Xu Hướng 10/2023 # Rối Loạn Chuyển Hóa Protid: Cơ Sở Hóa Sinh Và Ứng Dụng Thực Tế # Top 18 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Rối Loạn Chuyển Hóa Protid: Cơ Sở Hóa Sinh Và Ứng Dụng Thực Tế # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Chuyển Hóa Protid: Cơ Sở Hóa Sinh Và Ứng Dụng Thực Tế được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Protid hay protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Chúng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng cho sự phát triển bình thường. Rối loạn chuyển hóa protid là xuất hiện sự bất thường trong quá trình đó. Vậy, bệnh lý này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người bệnh. chúng tôi Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau.

Protein cùng với đường và chất béo là những đại phân tử quan trọng chính yếu. Protein có nhiều trong các loại thịt, một số loại hạt và rau củ. Có rất nhiều loại protein được phát hiện và mỗi loại giữ một chức năng khác nhau. Những chức năng chủ chốt mà protid thực hiện là:

Phát triển cơ thể và duy trì ở một giới hạn nhất định.

Chất xúc tác của các phản ứng hóa sinh.

Hoạt động như một chất trung chuyển.

Xây dựng cấu trúc.

Duy trì nồng độ toan kiềm bình thường.

Cân bằng dịch thể.

Tăng cường miễn dịch.

Là chất dinh dưỡng có thể dự trữ.

Cung cấp năng lượng.

Những chức năng này luôn phối hợp với nhau giúp các phản ứng, quá trình trong cơ thể diễn ra đồng hợp. Và chính những chức năng này rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển.

Rối loạn chuyển hóa protein là bất kỳ một biến cố nào xảy ra trong chu trình chuyển hóa protein. Điều này có thể dẫn tới những hệ lụy như số lượng protein quá ít hay quá nhiều. Ngoài ra, sản xuất những protein mất chức năng hay kém chức năng cũng có thể xảy ra.

Chẩn đoán có thể rất khó khăn vì rằng các dấu hiệu nghi ngờ không đặc hiệu. Chúng có thể gây nhầm lẫn lên chẩn đoán các bệnh lý khác. Thông thường, các bệnh lý được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng người bệnh mắc. Những đối tượng nguy cơ cao sẽ được kiểm tra bằng các xét nghiệm protein đặc hiệu. Xét nghiệm gene cũng được thực hiện để tìm nguyên nhân và xác định loại protein bệnh. Các protid có thể bị ảnh hưởng là: hemoglobin, huntingtin, glucosidase, rhodopsin, galactosidase, amyloid,…

Protein là chất dinh dưỡng đa chức năng, do đó một loại protein nào đó bị bệnh sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tương ứng. Rất nhiều bệnh lý đã được chứng minh là do rối loạn chuyển hóa protein như:

Phenylketon niệu

Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa phenylalanine gây ra các hội chứng về khuyết tật trí tuệ. Phenylalanine là thành phần tạo ra protein và các phân tử quan trọng khác cho cơ thể. Người mắc bệnh thường có nồng độ phenylalanine cao trong nước tiểu và có thể gây ra nhiều triệu chứng như tăng động, mùi cơ thể khó chịu,…

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Rối loạn chuyển hóa protid hemoglobin – là thành phần cấu trúc chính của hồng cầu. Máu người bệnh sẽ bị giảm chức năng vận chuyển oxy và người bệnh sẽ bị thiếu oxy mãn tính. Có khi bệnh gây ra thuyên tắc mạch máu rất nặng nề.

Bệnh Alzheimer

Bệnh nhân bị khiếm khuyết protein β-amyloid. Bệnh gây ra hội chứng suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy trầm trọng. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc đời thường của người bệnh.

Bệnh tyrosin máu

Bệnh do tích tụ bất thường tyrosine trong máu – thành phần quan trọng trong sản xuất protein và mô cơ của cơ thể. Bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh và có nhiều loại khác nhau. Triệu chứng cũng rất đa dạng, có khi không có triệu chứng hay nặng nề hơn như li bì, ăn kém.

Bệnh siro niệu

Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa protein đặc trưng bởi triệu chứng nước tiểu có mùi như siro trái cây. Nguyên nhân do cơ thể không thể chuyển hóa protein và acid amin. Đây có thể là bệnh lý nguy hiểm, do đó người bệnh nên được đưa đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ.

Homocystin niệu Một số ung thư

Nhiều loại ung thư được phát hiện do rối loạn chuyển hóa protid p53 như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư gan,… Protein này có vai trò quan trọng trong kiểm soát sự tăng trưởng tế bào. Rối loạn p53 đi kèm với rối loạn tăng sinh tế bào, tế bào phát triển bất thường sẽ gây ra ung thư.

Triệu chứng rối loạn chuyển hóa protein rất đa dạng từ nhẹ nhàng đến nguy hiểm. Hơn nữa, bệnh có thể biểu hiện ở bất cứ một cơ quan nào mà không có đặc điểm đặc trưng. Do đó, người bệnh nên lưu ý các triệu chứng bất thường xảy ra trên cơ thể, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao như:

Bệnh diễn tiến dai dẳng.

Bệnh không đáp ứng với các điều trị cơ bản.

Người dinh dưỡng kém.

Không có bệnh lý nào khác giải thích cho triệu chứng của người bệnh.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm nếu nghi ngờ rối loạn chuyển hóa protid. Những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc đặc trị để điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, chế độ ăn cũng phải được chú ý và nên tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ; vì rằng một số bệnh cần phải có chế độ kiêng khem một số thực phẩm nhất định

Rối loạn chuyển hóa protid là bệnh lý hiếm gặp, khó chẩn đoán và có thể nguy hiểm. Song, vẫn có những cách thức để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu bất thường và nên sớm gặp bác sĩ để nhận được sự chăm sóc tối ưu.

Đặc Sắc Văn Hóa Ẩm Thực Xứ Sở Kim Chi

Mì lạnh Hàn quốc Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng chiếm phần lớn bề mặt, biển cả bao quanh ba phía, Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên dồi dào thủy sản, nông nghiệp với kỹ thuật trồng lúa nước phát triển từ rất lâu đời. Thêm vào đó, khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt đã mang lại một sự đa dạng trong hệ động thực vật, đa dạng trong từng đặc sản địa phương. Chính nhờ vậy, ẩm thực Hàn Quốc cũng mang vẻ đẹp trong sự đa dạng. Sự đa dạng nằm trong các loại ngũ cốc, thịt nướng, hải sản ướp muối, rau xào trong tỏi, mì lạnh, hấp lẩu, cháo, xà lách , nước sốt…Và cũng nhờ sự đa dạng ấy, các bữa ăn của Hàn Quốc là tất cả của sự cân bằng. Một bữa ăn được tạo ra trong sự hòa hợp về âm dương, gia vị mặn và ngọt, cay và nhẹ, nóng và lạnh. Khi nấu ăn, người Hàn Quốc sử dụng các thành phần khác nhau để tạo ra hương vị đặt biệt của từng món ăn, nhưng song song đó, lại vẫn giữ được hương vị riêng của mỗi loại thực phẩm được sử dụng : “ mặn, ngọt, chua, cay, đắng “. Gia vị cơ bản được sử dụng trong món ăn Hàn Quốc bao gồm muối, nước tương, bột ớt, bột đậu tương, giấm và đường. Để làm tăng hương vị, họ dùng gừng, mù tạt, tiêu, ớt, dầu mè, tía tô, hành lá, tỏi. Trong đó, nước tương và bột đậu tương ( đậu được lên men độc đáo ) là gia vị quan trọng.Thịt nướng thơm ngon Xứ Hàn Tuy nhiên, nấu ăn Hàn Quốc không chỉ tập trung vào hương vị. Có vẻ như người Hàn Quốc ăn bằng mắt. Việc chế biến và trình bày cũng lắm công phu và mang tính thẩm mỹ cao. Thực phẩm Hàn Quốc được trang trí trong năm màu sắc tự nhiên “ xanh, đỏ, vàng, trắng, đen “, được sử dụng với tiêu chí tăng sự hấp dẫn của món ăn đối với thực khách và đồng thời có lợi cho sức khỏe. Để tô điểm thêm cho món ăn, màu đỏ được sử dụng bởi ớt đỏ, táo tàu, cà rốt. Đối với màu trắng và màu vàng, lòng trắng trứng được chiên mỏng và tách ra. Hành lá, dưa leo, bí được sử dụng như đồ trang trí màu xanh lá cây. Nấm được sử dụng để trang trí màu đen. Thức ăn được trang trí với sự sang trọng và tinh tế của người Hàn Quốc, thể hiện sự tôn trọng dành cho thực khách.Hương liệu Ẩm thực Hàn Quốc Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lâu đời, cũng như hầu hết các quốc gia Châu Á khác, gạo là lương thực chính trong chế độ ăn Hàn Quốc. Gạo vừa là một phần của bữa ăn, nó còn được dùng làm bánh gạo ( bánh ttok ), cháo, làm rượu vang và các loại rượu khác… Ngoài ra, thực phẩm Hàn Quốc là các món ăn được thực hiện theo mùa với các loại vật phẩm được trồng theo thời tiết. Theo từng khu vực, từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng khác nhau. Vào mùa đông ( tháng 12 Âm lịch ), người ta nấu cháo đậu đỏ nhằm xua tan mọi tai ương. Đối với Tết Âm lịch thì món chủ đạo là bánh gạo ttok, bánh bao, bánh gạo nếp rắc vừng… Mùa đông mang những luồng không khí lạnh tới Hàn Quốc cũng là lúc những món ăn ấm cúng cùng vị cay đặc trưng trở thành lựa chọn số một để sưởi ấm “ dạ dày ” như đậu phụ hầm xương, canh kim chi cay nóng…Kim chi cũng là món ăn với lịch sử phát triển trong mùa đông lạnh giá. Khi mà người ta phải nghĩ đến dự trữ rau để dùng trong mùa đông ngoài cách làm cho khô. Ngày nay, kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mùa đông và thậm chí là các ngày khác trong năm.Kim chi – Biểu tượng ẩm thực Xứ Hàn Nhắc đến văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, phải kể đến những quy tắc sắp xếp và tổ chức bữa ăn đầy rắc rối và khắc khe. Đối với các bữa ăn truyền thống gia đình, trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn. Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi các cháu bé, người ta phải chuẩn bị các bữa ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Bánh gạo hấp – Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu…Bánh gạo hấp Ngày nay, ẩm thực Hàn Quốc không chỉ được biết đến khi du khách đến với xứ sở Kim Chi, các món ăn đã vươn xa hơn với sự nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm giúp quảng bá hương vị và sự tinh tế của ẩm thực xứ Hàn đến các nước trên thế giới. Ngoài việc truyền bá qua film ảnh, truyền hình … chính phủ đã đẩy mạnh hơn thông qua các kênh giải trí khác, thậm chí nhờ đến cả lĩnh vực âm nhạc như việc mời các nhóm nhạc Hàn Quốc có ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc châu Á làm đại sứ ẩm thực Hàn Quốc, giúp quảng bá khẩu hiệu: “Smart Choice! Global K-food!” là ý tưởng về việc giúp du khách thưởng thức những món ăn Hàn Quốc có lợi cho sức khỏe bằng cách hướng dẫn cho họ chọn món ăn một cách khoa học. Món ăn Hàn Quốc thường kèm giữa thức ăn chính với rất nhiều đồ ăn phụ nên người ăn có thể tiếp nhận được nhiều loại thực phẩm, đa dạng hóa các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Chính vì thế, các món ăn này luôn được đánh giá rất cao về những ưu điểm bổ dưỡng, hợp lý về dưỡng chất khoa học, giảm lão hóa và giữ được vẻ đẹp tươi trẻ…cũng như món kim chi được quảng bá như có tác dụng rất lớn là phòng tránh bệnh lây nhiễm từ gia cầm và phòng chống ung thư. Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đặt chỉ tiêu tăng gấp 4 lần số nhà hàng của nước này trên thế giới vào năm 2023 nhằm quảng bá và thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Hàn Quốc ra nước ngoài. Và như vậy, chỉ cần vài năm nữa, sẽ không còn là khó khăn khi bạn thèm và muốn ăn một món Hàn Quốc bởi đi đâu cũng sẽ có các nhà hàng món Hàn Quốc sẵn sàng phục vụ, hoặc bạn cũng có thể tự làm các món Hàn Quốc tại nhà nhờ vào việc các nguyên liệu thực phẩm đến từ Hàn Quốc luôn sẵn có trong siêu thị. Cũng như âm nhạc và film ảnh, văn hóa ẩm thực đã trở thành một yếu tố quan trọng để tạo nên câu chuyện làn sóng Hallyu ( hay còn gọi là làn sóng văn hóa Hàn Quốc ). Đây là con đường vô cùng hiệu quả để Hàn Quốc giới thiệu mình và tạo ảnh hưởng với thế giới theo cách riêng của mình.Cẩm nang Du lịch

Đăng bởi: Nhóm Học

Từ khoá: Đặc sắc văn hóa ẩm thực xứ sở Kim Chi

Rối Loạn Thái Dương Hàm

Rối loạn Thái Dương Hàm (RLTDH) là một bệnh lý rất phổ biến, được xem là nguyên nhân gây đau vùng mặt miệng chiếm hàng thứ hai, chỉ sau đau do răng. Tỉ lệ RLTDH chiếm từ 14% đến 88% trong cộng đồng, tuỳ theo nghiên cứu. Tính trung bình, tỉ lệ có ít nhất một triệu chứng là 41% và ít nhất một dấu hiệu lâm sàng là 56%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân là có nhu cầu điều trị.

Rối loạn Thái Dương Hàm xảy ra nhiều nhất trong độ tuổi từ 20 – 40, nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ từ 2:1 đến 4:1, trong đó dấu hiệu tiếng kêu khớp chiếm tỉ lệ cao nhất, nhưng đau mới là triệu chứng khiến bệnh nhân tìm đến điều trị.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau: rối loạn khớp cắn, vận động cơ không đồng bộ, yếu tố tâm lí,… nhưng rối loạn khớp cắn, tức những vướng cộm trong hoạt động nhai hoặc thói quen cận chức năng, đặc biệt nghiến răng là yếu tố cần đánh giá và loại trừ trước tiên.

Khớp Thái Dương Hàm

Khớp Thái Dương Hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai được gọi là khớp thái dương hàm. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho bị trật đĩa khớp, hoặc mòn xương lồi cầu ảnh hưởng đến đĩa sụn khiến cho bạn luôn bị đau khi há miệng, hoặc nghe tiếng kêu cộp cộp.

Có nhiều nguyên nhân gây Rối loạn Thái Dương Hàm, gây đau khi há miệng như:

– Nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, hoặc viêm – thoái hóa thứ phát khớp Thái Dương Hàm.

Khớp Thái Dương Hàm bị viêm do tổn thương xương lồi cầu và KTDH bình thường

– Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới. Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.

– Một biến chứng xảy ra Rối loạn Thái Dương Hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc do thói quen xấu ăn nhai như nhai 1 bên, hay ăn đồ dai, đồ cứng. Nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai một bên làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp Thái Dương Hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.

– Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8.

– Rối loạn Thái Dương Hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.

– Sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả dẫn đến các răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, răng đối diện trồi xuống, các răng mọc lệch lạc gây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng.

– Sự sai lệch của các miếng trám, răng giả.

– Thống kê cho thấy, viêm khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp, sau các viêm ở khớp nhỏ – nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều khớp xương bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng.

– Lo lắng và những rối loạn tâm lý khác có vai trò như là những chất xúc tác cho rối loạn khớp thái dương hàm, do nó làm giảm khả năng đề kháng của bộ máy nhai, làm tăng co thắt cơ và những sai lệch chức năng.

– Trong một số trường hợp ta có thể phát hiện được những rối loạn chuyển hóa hay nội tiết, là một trong những nguyên nhân của Rối loạn Thái Dương Hàm hay gặp ở phụ nữ trẻ (do ảnh hưởng của hormon).

– Một trong những yếu tố cần chú ý nữa là rối loạn vi lượng do dinh dưỡng (thiếu Magnesium…) hay do nội tiết (ảnh hưởng của oestrogen…).

Trong 20% Rối loạn Thái Dương Hàm thì không tìm ra nguyên nhân và nó được xem là không có nguyên nhân.

Nếu bộ máy nhai này thích nghi được với những nguyên nhân này thì sẽ không có Rối loạn Thái Dương Hàm. Ngược lại nếu nó không thích ứng được thì sẽ gây bệnh với các tổn thương.

– Mỏi cơ khi ăn nhai

– Đau các cơ nhai: đau vùng góc hàm, đau vùng thái dương, đau vùng dưới hàm

– Có thể đau các cơ vùng gáy, vùng cổ hay cánh tay

– Đau khớp thái dương hàm: đau vùng trước tai, đau trong tai

– Há miệng có tiếng kêu khớp

– Há miệng giới hạn, há miệng lệch

– Ăn nhai khó

– Có thể đau các răng, nhất là răng cối

Ngoài các triệu chứng chính kể trên, bệnh nhân có thể có những triệu chứng:

– Nhức đầu

– Đau trong tai, ù tai, giảm thính lực, rối loạn thăng bằng

– Sưng tuyến nước bọt dưới hàm một bên

– Chảy nước mắt, đau sau hốc mắt

– Cảm giác nóng bỏng, châm chích vùng mũi – hầu

– Rối loạn tư thế toàn thân, với tình trạng vẹo, lệch người một bên

Các phương pháp điều trị Rối loạn Thái Dương Hàm bao gồm:

– Điều trị nội khoa

– Điều trị nắn khớp

– Điều trị vật lý trị liệu

– Máng nhai

– Mài chỉnh khớp cắn và tái tạo hướng dẫn răng nanh

– Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phục hình hay chỉnh hình

– Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phẫu thuật

– Phẫu thuật nội soi khớp đơn giản

– Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp

– Vi phẫu thuật tạo hình khớp

– Thay khớp

Các biện pháp điều trị này có thể thực hiện đơn thuần, riêng rẽ hay kết hợp tùy theo tình trạng của bệnh nhân sau khi chuẩn đoán. Khi kết hợp, các biện pháp có thể thực hiện đồng thời hay tuần tự từng bước.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa hay điều trị thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng.Tuỳ thuộc triệu chứng mà sử dụng các loại thuốc khác nhau như: thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm tình trạng đau, khó chịu, viêm khớp, Thuốc giãn cơ để giảm co thắt cơ hàm do vận động quá mức…

2. Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng cách nắn khớp

Nắn khớp là thủ thuật đưa lồi cầu định vị trở lại trên đĩa khớp trong trường hợp mới bị há miệng hạn chế lần đầu trong thời gian không quá ba tuần.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm các biện pháp massage, chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại là những biện pháp điều trị hỗ trợ nhằm tăng tuần hoàn vùng khớp, giúp cải thiện triệu chứng đau. Vật lý trị liệu không phải là phương pháp điều trị chính chỉ là phương pháp hỗ trợ trong điều trị Rối loạn Thái Dương Hàm.

Tập vận động hàm dưới hoặc các bài tập phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng ở những bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm được điều trị phẫu thuật can thiệp khớp thái dương hàm.

4. Đeo máng nhai thư dãn

Máng nhai là một khí cụ được đặt giữa hai cung răng, thường được làm bằng nhựa trong suốt và bệnh nhân có thể tự tháo lắp được. Máng nhai có nhiều loại khác nhau:

Máng nhai phía trước

Máng thư giãn

Máng nhai thư giãn là điều trị không xâm phạm và có tính hoàn nguyên, thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị RLTDH. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là giải pháp triệt để trong điều trị RLTDH.

Máng định vị hàm dưới ra trước và máng định vị lồi cầu

Máng định vị hàm dưới ra trước giúp định vị hàm dưới ra trước, sử dụng trong trường hợp có tình trạng dời đĩa ra trước. Máng định vị hàm dưới ra trước được mang liên tục trong thời gian 3 – 5 ngày liên tục rồi sau đó mang ban đêm hoặc mang liên tục trong thời gian 6 tháng, tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Máng định vị lồi cầu là một loại máng nhai đặc biệt, tương tự máng định vị ra trước, nhưng có thể định vị lồi cầu xuống dưới, hoặc ra trước, thực hiện cho từng bên hoặc cả hai. Máng định vị lồi cầu giúp lồi cầu đạt được vị trí tối ưu trong hõm khớp, làm vị trí tham chiếu cho các điều trị tái tạo khớp cắn sau đó. Máng định vị lồi cầu đòi hỏi phải thực hiện sau khi ghi vận động chức năng lồi cầu và phải có giá khớp định vị lồi cầu chuyên dụng. Máng sử dụng trong trường hợp có tình trạng dời đĩa ra trước một bên, hoặc sử dụng trong điều trị phẫu thuật khớp thái dương hàm.Máng định vị lồi cầu được mang liên tục trong thời gian 8 – 12 tuần.

Máng định vị hàm dưới ra trước và máng định vị lồi cầu sẽ làm thay đổi vị trí lồi cầu trong hõm khớp, vì vậy phải tiến hành phục hình hoặc chỉnh nha sau đó để táo tại khớp cắn chức năng.

5. Điều chỉnh khớp cắn đơn giản bằng mài chỉnh hay tái tạo hướng dẫn răng nanh

Mài chỉnh khớp cắn hay tái tạo hướng dẫn răng nanh thường chỉ thực hiện sau khi mang máng nhai từ 6 tuần đến 3 tháng, giúp sự tiếp xúc răng được đều và tốt hơn, làm cho vận động hàm dưới được trơn tru, dễ dàng hơn. Mài chỉnh khớp được thực hiện trong nhiều lần điều trị và đánh giá đáp ứng.

Advertisement

6. Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phục hình răng, chỉnh nha hay phẫu thuật chỉnh nha

Trường hợp rối loạn khớp cắn trầm trọng, không thể điều trị bằng mài chỉnh khớp cắn, sẽ được tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng giải pháp phục hình, chỉnh nha hoặc phẫu thuật chỉnh hình xương. Chỉnh nha là giải pháp điều trị phổ biến nhất trong tái tạo khớp cắn toàn bộ.

7. Phẫu thuật nội soi khớp đơn giản

Phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định khi không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn nhằm rửa khớp, loại bỏ tổ chức viêm.

8. Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phâu thuật tạo hình khớp.

Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phẫu thuật tạo hình khớp được chỉ định khi không đáp ứng với nội soi khớp đơn giản. Nội soi khớp phức tạp được thực hiện tại bệnh viện dưới gây mê.

9. Phẫu thuật thay khớp

Phẫu thuật thay khớp là giải pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp phẫu thuật khác thất bại. Thay khớp đòi hỏi phải thực hiện hai lần trong trường hợp sử dụng khớp cá nhân hóa. Phẫu thuật thay khớp được thực hiện tại bệnh viên dưới gây mê.

– Người bệnh nên tránh sử dụng quá mức các cơ nhai như không nên ăn những thức ăn quá cứng hoặc dai.

– Chia thực phẩm thành những phần nhỏ, vừa miệng.

– Không nên nhai nhiều thức ăn cùng một lúc.

– Khi ngáp không nên há quá rộng cơ hàm, miệng.

– Tập các bài tập xoa bóp hay vận động được bác sĩ tư vấn.

– Khi bị đau nên áp ấm, nóng ẩm hoặc nước đá các bên của khuôn mặt có thể giúp thư giãn cơ và giảm bớt cơn đau.

– Tập yoga và có lối sống lành mạnh.

Hội chứng rối loạn thái dương hàm có thể chữa được dễ dàng trong hầu hết nhiều trường hợp. Khi cảm thấy những dấu hiệu như đau nhức vùng má, đau cơ hàm, ăn uống khó khăn… hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

(Hình ảnh tổng hợp từ chúng tôi chúng tôi chúng tôi google,…)

Bệnh viện Trung Ương Huế

Hiểu Rõ Về Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi

Rối loạn tâm thần và hành vi là một nhóm bệnh lý thuộc chuyên khoa Tâm thần. Trong bệnh lý này, người bệnh có các triệu chứng điển hình của tình trạng loạn thần. Đi kèm với đó là những hành vi bị rối loạn, khác thường, không phù hợp với bất kỳ hoàn cảnh, văn hóa, tôn giáo,…1 2

Tùy thuộc vào bệnh lý tâm thần mà người bệnh mắc phải, những hành vi của người bệnh có thể bị rối loạn từ nhẹ đến nặng. Có thể chỉ đơn giản là hành vi bất thường nào đó với tần suất thấp, xảy ra không thường xuyên. Cho đến những hành vi dị thường, lặp đi lặp lại. Thậm chí có những cơn xung động hành vi mà người bệnh không thể kiểm soát được.2

Nguyên nhân của tình trạng tâm thần và hành vi bị rối loạn có thể là nguyên phát hoặc thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Những bệnh lý nguyên phát gây nên tình trạng tâm thần và hành vi bị rối loạn bao gồm:1 2 3

Các thụ cảm thể dopamine ở vỏ não cũng như các nhân dưới vỏ tăng sự nhạy cảm.

Nồng độ dopamine ở khe synap thần kinh hệ dopamine tăng số lượng (có thể lên đến 300%).

Ngoài ra, gen di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong căn nguyên nguyên phát này. Người ta thấy rằng nhóm rối loạn này là do đa gen gây ra, các gen gây bệnh nằm trên các nhiễm sắc thể số 6, 8, 10, 13 và 22. Gen di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường thuận lợi sẽ gây ra các bất thường về hành vi và tâm thần nói chung.6 7

Nguyên nhân thứ phát

Biểu hiện của tình trạng tâm thần và hành vi rối loạn bao gồm các triệu chứng của loạn thần và những bất thường về hành vi.

Những biểu hiện của tình trạng rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác.8

Hoang tưởng

Là những ý nghĩ hoang đường, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, xã hội, cuộc sống. Người bệnh hoàn toàn không nhận ra sự dị thường trong cách suy nghĩ của mình. Một vài hoang tưởng điển hình như:

Tự cao: Người bệnh nghĩ mình có tài hơn mọi người, có khả năng lãnh đạo, điều hành mọi người.

Bị hại: Người bệnh cảm thấy có một người, một thế lực nào đó đang có ý định gây hại cho mình.

Được yêu: Cảm thấy người khác (đồng nghiệp, bạn bè) đang rất thần tượng, yêu thương mình.

Hoang tưởng bị kiểm tra, chi phối, hoang tưởng kỳ quái,…

Ảo giác

Là những tri giác sai lầm về một sự vật, sự việc hoàn toàn không có thực. Điển hình như:

Ảo thị. Nhìn thấy ma quỷ, thấy ánh sáng thiên thần, …

Ảo thanh. Nghe tiếng nói bên tai xúi giục, hăm dọa bản thân.

Ảo xúc. Cảm giác như dòi bò khắp cơ thể.

Ngoài ra còn có ảo khứu, ảo vị, ảo giác phức tạp.

Những biểu hiện của tình trạng rối loạn hành vi

Hành vi của bệnh nhân trở nên dị thường, không phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Điển hình như:1 2

Nói nhảm, nói một mình, nói lặp đi lặp lại.

Ngồi trầm ngâm, bất động, không nói.

Đập phá đồ đạc, la hét, kích động, chửi bới, đánh đập, giết người.

Cơn xung động hành vi: tự gây hại bản thân, cởi bỏ quần áo, cướp giật, phóng hỏa, …

Việc điều trị phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh mà người bệnh mắc phải. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp nhiều liệu pháp để nâng cao hiệu quả điều trị.

Một số phương pháp điều trị bao gồm:6 8

Liệu pháp sử dụng thuốc

Tùy vào bệnh lý gây rối loạn hành vi và tâm thần mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định nhóm thuốc phù hợp. Có thể bao gồm 1 hoặc nhiều hơn trong số những nhóm thuốc sau đây:

Chống loạn thần: haloperidol, risperidon, sulpiride, …

Chống trầm cảm: amitriptylin, sertralin, venlafaxin, …

Ổn định khí sắc: encorate, carbamazepin, lithium, …

An thần: diazepam, mimosa, alimemazin, …

Tâm lý liệu pháp

Tâm lý liệu pháp là một phương pháp điều trị có hiệu quả, cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như: trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc, lo âu, …

Hành vi trị liệu

Trị liệu hành vi là một thuật ngữ rộng đề cập đến việc sử dụng các kỹ thuật bắt nguồn từ hành vi. Những người thực hành liệu pháp hành vi thường có xu hướng nhìn vào các hành vi cụ thể, đã học. Cũng như phương thức mà môi trường ảnh hưởng đến những hành vi đó.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, hành vi trị liệu thường đơn giản bao gồm những phương pháp sau:9

Tái hòa nhập cộng đồng

Tăng cường vận động thể lực: thể dục, thể thao, yoga, fitness, …

Hướng dẫn bệnh nhân tham gia vào các hoạt động xã hội: tham gia làm tình nguyện viên cho các tổ chức thiện nguyện, hỗ trợ người nghèo,…

Mở các lớp dạy nghề, hướng nghiệp phù hợp cho người bệnh.

Nói tóm lại, rối loạn tâm thần và hành vi không phải là một tình trạng bệnh lý khó điều trị. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm bệnh và điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm là vô cùng cần thiết. Mục đích là để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe tâm thần. Đồng thời tái hòa nhập với môi trường sống, không để mình trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Bạn Biết Gì Về Tẩy Tế Bào Chết Vật Lý Và Hóa Học?

Tẩy tế bào chết vật lý hay còn gọi là tẩy tế bào chết cơ học, là cách thông dụng nhất để loại bỏ tế bào chết trên da bằng cách ma sát, sau đó các tế bào chết sẽ bị cuốn trôi mà ít đem lại kích ứng da. Tẩy tế bào chết vật lý có 2 dạng là dùng hạt (hay còn gọi là scrub) và dùng gel (hay còn gọi là peeling gel).

Tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt có thể dùng các loại bột đậu, bột cám gạo, đường, muối biển… hoặc các loại sữa rửa mặt chứa các hạt chuyên dụng để tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết dạng gel thường được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị.

Tẩy tế bào chết hóa học được xem là bước tiến trong việc tẩy tế bào chết và đem lại hiệu quả cao hơn so với tẩy tế bào chết vật lý.

Tẩy tế bào chết hóa học sử dụng các hoạt chất làm “gãy” các cấu trúc bền chặt của tế bào chết trên bề mặt da và nằm sâu dưới da, tiêu hóa các tế bào chết. Các hoạt chất đó thường ở dưới dạng axit hdroxy như axit salicylic, axit glycolic, retinol và các enzym.

Tiêu chí

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết hóa học

Cách thức

Ma sát tạo ra lực, cuốn trôi các tế bào chết trên bề mặt da.

Cần rửa lại với nước hoặc sữa rửa mặt.

Hoạt chất làm thúc đẩy sự chia tách tế bào da.

Không cần rửa lại với nước và để qua đêm.

Phạm vi tác động

Trên bề mặt da.

Trên bề mặt da và chất bẩn nằm sâu dưới da.

Hiệu quả

Lấy đi khoảng 10 – 20 % tế bào chết trên bề mặt da.

Lấy đi 90% tế bào chết và chất bẩn nằm sâu dưới da, sâu trong lỗ chân lông.

Điều trị mụn ẩn nhờ hiệu quả làm sạch.

Nhân mụn sẽ bị đẩy lên bề mặt da, hỗ trợ trị mụn hiệu quả.

Thúc đẩy sản sinh collagen và chống lão hóa.

Nhược điểm

Làm tổn thương bề mặt da (dù không nhìn thấy bằng mắt thường), khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng, các tia bức xạ từ máy tính, điện thoại.

Có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm.

Ít sản phẩm để chọn lựa.

Tần suất áp dụng

2 – 3 lần/tuần

2 – 3 lần/tuần hoặc tùy tình trạng da, có thể áp dụng hằng ngày.

Cả hai phương thức tẩy tế bào chết vật lý và hóa học đều có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn không nên chỉ áp dụng một phương thức trong chu trình dưỡng da của mình.

Tẩy tế bào chết vật lý khá an toàn, lành tính và dễ tìm kiếm sản phẩm phù hợp, vì thế các bạn có làn da nhạy cảm nên sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thử tẩy tế bào chết hóa học ở một vùng da nhất định, nếu da bạn không kích ứng thì hãy áp dụng tẩy tế bào chết hóa học và vật lý xen kẽ nhau để đem lại hiệu quả dưỡng da cao nhất

Advertisement

Dù áp dụng phương thức nào, bạn vẫn nên bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời và các tia bức xạ.

Ẩm Thực Hàn Quốc Và Những Nét Văn Hóa Độc Đáo

Ẩm thực Hàn Quốc là sự kết hợp của độc đáo, tinh tế, tuy nhiên đôi lúc lại rất đơn thuần và bình dị. Có lẽ vì thế mà rất nhiều du khách bị hấp dẫn đến mức khó cưỡng lại.

Kim chi, món ăn đại diện cho thương hiệu ẩm thực xứ Hàn

Trong danh sách ẩm thực các món ngon hàn quốc thì kim chi không chỉ là một món ăn đồng thời cũng là nguyên liệu được dùng để chế biến thành những món ăn khác nhau nữa. Và chắc chắn rằng trong bất kỳ chuyến du lịch Hàn Quốc nào bạn đều bắt gặp rất nhiều loại kim chi.

Kim chi là một dạng thực phẩm được được chế biến từ rau củ quả và cho lên men, có hàng trăm loại kim chi, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là bắp cải ngâm muối được trộn cùng bột ớt đỏ, củ cải và các nguyên liệu khác như: tỏi, gừng, hành lá… sau đó bảo quản ở nhiệt độ thấp, lên men. Là món ăn không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày cũng như các bữa tiệc lớn nhỏ của người Hàn Quốc.

Đối với người Hàn Quốc, món kim chi có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể và sức khỏe, chẳng hạn: chống vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư. Và một điều rất quan trọng, người dân ở đây rất quý trọng, tự hào về kim chi, nó là đại diện cho nền văn hóa ẩm thực và tinh hoa dân tộc.

Các món ăn hàn quốc hằng ngày

Cơm và các món phụ là hai yếu tố quan trọng trong một bữa ăn thông thường. Bên cạnh đó, kim chi cùng nước sốt lên men cũng là thành phần thiết yếu có trên bàn ăn, là món ăn truyền thống không thể thiếu.

Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, chẳng hạn, gạo được xem là lương thực chính thường trực trong bất kỳ bữa ăn nào và các món phụ như: soup, món hầm, rau nấu chính, rau sống… cũng xuất hiện nhằm cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người ăn. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, cá khô và các thực phẩm muối biển phải được phục vụ trong bàn ăn.

Độc đáo của các món ăn giản dị đời thường là thế, nhưng gia vị mới là điểm nhấn làm nên sự đặc trưng của Hàn Quốc. Trong bất kỳ món ăn nào thì nước tương, tỏi, hành lá, vừng, dầu mè và bột ớt đỏ là thành phần không thể thiếu giúp hương vị món ăn càng thêm ngon hơn.

Ẩm thực Hàn Quốc mang tính theo mùa

Một đặc điểm khá giống với ẩm thực Nhật Bản, xứ sở Kim Chi có các món ăn đặc trưng theo mùa được chế biến từ những thành phần nguyên liệu tốt nhất và ngon nhất của từng mùa.

Với mùa thu Hàn Quốc, khí hậu trở nên dễ chịu, mát mẻ và có chút se lạnh cũng là thời điểm các món ăn đặc sản mùa thu thi nhau quyến rũ thực khách, trong đó phải kể đến: cua càng xanh nấu canh hoặc nướng ăn kèm nước chấm truyền thống, cá mòi chấm có thể dùng ăn sống (sashimi) hay nướng đều rất ngon, đối với tôm Jumbo (Pandan) tươi, nhiều thịt mọng nước rất thích hợp để nướng, ăn sống, đặc biệt rất ngon khi bỏ vỏ ngâm trong sốt dấm, ớt đỏ; ngoài ra còn có nấm thông và quả hồng. Nếu vừa được thưởng thức các đặc sản này vừa chiêm ngưỡng khung cảnh lãng mạn khi du lịch Hàn Quốc mùa thu thật là tuyệt vời.

Cách bày trí món ăn trong ẩm thực Hàn Quốc

Cách bày trí món ăn rất được chú trọng trên bàn ăn và dường như nó đã trở thành một nguyên tắc truyền thống khó nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào.

Trong bảng quy ước có 3, 5, 7 và 9 món ăn. Những con số này có ý nghĩa nhất định trên bàn ăn, thêm vào đó là các món ăn cơ bản: cơm, kim chi, soup và nước sốt. Tuy nhiên, đối với các gia đình hoàng gia, họ phân biệt 12 loại món ăn. Hàng đầu là cơm và canh, canh sẽ đặt bên phải của phần cơm, sau đó các món phụ được đặt theo các dòng tiếp theo. Phía bên phải là nơi đặt những món nóng và món thịt, bên trái đặt món lạnh và rau, phần trung tâm đặt các loại nước sốt. Dụng cụ ăn uống bao gồm: một thìa và đũa đặt ngay bên phải.

Phong cách ăn uống của người Hàn Quốc

Văn hóa Hàn Quốc nói chung hay văn hóa ẩm thực Hàn Quốc nói riêng, phong cách ăn uống rất được chú trọng. Người Hàn QUốc ăn mặc đúng cách, có tư thế tốt khi dùng bữa. Khi người lớn tuổi nhất trong bàn ăn bắt đầu ăn thì mọi thành viên mới nhấc thìa và đũa lên. Đặc biệt, khi ăn họ luôn cố gắng để thức ăn không rơi ra ngoài, nhai thật nhẹ nhàng, chậm rãi, họ không nhấc thìa và đũa cùng lúc hay nhấc bát cơm khỏi mặt bàn. Và mọi thành viên kết thúc bữa ăn khi người lớn tuổi rời khỏi bàn ăn. Vì thế, khi du lịch xứ kim chi, bạn nên quan sát thật kỹ, chú ý đến cách ăn tránh để lại ấn tượng không tốt đẹp trong chuyến đi của mình.

Trà đạo– nét độc đáo của ẩm thực Hàn Quốc

Người Hàn Quốc rất thích uống trà và họ phát triển nó thành nghi thức trà đạo rất riêng của quốc gia mình. Trong một buỗi lễ trà, người ngồi thiền và nuôi dưỡng tinh thần đạo đức, chiêm nghiệm cuộc sống.

Trà du nhập vào Hàn Quốc từ thời trị vì của Nữ hoàng Seon Deok trong Silla, sau đó phát triển cao trào trong Goryo và cuối thời đại Joseon. Rất nhiều nghệ sĩ, học giả thích uống trà và truyền bá văn hóa trà như: Jeong Yak-yong, Kim Jeong-hee và linh mục Choi.

Trà Hàn Quốc được lựa chọn từ những lá trà tươi ngon nhất, được hái vào đầu mùa xuân, sau đó được bảo quản sử dụng trong thời gian dài. Những người thưởng thức trà sẽ cảm nhận được sự tinh túy thú vị của: tiếng nước sôi, hơi ấm chén trà, màu sắc nước trà, hương vị và mùi thơm của nó. Trà rất tốt cho sức khỏe, tâm trí, cải thiện trí nhớ, thanh lọc cơ thể, giảm cholesterol và ngừa ung thư.

Đăng bởi: Cường Quàng

Từ khoá: Ẩm thực Hàn Quốc và những nét văn hóa độc đáo

Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Chuyển Hóa Protid: Cơ Sở Hóa Sinh Và Ứng Dụng Thực Tế trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!