Xu Hướng 10/2023 # Tất Cả Bệnh Nhân Ung Thư Nên Được Kê Đơn Tập Luyện Thể Dục # Top 15 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tất Cả Bệnh Nhân Ung Thư Nên Được Kê Đơn Tập Luyện Thể Dục # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tất Cả Bệnh Nhân Ung Thư Nên Được Kê Đơn Tập Luyện Thể Dục được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các tổ chức Ung thư khuyến nghị bệnh nhân ung thư cần sớm nhận được chỉ định điều trị không phải bằng cách kê đơn thuốc mà bằng các bài tập thể dục thể thao. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc chứng minh các bài tập thể dục có thể cải thiện sức khoẻ cho các bệnh nhân ung thư.

Chúng ta đều biết rằng việc tích cực vận động giúp giảm cân, cải thiện cảm xúc, ngủ tốt hơn, cải thiện mức năng lượng và đời sống tình dục, hơn nữa còn giảm khả năng mắc nhiều loại bệnh như tiểu đường và tim mạch.

Khả năng cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

Hiện tại, các bác sĩ tại Viện Ung thư Lâm sàn Úc (COSA) rất tự tin về khả năng cải thiện cuộc sống của các bệnh nhân ung thư nếu bổ sung việc vận động tập thể dục thể thao và họ khuyến cáo các bác sĩ khác nên kê đơn thuốc đặc biệt này cho bệnh nhân của họ.

Thay vì chỉ đơn giản là cố gắng sử dụng thuốc đúng liều đúng cử trong suốt quá trình điều trị ung thư, COSA khuyến nghị mọi bệnh nhân nên tiếp tục việc hoạt động thể chất như bình thường và cần tập luyện thể dục 150 phút mỗi tuần.

Việc tập luyện không cần phải ở cường độ quá cao: chỉ cần đi bộ, đạp xe hoạc leo cầu thang với một khoảng cách nhất định. Thêm vào đó, các bác sĩ cũng khuyên rằng, nên tập luyện các bài tập tăng sức bền và dẻo dai cho cơ thể như nâng tạ từ 2 đến 3 bài tập một tuần. Họ có thể lên đơn các bài tập dựa vào thể trạng và khả năng của bệnh nhân.

Việc tập luyện không cần phải ở cường độ quá cao (Ảnh: Workout Everydayentropy.Com)

Việc này là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài và sâu rộng về cách mà sự vận động cơ thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư. Một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này có thể giảm mệt mỏi, giảm stress về mặt cảm xúc và còn cải thiện chức năng vận động vật lý của cơ thể đối với một nhóm các bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư vú đang điều trị xạ trị.

Các chứng cứ trích dẫn khuyến nghị của COSA cho thấy việc tập thể dục mang lại lợi ích trong việc làm giảm sự phát triển các loại ung thư mới và các chứng bệnh khác. Và với một số loại ung thư, việc này còn giúp cải thiện tuổi thọ cũng như giảm nguy cơ tử vong do ung thư gây ra.

Thực tế lợi ích tập thể dục đang bị bỏ sót

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa ung thư lại không thường xuyên nói với bệnh nhân của mình về lợi ích này. Một bài báo của tờ Current Oncology, số ra tháng 6/2012 đã cho biết rằng việc kê đơn luyện tập thể dục thể thao là một ngoại lệ trong tiêu chuẩn điều trị ung thư thường thấy. Và cũng cho biết rằng hầu hết đại đa số bệnh nhân ung thư người Úc đều không tập luyện thể dục theo đúng yêu cầu đưa ra.

COSA khuyến nghị các bác sĩ chuyên khoa ung thư nên giới thiệu các nhà thực hành sinh lý hoặc các nhà vật lý trị liệu để giúp các bệnh nhân phát triển lịch tập thể dục và việc duy trì theo sát lịch tập đó. Phương pháp điều trị mới này rất cần được nhân rộng và áp dụng phổ biến để giảm đau đớn và đạt hiệu quả hơn trong quá trình điều trị, không những thế, sức khoẻ của bệnh nhân còn có xu hướng tốt lên, kéo dài tuổi thọ và tăng sức sống.

Phương Thảo (CALIPSO)

Đăng bởi: Hùng Trần

Từ khoá: Tất cả bệnh nhân ung thư nên được kê đơn tập luyện thể dục

Kết Quả Đáng Kinh Ngạc Của Một Thử Nghiệm Thuốc Ung Thư: Tất Cả Bệnh Nhân Khỏi Bệnh

Thử nghiệm được thực hiện trên 18 bệnh nhân ung thư trực tràng tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York (Mỹ). Loại thuốc được sử dụng trong thử nghiệm có tên là Dostarlimab, phát huy tác dụng bằng cách bộc lộ các tế bào ung thư để hệ thống miễn dịch có thể nhận dạng và phá hủy chúng.

Lần đầu tiên, thử nghiệm thuốc tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở Manhattan, Mỹ đã cho thấy khả năng loại bỏ ung thư 100%.

Một thử nghiệm nhỏ được thực hiện trên chỉ 18 bệnh nhân bị ung thư trực tràng, mỗi người đều dùng cùng một loại thuốc.

Kết quả nằm ngoài dự kiến là ung thư biến mất ở tất cả bệnh nhân, không thể phát hiện được dấu vết ung thư còn lại qua sức khỏe, nội soi, chụp PET (chụp cắt lớp vi tính phát xạ positron) hoặc chụp M.R.I (chụp cộng hưởng từ)

Kết quả nằm ngoài dự kiến là ung thư biến mất ở tất cả bệnh nhân

Tiến sĩ Luis A. Diaz J. từ trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering, tác giả của bài báo đăng trên Tạp chí Y học New England cách đây vài ngày, đã mô tả kết quả của thử nghiệm. Ông này cho biết ông không biết một nghiên cứu nào khác trong đó việc điều trị loại bỏ ung thư hoàn toàn ở mọi bệnh nhân.

“Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử của bệnh ung thư,” Tiến sĩ Diaz nói.

“Đã có rất nhiều giọt nước mắt hạnh phúc.” Tiến sĩ Andrea Cercek, một bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering và là đồng tác giả của bài báo này, cho biết.

Bệnh nhân đầu tiên của họ là Sascha Roth, khi đó 38 tuổi. Sau một thời gian điều trị, cô đã không mong đợi phản ứng hoàn toàn với Dostarlimab và lên kế hoạch chuyển đến New York để xạ trị, hóa trị và có thể phẫu thuật sau khi thử nghiệm kết thúc. Bất ngờ đã xảy ra sau khi thử nghiệm kết thúc, Tiến sĩ Cercek báo tin cho cô: “Chúng tôi đã xem xét bản chụp scan của bạn, hoàn toàn không có ung thư.” Tức là cô ấy không cần điều trị thêm.

Cô Roth kể lại “Tôi đã nói với gia đình mình và họ hề không tin lời tôi.” Nhưng hai năm sau, cô vẫn không có dấu vết của bệnh ung thư.

Thuốc mà các bệnh nhân đã dùng trong thử nghiệm là Dostarlimab, một loại thuốc ức chế điểm kiểm soát. Thuốc được dùng ba tuần một lần trong sáu tháng và có giá khoảng 11.000 đô la (254 triệu đồng) cho mỗi liều. Nó có tác động làm bộc lộ các tế bào ung thư, cho phép hệ thống miễn dịch xác định và tiêu diệt chúng.

Dostarlimab làm bộc lộ các tế bào ung thư, cho phép hệ thống miễn dịch xác định và tiêu diệt

Và hơn thể nữa, các tác dụng phụ xảy ra là không đáng kể, hầu hết các phản ứng có hại đều có thể dễ dàng kiểm soát.

Các bệnh nhân trong thử nghiệm đó đã dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát của Merck, Pembrolizumab, trong tối đa hai năm. Các khối u teo nhỏ lại hoặc ổn định ở khoảng một phần ba đến một nửa số bệnh nhân và họ đã sống lâu hơn. Khối u biến mất ở 10% số người tham gia thử nghiệm

Điều đó làm cho Tiến sĩ Cercek và Tiến sĩ Diaz đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu thuốc được sử dụng sớm hơn nữa trong quá trình mắc bệnh, trước khi ung thư có cơ hội di căn?

Và họ quyết định bắt tay thực hiện một nghiên cứu về những bệnh nhân bị ung thư trực tràng tiến triển cục bộ – các khối u đã di căn trong trực tràng và đôi khi đến các hạch bạch huyết nhưng không di căn đến các cơ quan khác. Tiến sĩ Cercek đã nhận thấy rằng hóa trị liệu không giúp ích cho một phần bệnh nhân mà có cùng loại đột biến đã ảnh hưởng đến bệnh nhân trong thử nghiệm năm 2023. Thay vì teo nhỏ lại trong quá trình điều trị, các khối u trực tràng của họ lại phát triển.

Advertisement

Thuốc ức chế điểm kiểm soát cho phép bệnh nhân ung thư trực tràng không phải đối mặt với hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật

Tiến sĩ Cercek và Tiến sĩ Diaz lý luận, liệu pháp với thuốc ức chế điểm kiểm soát sẽ cho phép bệnh nhân ung thư trực tràng này không phải đối mặt với các phương pháp điều trị làm kiệt quệ – hóa trị, xạ trị và không cần phải làm các phẫu thuật mà dẫn đến rối loạn chức năng ruột, tiết niệu hay tình dục.

Tiến sĩ Kimmie Ng, một chuyên gia về ung thư đại trực tràng tại Trường đại học Y Harvard, nói rằng mặc dù kết quả là “đáng chú ý” và “chưa từng có”, chúng sẽ cần được nhân rộng trong một nghiên cứu lớn hơn. Vì thử nghiệm trước đó chỉ tập trung vào những bệnh nhân có dấu hiệu di truyền hiếm gặp trong khối u. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi ung thư 100% ở các bệnh nhân là một dấu hiệu rất đáng để hứa hẹn.

Nguồn: chúng tôi The New York times

Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh Ung Thư Xương Bạn Nên Biết!

Ung Thư Xương Là Gì?

Ung thư xương là gì? Ung thư xương được biết đến là loại ung thư liên kết 3 tế bào (sarcoma) được hình thành từ những tế bào mô liên kết xương, tế bào tạo xương và tế bào tạo sụn.

Ung thư xương thường gặp ở những vị trí như xương đùi, xương chày, đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay (gần gối – xa khuỷu).

Ung thư xương có thể là loại ung thư nguyên phát hoặc thứ phát (từ những bộ phận khác trong cơ thể di căn đến). Nhưng đa số những trường hợp ung thư hiện nay đều thuộc nhóm ung thư thứ phát, có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn cuối, rất ít trường hợp là ung thư thứ phát.

Ung Thư Xương Có Mấy Loại?

Sarcoma xương: Đây là loại ung thư thường xuất hiện ở các mô dạng xương, được biết đến là một mô có cấu trúc gần như tương đồng với xương, nhưng có điểm khác biệt là có ít lượng khoáng chất hơn xương. Đối với sarcoma xương thường gặp ở vị trí là cánh tay và đầu gối.

Sarcoma sụn: Ung thư xảy ra ở mô sụn, có thể xuất hiện ở hầu hết những vị trí trong cơ thể như vùng xương đùi, vai, xương chậu…

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Xương

Đối với ung thư nguyên phát, cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, tất cả chỉ là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người mắc bệnh Paget xương, đây là một dạng tổn thương do những tế bào xương mới phát triển bất thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Tiếp xúc với bức xạ ion hoá: Người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hoá trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây biến đổi tế bào dẫn đến ung thư xương, thường gặp trong môi trường hóa chất độc hại hoặc người điều trị bằng xạ trị.

Bị chấn thương: Khi bị chấn thương với lực va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến xương, đặc biệt là xương đùi, xương chày tiến triển thành mãn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Dấu Hiệu Ung Thư Xương

Bệnh ung thư xương tiến triển theo 3 mức độ với những biểu hiện khác nhau nghiêm trọng tăng dần.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em giai đoạn đầu rất khó phát hiện ra với những triệu chứng khá mơ hồ, các bé chưa thể chú ý và thông báo đến cha mẹ, ngay cả người lớn cũng thường bỏ qua giai đoạn này.

Cách nhận biết ung thư xương qua những dấu hiệu sau bạn nên chú ý là:

Cảm giác đau đớn: Dấu hiệu bạn có thể cảm nhận đầu tiên là cảm thấy đau. Những cơn đau ở giai đoạn đầu chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ, đến bất chợt. Cho đến khi bệnh nặng hơn thì những cơn đau xuất hiện dày đặc và cảm giác đau tăng lên. Thường bị đau vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, cơn đau này rất mơ hồ không xác định được chính xác vị trí.

Rối loạn chức năng xương: Xuất hiện cùng những cơn đau là tình trạng chức năng xương bị ảnh hưởng, có thể gây teo cơ.

Cơ thể biến dạng: Khi khối u phát triển nhanh chóng sẽ gây ra biến dạng dị tật, quan sát thấy các chi dưới có sự biến đổi bất thường.

Mệt mỏi: Cơn đau xuất hiện khiến người bệnh thường khó ngủ, người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Đây cũng là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ nhận biết nhất, cha mẹ nên chú ý những biểu hiện bất thường của bé.

Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn cuối, lượng canxi tăng cao trong máu sẽ khiến người mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sụt cân nhanh chóng. Hoặc cũng có thể gây khó thở, ho, vàng da… nếu khối u di căn.

Các Giai Đoạn Của Ung Thư Xương

Theo một số thống kê cho thấy, đối với bệnh nhân ung thư xương hầu hết các trường hợp có thời gian sống trên 5 năm nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Như vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa ung thư xương từ sớm bằng cách có chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý. Có biện pháp che chắn khi ra ngoài nắng để hạn chế ảnh hưởng của tia UV và ở môi trường ô nhiễm. Không sử dụng chất kích thích, và hãy giữ cho tinh thần được thư giãn, cân bằng, không nên quá áp lực.

Chẩn Đoán Ung Thư Xương

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, thông qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm ung thư xương giúp xác định chẩn đoán bệnh như:

Chụp X quang: Thông qua hình ảnh giúp bác sĩ xác định được vị trí ban đầu và chỗ phát triển của khối ung thư.

Chụp scan xương: Chụp scan xương bằng chất đồng vị giúp phát hiện ra tế bào ung thư khi chụp x quang không phát hiện ra. Độ phóng xạ trong phương pháp này ở mức cho phép nên bệnh nhân cũng không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chọc mẫu sinh thiết: Mẫu tế bào được lấy trong cơ thể bệnh nhân và tiến hành xét nghiệm giúp bác sĩ biết được là u lành tính hay ác tính.

Điều Trị Ung Thư Xương

Những phương pháp điều trị ung thư xương được áp dụng hiện nay sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chủ yếu là những phương pháp sau:

Phẫu thuật

Phương pháp được ưu tiên hàng đầu là phẫu thuật giúp loại bỏ tận gốc khối u, triệt căn. Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, phẫu thuật không chỉ loại bỏ khối u mà còn có những mô lành xung quanh vì bệnh có nguy cơ tái phát ở những vị trí gần vị trí ban đầu.

Hoá trị

Đây là phương pháp điều trị nhằm giết chết tế bào ung thư đang ở giai đoạn phân chia. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này thường được áp dụng đồng thời với những phương pháp khác giúp quá trình điều trị ung thư xương có hiệu quả tăng cao.

Hoá trị còn có khả năng giúp khối u được thu nhỏ lại để hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật hoặc áp dụng trong trường hợp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Xạ trị

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư xương. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành tầm soát ung thư xương và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, cần ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ bằng cách nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư và luôn giữ cho mình thói quen sống, chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Ung Thư Bàng Quang Di Căn

Việc điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn ung thư bàng quang. Do đó, việc hiểu biết về các giai đoạn của bệnh là vô cùng cần thiết.

Ngày nay, bảng phân loại thường được sử dụng nhất là hệ thống TNM.

T (Tumor): Đo lường mức độ phát triển của khối u.

N (Node): Cho biết khối u đã di căn vào các hạch bạch huyết gần bàng quang chưa.

M (Metastatis): Cho biết khối u có lan ra các cơ quan hoặc hạch bạch huyết xa không.

Dựa vào hệ thống này, ung thư bàng quang được chia ra những giai đoạn như sau:

Giai đoạn 0

Khối u chỉ phát triển trong trung tâm bàng quang. Nó không lan vào các mô hoặc cơ của thành bàng quang. Khối u cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa.

Ung thư bàng quang chưa di căn giai đoạn I

Khối u đã phát triển vào lớp niêm mạc bên trong của bàng quang.  Nhưng chưa tới lớp cơ của thành bàng quang. Khôi u không lan đến hạch bạch huyết và cơ quan khác.

Giai đoạn II

Khối u đã phát triển qua lớp mô liên kết trong bàng quang và vào lớp cơ của bàng quang.

Giai đoạn III

Khối ung thư bây giờ đã nằm ​​trong lớp mô mỡ bao quanh bàng quang. Giai đoạn này có thể đã lan đến các cơ quan lận cận như: tuyến tiền liệt (ở nam), tử cung hoặc âm đạo (ở nữ). Nhưng chúng chưa lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan xa.

Giai đoạn IV

Giai đoạn này được xác định khi có một trong các đặc điểm sau:

Khối u đã di căn từ bàng quang vào vùng chậu hoặc thành bụng. Nhưng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Khối ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần. Nhưng không lan đến các cơ quan xa.

Khối ung thư đang ở trong các hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa như xương, gan hoặc phổi.

Gọi là ung thư bàng quang di căn khi các tế bào ung thư xâm lấn các mô xung quanh. Thông thường, thuật ngữ này đề cập đến việc khối u di căn đến các cơ quan ở xa. Nhưng chúng cũng có thể di căn cục bộ trong các cơ và mô liên kết gần bàng quang.

Ung thư bàng quang di căn cục bộ

Thành bàng quang được tạo thành từ 4 lớp riêng biệt.

Niêm mạc.

Dưới niêm mạc.

Cơ.

Thanh mạc.

Ung thư sẽ xâm lấn đầu tiên ở các lớp này. Một khi đã xâm nhập, nó có thể lan sang các mô mỡ và hạch bạch huyết xung quanh. Khi đã đến các hạch bạch huyết, nó có thể di chuyển đến các cơ quan xa. Khối u cũng có thể tiếp tục phát triển lấn vào phúc mạc.

Ung thư bàng quang di căn xa

Khi tế bào ung thư đã đến hạch bạch huyết, chúng có thể lan đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, các vị trí phổ biến nhất có thể di căn xa là:

Phổi

Xương

Gan

Ngoài ra ung thư bàng quang cũng có thể di căn đến tuyến tiền liệt, tử cung và âm đạo.

Viều trị ung thư bàng quang di căn phụ thuộc chủ yếu vào vị trí tế bào di căn so với nguyên phát. Các lựa chọn điều trị có thể là hóa trị, xạ trị và liệu pháp tế bào đích.

Hóa trị

Hóa trị thường được áp dụng trong điều trị di căn ung thư. Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên để giúp làm chậm sự phát triển và lây lan của ung thư. Hóa trị giúp cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống.

Liệu pháp tế bào đích

Liệu pháp tế bào đích sử dụng thuốc để nhắm các phân tử mục tiêu. Mục đích là ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tê tế bào ung thư. Ví dụ: Erdafitinib (Balversa) được sử dụng để điều trị ung thư có đột biến trong gen FGFR2 hoặc FGFR3. Hoặc cho bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị liệu.

Xạ trị

Xạ trị có thể được chỉ định thêm để điều trị ung thư bàng quang. Đặc biệt là di căn đến xương. Hoặc được chỉ định khi bệnh nhân không thể phẫu thuật.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể được kết hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chúng có thể được thực hiện đồng thời với các phương pháp điều trị ung thư bàng quang di căn.

Các vấn đề khi chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư bàng quang là:

Thể chất

Giảm đau do các biến chứng từ bệnh ung thư hoặc do các phương pháp điều trị.

Được kê thuốc chống buồn nôn hoặc nôn trong và sau khi hóa trị.

Chăm sóc về tình trạng dinh dưỡng trước, trong và sau khi điều trị.

Tình cảm

Chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm, lo lắng hoặc sợ hãi cho cả bệnh nhân và gia đình của họ.

Tinh thần

Kết hợp chăm sóc tinh thần theo nhu cầu, giá trị, niềm tin và nền tảng văn hóa của bệnh nhân và gia đình.

Khác

Câu hỏi về các biểu mẫu pháp lý, chẳng hạn như chỉ thị nâng cao và giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe

Tiên lượng sống của người bệnh ung thư bàng quang di căn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cách tốt nhất để kéo dài sự sống là người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ. Ngoài ra, bệnh nhân nên kết nối với gia đình, bạn bè và cộng đồng để được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Ths. Bs CKI Trần Quốc Phong

Tình Trạng Khô Miệng Và Táo Bón Ở Bệnh Nhân Ung Thư: Cách Xử Trí Thế Nào?

Ung thư là bệnh lý ác tính có xu hướng ngày càng gia tăng. Hóa trị, xạ trị vẫn là một trong những phương pháp điều trị cơ bản, thế nhưng nó cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn như tình trạng khô miệng, tình trạng táo bón. Vậy làm cách nào giúp giảm tình trạng này? Cùng chúng mình tìm hiểu nha!

Những thực phẩm cần tránh để cải thiện tình trạng khô miệng

Nguyên nhân của tình trạng khô miệng ở bệnh nhân ung thư

Hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu cổ có thể làm tổn thương các tuyến nước bọt khiến các tuyến này tiết nước bọt ít hơn bình thường và gây ra tình trạng khô miệng. Khô miệng làm cho bệnh nhân cảm thấy trở ngại khi nói, khó khăn trong quá trình nhai và nuốt thức ăn.

Nên làm gì để cải thiện việc ăn uống khi bị khô miệng?

Nhấp từng ngụm nước suốt cả ngày để làm ẩm khoang miệng và vùng hầu họng.

Lựa chọn thực phẩm mềm mịn dễ nuốt như bún, cháo, thịt thăn, phi lê cá, đu đủ, dưa hấu,…

Chế biến thực phẩm ở dạng mềm, ướt thay cho dạng cứng, khô. Chẳng hạn như: Phi lê cá hấp nước tương thay cho phi lê cá tẩm bột chiên giòn.

Đối với thực phẩm ở dạng khô cứng thì có thể cho thêm nước sốt hoặc chất lỏng để làm mềm ẩm thực phẩm. Ví dụ: Cá chiên sốt cà hay bánh mì chấm sữa.

Thực phẩm chua như cam, chanh, thơm,… kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Tuy nhiên, khi có tình trạng đau miệng hay đau họng kèm theo thì việc sử dụng thức ăn chua có thể làm tình trạng này tệ hơn.

Uống nhiều nước hơn khi cảm thấy khô miệng (Nguồn: Internet)

Các động tác như nhai hoặc mút cũng kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân nên nhai thức ăn nhiều lần trước khi nuốt hoặc có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo mút, mút nước đá hay mút trái cây đông lạnh,… Tuy nhiên cần lưu ý vệ sinh răng miệng sau khi nhai hoặc mút kẹo vì đường có thể gây ra tình trạng sâu răng. Tốt nhất là nên ăn các loại kẹo và kẹo cao su không đường.

Súc miệng mỗi 1-2 giờ với nước muối pha loãng (1/4 muỗng cà phê muối hòa tan với 240ml nước ấm), sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Thoa son dưỡng môi để hạn chế tình trạng nứt nẻ ở môi.

Những thực phẩm cần tránh để cải thiện tình trạng khô miệng

Những thực phẩm sau đây làm cho tình trạng khô miệng trở nên tệ hơn:

Thức uống chứa cồn như bia, rượu, nước trái cây, trà hay cà phê lên men,… thậm chí cần tránh các loại nước súc miệng có cồn.

Thực phẩm có thể làm tổn thương miệng như thức ăn nhiều gia vị, thức ăn mặn, cứng,…

Khói thuốc lá.

Nguyên nhân gây táo bón ở bệnh nhân ung thư

Táo bón là tình trạng nhu động ruột xảy ra không thường xuyên và phân trở nên khô, cứng, gây khó khăn, đau đớn, thậm chí chảy máu trong quá trình đi tiêu. Bên cạnh đó, táo bón còn có thể gây ra đau quặn bụng, cảm giác khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn,…

Táo bón có thể gây đau bụng (Nguồn: Internet)

Hóa trị, xạ trị vị trí khối u, thuốc giảm đau có thể là nguyên nhân gây ra táo bón. Ngoài ra, các nguyên nhân gây ra táo bón còn có thể là uống không đủ nước, ăn không đủ chất xơ, ít vận động hay không có thói quen đi đại tiện đúng giờ,…

Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón

Uống đủ nước. Nhu cầu nước mỗi ngày của người trưởng thành vào khoảng 2 lít, có thể nhiều hơn nếu thời tiết nóng hoặc vận động nhiều. Lượng nước này bao gồm nước uống như nước, sữa, trà, cà phê,… và nước trong thức ăn như canh, cháo, các món nước như bún, phở, hủ tíu,…

Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, bánh mì đen,…), khoai củ, bắp,… Tuy nhiên một số bệnh nhân ung thư cần hạn chế chất xơ, vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi tăng chất xơ trong khẩu phần.

Vận động, đi lại nhiều hơn giúp cải thiện táo bón (Nguồn: Internet)

Tăng cường vận động thể lực khi điều kiện sức khỏe cho phép. Vận động giúp phòng tránh táo bón cũng như giúp giảm tình trạng táo bón.

Tập thói quen đi tiêu đúng giờ.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2023) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.

Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chúng tôi (2023) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

Đăng bởi: đăng Nguyễn Khoa

Từ khoá: Tình trạng khô miệng và táo bón ở bệnh nhân ung thư: Cách xử trí thế nào?

Tập Thể Dục – “Thần Dược” Giúp Bạn Thoát Khỏi Căn Bệnh Trầm Cảm

Khi bạn mắc chứng trầm cảm hay rối loạn lo âu, tập thể dục có vẻ như là điều cuối cùng bạn nghĩ đến. Nhưng một khi bạn có động lực, tập thể dục có thể tạo nên sự khác biệt lớn đấy!

Tập thể dục tác động đến trầm cảm như thế nào?

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm thiểu tình trạng trầm cảm và lo lắng bằng cách:

Tiết ra endorphin tốt, các chất hóa học mà làm tăng cường sức khỏe của bạn.

Gạt đi lo âu để bạn có thể thoát khỏi vòng suy nghĩ tiêu cực.

Tập thể dục thường xuyên cũng có lợi ích về tâm lý và cảm xúc. Thói quen lành mạnh này có thể giúp bạn:

Có được sự tự tin. Khi đạt được thành tích về thể thao có thể thúc đẩy sự tự tin của bạn. Có một thân hình cân đối giúp bạn cảm thấy tốt hơn về ngoại hình của mình.

Có nhiều tương tác xã hội hơn. Tập luyện hay những hoạt động thể chất có thể cho bạn cơ hội gặp nhiều người hơn.

Đối phó một cách lành mạnh. Làm điều gì đó tích cực để kiểm soát sự trầm cảm cũng là một cách đối phó lành mạnh.

Tập luyện bao nhiêu là đủ?

Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng của bạn

Tập thể dục 30 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày, khoảng 3 – 5 ngày mỗi tuần. Điều này có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng trầm cảm một cách đáng kể.

Bạn có thể thử chạy bộ hoặc đạp xe để cải thiện tâm trạng trước khi bắt đầu thực hiện các hoạt động mạnh mẽ hơn. Lợi ích tinh thần của việc tập luyện chỉ có thể kéo dài khi bạn duy trì thói quen này lâu dài.

Bạn nên bắt đầu tập luyện như thế nào?

Xác định những gì bạn muốn làm: Chỉ ra hoạt động mà bạn có thể thực hiện và duy trì lâu nhất.

Nhận hỗ trợ của chuyên gia sức khỏe tâm thần: Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần về thói quen tập thể dục phù hợp.

Đặt mục tiêu hợp lý: Nhiệm vụ của bạn không phải đi bộ 5 ngày/tuần, 1 giờ/ngày. Hãy nghĩ thực tế hơn về điều bạn có thể làm và bắt đầu dần dần. Điều chỉnh kế hoạch theo nhu cầu và khả năng của bạn hơn là những phương hướng không thực tế mà bạn không thể đáp ứng.

Đừng nghĩ tập thể dục như một việc vặt: Bạn hãy xem tập thể dục như một cách trị liệu giúp bạn khỏe hơn.

Phân tích rào cản: Hãy tìm hiểu những gì ngăn cản bạn hoạt động thể chất hoặc tập thể dục. Nếu bạn cảm thấy tự ti, bạn có thể tập thể dục tại nhà. Bạn có thể tìm một người để tập luyện cùng. Nếu bạn không có tiền chi trả cho dụng cụ tập thể dục, hãy chọn những loại hình luyện tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe…

 Chuẩn bị tâm lý chào đón những thất bại và trở ngại trong quá trình tập.

3 loại hình tốt nhất cho người bị trầm cảm 1. Chạy bộ

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện

Đây là bài tập tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Nó có thể đốt cháy calorie, giảm cảm giác thèm ăn và nguy cơ mắc bệnh tim.

Chạy bộ gây ra những thay đổi lâu dài trong chất truyền dẫn thần kinh cả trong và sau khi tập thể dục. Loại hình này giúp bạn dễ ngủ hơn, có lợi cho sức khỏe tinh thần và bảo vệ bạn khỏi tình trạng trầm cảm.

2. Đi bộ

Chạy bộ giúp bạn giải tỏa năng lượng tiêu cực

Đi bộ là một bài tập aerobic phù hợp với hầu hết mọi người. Tất cả chỉ cần một đôi giày thoải mái và bạn sẵn sàng để đi. Nếu trầm cảm khiến bạn ít vận động, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần theo thời gian và khoảng cách.

3. Yoga

Đi bộ là một loại hình dễ thực hiện và hiệu quả với chứng trầm cảm

Những người tập yoga sẽ trải nghiệm sự cải thiện đáng kể của những triệu chứng trầm cảm, lo lắng, tức giận và các triệu chứng thần kinh khác. Bộ môn này được coi là một phương pháp điều trị đơn giản và hữu ích cho những người mắc các vấn đề về tâm lý.

Điều thú vị ở yoga không chỉ là việc giãn cơ và tăng cường cơ lõi mà còn là sự tập trung rất lớn vào hơi thở, giúp làm chậm và dịu tâm trí bạn. Việc tập trung hít thở rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Vì rất khó để cảm thấy lo lắng khi bạn chú tâm vào việc hít thở sâu và bình tĩnh, đúng không nào?

Đăng bởi: Trí Tính Phan

Từ khoá: Tập thể dục – “Thần dược” giúp bạn thoát khỏi căn bệnh trầm cảm

Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Cả Bệnh Nhân Ung Thư Nên Được Kê Đơn Tập Luyện Thể Dục trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!