Xu Hướng 10/2023 # Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc # Top 12 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô tả chung

Là cây thảo, có chiều cao trung bình từ 40 – 70cm. Cây có thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có mép nguyên lá non hình mũi tên. Lá già xẻ lông chim, mặt dưới có gai ở gần giữa, cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ đầy gai, gốc có bẹ, các thùy có hình mác, đầu nhọn.

Cụm hoa là một bông mo, trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa lưỡng tính, bao hoa có 4 – 6 thùy, nhị 4 – 6, chỉ nhị ngắn, bầu hình trứng. Quả mọng có gai ngắn ở đỉnh.

Cây Ráy gai có mùa hoa quả trong khoảng tháng 3 – 4.

Phân bố sinh thái

Ở Việt nam, chỉ có một loài Ráy gai, phân bố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.

Cây là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn ở bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, có khả năng đẻ nhánh khỏe, ra hoa quả nhiều. Khi quả chín rụng, cây thường được phát tán nhờ nước.

Theo thống kê, Việt nam có nguồn thảo dược tương đối dồi dào. Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, người ta còn trồng cây này dọc theo bờ ao để tránh xói lở, đồng thời nó cũng tạo thêm nơi trú ngụ cho hệ sinh vật khác.

Thành phần hóa học

Ráy gai chứa flavonoid, acid hữu cơ, hợp chất phenol, đường, acid amin.

Toàn cây còn có saponin triterpen. Thân rễ chứa tinh bột. Bông mo có acid hydrocyanic.

Thân rễ cây có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm trừ suyễn và thanh nhiệt, giải độc.

Nhân dân ở vùng có Ráy gai mọc thường hái lá non về làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa. Theo kinh nghiệm nhân dân, thảo dược này thường được dùng chữa ho, tê thấp, đau bụng, phù thũng, đau lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam bộ đã dùng rộng rãi thảo dược này để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét cho ra kết quả tốt.

Năm 1973, Xưởng dược X5 thuộc Phòng Quân y – B2 đã sản xuất viên Ráy gai, dùng điều trị trên lâm sàng và viên ráy gai phối hợp với bột nghệ để làm thuốc bổ gan.

Đồng thời, loài cây này cũng được ứng dụng nhiều trong điều trị ở các nước khác như Trung quốc, Malaysia,…cụ thể như sau:

Ở Trung quốc, thảo dược được dùng để chữa ho, phế nhiệt.

Ở Malaysia, thảo dược là một thành phần trong bài thuốc chữa ho.

Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt

Bộ phận thường dùng là thân rễ, cây có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông, có thể phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng, có thể ngâm nước phèn và nước gừng, đợi mềm, thái mỏng rồi sao lên.

Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt

Ráy gai, Kim cang, Cẩu tích, Ngưu tất, Huyết đằng mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Chữa thiên suy

Ráy gai 12g, Lá trâu cổ 10g, Hạt vải 10g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml còn 100ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa vàng da, suy gan

Dùng 12 – 16g Ráy gai, sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 2 tiếng, dùng từ 2 – 3 lần/ ngày.

Để tăng hiệu quả cho bài thuốc, có thể cân nhắc dùng phối hợp nghệ vàng với Ráy gai, sắc dùng 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày. Đồng thời cũng có thể bổ sung một số vị thuốc khác như nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp

Ráy gai, Ngưu tất, Ngũ gia bì, Cẩu tích, Bạch thược, Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Trần bì, mỗi vị dùng 20g. Ngâm tất cả với rượu làm thuốc.

Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng

Ráy gai, Bạc hà, Mạch môn, Huyền sâm, Râu ngô mỗi vị từ 10 –  12g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2  tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về loài cây Ráy gai. Cũng như các loại thảo dược khác, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và thời gian sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất

Nhục Quế: Gia Vị Quen Thuộc Của Mọi Nhà

Nhục quế (Cortex Cinnamomi) là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài là gia vị độc đáo với sự nồng ấm từ mùi hương, Quế còn là một vị thuốc thường dùng trong Y học cổ truyền.

Nhục quế thuộc họ Long não Laureacea.

Tên gọi khác: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế quan (Quế trồng từ Srilanca), Quế bì…

Nguồn cung cấp Quế ở quốc tế chủ yếu từ Srilanca. Hiện nay, Việt Nam ta tự trồng và cung ứng Quế làm thuốc lẫn gia vị. Quế được trồng nhiều ở dọc dãy núi Trường Sơn, từ Thanh Hóa đến Quãng Ngãi. Trong đó nổi tiếng về chất lượng là Quế được trồng tại Thanh Hóa.

1.1. Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ cành to, còn cành nhỏ gọi là Quế chi. Thu hái vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10. Do thời gian này Quế nhiều nhựa, bóc dễ, không bỏ sót lòng. Quế bóc sót lòng được coi là kém giá trị.

1.2. Chế biến

Lấy lạt buộc quanh thân và cành to, cách mặt đất 20 – 40cm do Quế lấy từ sát gốc được coi là chất lượng kém. Mỗi dây lạt buộc cách nhau 40 – 50cm để cắt cho đều. Sau đó đục gõ cho đứt vỏ quanh thân, cành theo đường dây lạt đã buộc. Tiếp tục đục gõ theo chiều dọc, cách nhau khoảng 40cm. Khi đã cắt ngang và dọc xong, người ta lại lấy que nứa vót nhọn và mỏng lách vào khe cắt, vỏ quế tự tách ra. Quế tách xong lại bổ dọc với chiều rộng từ 5 – 10cm.

1.3. Phân loại

Phần vỏ được lấy từ thân cách mặt đất 1,2m đến chỗ chia cành thứ nhất gọi là Quế thượng châu. Loại này được coi là quế chất lượng nhất.

Quế được bóc ở những cành to gọi là quế thượng biểu.

Quế được bóc ở những cành nhỏ gọi là quế chi. Ngoài ra, Quế chi còn được lấy từ các cành quế non, chặt nhỏ rồi đem phơi.

Chế biến: sau khi thu hái, ngâm quế một ngày, lấy ra để khô nước rồi đem đi ủ. Mùa nóng ủ khoảng 3 ngày, mùa lạnh ủ khoảng 7 ngày.

Nhục quế vị cay, ngọt, nóng. Quy kinh Tỳ, Thận, Tâm, Can.

Tác dụng: bổ hỏa, hỗ trợ phần dương của cơ thể, loại bỏ khí lạnh từ bên trong, giảm đau, làm ấm và lưu thông kinh mạch.

Chỉ định

Điều trị thận dương hư bất túc, mệnh môn hỏa suy gây: liệt dương, lạnh tử cung, lưng lạnh đau, tiểu đêm nhiều lần, hoạt tinh. Thường dùng cùng Phụ tử, Sơn thù, Thục địa. (Như bài Thận khí hoàn, Hữu quy ẩm).

Điều trị Thận dương hư gây đau bụng, nôn, tứ chi lạnh, đại tiện lỏng. Thường dùng cùng với Phụ tử, Can khương, Nhân sâm như bài Quế phụ lý trung hoàn.

Trị đau xương khớp khi thay đổi thời tiết thường dùng với Độc hoạt, Tang ký sinh, Đỗ trọng.

Trị đau bụng kinh, mất kinh thường dùng cùng Đương quy, Xuyên khung, Tiểu hồi hương như bài Thiếu phúc trục ứ thang.

Thành phần hóa học: các hợp chất diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, các hợp chất flavonoid, tanin, coumarin. Tinh dầu chiếm 1 – 5%, trong đó chứa 65 – 95% là andehit cinnamic, acetat cinamyl, acetat propyl phenyl, eugenol.

Trong tinh dầu quế Trung Quốc người ta không thấy eugenol. Tinh dầu dễ tan trong ethanol 70% và acid acetic khan.

Tác dụng dược lý: kích thích hô hấp, tuần hoàn, tăng bài tiết, gây co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Tinh dầu có chất sát trùng mạnh.

Lấy miếng quế mài ra, hòa cùng nước để uống.

Pha như pha trà: gọt quết thành từng miếng nhỏ, bỏ vào ấm cho nước nóng vào rồi rót đổ bỏ ngay. Thêm nước sôi lần hai, chờ ngấm rồi để nguội uống. Có thể hãm 2 – 3 lần nước để uống, loại tốt có thể hãm 5 – 6 lần nước.

Rượu quế: nhục quế 6g rượu vừa đủ. Nhục quế giã nát, ngâm rượu trong 3 ngày, uống ấm. Thích hợp dùng khi bị đau nhức mình mẩy do cảm lạnh.

Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca. Gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần, trong 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả 98%. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Tác dụng phụ gây khô miệng, táo bón (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984, 2:115).

Nghiên cứu của Truyền Thế Trân: dùng chất chiết xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy nến và 23 ca mề đay. Mỗi lần uống 25 – 50 mg (1 – 2 viên) ngày 3 lần. Đối với vẩy nến uống 4 – 8 tuần còn mề đay sau khi hết uống tiếp 5 – 14 ngày.

Trị nhiễm độc phụ tử:

Nhục quế 5 – 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 – 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 – 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 – 5g cách uống như trên. Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 – 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987, 5:53).

Cây Cỏ Ngọt Là Gì? Công Dụng Của Cây Cỏ Ngọt Đối Với Sức Khỏe

Cây cỏ hay cúc ngọt còn có tên khoa học là Stevia rebaudiana, đây là một loại cây bụi rậm thuộc họ Asteraceae, có nguồn gốc từ đến từ Bắc và Nam Mỹ. Ngày nay loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Loại cây này có kích thước khá nhỏ, chỉ cao khoảng 100cm, lá cây có hình mũi mác mọc đối xứng với nhau. Lá cây cỏ ngọt có răng cưa ở nửa phần trên.

Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, có phần tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa có chiều dài từ 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt). Lá cây là nơi tập trung khá nhiều glycoside – một hoạt chất tạo ngọt tự nhiên, chất này có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía.

Cây cỏ ngọt mọc hoang ở Paraguay và được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990.

Cây cỏ ngọt có những công dụng đối với sức khỏe như

Hỗ trợ cho người bị bệnh tiểu đường

Cây cỏ ngọt có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Theo những nghiên cứu từ National Library of Medicine – Thư viện y học quốc gia Mĩ, thì lượng tiêu thụ chất tạo ngọt có trong loại cây này giúp lượng đường trong máu rất giảm nhiều hơn so với nhóm tiêu thụ tinh bột.

Ngoài ra thì những chiết xuất từ cây cỏ ngọt có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1C đáng kể.

Phù hợp cung cấp đường cho phụ nữ mang thai

Trong cỏ ngọt có chứa hợp chất Glycoside steviol , đây là một chất đã được chứng minh là chất tạo ngọt an toàn đối với phụ nữ mang thai vì Glycoside steviol hoàn toàn không gây ra tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu cũng như chức năng sinh sản của mẹ bầu.

Kiểm soát lượng đường tiêu thụ ở trẻ em

Trẻ em là một trong những đối tượng tiêu thụ nhiều đồ ngọt nhất. Theo những đánh giá từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chính vì lý do trên, việc cân bằng lượng đường ở trẻ em càng sớm càng tốt là điều rất đáng để quan tâm.

Mặc dù là một loại thực phẩm tốt và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên cây cỏ ngọt vẫn có một số những tác dụng phụ mà bạn cần phải lưu ý như sau:

Cây cỏ ngọt có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do chứa hàm lượng ít calo nên lượng đường trong cây cỏ ngọt có thể gây ra tình trạng tiêu thụ nhiều calo hơn, dẫn đến tăng cân.

Các sản phẩm từ cây cỏ ngọt có chứa cồn đường, có thể gây ra triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy đối với những người nhạy cảm với rượu đường.

Cũng giống như những loại dược liệu khác, khi sử dụng các dược liệu được bào chế từ cỏ ngọt thì bạn nên sử dụng với một hàm lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này nếu không sẽ mang đến những tác dụng phụ không đáng có.

– Không được phép tự ý kết hợp cỏ ngọt với các loại thuốc Tây hay các loại dược liệu khác

Advertisement

khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn.

– Dù là một loại dược liệu lành tính, tuy nhiên người bệnh không nên dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

– Với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, cần phải nghe theo lời khuyên của người có chuyên môn, không được tự ý sử dụng

– Để đảm bảo hiệu quả của cỏ ngọt, nên dùng đồ bằng sứ để đun thuốc. Không nên đun, sắc thuốc bằng những dụng cụ bằng kim loại.

– Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để quá trình chữa bệnh có được kết quả tốt nhất.

Giá bán dao động của cỏ ngọt chỉ từ 15.000 – 20.000 đồng/cây và các sản phẩm chế biến từ cây cải ngọt có thể kể đến như đường cải ngọt hiện đang được bán ở chúng tôi với giá chỉ 79.000 đồng/125g.

Hương Nhu Tía: Tìm Hiểu Công Dụng Của Cây Thuốc Trong Vườn Nhà

Hương nhu vốn là một loại cây cỏ rất quen thuộc trong đời sống người dân chúng ta. Một nắm lá Hương nhu giải cảm cúm, hay nồi nước lá Hương thu thơm lừng nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái,… Những điều này đã trở nên một điều tự nhiên với mỗi người dân quê.

Hương nhu tía còn thường được gọi với cái tên É tía. Nó có tên khoa học Ocimum sanctum L., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Đặc điểm thực vật

Đây là loại cây thân thảo nhỏ. Sống hàng năm hoặc có thể lâu hơn. Chiều cao trung bình trên dưới 1m. Thân, cành có màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, thuôn hình mác hoặc hình trứng. Nó thường màu nâu đỏ, có cuống khá dài, mép hơi khía răng, hai mặt đều có lông, gân lá hình lông chim, có các tuyến nhỏ lõm xuống. Hoa màu tím, mọc thành bông xim co ở đầu cành. Hoa xếp thành vòng gồm 6 – 8 bông, ít phân nhánh. Đài hoa tồn tại đựng quả bế. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

Cây được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Ra hoa vào tháng 5 – 6.

Phân bố

Hương nhu tía thường mọc hoang khắp nơi hoặc được trồng trong vườn nhà để làm thuốc.

Trên thế giới, nó được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines,… để lấy tinh dầu, làm hương liệu,…

Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 – 30 độ C; lượng mưa 1800 – 2600 mm/năm. Ở các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: thân, cành mang lá, hoa.

Thu hái: cây Hương nhu tía thường được thu hái khi đang vào mùa ra hoa tầm tháng 5 – 6.

Chế biến: Cây hái về đem rửa sạch, có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần. Lưu ý không phơi thuốc dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm mất tinh dầu trong thuốc.

Bảo quản: Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, có thể bỏ bịch ni lông cột kín. Tránh những nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào thuốc sẽ làm hư hại, giảm chất lượng dược liệu.

Thành phần hóa học trong dược liệu

Tinh dầu là thành phần đáng chú ý và có giá trị nhất trong Hương nhu tía. Theo Dược điện Việt Nam IV, dược liệu phải chứa ít nhất 0,5% tinh dầu (tính theo dược liệu khô tuyệt đối). Trong tinh dầu,  thành phần chính là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryophylen.

Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid: apigenin, luteolin, apigenin-7-glucuronid, luteolin-7-glucuronid, orientin.

Các hợp chất thuộc nhóm polyphenol: acid galic, acid galic methylester, acid galic ethylester, acid protocatechic, acid rosmarinic.

Acid ursolic cũng là một thành phần quan trọng và có hàm lượng cao trong Hương nhu tía.

Tác dụng dược lý của dược liệu

Nghiên cứu tác dụng của acid ursolic trong dược liệu, người ta thấy nó có những tác dụng:

Chống viêm.

Bảo vệ gan.

Chống khối u.

Hạ lipid máu.

Tác dụng của Hương nhu tía theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, vị thuốc vị cay, tính ấm, có những công dụng:

Làm ra mồ hôi, giải cảm.

Trừ hơi nắng, thời tiết nhiều ẩm thấp của mùa hè.

Chữa cảm nắng, nhức đầu.

Trị đau bụng, đi ngoài.

Chữa tức ngực.

Chữa nôn mửa.

Trị chuột rút.

Trị phù thũng ứ nước.

Chữa hôi miệng.

Cách dùng

Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu nước xông. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Liều lượng: Nước xông: 50 – 100g dùng tươi. Nước sắc 6 – 12g/ 1 ngày.

Bài thuốc chữa nóng sốt do mắc mưa, nắng, gió lạnh, người sốt không có mồ hôi

Hương nhu tía 12g, Đậu ván trắng 16g, Hoắc hương 12g, Củ sắn dây 12g, Lá tre gai 12g, Quả dành dành (sao vàng) 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa ho nhiều đờm đặc, ăn ít, người gầy yếu

Hương nhu tía 8g, Vỏ quýt 8g, Rễ cam vàng 8g. Các vị thuốc đem sao vàng, sắc với Thuốc dòi tía 8g. Uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa trẻ chậm mọc tóc

Hương nhu tía sắc đặc với mỡ lợn bôi hàng ngày.

Bài thuốc chữa chứng hôi miệng

Lá Hương nhu tía sắc lấy nước đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.

Những người hay ra nhiều mồ hôi không nên dùng Hương nhu tía.

Phân biệt Hương nhu tía và Hương nhu trắng. Hương nhu trắng (é lớn) thường cao hơn Hương nhu tía (é tía). Lá mọc đối, có cuống, phiến lá dài 5-10cm, hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Trên gân chính của lá có lông. Hoa nhỏ mọc thành xim đơn 6 hoa, xếp thành chùm, đôi khi ở phía dưới có phân nhánh. Hương nhu trắng có hàm lượng tinh dầu cao hơn Hương nhu tía, nên có mùi hắc và khó uống. Trong khi Hương nhu tía thường được dùng làm thuốc trong Đông y, Hương nhu trắng chủ yếu được khai thác để cất tinh dầu.

Hương nhu tía là vị thuốc dễ trồng, dễ dùng. Tuy nhiên cũng như bất kì vị thuốc nào, người bệnh không nên tự ý sử dụng một cách bừa bãi, để tránh những hậu quả không mong muốn. Khi có bệnh, bệnh nhân nên đi thăm khám để nhận được sự tư vấn từ thầy thuốc. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn

Cây Ba Chạc: Công Dụng Và Cách Dùng

1.1. Mô tả chung

Cây nhỏ, cao 1 – 3m. Cành non có lông. Lá kép mọc đối, có 3 lá chét, mép nguyên, lá non có lông rất mịn. Lá chét hình trái xoan, dài 4,5 – 13cm, rộng 2,5 – 5,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, cuống lá dài có lông.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, lá bắc nhỏ, màu trắng, lá dài hình trái xoan, có lông ở mép lá. Cán hoa 4 – 5, dài gấp ba lần lá dài, hơi khum ở đầu, nhẵn.

Quả hình trái xoan, khi chín màu đỏ, chia làm 2 – 4 mảnh, hạt hình cầu màu đen bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm.

Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

1.2. Bộ phận dùng

Lá thu hái quanh năm dùng tươi hoặc phơi khô. Thân và rễ thái lát, phơi khô.

1.3. Thành phần hóa học

Lá và rễ Ba chạc chứa alcohol. Lá, vỏ quả, vỏ rễ có tinh dầu mùi thơm nhẹ, tinh dầu có α-pinen và furfuraldehyde.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho biết nhiều công dụng của cây Ba chạc như: tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hiệu quả làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol, cải thiện huyết áp.

2.1. Hoạt động chống viêm

Bằng cách sử dụng chiết xuất methanol từ rễ Ba chạc. Thí nghiệm trên nhóm chuột nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật Di truyền, Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc xác định được hoạt động chống viêm dạ dày trên chuột. Nhóm nghiên cứu đánh giá, thảo dược có thể được phát triển thành một phương thuốc thảo dược chống viêm.

2.2. Tác dụng kháng khuẩn

Nghiên cứu ở Trung Quốc thấy nước sắc lá Ba chạc (1/1) có tác dụng ức chế trực khuẩn Shigella ở nồng độ pha loãng 1:25, không có tác dụng trên trực khuẩn bạch cầu Corynebacterium diphtheriae.

2.3. Tác dụng lợi sữa

Trên mô hình diều chim bồ câu, cao cồn và nước sắc lá và cành non Ba chạc, liều tính theo dược liệu khô là 10g/kg/ngày, uống 10 ngày làm cho tế bào biểu mô diều chim bồ câu chuyển sang hình đăng-ten, trong đó có 1/5 con đã hình thành tuyến sữa. Điều này chứng minh lá có tác dụng lợi sữa.

Thử cho 35 người cho con bú, uống nước sắc lá và cành non khô ngày 12g liền nhiều ngày. Sau 3 ngày, sữa tăng nhiều là 15 (42,8%), tăng vừa 14 (40%), không có kết quả 6 (17,2%).

2.4. Hoạt động diệt côn trùng

Tại Khoa Côn trùng học, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã xác định được thành phần tinh dầu và hoạt động diệt côn trùng từ vỏ rễ cây Ba chạc. Côn trùng phát hiện trong nghiên cứu này đó là những côn trùng tồn tại trong việc cất chứa ngũ cốc, thóc lúa… Điều này trùng khớp với kinh nghiệm dân gian ở nước ta, thường bỏ một nắm lá Ba chạc vào bao gạo, bao thóc để chống mối mọt.

2.5. Độc tính cấp

Cao nước lá và cành non cho chuột nhắt trắng uống, đã xác định được LD50 là 300 g/kg tính theo dược liệu khô, tức là độc tính cấp rất thấp.

Ba chạc có vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, giảm đau, lợi sữa.

4.1. Lá Ba chạc

Dùng ngoài: chữa mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc còn chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema. Lá tươi, nấu nước tắm, rửa hoặc giã đắp.

Dùng trong: chữa bệnh viêm họng, viêm amidan, ho, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật, phụ nữ mới đẻ ít sữa, kém ăn hoặc bị chứng nhiệt sinh khát. Ở Trung Quốc còn đề phòng bệnh cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não, cảm lạnh, viêm gan. Ngày 20 – 40g sắc uống hoặc nấu cao.

4.2. Rễ và vỏ thân

Chữa phong thấp, đau gân nhức xương, tê bại, bán thân bất toại, kinh nguyệt không đều. Trung Quốc còn chữa ngộ độc lá Ngón. Ngày 8 – 24g sắc uống.

Thuốc bổ đắng (làm ăn ngon, dễ tiêu), đặc biệt cho phụ nữ sau khi đẻ

Ngày 8 – 16g lá hoặc 4 – 12g rễ, sắc uống.

Thuốc lợi sữa

Ngày 8 – 16g lá, sắc uống nhiều ngày.

Thuốc điều kinh

Ngày 4 – 12g rễ, vỏ thân sắc uống.

Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưỡi, miệng, viêm gan vàng da, viêm dạ dày

Ngày 12 – 20g lá tươi sắc uống. Trường hợp viêm ở miệng thì ngậm và nuốt dần.

Chữa phong thấp, viêm khớp, lưng gối đau nhức, tê bại, đau dây thần kinh hông

Ngày 20 – 40g rễ sắc uống. Hoặc rễ Ba chạc, dây Đau xương, Câu đằng, Tầm gửi, cây Dâu. Mỗi vị 20 – 30g, sắc uống.

Thuốc phòng cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não

Ba chạc (lá) 15g, Rau má 30g, Đơn buốt 15g, Cúc chỉ thiên 15g. Sắc uống.

Bài viết đã cung cấp thêm về tác dụng cũng như cách dùng của cây Ba chạc, loài cây tương đối phổ biến ở Việt Nam. Cũng như các loại dược liệu khác, cây Ba chạc chỉ mang lại hiệu quả khi sử dụng đúng liều lượng. Quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cây Lược Vàng: Từ Loài Cây Cảnh Đến Vị Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Lược vàng (tên khoa học Callisia fragrans (Lindl.) Woodson), thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân mọc đứng hoặc bò ngang, có thể cao từ 20 – 50cm, có khi phát triển đến 1m. Thân lược vàng chia nhiều đốt, nhánh. Các đốt dài khoảng 1 – 2cm, những nhánh thân dài đến 10cm.

Lá cây thuộc loại lá sáp, mọc so le hoặc lá đơn, phiến lá có hình ngọn giáo. Kích thước lá dài khoảng 12 – 25cm, rộng khoảng 4 – 6cm. Bề mặt lá nhẵn, những lá tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ có màu tím, còn trong bóng râm có màu xanh. Màu lá ở mặt trên sẽ đậm hơn so với mặt dưới. Bẹ lược vàng ôm khít thân, mép lá nguyên và lá thường có màu vàng khi già đi, gân lá song song. Lá cây Lược vàng mọng nước.

Hoa Lược vàng xếp thành một trục dài và cong thành chùm, hợp thành xim. Mỗi cặp xim được nối bởi những chiếc răng cưa dài 3 – 10 mm. Cụm hoa thường gồm khoảng 6 – 12 hoa, màu trắng, hình dạng nhọn, dài 5-6 mm. Cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm, phần trên xanh, dưới trắng, mép nguyên, có lông mịn ở phía dưới.

Hoa của cây nở chủ yếu vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy thuộc theo vùng khí hậu. Tuy nhiên hoa thường rất nhanh tàn và mọc khá lẻ tẻ.

Nhiều tài liệu cho rằng trước đây rất lâu, cây đã được trồng ở vùng Trung, Nam Mỹ. Một số được trồng ở Nga, sau đó di thực sang Việt Nam.

Ở nước ta, cây xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa, sau đó lan ra khắp cả nước. Hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở bất cứ đâu.

Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá của cây đều được sử dụng để làm thuốc. Và nên thu hái từ những cây trưởng thành để đảm bảo hoạt chất của thuốc được cao. Tốt nhất nên chọn những lá dài trên 20cm và có màu tím sậm.

Các bộ phận này được hái rồi rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi.

4.1. Thành phần hóa học

Trong cây Lược vàng chứa:

Các Lipid gồm: Triacyglyceride, Sulfolipid, Digalactosyglycerides

Các acid béo: Paraffinic, Olefinic

Các sắc tố caroten, chlorophyl

Acid hữu cơ

Phytosterol

Các vitamin PP, B2

Các flavonoid: Quercetin, Kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).

Các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu

4.2. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu người ta thấy, lược vàng có những tác dụng nổi bật sau:

Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp)

Tác dụng tăng cường miễn dịch

Tác dụng chống oxy hóa

Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.

Nghiên cứu về độc tính trên cây Lược vàng cho thấy: Lá và thân bò lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.

Lược vàng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, được sử dụng chữa một số bệnh sau:

Chữa ho, viêm họng

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Điều trị viêm loét dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn

Ổn định huyết áp

Giảm đau mỏi cơ xương khớp

Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

Hạn chế sự phát triển các khối u và tế bào ung thư

Bôi bên ngoài giúp: Chống tiết dịch, giảm ngứa, sưng đau trong một số bệnh ngoài da, chấn thương, bong gân,…

6.1. Bài thuốc chữa viêm họng

Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá Lược vàng, đem rửa sạch, thái nhỏ. Nhai trực tiếp, từ từ trong khoảng 10 phút. Nên nhai 1 ngày 3 lần.

6.2. Bài thuốc chữa mụn nhọt

Chuẩn bị 1 – 2 lá lược vàng đã được rửa sạch đem giã nát và đắp trực tiếp lên vùng có nốt mụn nhọt. Có thể dùng băng gạc y tế dán lên để cố định dược liệu. Thời gian đắp khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch với nước.

Không nên uống Lược vàng cùng một lúc với các thuốc khác đặc biệt là thuốc tân dược.

Không nên dùng dạng rượu Lược vàng trên người bị viêm – xơ gan, tăng huyết áp hoặc tăng đường huyết chưa kiểm soát tốt, người không uống được ruợu.

Vì Lược vàng có tính mát nên những người có cơ địa lạnh (sợ lạnh, dễ tiêu chảy) không uống nước ép tươi Lược vàng vào buổi tối.

Trẻ em dưới 5 tuổi ưu tiên dùng bôi hoặc đắp ngoài.

Cây thuốc quanh ta rất phong phú. Nhưng làm sao để sử dụng cho đúng bệnh, đúng cách để không đưa đến những hậu quả không mong muốn, thì người bệnh cần có sự tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!