Xu Hướng 10/2023 # Phượt An Giang Chuyến Đi Khám Phá Miền Tây Sông Nước # Top 13 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Phượt An Giang Chuyến Đi Khám Phá Miền Tây Sông Nước # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phượt An Giang Chuyến Đi Khám Phá Miền Tây Sông Nước được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội Dung Bài Viết

Giới thiệu sơ về An Giang

An Giang là miền đất mới được khai phá hơn 300 năm. Tới đây bạn sẽ khám phá được vùng đất với cảnh quan đẹp tuyệt vời, cùng nét văn hóa và ẩm thực cuốn hút.

Với diện tích 3.536,7 km², phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc vầ tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km, phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô.

Có 4 dân tộc là người Kinh , Chăm , Khmer và Hoa. Đa số là người Khmer chiếm khoảng 60% dân số tỉnh An Giang

Phượt An Giang vào thời điểm nào là đẹp nhất?

Bạn có thể phượt bụi An Giang vào bất kì thời điểm nào trong năm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa của người dân nơi đây thì nên tới vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch.

Thời điểm diễn ra hai lễ hội lớn ở An Giang đó là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam. (diễn ra vào ngày 23 đến ngày 24/4 âm lịch) và lễ hội đua bò đặc sắc diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch.

Lễ hội đua bò

Hướng dẫn cách đi tới An Giang

Từ Sài Gòn các bạn có thể tới An Giang theo 2 cách là đi bằng ô tô hoặc xe máy:

Đi bằng ô tô mua vé đi Long Xuyên hoặc Châu Đốc ở bến xe miền Tây (khoảng 150.000 – 250.000 đồng). Khi tới 2 địa điểm trên các bạn có thể đi bằng xe ôm. Xe lôi hoặc taxi để di chuyển tới các điểm du lịch ở An Giang.

Đi bằng xe máy theo hướng từ Sài Gòn – Châu Đốc như sau. Theo quốc lộ 1 về Cao Lãnh – qua phà Cao Lãnh theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới – qua phà Hậu Giang cập bờ sông Hậu – đến phà Năng Gù – chạy theo quốc lộ 91 khoảng 30km là tới núi Sam.

Du lịch An Giang nên đi đâu Núi Cấm

Nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km. Theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Núi có độ cao 705m, đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn và núi Cấm cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Thăm núi Cấm bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang hơi thở tâm linh: chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lật.

Không khí ở đây khá mát mẻ, trong lành, cảnh quan nên thơ tạo cho bạn cảm giác dễ chịu.

Toàn cảnh trên núi Cấm

Chùa Vạn Linh

Tượng Phật Di Lạc trên Núi Cấm

Tượng Phật di lạc trên núi Cấm

Cận cảnh tượng phật di lạc

Hồ Thủy Liêm trên núi Thiên Cấm

Nằm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Hồ Thủy Liêm nằm ngay trước tượng Phật Di Lặc. Hai bên là chùa Phật Lớn và chùa vạn Linh trên đỉnh Cấm Sơn hùng vĩ.

Hồ Thủy Liêm nằm trên một vị trí khá cao trên đỉnh núi, mây lúc nào cũng có thể che kín mặt hồ. Vào mùa mưa thì có nước, còn vào mùa khô thì khô đáy.

Núi Sam Châu Đốc

Đến chân núi Sam chúng tôi đi tham quan các công trình như miếu bà chúa Xứ. Chùa Tây An, đền thờ Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… Những địa điểm này nằm khá gần nhau nên các bạn có thể đi bộ.

Có 2 cách để lên đỉnh núi Sam: Một là đi bộ theo con đường gần chùa Tây An. Hai là con đường dành cho xe chạy thẳng lên đỉnh.

Miếu bà chúa Xứ lung linh về đêm

Rừng Tràm Trà Sư ở An Giang

Rừng Tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây được ví như “con đường nước” và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn để dân yêu du lịch tham quan và khám phá .

Đồi Tà Pạ ở Tri Tôn

Đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang . Là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” núi Tà Pạ lại mang vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí.

Nằm cách trung tâm thị trấn Tri Tôn chưa đầy một cây số. Trên đỉnh núi cao chưa tới 200 m này có ngôi chùa Khmer lớn và một hồ nước được bao quanh bởi những vách đá.

Những vách cao của núi Tà Pạ giống như tường thành có nhiều vạch ngang, dọc, các cột đá nham nhở. Nhiều bức tường đá góc cạnh như ai đẽo gọt thành hình thù kỳ quái.

Toàn cảnh từ núi Tà Pạ nhìn xuống

Cây thốt nốt ở Tịnh Biên

Từ “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not” dân địa phương. Đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt riết nên quen.

Phượt An Giang đến Tịnh Biên làm trái Thốt Nốt giải khát . Còn nếu chín thì dùng để tạo hương cho bánh bò thốt nốt nổi tiếng ở vùng Bảy núi , nước có thể cho cô đặc lại để làm nên loại đường thốt nốt.

Lễ hội đua bò ở Tịnh Biên An Giang

Lễ hội đua bò đặc sắc diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch ở Tịnh Biên – An Giang

Đua bò mang đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer An Giang vào dịp Lễ Dolta hàng năm. Đồng thời, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc đang sinh sống ở  vùng Thất Sơn hùng vĩ.

Sông nước An Giang hữu tình, con người thân thiện , tươi vui. Với những địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang ở trên sẽ giúp cho các bạn có chuyến đi vui vẻ và thú vị

Ảnh : laimythanh

Đăng bởi: Nguyễn Lịch

Từ khoá: Phượt An Giang chuyến đi khám phá miền tây sông nước

Hành Trình 3 Ngày Khám Phá Miền Tây Sông Nước

Hành trình 3 ngày khám phá miền Tây sông nước

Điểm đến đầu tiên của hành trình khám phá miền Tây sông nước là Bạc Liêu. Trong đó, nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố là điểm đến nổi tiếng bậc nhất mà bạn không thể bỏ qua. Hơn một thế kỷ đi qua, ngôi biệt thự vẫn giữ nguyên nét kiến trúc Pháp sang trọng, cổ kính. Ảnh: Pudlexoxo, vyyyvyyyvyyy.

Câu hát: “Nghe danh công tử Bạc Liêu, đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” là một trong những giai thoại được nhiều người biết đến xoay quanh cuộc đời hắc công tử Trần Trinh Huy. Lúc sinh thời, vị công tử từng chứng tỏ sự giàu có của mình bằng cách đốt tờ giấy bạc con công mệnh giá 100 đồng Đông Dương làm “đuốc” soi cho người đẹp tìm tờ bạc 5 đồng Đông Dương. Ảnh: Ly Nguyen.

Nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu tầm 20 km, cánh đồng điện gió nhanh chóng trở thành điểm đến được nhiều bạn trẻ truy tìm. Từ đằng xa, du khách sẽ phải choáng ngợp với hàng tua bin gió khổng lồ, trải đều tăm tắp trên khung cảnh thơ mộng. Bạn có thể tha hồ “diễn sâu” giữa khung cảnh trời Tây ngay tại Việt Nam. Ảnh: Ngocmai2907.

Đất Mũi, điểm cực nam của Việt Nam nằm ở huyện Ngọc Hiển, cách trung tâm thành phố Cà Mau hơn 100 km. Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh. Điểm nhấn thu hút du khách là không gian nơi đây được bao phủ bởi màu xanh của mênh mông rừng tràm, rừng đước. Ảnh: Nguyenkin9x.

Du khách đến vùng đất cực Nam còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như cua, cá thòi lòi, ốc len xào dừa… Các món ăn khá độc đáo, chế biến đậm đà và được nhiều người đánh giá cao. Bạn có thể đi bộ hoặc ngồi xe điện tham quan với giá 10.000 đồng/lượt. Ảnh: Ly Nguyen.

Từ Đất Mũi, bạn mất khoảng 6 tiếng trên xe để di chuyển đến Cần Thơ. Và chợ nổi Cái Răng là một trong những địa điểm được du khách yêu thích khi ghé Tây Đô. Bạn có thể thăm nơi đây từ 5 giờ sáng để cảm nhận không khí buổi sớm trong lành, vẻ tấp nập của khu chợ nổi danh tiếng. Lúc này, xuồng ghe chở trái cây, rau củ và món ngon từ khắp nhánh sông đổ về chợ nhộn nhịp. Ảnh:Huepostcard.

Thưởng thức món ăn sáng nóng hổi trong trạng thái lênh đênh cũng là một gợi ý hay ho ở miền Tây. Mỗi món ăn ở đây có giá dao động từ 30.000-35.000 đồng. Nhiều du khách đã ghé đến chợ khuyên không nên bỏ qua bát cháo lòng thơm phức, đậm đà. Người bán hàng làm mọi thứ trên thuyền như nghệ sĩ giữ thăng bằng. Họ thoăn thoắt múc cháo ra tô, thêm thịt, huyết và rắc hành lá trên cùng rồi nhanh chóng chuyền đến tay người mua. Ảnh: Limonrojo.

Theo Thảo Ly/Zingnews

Đăng bởi: Hà Thị Xuân Hồng

Từ khoá: Hành trình 3 ngày khám phá miền Tây sông nước

Rừng Tràm Trà Sư An Giang – Khám Phá Khu Rừng Đẹp Nhất Miền Tây

Rừng tràm Trà Sư đang là điểm du lịch “cực hot” mà du khách không thể bỏ qua khi đến với miền Tây. Đến đây, du khách sẽ được lạc vào thế giới thiên nhiên hoang dã đầy sắc màu của rừng tràm ngập nước miền Tây với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Các bạn còn được tha hồ chụp ảnh check-in cực đẹp với nhiều góc sống ảo cực chất ở trong rừng. Bên cạnh đó, bạn có thể chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam, trải nghiệm đi tắc ráng, chèo xuồng và cảm nhận không khí thiên nhiên thanh bình giữa không gian hùng vĩ của rừng tràm.

Rừng tràm Trà Sư An Giang

Giới thiệu đôi nét về rừng Tràm Trà Sư An Giang

Rừng tràm Trà Sư An Giang là khu rừng ngập nước mang đậm nét thiên nhiên hoang dã, đặc trưng của miền Tây. Với diện tích khoảng 845 ha, đây là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm của thuộc hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam. Hiện nay đây là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở An Giang, thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan mỗi năm.

Toàn cảnh rừng tràm Trà Sư hùng vĩ ở An Giang

Clip review rừng tràm Trà Sư An Giang

Các bạn có thể xem video khám phá rừng tràm Trà Sư An Giang cùng Nụ Cười Mê Kông

Giải thích tên gọi rừng tràm Trà Sư

Nhiều du khách không khỏi thắc mắc tên gọi “Trà Sư” khi khám phá khu rừng độc đáo này. Rừng tràm Trà Sư là tên gọi của khu rừng trồng rất nhiều cây tràm, nằm gần khu vực núi Trà Sư ở An Giang. Tên gọi Trà Sư được nhiều người cho rằng có nghĩa là ông thầy tu. Từ “trà” là biến âm của từ “tà” – có nghĩa là ông trong tiếng Khmer. Từ “Sư” được hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng “Trà Sư” có ý nghĩa là 1 ông sư (thầy chùa) có tên là Trà.

Lối vào của rừng tràm

Rừng tràm Trà Sư ở đâu?

Nhiều du khách nhầm lẫn rằng rừng tràm Trà Sư nằm ở Châu Đốc. Thật ra, rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, tỉnh Tịnh Biên, An Giang.

Rừng tràm nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên hơn 60km

Rừng tràm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30km.

Giờ mở cửa: hàng ngày từ 7:00 – 17:15

Số điện thoại: 02966 522 299

Toàn cảnh khu nhà chờ mua vé tham quan

Hướng dẫn đường đi rừng tràm Trà Sư An Giang

Xe máy: Dĩ nhiên xe máy sẽ là phương tiện được yêu thích nhất cho du khách thích đi phượt rừng tràm Trà Sư. Việc đi xe máy là vô cùng thuận tiện nhưng tốn khá nhiều thời gian. Nhưng với những chuyến đi phượt bằng xe máy, bạn có thể dừng lại bất kỳ đâu khi gặp cảnh đẹp để chụp hình. Thời gian di chuyển bằng xe máy từ Cần Thơ đi rừng tràm khoảng 4 tiếng.

Đi phượt xuyên rừng tràm bằng xe máy đầy thú vị

Thuê xe du lịch đi Trà Sư

Du lịch rừng tràm Trà Sư mùa nào đẹp?

Mùa đẹp nhất ở rừng tràm Trà Sư nói riêng hay miền Tây nói chung là mùa nước nổi. Mùa nước nổi rơi vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Rừng Trà Sư An Giang như được khoác lên mình một chiếc áo mới nhẹ nhàng nhưng đầy quyến rũ bởi những thảm xanh của bèo tấm, bèo tai tượng. Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi vô cùng huyền ảo và lãng mạng. Vào mùa này, bạn thể khám phá được hết vẻ đẹp trọn vẹn của khu rừng tràm ngập nước nổi tiếng này.

Trà Sư mùa nước nổi thu hút mọi ánh nhìn từ du khách

Đi Trà Sư mùa nào cũng đẹp

Khoảng thời gian đẹp nhất để khám rừng tràm trong ngày là khoảng 6:00 – 9:00 sáng và từ 14:00 đến 19: 00 tối. Lúc này, bạn có thể đứng trên đài quan sát ngắm nhìn cuộc sống, tập tính của những đàn chim cò sinh sống tại rừng. Một bức tranh thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp hiện lên trước mắt bạn. Đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị và khó quên nhất trong cuộc đời bạn đấy.

Khoảnh khắc đẹp tại rừng tràm

Giá vé tham quan rừng tràm Trà Sư năm 2023

Chi phí đi rừng tràm Trà Sư

Giá vé tham quan (bắt buộc): 100.000đ/khách. Du khách sẽ được tự do tham quan và thưởng thức toàn bộ cảnh quan tại khu du lịch. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm cảm giác đi bộ xuyên rừng trên cây cầu tre dài nhất Việt Nam.

Giá vé dịch vụ đi tắc ráng (không bắt buộc): 50.000đ/khách. Du khách sẽ được tham quan hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư bằng tàu máy cho cả 2 lượt đi và về.

Giá vé dịch vụ xuồng chèo trong rừng (không bắt buộc): 50.000đ/khách. Du khách có thể trải nghiệm cảm giác tự bơi xuồng ba lá, chạm tay vào bèo, thong dong ngắm cảnh và chụp hình.

Giá vé sử dụng kính viễn vọng trên tháp quan sát (không bắt buộc): 5000đ/lượt.

Các bạn có thể mua vé tại phòng vé Nụ Cười Mê Kông để được giảm ngay 5% cho tổng giá vé cần mua (Lưu ý: chỉ áp dụng cho loại vé người lớn). Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline 0907 002 772 để được tư vấn

*Lưu ý: Sau khi đi tắc ráng vào bên trong trung tâm rừng tràm sẽ có đoạn đường riêng dành cho chèo xuồng ba lá. Mình khuyến khích bạn trải nghiệm cả 2 loại tàu xuồng này để tham quan. Đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời trong rừng tràm mà bạn không thể bỏ qua.

Các kỷ lục tại khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư

Sáng 15/1/2023, Sở NN&PTNN tỉnh An Giang phối hợp Công ty Cổ phần Du lịch An Giang đã tổ chức đón nhận 2 kỷ lục Việt Nam cho rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi.

Rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam để đi du lịch mùa nước nổi

Cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam

Kỷ lục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có gì chơi?

Bảng chỉ dẫn khám phá rừng Trà Sư

Check-in “sống ảo” tại “thành phố bồ câu”

“Thành phố bồ câu” tại Trà Sư

Du khách có thể trải nghiệm cho chim bồ câu ăn và ngắm cảnh chim bồ câu hiền lành bay lượn tự do trên bầu trời. Đứng giữa bến tàu và chụp ảnh cùng những tổ chim bồ câu chắc chắn sẽ tạo ra bức ảnh đẹp cực chất cho bạn đấy.

Chụp ảnh cùng những chú chim bồ câu

Muốn sang Trà Sư phải đi cầu Kiều

Từ ngày xưa, cầu Kiều đã trả nên quen thuộc trong thơ ca của Việt Nam. Cầu Kiều là loại cầu có hình cong như cái yên ngựa. Cầu đẹp mang vẻ đẹp sang trọng bởi ngày xưa chỉ có các nhà giàu sang, quyền quý, mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi ngâm thơ, hóng mát.

Cầu Kiều tại Trà Sư An Giang

Tại An Giang, cầu Kiều biểu trưng cho sự phát triển thịnh vượng, phồn thịnh của tỉnh An Giang. Cây cầu gỗ độc đáo, sáng tạo này chắc chắn sẽ là điểm chụp ảnh đẹp mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Trà Sư.

Check-in Cầu Kiều

Check-in Hòn Trống Mái tại khu du lịch rừng tràm Trà Sư

Tại rừng tràm, các bạn còn có dịp ghé nghỉ mát ở cặp nhà trống – mái. Hòn trống mái nằm ở đoạn đầu của cây tre xuyên rừng. Hai ngôi nhà nằm đối xứng nhau được thiết kế tinh xảo, đầy sáng tạo.

Check-in hòn trống mái

Chụp ảnh cưới tại hòn trống mái Trà Sư

Chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam

“Cầu tre vạn bước” có tổng chiều dài trên 2 km là “kiệt tác” nằm giữa rừng tràm Trà Sư. Chiếc cầu sẽ giúp du khách khám phá trọn vẹn hơn của thiên đường xanh nguyên sinh ngập nước Trà Sư. Sau khi được hoàn thành, cây cầu tre này đã tạo nên cơn sốt cho giới trẻ đến đây check-in “sống ảo”. Cầu tre được bao quanh bởi cánh rừng tràm xanh ngắt; và những thảm bèo nối dài dưới nước tạo nên khung cảnh nên thơ, lãng mạn và bình yên tựa như chốn tiên cảnh. Trải nghiệm đi dạo trên cầu tre và ngắm cảnh rừng tràm xanh mướt là điều du khách không thể bỏ lỡ khi đến vùng đất này.

Check-in cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam

“Cầu tre vạn bước xuyên rừng

Trà Sư xanh mãi nhịp cầu tre ơi”

Check-in cầu tre vạn bước Trà Sư

Trải nghiệm cảm giác cực đã khi xuyên rừng tràm bằng tắc ráng

Khi đến bến tàu, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác xuyên rừng tràm Trà Sư bằng tắc ráng đầy thú vị. Tắc Ráng là một loại thuyền lớn (sức chứa từ 12-20 người) ở miền Tây. Thuyền Tắc Ráng đi với vận tốc khá nhanh sẽ tạo cho du khách cảm giác phiêu lưu, tính khám phá cực đã trong rừng tràm. Bạn sẽ thấy những thảm bèo nước xanh tuyệt vời phủ khắp mặt nước. Xung quanh là những hàng trây rừng tràm đặc trưng hòa quyện cùng với những thảm sen, bèo tấm, bèo tai tượng và những chú chim bay lượn hay kiếm ăn trên mặt nước tạo nên nét chấm phá trong khu rừng. Tất cả hòa quyện vào nhau như một bức tranh thủy mặc sống động khiến chúng ta ngỡ ngàng và kinh ngạc.

Trải nghiệm tắc ráng xuyên rừng với thảm bèo cực đẹp

Chèo xuồng trong rừng cảm nhận không khí thiên nhiên hoang dã

Vào những ngày nắng đẹp, rừng tràm Trà Sư càng đẹp rực rỡ hơn. Và còn gì tuyệt vời hơn khi được trải nghiệm chèo xuồng chầm chậm, nhẹ nhàng thả hồn vào khung cảnh rừng tràm đầy thơ mộng. 

Chụp ảnh trong rừng tràm hùng vĩ

Tại rừng, du khách sẽ được các cô, các chú chèo xuồng chở các bạn khám phá rừng tràm trong đoạn đường khoảng 2,5 km. Trên đường đi, du khách sẽ được đội nón lá, chèo xuồng và thỏa sức chụp hình và ngắm cảnh chim cò làm tổ đầy thú vị. Cái cảm giác như được lạc giữa rừng thật là vô cùng lý thú.

Trải nghiệm chèo xuồng trong rừng tràm

Khám phá hệ sinh thái đa dạng các loài chim

Rừng Trà Sư An Giang là địa điểm tuyệt vời cho du khách yêu thích thiên nhiên và động vật hoang dã như chim, cò, vạc…Vào những khoảng thời gian khác nhau, bạn sẽ thấy được những khoảnh khắc đẹp khác nhau của các loài động vật tại khu rừng. Du khách sẽ thấy được cảnh chim cò làm tổ trên cây, bay lượn trên bầu trời, đang kiếm ăn trên mặt nước hay những bụi cây.

Đàn cò đang kiếm ăn tại rừng tràm

Rừng tràm Trà Sư có hệ động vật  vô cùng đa dạng gồm: 70 loài chim, 22 loài bò sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản và 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi…Trong đó có 2 loài có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” là cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và cò cổ rắn (Điêng Điểng).

Hình ảnh Giang Sen, cồng cộc tại Trà Sư

Khám phá hệ sinh thái đa dạng của thảm thực vật tại rừng tràm An Giang

Rừng tràm Trà Sư rộng tới 845 ha với thảm thực vật vô cùng đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là cây tràm nội (khác với những loại tràm nhập hay tràm hoa vàng). Hệ sinh thái rừng tràm có khoảng 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi. Đặc biệt là những thảm bèo xanh với bèo cám, bèo tai tượng, hoa sen…tuyệt đẹp và thơ mộng. Đó chính là điểm thu hút mà rất nhiều du khách muốn đến đây để chụp ảnh và khám phá.

Thảm thực vậy phong phú, đa dạng tại rừng tràm

Ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm từ trên tháp quan sát

Sau khi đi tắc ráng đến vị trí trung tâm rừng tràm. Bạn sẽ đi bộ khoảng thêm 500m để đến khu vực ăn uống và tháp quan sát. Tháp quan sát ở đây có 5 tầng và cao khoảng 23m. Đứng trên tầng cao nhất của tháp quan sát, bạn sẽ có một view 360 độ ngắm toàn cảnh rừng tràm Trà Sư và đặc biệt là núi Sam ở phía chân trời.

Ngắm toàn cảnh rừng tràm từ tháp quan sát

Đặc biệt, tháp quan sát có trang bị một thiết bị ống nhòm quan sát rất tuyệt vời. Bạn có thể nhìn ngắm từ xa cảnh quan vùng Bảy Núi. Ngoài ra, bạn cũng có thể phóng to ống nhòm đến những vị trí khác của cánh rừng tràm Trà Sư huyền bí. Nếu tinh mắt, bạn có thể tìm được những tổ vạc, chim hay cảnh những con cò tìm thức ăn đầy thú vị. Tất cả nhịp sống của khu rừng như được phơi bầy một cách “trần trụi” trước mắt bạn.

Toàn cảnh bao la rộng lớn của khu rừng rộng tới 845ha tại An Giang

Check-in cây cầu tình yêu cực lãng mạn trong rừng

Nhắc đến tên gọi “cầu tình yêu” thôi thì chắc chắn các cặp đôi đang yêu nhau sẽ vô cùng thích thú và tò mò. Cây cầu gỗ tình yêu dài hàng trăm mét len lỏi giữa khu rừng tĩnh lặng, xanh ngát đang là điểm nhấn hấp dẫn tại rừng tràm Trà Sư. Cầu Tình Yêu Trái Tim được đặt ngay giữa lòng rừng tràm nổi bật với kiểu dáng hình trái tim xinh xắn, bao quanh là mặt nước phủ màu xanh mơn mởn, tươi mới, giúp tôn vinh lên nét đẹp đơn sơ, thanh tao của cầu trái tim. Nơi đây còn xây thêm nhiều công trình phụ như thuyền gỗ, cầu thang, cầu khỉ ở 2 bên cầu, cho bạn nhiều khung cảnh để sống ảo và di chuyển lên xuống an toàn, chụp hình nhiều góc độ tiện lợi, phong phú, đẹp mắt. Các cặp đôi sẽ có những góc chụp ảnh vô cùng lãng mạn trên cây cầu đặc biệt này. 

Check-in cầu tình yêu tại rừng Trà Sư

Vé tham quan cầu tình yêu Trái Tim ở Trà Sư: 15.000 VNĐ/khách. Trẻ em dưới 1,3 m miễn phí. Từ 1,3m trở lên được tính như người lớn

Ăn gì ở rừng tràm Trà Sư – Thưởng thức đặc sản miền Tây giữa rừng

Đặc sản bánh bò thốt nốt An Giang

Thưởng thức các món ăn dân dã miền Tây

Từ những món dân dã đặc sản miền Tây mùa nước nổi như: Lẩu cá linh bông điên điển, cá linh chiên giòn, lẩu chua cá hú bông súng hoa điên điển,… Đến những món đặc trưng của rừng Trà Sư nghe thôi đã thèm như gà nướng mật ong hoa tràm, gà nướng đất, cá lóc nướng trui,…Ngồi cùng bạn bè bên chòi lá, ngắm nhìn cảnh sắc sông nước miền Tây, ăn bữa cơm dân dã. Mọi người cùng nhau trò chuyện về cuộc sống, uống cốc trà đá hay uống vài lon bia thì còn gì bằng?

Chuột nướng mật ong cực ngon

Chinh phục cây cầu khỉ giữa rừng tràm

Cạnh bên nhà hàng Trà Sư, du khách có thể bắt gặp cây cầu khỉ nhỏ nhưng khá dài mà bất cứ du khách nào cũng muốn chinh phục và có những bức ảnh “chất” trên cây cầu. Do cầu khỉ cũng khó đi nên người lớn tuổi hay trẻ con không nên thử đi qua cây cầu đầy thử thách này.

Check-in cầu khỉ trong rừng

Mua mật ong tại rừng tràm về làm quà

Có thể nói tinh túy nhất trong rừng tràm đó chính là mật ong rừng tràm. Trên đường khám phá rừng ngập nước Trà Sư, du khách có thể ghé khu vực nuôi ong lấy mật để học hỏi cách nuôi ong. Tại đây, họ có bán cả mật ong. Mật tràm nguyên chất, siêu ngon, thơm hoa tràm dịu nhẹ và chất lượng thiên nhiên cao. Giá mật ong ở đây là 300.000 VNĐ/lít.  Du khách có thể chọn lựa theo sở thích của mình để làm quà cho người thân và gia đình.

Mua mбє­t ong rб»«ng trГ m lГ m quГ

Khách sạn ở gần rừng Tràm Trà Sư

Hiện tại, trong rừng tràm vẫn chưa có khách sạn hay homestay cho khách du lịch lưu trú. Để đi du lịch rừng tràm Trà Sư, du khách có thể lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ ở Châu Đốc. Một vài khách sạn quý khách có thể tham khảo như Victoria Núi Sam Lodge, khách sạn Victoria Châu Đốc, khách sạn Bến Đá Núi Sam…

Victoria Núi Sam

Các địa điểm du lịch gần rừng tràm Trà Sư

An Giang là điểm đến được nhiều du khách yêu thích do có nhiều địa điểm tham quan vui chơi. Bên cạnh rừng tràm, du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó như:

Vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng của hồ Tà Pạ

Gợi ý các tour du lịch rừng tràm Trà Sư giá rẻ

: Tham quan Miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, cánh đồng thốt nốt, rừng tràm Trà Sư. Trải nghiệm 1 đêm tại Châu Đốc

Kinh nghiệm du lịch phượt rừng tràm Trà Sư tự túc

Đổ xăng cho xe máy đầy bình khi đi phượt rừng tràm luôn. Do khi vào khu vực nông thôn và tiệm cận rừng ở Tịnh Biên thì sẽ hơi khó để tìm ra trạm xăng.

Nếu dẫn theo trẻ em thì hãy luôn theo sát chúng. Ở đây có nhiều hồ và rạch nước. Ngoài ra khi vào rừng thì sẽ không biết điều gì bất ngờ xảy ra.

Đi càng nhiều thì mức giá vé càng rẻ. Các bạn có thể đi theo nhóm để tiết kiệm chi phí hơn

Là một trong những tỉnh thuộc miền Tây nên An Giang cũng có nắng khá gắt. Vì vậy bạn nhớ thoa kem chống nắng, mang theo áo khoác, mũ nón, kem chống côn trùng.

Mặc đồ thoải mái khi đi rừng tràm. Hạn chế mang guốc cao khi đi rừng

Nếu đi vào các tháng 7-8 có thể sẽ có mưa khá nhiều. Bạn nên mang theo áo mưa hoặc dù (ô).

Đăng bởi: Thảo Nguyễn Hương

Từ khoá: Rừng tràm Trà Sư An Giang – Khám phá khu rừng đẹp nhất miền Tây

Chợ Nổi Và Văn Hóa Sông Nước Miền Tây

Kênh rạch miền Tây mang đến nhiều điều thú vị – Ảnh: NhuLam

Và một trong những nét sinh hoạt độc đáo ở miền sông nước tạo ấn tượng với du khách chính là cảnh mua bán nhộn nhịp trên sông, nét văn hoá chợ nổi.

Chợ nổi là nét văn hóa độc đáo ở miền sông nước – Ảnh: tienphong

VỀ MIỀN TÂY ĐI CHỢ NỔI

Ở miền Tây, hầu như vùng sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ ở đây có khi chỉ là dăm ba thuyền mua bán trên sông và cũng có khi là cả một cái chợ lớn tụ tập đông đúc nơi ngã ba sông lớn.

Bất kể góc sông nào cũng có thể là nơi họp chợ – Ảnh: sưu tầm

Những cái tên như chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Cần Thơ), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau)… luôn là cái tên được nhiều người biết đến khi đi du lịch miền Tây. Nhưng có lẽ lớn nhất và nổi tiếng nhất chính là chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ.

Một góc chợ nổi Phong Điền – Ảnh: Thiên Chương

Một góc chợ nổi Cái Răng – Ảnh: Gavink White

Chợ nổi họp cả ngày nhưng đông nhất là vào buổi sáng, khi mặt trời chưa lên và sương còn giăng bảng lảng mặt sông. Trên tất cả những dòng kênh, dù mặt người chưa tỏ nhưng tiếng máy nổ, tiếng chèo khua đã vang động hướng về phía chợ. Và dù chỉ mới 5 giờ sáng nhưng chợ nổi đã đông người mua kẻ bán cùng những du khách muốn một lần khám phá chợ nổi cũng tranh thủ dậy thật sớm đi chơi chợ.

Chợ nổi họp từ tinh mơ cho tới khi nắng cao – Ảnh: Panoramio

Khi trời sáng là chợ đã đông đúc từ bao giờ – Ảnh: sưu tầm

Lúc tinh sương ấy, thư thả ngồi trên chiếc ghe nhỏ len lỏi giữa chợ xem bà con buôn bán và thưởng thức cà phê, ăn tô bún cua ngay trên xuồng sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời khiến không du khách nào muốn bỏ qua.

Thưởng thức món ăn trên thuyền còn gì thú vị bằng – Ảnh: gomekongdelta

VĂN HÓA CHỢ NỔI MIỀN TÂY

Đi chợ nổi lúc sáng sớm cũng là lúc du khách thấy được rất nhiều cảnh mua bán tấp nập của người dân trên chiếc xuồng nhỏ, còn khi đi muộn thì chợ chỉ còn lại những thuyền lớn của thương lái ở lại để đón buổi chợ hôm sau. Có thể nói, chợ nổi chẳng thiếu thứ gì. Bánh mì, bánh bao, bún, hủ tiếu, trái cây, rau củ, vé số… bạn có thể mua bất cứ thứ gì, từ to đến nhỏ ở chợ nổi.

Ở chợ trên sông này, bạn cũng có thể tìm ăn các món ăn dân dã mang đậm chất Nam bộ như bánh tét, bánh nếp lá dừa, bánh cam, đậu hũ, bánh phồng… với giá bình dân mà lạ miệng.

Đến chợ sớm, bạn sẽ thấy nhiều ghe nhỏ buôn bán tấp nập – Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn

Chợ nổi miền Tây bán phần lớn là hàng hóa sản vật của miền Tây Nam bộ, nhưng mỗi chợ có những mặt hàng riêng nổi trội, đặc sản của vùng mình. Chợ nổi Cái Bè thường là các loại cây trái ngon của vùng Nam bộ mùa nào quả đó như sầu riêng, măng cụt… Chợ nổi Cái Răng là các loại rau củ quả như bầu, bí, khoai lang, rau các loại, thơm… Chợ nổi Phụng Hiệp có các loại đặc sản của miền Tây như chuột đồng, rùa, rắn, trăn…

Chợ bán những sản vật của miền Tây – Ảnh: tienphong

Gần Tết, chợ nổi cũng bán nhiều hoa trái để trưng Tết – Ảnh: dulichcauvong

Chợ nổi khác chợ trên bờ ở chỗ người bán chẳng cần rao hàng, không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách. Người mua chỉ cần nhìn các mặt hàng treo trên cây bẹo ngay mũi ghe là biết chủ ghe bán gì. Hình thức “bẹo hàng”, tức là quảng bá hàng hóa tại chỗ này đã tạo nên nét riêng biệt và nổi bật của chợ nổi miền Tây.

Những món hàng nhà thuyền có bán sẽ được treo lên cây sào – Ảnh: sưu tầm

“Bẹo hàng” là hình ảnh không thể thiếu ở chợ nổi – Ảnh: sưu tầm

Người miền Tây vốn chân chất, dân thương hồ trên sông nước miền Tây còn chân chất và đáng quý hơn. Họ sống với nhau bằng cái tình sông nước, phóng khoáng và thoải mái nghĩa tình. Họ nhường nhịn, chia sẻ và biết giúp đỡ nhau. Các thuyền khách sẵn sàng để thuyền hàng cặp sát nạm thuyền của mình để bán hàng… Nên chợ nổi chẳng mấy khi có chuyện va chạm ghe, tranh cãi ồn ào, ầm ĩ.

Người dân thương hồ biết chia sẻ nhường nhịn nhau buôn bán – Ảnh: Indyorg

Màn tung hứng qua thuyền – Ảnh: Gavink White

Đối với những người mua bán lênh đênh sông nước miền Tây, chiếc ghe không chỉ là cửa hàng mà còn là ngôi nhà di động của họ, mọi hoạt động mua bán, sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe. Thế nên chợ nổi không chỉ đơn giản là chợ mà còn là nhà, không chỉ là văn hóa chợ mà còn là nét sinh hoạt của bà con miệt sông nước miền Tây. Qua bao đời, các chợ nổi – nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Qua bao đời, văn hóa chợ nổi vẫn được lưu truyền, gìn giữ – Ảnh: sưu tầm

Nếu đã một lần đến với chợ nổi, bạn sẽ không thể quên cái không khí đông vui, tấp nập, cái thú của sự bồng bềnh chao đảo do những con sóng nhỏ từ các ghe, xuồng lướt qua lại rộn ràng cả khúc sông rộng. Vậy nên nếu có dịp, bạn hãy ghé thăm chợ nổi để khám phá bảo tàng “sống” về một nền văn hóa sông nước miền Tây đầy thú vị.

Đăng bởi: Bích Thảo Nguyễn

Từ khoá: Chợ nổi và văn hóa sông nước miền Tây

10 Bài Hát Về Miền Tây Sông Nước Khiến Người Nghe Vui Vẻ Và Đón Nhận

Áo mới Cà Mau – Dương Hồng Loan

Ca sĩ: Dương Hồng Loan

Sáng tác: Thanh Sơn

Thể loại: Bolero

Năm phát hành: 2023

Thời lượng: 5:25

Link nghe nhạc: Zing MP3, Spotify, NhacCuaTui

Áo Mới Cà Mau là một bài hát bolero nổi tiếng của nhạc sĩ Thanh Sơn, bài hát kể về vùng đất Cà Mau ở cuối cùng bản đồ Việt Nam, nơi con người sống với con người đầy tình thương và lòng nhiệt thành khi tiếp đón người dân từ các xứ về đây.

Lời bài hát

Nghe nói Cà Mau xa lắm

Ở cuối cùng bản đồ Việt Nam

Ngại chi đường xa không tới

Về để nói với nhau mấy lời.

Xuôi mái chèo sông ông Đốc

Đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau

Xuồng ghe ngày đêm không ngớt

Người Cà Mau dễ thương vô cùng.

Về Cái Nước, Đầm Dơi

Nghe ai ru câu ơi hời

Thương em đừng để duyên lỡ thời

Tội nghiệp ghê nghe sắc se con tim tôi.

Chừng nào về Năm Căn

Nhớ nhau qua lại cũng gần

Một lần về U Minh

Nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau.

Mai mốt Cà Mau em lớn

Tuy út mà sửa soạn đẹp hơn

Cà Mau đường đi không khó

Mà chỉ khó có sông vắng đò.

Em đứng mình ên một hướng

Duyên dáng mời khách lạ ngàn phương

Cà Mau mặc thêm áo mới

Về Cà Mau là thấy thương em rồi.

Gió xuân bay về Cà Mau

Qua Đầm Dơi nước sông lững lờ

Bông tràm thoảng đưa mùi hương

Mong anh đến rừng U Minh

Cảnh quang bao tình

Khung trời đẹp xinh

Lá hoa điểm tô trời xuân

Chúng mình về vùng Năm Căn

Cùng lắng nghe khúc ca bình minh

Tiếng hò dìu dặt xa đưa

Dòng sông nước trôi sóng đưa con đò

để chúng mình giã từ cùng nhau

Lưu luyến bao ân tình khung trời Cà Mau

Về Cái Nước, Đầm Dơi

Nghe ai ru câu ơi hời

Thương em đừng để duyên lỡ thời

Tội nghiệp ghê nghe sắc se con tim tôi.

Chừng nào về Năm Căn

Nhớ nhau qua lại cũng gần

Một lần về U Minh

Nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau.

Mai mốt Cà Mau em lớn

Tuy út mà sửa soạn đẹp hơn

Cà Mau đường đi không khó

Mà chỉ khó có sông vắng đò.

Em đứng mình ên một hướng

Duyên dáng mời khách lạ ngàn phương

Cà Mau mặc thêm áo mới

Về Cà Mau

là thấy thương em rồi.

Hồn Quê – Hiền Thục

Ca sĩ: Hiền Thục

Sáng tác: Thanh Sơn

Album: Tằm tháng Năm

Thời lượng: 5:14

Link nghe nhạc: Zing MP3. Spotify, NhacCuaTui

Ca khúc Hồn Quê qua sự thể hiện của giọng ca đầy ngọt ngào Hiền Thục là những lời tâm sự của một cô gái về tình yêu quê hương, khiến người nghe tan chảy bởi sự dễ thương của cô gái.

Lời bài hát

Em theo anh qua những cánh đồng thơm lúa Việt Nam

Nơi bao năm xa cách tưởng chừng hôm nay lớn dần

Lòng buồn vời vợi xa xăm

Gợi lại kỉ niệm khôn nguôi

Thương khói lam ban chiều và mái tranh thuở còn nằm nôi

Cây me che bóng mát mỗi chiều ta đứng chờ nhau

Dư âm xưa như ngỡ sống lại bên giây phút đầu

Lời nào ngọt ngào cho nhau

Tình nào hò hẹn mai sau

Thôi hãy xem như cuộc đời ngủ quên chìm vào lắng sâu

Những năm tháng xa rời bạn bè

Nhớ thương quá cây phượng ngày hè

Mùa nước lên điên điển trổ bông

Bao nhiêu buồn vui ôm trọn vào lòng

Lục bình trôi níu dòng đời trôi

Giọt lệ rơi thấm mặn bờ môi

Uống chung nhau chén tình ngất trào để quên thương đau

Quê hương em con gái áo bà ba gánh mạ non

Câu ca dao trên lúa bốn ngàn năm hơn vẫn còn

Còn ruộng đồng mùi thơm rơm

Đường về nhà càng vui hơn

Ta hãy đong cho thật tràn chén tình đậm đà mến thương

Xanh, xanh, xanh, xanh, cánh đồng quê một màu xanh tốt lành

Vui, vui, vui, vui ta cùng nhau hân hoan câu ca vui

Hãy nhớ đến quê hương nơi này

Hãy nhớ đến những gì còn mãi nơi đây

Mà giờ thấy trong lòng mình vẫn còn có quê hương

Em theo anh qua những cánh đồng thơm lúa Việt Nam

Nơi bao năm xa cách tưởng chừng hôm nay lớn dần

Lòng buồn vời vợi xa xăm

Gợi lại kỉ niệm khôn nguôi

Thương khói lam ban chiều và mái tranh thuở còn nằm nôi

Cây me che bóng mát mỗi chiều ta đứng chờ nhau

Dư âm xưa như ngỡ sống lại bên giây phút đầu

Lời nào ngọt ngào cho nhau

Tình nào hò hẹn mai sau

Thôi hãy xem như cuộc đời ngủ quên chìm vào lắng sâu

Những năm tháng xa rời bạn bè

Nhớ thương quá cây phượng ngày hè

Mùa nước lên điên điển trổ bông

Bao nhiêu buồn vui ôm trọn vào lòng

Lục bình trôi níu dòng đời trôi

Giọt lệ rơi thấm mặn bờ môi

Uống chung nhau chén tình ngất trào để quên thương đau

Quê hương em con gái áo bà ba gánh mạ non

Câu ca dao trên lúa bốn ngàn năm hơn vẫn còn

Còn ruộng đồng mùi thơm rơm

Đường về nhà càng vui hơn

Ta hãy đong cho thật tràn chén tình đậm đà mến thương

Còn ruộng đồng mùi thơm rơm

Đường về nhà càng vui hơn

Ta hãy đong cho thật tràn chén tình đậm đà mến thương.

Duyên nợ miền Tây – Sơn Hạ

Ca sĩ: Sơn Hạ

Sáng tác: Sơn Hạ

Album: Duyên nợ miền Tây

Thể loại: Trữ tình

Ngày phát hành: 03/09/2023

Thời lượng: 5:09

Link nghe nhạc: Zing MP3, Spotify, NhacCuaTui

Duyên nợ miền Tây qua sự thể hiện của nam ca sĩ Sơn Hạ đã khắc họa thành công hình ảnh người con trai miền Tây thủy chung với lời tỏ tình đầy chất phác và chân thành đến người con gái anh yêu, đem lại cảm giác bình yên mà cũng đầy dễ thương cho người nghe.

Lời bài hát

Anh là trai miệt vườn, nơi đô thành em là gái hiền lương

Thương là thương em rồi mong đôi mình nên nghĩa trầu cau

Thương mối tình đậm sâu, đôi ta được bền lâu

Cho tròn câu hẹn ước anh và em sẽ kết duyên mặn nồng.

Dây là dây tơ hồng duyên vợ chồng chỉ có đôi ta

Em là cô gái hiền theo anh về làm dâu miền quê

Duyên thắt chặt tình nhau thương muôn vàn đời sau

Ông trời cao đưa lối cho tình ta nên đôi vợ chồng.

Cho dù bão tố phong ba, cho dù nẻo đời còn xa

Anh sẽ đưa em đi hết quãng đường giông tố đau thương

Dù có chia xa, dù có phong ba ta vẫn không ngại ngùng.

Mong một ngày cây lúa sẽ trổ bông

Đôi ta cùng chung một dòng sông

Đồng lúa mênh mông duyên đợi chờ trông

Hạnh phúc nơi đây duyên nợ miền tây.

Người Miền Tây – Đan Trường

Ca sĩ: Đan Trường

Sáng tác: Sơn Hạ

Thể loại: Trữ tình

Link nghe nhạc: Zing MP3, Spotify, NhacCuaTui

Ca khúc Người Miền Tây do nhạc sĩ Sơn Hạ sáng tác là một bài hát với giai điệu nhẹ nhàng và đậm chất miền Tây đã bộc lộ niềm thương, nỗi nhớ da diết của những người con xa xứ đang làm ăn nơi đất khách quê người.

Với giọng ca truyền cảm của ca sĩ Đan Trường và MV lấy bối cảnh là những chợ nổi đặc trưng của miền tây sông nước càng làm tăng thêm cảm xúc quyến luyến và nỗi nhớ mong được trở về quê hương đoàn tụ với gia đình của những người con tha hương.

Lời bài hát

Có ai trở về nơi miền quê ấy

Cho tôi nhắn gởi nỗi nhớ quê xa

Bao ngày qua cách trở

Nhớ từng nhánh mù u nơi đồng sâu nước lũ

Nắng sớm mưa chiều trên đồng ruộng xa

Ơi miền quê yêu dấu

Tha thiết ngọt ngào dâng trào tình quê.

Tiếng anh Hai đờn sao mà thương quá

Sáu câu vọng cổ điệu lý quê hương

Thương là thương quá đỗi

Nhớ thiệt nhớ làm sao

Câu ca dao mẹ hát

Tiếng ru hời giấc ngủ à ơi

Nghe xa xăm giọng hát

Tiếng đàn kiềm như gợi lòng nhau.

Miền Tây đồng lúa mênh mông

Dòng nước xanh trong những cánh cò lả lơi cuối sông

Về miền Tây, tình đất phù sa

Từng mái tranh xiêu bên hàng dừa hàng cau ngã nghiêng

Người miền Tây chất phát thật thà

Cô Ba anh Bảy những trưa hè lội đồng bắt cua.

Có ai quay về nơi miền quê ấy

Cho tôi nhắn gởi nỗi nhớ quê xa

Mai này ai có hỏi nhớ thằng Sáu miền Tây

Nay còn xa xôi lắm mai mốt này nó sẽ về thăm

Ơi miền quê yêu mến, thằng Sáu sẽ về ơi miền Tây ơi.

Sóc sờ bai Sóc Trăng – Hương Thủy

Ca sĩ: Hương Thủy

Sáng tác: Thanh Sơn

Album: Tình Đẹp Hậu Giang

Thể loại: Trữ tình

Năm phát hành: 2010

Thời lượng: 4:18

Link nghe nhạc: Zing MP3, Spotify, NhacCuaTui

Như chính cái tên của bài hát, Sóc Sờ Bai Sóc Trăng được thể hiện bởi ca sĩ Hương Thủy với giai điệu độc đáo là một bài hát miêu tả rõ nét nhất những nét đặc trưng của quê hương Sóc Trăng với “lũy tre làng hàng dừa rợp bóng.”

Giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Hương Thủy đã dẫn đưa người nghe đến vùng đất Sóc Trăng – nơi có những con người ngày đêm dầm mưa dãi nắng, chịu thương chịu khó với những cảm xúc dạt dào đầy lưu luyến.

Lời bài hát

Người dân quê tôi Sóc Trăng

Đã bao đời dầm mưa dãi nắng

Đổi lấy chén cơm thơm ngọt

Như sữa mẹ mát ngọt đời con

Sông quê tôi đổ về ba ngã

Cây trái ngọt uống dòng phù sa

Đường qua Trường Khánh có người bạn Hoa

Tùa chế tùa hia úa tá lư thìa

Về Đại Tâm thăm người bạn Khmer

Nghe hát Dù kê và điệu múa Lâm Thôn

Sóc Sờ Bai ơ bòn

Tâu na ơ bòn

Tâu na ơ bòn ơi

Về đây quê hương Sóc Trăng

Lũy tre làng hàng dừa rợp bóng

Dù đi bốn biển năm châu

Xa quê rồi mới hiểu lòng đau.

Về Miền Tây – Cẩm Ly ft. Quốc Đại

Ca sĩ: Cẩm Ly, Quốc Đại

Sáng tác: Tô Thanh Tùng

Album: Lâu Đài Tình Ái

Thể loại: Trữ tình

Năm phát hành: 2009

Ca khúc Về Miền Tây của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng với sự thể hiện của ca sĩ Cẩm Ly và ca sĩ Quốc Đại là một bài hát nổi tiếng và vô cùng quen thuộc khi nhắc đến miền Tây với câu hát “Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận. Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ. Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang. Đi về Sa Đéc hay là về An Giang.”

Lời bài hát

Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống.

Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng.

Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận.

Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ.

Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang.

Đi về Sa Đéc hay là về An Giang.

Miền Tây ơi! Vựa lúa miền nam hai mùa mưa nắng.

Miền Tây ơi! Sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa,

Đất lành khắp chốn nở hoa vun bồi mạch sống mượt mà môi em.

Vầng trăng lên theo bước chân đi, qua đường quê mấy nhịp cầu tre.

Hàng cây xanh in bóng nghiêng che, quanh vườn ao đóm khuya lập lòe.

Ai đi miền xa nhớ về quê nhà.

Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây.

Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương

Câu hò câu hát nghe dạt dào quê.

Điệu buồn Lục tỉnh – Sơn Hạ ft. Dương Đình Nghi

Ca sĩ: Sơn Hạ, Dương Đình Nghi

Sáng tác: Sơn Hạ

Thể loại: Trữ tình

Năm phát hành: 2023

Thời lượng: 6:17

Link nghe nhạc: Zing MP3

Bài hát Điệu buồn Lục tỉnh qua sự thể hiện đầy da diết của ca sĩ Sơn Hạ và Dương Đình Nghi đã thành công thể hiện nỗi nhớ nhung khôn xiết của những người con miền Tây khi phải rời xa quê hương của mình, khiến cho trái tim người nghe thổn thức theo từng giai điệu của bài hát.

Lời bài hát

Ai buông câu hát ngân nga

Thương sao ơi khúc dân ca

Để lòng ai nhớ thương quê nhà

Xa quê mấy ai không buồn

Như con sáo kia xa bầy

Nó đong đầy trĩu nặng niềm riêng

Về miền Tây nghe sáu câu ngọt ngào

Tình phù sa chan chứa bao dạt dào

Thương sao quê mình dầu dãi nắng mưa

Mang bao ân tình ruộng vườn sớm trưa.

Người xa quê lòng ai không nhớ

Giọt mồ hôi rơi trên đồng lúa

Cho ấm no cuộc đời

Cho từng hạt gạo thơm ngon.

Đêm đêm nghe khúc dân ca

Ai buông câu hát ngân nga

Gửi tình quê thiết tha đậm đà

Bao năm ghi khắc trong tim

Câu ca máu chảy ruột mềm

Quên sao đành nghĩa nặng tình sâu.

Chợ nổi miền Tây – Lưu Ánh Loan

Ca sĩ: Lưu Ánh Loan

Sáng tác: Ngô Kỳ Vỹ

Album: Định Mệnh

Thể loại: Trữ tình

Năm phát hành: 2023

Thời lượng: 4:42

Link nghe nhạc: Zing MP3, NhacCuaTui

Chợ nổi miền Tây qua sự thể hiện của ca sĩ Lưu Ánh Loan cũng như những thước phim được quay trong MV đã khắc họa hình ảnh về hoạt động buôn bán trên những chiếc xuồng, ghe đặc trưng của miền Tây, khiến người nghe thích thú và muốn đến thăm vùng đất mộc mạc, giản dị này.

Lời bài hát

Đặt chân tới bến Ninh Kiều sáng tinh mơ trời chưa ửng nắng

Trên sông tấp nập ghe xuồng, tiếng nói tiếng cười rộn rã quá vui

Đằng xa đã nghe thơm lừng ngát hương bay từ nơi quán cóc

Vô đây bún cá em mời, mời anh thử một lần.

Đi dọc bờ sông dưới bóng hàng dương gió lay bờ liễu

Con sóng tung tăng hân hoan đón chào người tới nơi này

Ghe xuồng chặt sông trái chín đầy khoan tiếng rao giòn giã

Chôm chôm, mãng cầu, sầu riêng, bưởi, xoài ai nấy tươi cười.

Người quê vẫn luôn mong chờ khách muôn nơi ngược xuôi lui tới

Gọi nhau bán mua nhộn nhịp tiếng vang vang hòa trong nắng sớm

Lung linh nắng đã lên rồi, chợ Nổi cũng tan dần.

Miền Tây Quê Tôi – Tố My

Ca sĩ: Tố My

Sáng tác: Cao Minh Thu

Album: Friday With Bolero

Thể loại: Trữ tình

Ngày phát hành: 11/10/2023

Thời lượng: 5:01

Link nghe nhạc: Zing MP3, Spotify

Bài hát Miền Tây Quê Tôi qua sự thể hiện của giọng ca đầy ngọt ngào Tố My đưa người nghe đến với vùng đất miền Tây sông nước xinh đẹp. Với lời ca đầy mộc mạc và giản dị, bài hát đã để lại nhiều cảm xúc khó phai và đầy lưu luyến cho người nghe.

Lời bài hát

Miền tây quê hương ai về, ai nhớ, ai thương?

Vừa qua Long An, Chợ Đào hương lúa còn vương

Tiền Giang, Mỹ Tho, Cái Bè, Gò Công, Tân Phước

Rạch Miễu xây cầu đường về Bến Tre gần hơn.

Đường đi Vĩnh Long không còn những chuyến phà xưa

Xe ta bon bon trên cầu Mỹ Thuận gió đưa

Trà Vinh, Trà Cú đón chào mời nhau bánh tét

Sa Đéc rạng ngời yêu dấu Tháp Mười, Tràm Chim.

Ghé bến Ninh Kiều qua cầu Cần Thơ

Nối vui đôi bờ sông Hậu Giang

Sóc Trăng đón chờ nghe lời rao

Cô nàng bán bánh ngon

Mua dùm em bánh pía Dũng Thơm.

Từ chối đành sao lời rao chân thật,

Từ chối đành sao vị ngọt đất quê mình.

Bạc Liêu xứ sở tôi yêu nghe tiếng ai đàn lả lơi câu vọng cổ

Về thăm mảnh đất An Giang, Châu Đốc vía bà 23 tháng 4.

Đi lễ dâng hương mong gia đạo bình an.

Về thăm Kiên Giang Giòng Riềng miệt thứ An Biên

Vừa qua Hà Tiên, Đông Hòa, Hòn Đất, Gò Quao

Cà Mau mến yêu cuối trời U Minh, Xóm Muỗi

Ngọc Hiển, Rạch Tàu cho nhớ thương nhiều Cà Mau

Ruộng xanh tốt tươi bao đời nuôi ta khôn lớn

Vựa lúa quê mình đó là miền tây quê tôi.

Ghé bến Ninh Kiều qua cầu Cần Thơ

Nối vui đôi bờ sông Hậu Giang

Sóc Trăng đón chờ nghe lời rao

Cô nàng bán bánh ngon

Mua dùm em bánh pía Dũng Thơm.

Từ chối đành sao lời rao chân thật,

Từ chối đành sao vị ngọt đất quê mình.

Bạc Liêu xứ sở tôi yêu nghe tiếng ai đàn lả lơi câu vọng cổ

Về thăm mảnh đất An Giang, Châu Đốc vía bà 23 tháng 4.

Đi lễ dâng hương mong gia đạo bình an.

Về thăm Kiên Giang Giòng Riềng miệt thứ An Biên

Vừa qua Hà Tiên, Đông Hòa, Hòn Đất, Gò Quao

Cà Mau mến yêu cuối trời U Minh, Xóm Muỗi

Advertisement

Ngọc Hiển, Rạch Tàu cho nhớ thương nhiều Cà Mau

Ruộng xanh tốt tươi bao đời nuôi ta khôn lớn

Vựa lúa quê mình đó là miền tây quê tôi.

Tình Quê Miền Tây – Dương Hồng Loan

Ca sĩ: Dương Hồng Loan

Sáng tác: Cao Minh Thu

Album: Về Thăm Quê Hương

Thể loại: Trữ tình

Ngày phát hành: 2023

Thời lượng: 4:34

Link nghe nhạc: Spotify, NhacCuaTui

Tình Quê Miền Tây với sự thể hiện của giọng ca ngọt ngào Dương Hồng Loan thể hiện tình cảm của những người con miền Tây với vùng quê sông nước, đồng thời lồng ghép những nét đặc trưng của miền Tây như chợ nổi trên sông.

Bài hát giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp giản dị của miền Tây cũng như tạo mong muốn được đặt chân đến vùng đất này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và thưởng thức những loại trái cây đặc trưng của miền Tây như sơ ri, mận, dừa, cam, nhãn, xoài…

Lời bài hát

Miền tây quê tôi ai đến nơi này

Nhớ người miền tây

Thương người miền tây

Ai đi miền tây ai về ghé lại nơi đây

Long An, Tiền Giang, Mỹ Tho, Mỏ Cày, Hàm Luông

Trà Vinh, Bến Tre ta về đây dù kê ai hát xem thật hay

Tiếng hoa tiếng Tiều tiếng người khơ me vui như ngày tết

Nhớ tiếng ai rao bán dọc đường mời anh mua trái sơ ri, mận, dừa, cam, bưởi

Trái cây nhãn, xoài, dâu, mít ngọt, sầu riêng

Nhớ mãi Long Xuyên, Châu Đốc về Tịnh Biên nghe thương nhớ Hà Tiên

Nhớ Vĩnh Long nhớ mùi mắm đồng cá sông

Cần Thơ, Sóc Trăng mênh mông nhớ mùa lúa đồng trổ bông

Có người nói cười rất đông ghe xuồng mua bán trên sông

Về Bạc Liêu Tháp Mười hò hẹn trên đồng

Người nhớ ai ai về đất lành An Giang hay về thăm người Hậu Giang

Có nghe tiếng đàn xốn xang câu hò xang xừ xê cống

Có ai nhớ người nhớ mong ngóng trông tin nhạn

Ơi bạn nằm nghe tiếng đàn cải lương của ai sao bậu không lại Cà Mau cuối trời mến thương

Rạch Giá ơi nhớ thương người là người nơi đây

Ai đi thật xa ai về ghé lại nơi đây

Quê tôi là con sông dài đất ngọt miền tây

Hàng cây vẫn xanh bên làng quê

Hàng dừa soi bóng bên bờ đê

Đất quê hương này vẫn còn nơi đây “Tình quê miền tây”.

Khám Phá Nét Đặc Sắc Trong Phong Tục Ngày Tết Miền Tây

Phong tục ngày Tết miền Tây độc đáo bởi sự giao thoa tập quán của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer, đồng thời thể hiện nét đẹp đặc sắc trong văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam.

Khám phá nét đặc sắc trong phong tục ngày Tết miền Tây

Dọn dẹp nhà cửa

Tết đến xuân về, việc làm đầu tiên trong phong tục ngày Tết của nhiều người dân Việt Nam, đó chính là dọn dẹp nhà cửa. Theo quan niềm ngày xưa, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tươm tất là để xua bỏ những điều đã cũ, thiếu may mắn trong năm cũ để đón những may mắn, tươi sáng trong năm mới. Việc tổng dọn vệ sinh từng ngóc ngách này thường được diễn ra trước Tết tầm 10 ngày để có đủ thời gian chuẩn bị cho nhiều việc khác đón Tết.

Lặt lá mai

Lặt lá mai là một phong tục ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng. Mọi người thường sẽ lặt lá mai vào tầm khoảng ngày 15 tháng Chạp là vừa đủ để mai có thể nở rộ vào những ngày đầu năm mới. Bên cạnh lặt lá mai, nhiều gia đình cũng sẽ chăm chút lại vườn nhà, mua hoa về trưng để tạo thêm không khí vui tươi đón Tết.

Ảnh: Sở Hạ/Báo Người Lao Động.

Đưa ông Táo về trời

Đây là ngày tiễn đưa ông Táo về trời, báo cáo những điều gia chủ đã làm được trong một năm vừa qua và nhờ ông Táo xin cho gia chủ thêm nhiều điều may mắn cho năm mới. Từ sáng sớm, các chị các mẹ sẽ ra chợ mua những nguyên liệu tươi ngon nhất về làm mâm cơm tiễn ông Táo về trời. Trong đó nhất định phải có chè trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi.

Đi thăm mộ người thân

Khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình sẽ đi thăm, quét dọn mồ mả ông bà tổ tiên. Đây là phong tục quen thuộc của người dân miền Tây vào độ Tết đến để thể hiện lòng thành kính, hiếu đạo với ông bà, tổ tiên, những người đã mất. Họ thường mang theo trái cây, nhang để viếng và mời ông bà về nhà mình ăn Tết.

Ảnh: Báo Lao Động.

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đóng vai trò quan trọng trong dịp Tết. Ở mỗi nơi đều sẽ có cách chọn lựa những loại trái cây khác nhau nhưng chung quy vẫn phải có năm loại trái tượng trưng cho năm màu sắc của ngũ hành với mong muốn một năm mới thuận lợi, bình an, may mắn. Bên cạnh đó còn có một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Ở miền Tây thường sẽ lựa chọn các loại trái cây trưng cho mâm ngũ quả như: cầu – dừa – đủ – xoài. Và nơi đây cũng sẽ kiêng kị sử dụng những loại trái có ý nghĩa không tốt như chuối (chúi xuống), lê (lê lết), sầu riêng (buồn bã), cam quýt (quýt làm cam chịu).

Những món ăn trong ngày Tết

Tết đến, trong nhà ai ai cũng sẽ có một nồi thịt kho rệu, những đòn bánh tét nóng hổi và nhiều món ăn thơm ngon. Bà con miền Tây thường nấu bánh tét vào tối ngày 29 Tết, cả gia đình tụ họp vừa gói, vừa nấu, vừa canh nồi bánh tét suốt cả đêm rất vui. Bên cạnh bánh tét, thịt kho hột vịt cũng là món đặc trưng của ngày Tết miền Tây, vừa để cúng ông bà, vừa để gia đình ăn và vừa để đãi khách. Chọn món thịt kho hột vịt một phần có thể để lâu, không hư hỏng trong những ngày Tết, đồng thời với thông điệp, ý nghĩa vuông tròn vẹn toàn, mang lại nhiều may mắn, sung túc cho gia chủ trong năm mới.

Đón Giao thừa

Giao thừa là một khoảnh khắc thiêng liêng, là thời điểm để gia đình quây quần bên nhau, cùng ôn lại những câu chuyện đã qua và cùng đón chào một năm mới may mắn, thành công và bình an.

Lì xì chúc Tết là một trong những phong tục đã có từ lâu của dân tộc ta. “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, vào những ngày Tết, con cháu sẽ quây quần chúc thọ ông bà, mừng tuổi mẹ cha, mong sang năm mới luôn dồi dào sức khỏe, bình an. Ông bà sẽ cho các cháu nhỏ những bao lì xì đỏ rực với ý nghĩa năm mới con cháu sẽ nhận được thật nhiều may mắn, học hành tấn tới, làm việc thành công.

Đi chùa đầu năm

Những ngày đầu năm mới, người miền Tây thường sẽ đi lễ chùa đầu năm nhằm tỏ lòng thành kính với Đức Phật, các vị tổ tiên. Cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn, được phù hộ đạt được nhiều thành công, sức khỏe, bình an. Ngoài ra, đi lễ chùa đầu năm còn giúp mọi người gột rửa những điều cũ, để bản thân trở nên thanh tịnh hơn. Đây là một trong những phong tục ngày Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

Ảnh: Công Tuấn/Báo Người Lao Động.

Đăng bởi: Quỳnh Đặng

Từ khoá: Khám phá nét đặc sắc trong phong tục ngày Tết miền Tây

Cập nhật thông tin chi tiết về Phượt An Giang Chuyến Đi Khám Phá Miền Tây Sông Nước trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!