.

Đăng bởi: Cuồng đam Mỹ

Từ khoá: Những điều bạn chưa biết về Bangkok !

Tất Cả Bệnh Nhân Ung Thư Nên Được Kê Đơn Tập Luyện Thể Dục

Các tổ chức Ung thư khuyến nghị bệnh nhân ung thư cần sớm nhận được chỉ định điều trị không phải bằng cách kê đơn thuốc mà bằng các bài tập thể dục thể thao. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc chứng minh các bài tập thể dục có thể cải thiện sức khoẻ cho các bệnh nhân ung thư.

Chúng ta đều biết rằng việc tích cực vận động giúp giảm cân, cải thiện cảm xúc, ngủ tốt hơn, cải thiện mức năng lượng và đời sống tình dục, hơn nữa còn giảm khả năng mắc nhiều loại bệnh như tiểu đường và tim mạch.

Khả năng cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

Hiện tại, các bác sĩ tại Viện Ung thư Lâm sàn Úc (COSA) rất tự tin về khả năng cải thiện cuộc sống của các bệnh nhân ung thư nếu bổ sung việc vận động tập thể dục thể thao và họ khuyến cáo các bác sĩ khác nên kê đơn thuốc đặc biệt này cho bệnh nhân của họ.

Thay vì chỉ đơn giản là cố gắng sử dụng thuốc đúng liều đúng cử trong suốt quá trình điều trị ung thư, COSA khuyến nghị mọi bệnh nhân nên tiếp tục việc hoạt động thể chất như bình thường và cần tập luyện thể dục 150 phút mỗi tuần.

Việc tập luyện không cần phải ở cường độ quá cao: chỉ cần đi bộ, đạp xe hoạc leo cầu thang với một khoảng cách nhất định. Thêm vào đó, các bác sĩ cũng khuyên rằng, nên tập luyện các bài tập tăng sức bền và dẻo dai cho cơ thể như nâng tạ từ 2 đến 3 bài tập một tuần. Họ có thể lên đơn các bài tập dựa vào thể trạng và khả năng của bệnh nhân.

Việc tập luyện không cần phải ở cường độ quá cao (Ảnh: Workout Everydayentropy.Com)

Việc này là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài và sâu rộng về cách mà sự vận động cơ thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư. Một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này có thể giảm mệt mỏi, giảm stress về mặt cảm xúc và còn cải thiện chức năng vận động vật lý của cơ thể đối với một nhóm các bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư vú đang điều trị xạ trị.

Các chứng cứ trích dẫn khuyến nghị của COSA cho thấy việc tập thể dục mang lại lợi ích trong việc làm giảm sự phát triển các loại ung thư mới và các chứng bệnh khác. Và với một số loại ung thư, việc này còn giúp cải thiện tuổi thọ cũng như giảm nguy cơ tử vong do ung thư gây ra.

Thực tế lợi ích tập thể dục đang bị bỏ sót

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa ung thư lại không thường xuyên nói với bệnh nhân của mình về lợi ích này. Một bài báo của tờ Current Oncology, số ra tháng 6/2012 đã cho biết rằng việc kê đơn luyện tập thể dục thể thao là một ngoại lệ trong tiêu chuẩn điều trị ung thư thường thấy. Và cũng cho biết rằng hầu hết đại đa số bệnh nhân ung thư người Úc đều không tập luyện thể dục theo đúng yêu cầu đưa ra.

COSA khuyến nghị các bác sĩ chuyên khoa ung thư nên giới thiệu các nhà thực hành sinh lý hoặc các nhà vật lý trị liệu để giúp các bệnh nhân phát triển lịch tập thể dục và việc duy trì theo sát lịch tập đó. Phương pháp điều trị mới này rất cần được nhân rộng và áp dụng phổ biến để giảm đau đớn và đạt hiệu quả hơn trong quá trình điều trị, không những thế, sức khoẻ của bệnh nhân còn có xu hướng tốt lên, kéo dài tuổi thọ và tăng sức sống.

Phương Thảo (CALIPSO)

Đăng bởi: Hùng Trần

Từ khoá: Tất cả bệnh nhân ung thư nên được kê đơn tập luyện thể dục

10 Điều Cần Biết Về Bệnh Gout

Triệu chứng của bệnh Gout

Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.

Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.

Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.

Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

Cách phòng ngừa bệnh Gout

Triệu chứng của bệnh Gout

Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất là chú ý đến chế độ ăn và sinh hoạt, nếu gia đình có người từng bị gút, bạn nên thực hiện các xét nghiệm thăm khám định kỳ bên cạnh đó cần chú ý:

Kiểm soát cân nặng: Cân nặng có ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh, cân nặng hợp lý giúp giảm tình trạng tăng acid uric và giảm sức ép lên các khớp.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purine là ưu tiên hàng đầu, bên cạnh đó cần bổ sung đủ nước và chất xơ cũng như nguồn protein từ đậu, trứng, sữa và hạn chế bia, rượu mạnh, các loại nước có gas.

Lối sống lành mạnh: Tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời là một việc lý tưởng để nâng cao sức khỏe bản thân, tránh làm việc với cường độ cao gây áp lực cho sức khỏe. Mặt khác, chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Cách phòng ngừa bệnh Gout

Biến chứng của bệnh gout

Cách phòng ngừa bệnh Gout

Tùy vào mức độ bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp vài tháng một lần.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm:

Sỏi thận: Theo thống kê có khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận, nguyên nhân do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hẹp động mạch có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.

Thoái hóa ở khớp: xảy ra khi các tinh thể urat và hạt tophi cứng gây tổn thương khớp.

Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.

Có dấu hiệu rối loạn cương ở nam giới.

Nếu thăm khám sớm và được điều trị đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hầu hết các tổn thương và biến chứng do bệnh gây ra có thể được ngăn chặn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout

Biến chứng của bệnh gout

Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh gút ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Nếu chúng ta biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ một chế độ điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và khống chế được bệnh.

Sự tăng này có thể do nguyên phát hoặc thứ phát trong đó nguyên nhân tăng gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric cộng với những tác nhân do ăn nhiều những thức ăn có chứa nhiều nhân purin (gan, lòng, thịt bò, chó, tôm, cua…), uống nhiều rượu bia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút.

Các đối tượng có nguy cơ bị Gout

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout

Gout là bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, vì vậy đối tượng nào dễ bị mắc bệnh là điều mà không ít người quan tâm. Tuy nhiên với mức độ phổ biến và trẻ hóa như hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:

Nam giới sau tuổi 40: Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% người bệnh gout là nam giới từ 40 tuổi trở lên, việc có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, tiêu thụ nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là rối loạn estrogen, đây là hormon chính giúp thận bài tiết acid uric ra ngoài. Tuy tỷ lệ mắc bệnh gout ở phụ nữ ít hơn so với đàn ông. Tuy nhiên một lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia sẽ khiến nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh hơn.

Lối sống không lành mạnh: Tình trạng lạm dụng rượu bia sẽ cản trở việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể và chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.

Đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…

Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.

Các đối tượng có nguy cơ bị Gout

Cách chẩn đoán Gout

Các đối tượng có nguy cơ bị Gout

Chẩn đoán bệnh gout thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như ngón chân cái bị sưng đỏ, viêm và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn.

Yêu cầu bạn mô tả về cơn đau khớp

Tần suất bạn bị đau dữ dội ở khớp

Bộ phận bị đau, các triệu chứng đỏ hoặc sưng diễn ra như thế nào.

Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để đo nồng độ uric là phương án hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút, nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu có thể gợi ý rằng bạn bị bệnh gút, nhưng điều này sẽ cần được xem xét cùng với các triệu chứng của bạn. Nhiều người có thể có lượng uric cao, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác của tình trạng này.

Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các tổn thương xương và khớp do mắc bệnh trong thời gian dài.

Kiểm tra dịch khớp: Đây là phương pháp hiệu quả để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim đưa vào một trong các khớp của bạn. Chất lỏng sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Nếu bạn có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số đó.

Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh để bệnh tăng nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phân loại gout

Cách chẩn đoán Gout

Bệnh gút được phân loại theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể:

Tăng acid uric máu không triệu chứng (Asymptomatic Hyperuricemia): Một người có thể bị tăng nồng độ acid uric mà không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần điều trị, mặc dù các tinh thể urat có thể lắng đọng trong mô và gây ra tổn thương nhẹ. Nếu kết quả xét nghiệm máu có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện của bệnh trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.

Bệnh gout cấp tính: Các tinh thể urat lắng đọng có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn khi cọ xát vào lớp niêm mạc mềm của khớp, được gọi là bao hoạt dịch, gây sưng đau và viêm rất nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gút cấp. Các đợt cấp này có thể được “kích hoạt” sau khi người bệnh gặp căng thẳng, vừa trải qua một bữa tiệc rượu, sau bữa ăn thịnh soạn hay sử dụng ma túy, nhiễm lạnh… cũng có thể khiến bệnh bùng phát.

Gút mạn tính giai đoạn tạm ổn định giữa các đợt cấp: Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp, khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể vài tháng, hoặc vài năm, điều này tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân. Theo thống kê, có khoảng 62% trường hợp bị tái phát trong năm đầu tiên, 16% trong 1-2 năm, 11% trong 2-5 năm, và 7% không tái phát trong 10 năm trở lên. Thời gian này, các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng và tích tụ trong các mô cơ thể.

Gút mãn tính có biến chứng: Đây là bệnh gây nhiều phiền toái và suy nhược cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí ở trong các mô cơ, trong thận gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp và thận, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Giả gút: Một tình trạng dễ bị nhầm lẫn với bệnh gút là bệnh giả gút hay còn gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh này rất giống với dấu hiệu của bệnh gút, mặc dù các đợt bùng phát thường ít nghiêm trọng hơn. Sự khác biệt chủ yếu giữa bệnh gút và bệnh giả gút là các khớp bị kích thích bởi các tinh thể canxi pyrophosphat hơn là các tinh thể urat. Bệnh nhân cũng có yêu cầu điều trị khác với bệnh gout.

Phân loại gout

Bệnh Gout là gì?

Phân loại gout

Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Viêm khớp là căn bệnh rất phổ biến, thực tế là khoảng 35% dân số phải sống chung với căn bệnh này. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gút được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.

Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gút là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

Lưu ý khi điều trị bệnh gút

Bệnh Gout là gì?

Theo Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung – Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thì điều trị có hai phần tương đối quan trọng như nhau, đó là:

Chế độ dinh dưỡng:

Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ ( trâu, bò, chó); thức ăn chua ( hoa quả chua, đồ muối chua)

Tránh uống rượu, bia.

Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid.

Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày ( nước khoáng kiềm)

Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải

Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng ( thịt gia cầm bỏ da)

Không nên đi giày quá chật

Nhìn chung chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Thuốc:

Các thuốc chống viêm để điều trị cơn cấp và dự phòng cơn cấp: Colchicin hay bị ỉa chảy; các thuốc chống viêm không steroid khác (Voltazen, Piroxicam, Meloxicam, Etoricoxib…) khi không có loét dạ dày hành tá tràng và thận trong với các bệnh nhân có bệnh tim mạch; dùng corticoid đường toàn thân hay tiêm tại khớp phải theo chỉ định của bác sĩ.

Mục tiêu acid uric

Người bệnh thường là khi hết cơn cấp thì tự ngưng điều trị nên acid uric máu tăng cao, bệnh tiến triển dần thành mạn tính để lại những biến chứng nặng nề ở khớp, thận và các cơ quan khác.

Vì vậy để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài.

Khám sức khỏe tổng quát là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe. Khi khám tổng quát, người bệnh sẽ được đánh giá tổng thể các chỉ số cơ thể qua các xét nghiệm, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, các kỹ thuật thăm dò chức năng,… từ đó giúp tầm soát, phát hiện sớm các bệnh tật.

Khám sức khỏe tổng quát có thể giúp phát hiện sớm bệnh gút qua xét nghiệm acid uric máu. Đây là một xét nghiệm thường quy được thực hiện ở hầu hết các gói khám sức khỏe tổng quát. Dù không phải tất cả những người có acid uric cao trong máu đều bị gout, tuy nhiên nếu nồng độ acid uric trong máu cao và kéo dài thì nguy cơ bệnh gout rất cao. Khi kết quả xét nghiệm acid uric máu cao, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện tiếp các xét nghiệm tiếp theo cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang khớp, chụp CT,… để chẩn đoán xác định bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh gout

Lưu ý khi điều trị bệnh gút

Những người bị bệnh gút có thể kiểm soát các đợt bùng phát bằng cách thăm khám và duy trì dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh:

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và viêm giúp ngăn ngừa được các đợt bùng phát bệnh như colchicine hay thuốc allopuriod giúp ức chế sự hình thành acid uric, các thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc giảm đau khác được bác sĩ cân nhắc sử dụng điều trị

Người bệnh cần luyện tập sức khỏe lành mạnh, giảm cân nếu trong tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat.

Uống nhiều nước giúp nhanh đảo thải dịch dư thừa từ thận, giảm triệu chứng sưng và viêm.

Túi chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, đau và viêm hiệu quả.

Thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, chú ý các chỉ số nồng độ acid uric định kỳ.

Giảm căng thẳng, hạn chế stress: Căng thẳng hay stress có thể dẫn đến các đợt bùng phát bệnh.

Liệu pháp phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định trong trường hợp khớp bị viêm kéo dài. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bớt bao hoạt dịch của khớp. Đối với khớp bị hư hoàn toàn, có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.

Phương pháp điều trị bệnh gout

Đăng bởi: Thảo Thảo

Từ khoá: 10 Điều cần biết về bệnh Gout

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Ung Thư Bàng Quang Di Căn trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!