Xu Hướng 10/2023 # Tiêm Phòng Cúm Khi Đang Mang Thai Có An Toàn? # Top 19 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tiêm Phòng Cúm Khi Đang Mang Thai Có An Toàn? # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tiêm Phòng Cúm Khi Đang Mang Thai Có An Toàn? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước khi trả lời câu hỏi tiêm phòng cúm khi đang mang thai có an toàn không, chúng ta cần bổ sung kiến thức khi bị cúm trong thời kỳ mang thai phải xử lý như thế nào.

Các biện pháp điều trị cúm tại nhà

Khi bị cúm trong thời kỳ mang thai, chúng ta cần:1

Nghỉ ngơi nhiều.

Uống nhiều nước ấm.

Súc miệng và họng bằng nước muối ấm hằng ngày.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch như cam, kiwi, dứa, cà chua, bông cải xanh,… và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh,…)

Vệ sinh mũi bằng nước muối chuyên dụng, thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và dịu mô mũi bị viêm, ngăn chất nhầy vào sâu bên trong làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Tăng độ ẩm cho không khí.

Sử dụng túi chườm để giảm đau xoang.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên:

Bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng cách chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu. Mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn đường, các thức uống có gas và tránh chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Phụ nữ mang thai nên giữ vững tinh thần thoải mái.

Ngoài ra, nếu có thể, mẹ bầu cần hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây bệnh cúm cho người khác.

Điều trị tại bệnh viện

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả cần đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị.

Nên tránh tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm quyết định đối với sự phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi. Mẹ bầu cần sự tư vấn của bác sĩ nếu đang dùng thuốc hoặc có ý định dùng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc có ý định mang thai.1

Tiêm phòng cúm khi mang thai khá an toàn. Theo các khuyến cáo tất cả phụ nữa mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng trước mang thai. Điều này là để cơ thể kịp sản sinh kháng thể, đảm bảo thai nhi phát triển an toàn. Hoặc nếu tiêm phòng trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên tiêm sau tháng thứ 3.

Lợi ích của tiêm phòng cúm khi mang thai gồm:2

Ngăn ngừa cảm cúm và biến chứng ở phụ nữ đang mang thai vì đối tượng này dễ bị tổn thương nhất từ căn bệnh này. Việc tiêm phòng giúp ngăn ngừa biến chứng và giảm bớt nỗi lo lắng khi người mẹ sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.

Ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thai nhi tiềm ẩn do cúm: bị sốt trong thai kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Bảo vệ em bé sau khi sinh vì trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các triệu chứng cúm nặng và vắc-xin cúm chỉ được tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi người mẹ đã tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể sẽ truyền sang thai và sữa mẹ. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh.

Vắc-xin cúm có nguồn gốc từ vi rút bất hoạt, vì vậy nó mang lại an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Mẹ bầu có thể tiêm phòng tại tất cả các điểm tiêm chủng vaccine uy tín trên toàn quốc. Ví dụ như: trung tâm y tế quận/huyện/thành phố, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, các điểm tiêm chủng tại các bệnh viện và các trung tâm tiêm chủng khác.

Ăn Cam Khi Mang Thai Có An Toàn Không? Lợi Ích Cho Bà Bầu?

Cam chắc chắn là một trong những loại trái cây tốt nhất để đưa vào chế độ ăn uống khi mang thai. Để có được những lợi ích tối đa, hãy ăn cả quả hoặc uống nước cam mới vắt được chuẩn bị ở nhà.

Lợi ích sức khỏe của việc ăn cam khi mang thai 1. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cam rất giàu Vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của phụ nữ và trẻ sơ sinh. Cam cũng giải phóng sắt và kẽm rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch. Ăn cam có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng khi mang thai. Nó cũng có thể hỗ trợ sự phát triển của sụn, mô, mạch máu và xương ở trẻ sơ sinh.

2. Giúp phát triển trí não của em bé.

Cam là một nguồn cung cấp vitamin B6 và axit folic dồi dào. Ăn cam khi mang thai sẽ giúp phát triển trí não của thai nhi và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, vốn được biết là nguyên nhân gây ra các bất thường về não và tủy sống ở em bé. Hàm lượng folate trong cam có thể giúp hình thành các tế bào máu; tăng trưởng các mô mới và trong sự phát triển của nhau thai khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng folate dư thừa có thể dẫn đến trọng lượng sơ sinh cao ở trẻ.

3. Ngăn ngừa táo bón.

Cam rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan và cellulose có thể giúp điều hòa chuyển động ruột và chữa táo bón, một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Hàm lượng chất xơ trong chúng cũng có thể giúp giảm các vấn đề về dạ dày và đầy hơi .

4. Giúp kiểm soát mức huyết áp.

Hàm lượng kali cao trong cam có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp ở phụ nữ mang thai và làm giảm chứng tăng huyết áp.

5. Giữ cho cơ thể đủ nước.

Ngoài việc đóng góp vào lượng chất lỏng hàng ngày, cam cung cấp natri và kali để duy trì sự cân bằng của lượng chất lỏng trong cơ thể. Với 88% hàm lượng nước, cam giúp cân bằng nước và hydrat hóa trong cơ thể.

6. Có lợi cho làn da của bạn.

Cam là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ăn chúng có thể có tác dụng làm dịu da; giữ cho da căng và săn chắc cũng như cung cấp đủ độ ẩm để ngăn ngừa mụn.

Bạn có thể ăn bao nhiêu quả cam khi mang thai?

Thời điểm tốt nhất để tiêu thụ cam là gì?

Cam có thể được tiêu thụ bất cứ lúc nào trong ngày. Không có hạn chế về thời điểm hoặc cách bạn đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình.

Uống nước cam khi mang thai

Nước cam không có bất kỳ chất phụ gia và chất bảo quản nào là một lựa chọn tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu. Bạn có thể uống tối đa hai ly nước cam mỗi ngày. Là một nguồn giàu canxi, nước cam có thể giúp xương của bạn chắc khỏe hơn. Nếu bạn không dung nạp lactose, bạn có thể uống nước cam bổ sung vì nó là một chất thay thế tốt cho sữa và có thể giúp chữa ốm nghén. Uống nước ép tươi cố gắng không thêm quá nhiều đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể.

Đăng bởi: Hoàng Nguyễn

Từ khoá: Ăn cam khi mang thai có an toàn không? Lợi ích cho bà bầu?

Mang Thai Ngoài Tử Cung Liệu Có Thể Mang Thai Trở Lại?

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thai ngoài tử cung có thể gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như vỡ vòi trứng gây mất máu nhiều, thậm chí đe dọa tính mạng. Nhận biết các yếu tố nguy cơ để giảm nguy cơ mắc thai ngoài tử cung và tìm hiểu các dấu hiệu của thai ngoài tử cung để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này.

Thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung có vị trí làm tổ ở vòi trứng.

Ngoài ra, thai ngoài tử cung còn có thể làm tổ ở những vị trí khác của cơ thể, như buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng treo tử cung, trong ổ bụng và cả ở sẹo mổ cũ (có thể là sẹo mổ lấy thai cũ, sẹo phẫu thuật khác trên thân tử cung,…).

Câu trả lời là có. Hầu hết phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung đều sẽ có thể mang thai lại, ngay cả khi họ đã phẫu thuật cắt vòi trứng.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng 65% phụ nữ mang thai sau 5 tháng điều trị thai ngoài tử cung. Nguy cơ mắc thai ngoài tử cung sẽ cao hơn nếu bạn đã từng bị thai ngoài tăng lên hơn người bình thường, tuy nhiên không phải là luôn luôn. Thai kì tiếp theo có khả năng: khoảng 80% là thai trong tử cung và chỉ khoảng 10% thai ngoài tử cung.1

Hãy cung cấp thông tin cho bác sĩ về thời gian và cách điều trị thai ngoài tử cung nếu bạn có tiền sử này.

Thai ngoài tử cung – thường gặp nhất là ở vòi trứng – xảy ra khi phôi bị kẹt ở vòi trứng khi đang di chuyển đến tử cung. Nguyên nhân thường gặp do vòi trứng bị tổn thương như có sẹo gây hẹp vòi trứng hay ứ dịch ở vòi trứng do viêm hay dị dạng vòi trứng.

Đôi khi, không thể biết nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì, nhưng có những yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc thai ngoài tử cung như:

Từng bị thai ngoài tử cung.

Đã từng phẫu thuật trên vòi trứng.

Từng phẫu thuật vùng chậu hay phẫu thuật vùng bụng.

Nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục như lậu cầu, trachomatis, giang mai, chlamydia…

Viêm vùng chậu cấp hay mạn.

Viêm nội mạc tử cung.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

Hút thuốc lá.

Tuổi mẹ lớn hơn 35.

Tiền sử vô sinh – hiếm muộn.

Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh nhân tạo/ thụ tinh trong ống nghiệm.

Nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung không có những yếu tố nguy cơ đã biết. Do đó mọi phụ nữ nên có kiến thức về những thay đổi của cơ thể, đặc biệt các triệu chứng của thai ngoài tử cung.

Đầu tiên, các triệu chứng của thai ngoài tử cung có thể giống như những thai kì bình thường khác như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn. Những triệu chứng khác bao gồm:

Ra máu âm đạo bất thường.

Đau nhẹ vùng bụng dưới và đau lưng.

Căng tức vùng bụng một bên.

Ở giai đoạn này, có thể khó để biết những cảm giác của bạn là do thai ngoài tử cung hay là một thai kì bình thường. Nếu bạn trễ kinh, có chảy máu âm đạo bất thường và đau vùng bụng dưới hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Khi một khối thai ngoài tử cung phát triển to ra, triệu chứng sẽ trầm trọng hơn, đặc biệt là khi khối thai vỡ làm vòi trứng vỡ theo. Các triệu chứng đó là:

Đau bụng hay vùng chậu đột ngột, dữ dội.

Đau vai.

Mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao.

Một thai ngoài tử cung vỡ có thể đe dọa tính mạng do mất nhiều máu. Nếu bạn đột ngột có những triệu chứng trên, hãy đến phòng cấp cứu.

Không có cách nào chắc chắn là phòng ngừa hoàn toàn thai ngoài tử cung, nhưng sau đây là những các có thể giúp làm giảm nguy cơ:

Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.

Quan hệ tình dục an toàn để phòng trách các bệnh lây qua đường tình dục, từ đó giảm nguy cơ bị viêm vùng chậu.

Không hút thuốc lá. Nếu có, hãy bỏ thuốc trước khi muốn mang thai.

Tầm soát và điều trị (nếu có) các bệnh lây qua đường tình dục càng sớm càng tốt.

Để phát hiện sớm thai ngoài tử cung cũng như điều trị hiệu quả trước khi có biến chứng, hãy đi khám ngay khi nghi ngờ mình có thai. Theo dõi kinh nguyệt để nhận ra các dấu hiệu bất thường và gặp bác sĩ ngay khi bạn có bất kì vấn đề nào lo lắng.

Mang Thai Sau Phá Thai Có Khó Khăn Gì Hay Không?

Mang thai sau phá thai là một sự việc không hề hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Vì một lý do nào đó, người phụ nữ muốn chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, sau đó, cũng chính người phụ nữ ấy lại muốn mang thai một lần nữa. Vậy liệu rằng mang thai ở thời điểm như thế có khó khăn gì hay không? Thai nhi có phát triển bình thường được hay không? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.

Phá thai, nạo hút thai hiện nay thường do mang thai ngoài ý muốn. Một nguyên nhân nữa là thai nhi bị dị tật, thai phụ bị bệnh và cần phải bỏ thai. Sau khi phá thai, người phụ nữ muốn mang thai trở lại. Vấn đề này được gọi là mang thai sau phá thai. Hiện nay, tình huống này xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội.

Việc phá thai nếu được các bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện, đồng thời được hướng dẫn y tế thích hợp sẽ rất an toàn. Bên cạnh đó, việc phá thai sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người phụ nữ sau này.

Tuy nhiên, những biến chứng có thể gặp khi phá thai hay nạo hút thai như:

Chảy máu.

Nhiễm trùng tử cung và phần phụ.

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Mô sẹo hình thành trong tử cung.

Nhiễm trùng huyết,…

Hiện nay, y học ngày càng hiện đại và tiến bộ. Chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng sau quá trình nạo hút thai đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nếu nạo phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, cụ thể như sau:

Xuất huyết âm đạo trong những tháng đầu mang thai.

Dễ sảy thai hơn.

Sinh con nhẹ cân, non tháng.

Sinh khó như: nhau tiền đạo, nhau bong non.

Tăng tỷ lệ bị thai ngoài tử cung.

Những người phụ nữ từng phải nạo phá thai sẽ phải đối mặt với các tổn thương về tâm lý như:

Dễ nóng giận

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Ăn uống không ngon miệng.

Dễ bị lo âu.

Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ

Dễ bị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh, thậm chí là bị tâm thần.

Chính những biến đổi tâm lý như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai sau phá thai. Thai nhi của lần mang thai sau này sẽ phát triển không tốt. Đồng thời, em bé sinh ra sẽ không khỏe so với những người mẹ chưa từng phá thai.

Để hạn chế việc sức khỏe gặp những tác động tiêu cực, sau khi nạo phá thai, chị em phụ nữ không nên quan hệ tình dục sớm. Cần lưu ý là nên thực hiện tái khám đầy đủ và đúng lịch. Đồng thời uống thuốc theo toa của bác sĩ để không bị viêm nhiễm.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người phụ nữ chỉ nên quan hệ tình dục sau khi tiến hành nạo hút thai từ 4 đến 8 tuần. Với những người có thể trạng gầy, yếu, tốc độ phục hồi chậm, phá thai khi tuổi thai đã lớn,… thì cần thời gian lâu hơn. Bạn nên kéo dài thời gian không quan hệ tình dục lên đến hơn 3 tháng hoặc cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn.

Như những thông tin mà bài viết đã trình bày, thời điểm thích hợp để mang thai cũng gần với thời điểm có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích chị em phụ nữ nên có thai sau ít nhất 2 tháng đến 3 tháng kể từ khi phá thai.

Bởi vì lúc này, những điều kiện thuận lợi cho việc có thai sẽ hội tụ đầy đủ như:

Ổn định về mặt tâm lý.

Cơ quan sinh dục hoạt động lại bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt được ổn định.

Nguy cơ viêm nhiễm do nạo phá thai là không còn.

Tử cung phục hồi sức khỏe để chuẩn bị cho quá trình nuôi bào thai mới.

Các hormon như: Estrogen, Progesteron, Prolactin hoạt động lại bình thường. Chúng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ thai và phát triển thai nhi.

Bạn không nên nóng vội muốn nhanh thụ thai trở lại ngay sau khi phá thai. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em phụ nữ nên kiêng giao hợp từ 4 đến 8 tuần sau nạo hút thai. Đồng thời, trong khoảng thời gian để cho cơ thể người phụ nữ bình ổn trở lại, các bạn nên sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn như:

Sử dụng bao cao su.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày.

Cấy que.

Đặt vòng,…

Sau khoảng thời gian hồi phục đó, để nhanh thụ thai trở lại thì chị em phụ nữ nên:

Ăn uống đầy đủ chất.

Hạn chế thức khuya.

Ổn định về mặt tâm lý, tránh lo âu, căng thẳng.

Không nên làm những việc nặng trong những ngày cận quan hệ tình dục.

Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường trong bụng mẹ, các bạn cần phải:

Ăn uống đầy đủ chất, nhất là các vitamin.

Bổ sung chất sắt, axit folic từ thực phẩm, từ viên uống.

Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bà Bầu Có Ăn Được Rau Ngót Không? Có Nên Ăn Khi Mang Thai Tháng Đầu

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót được biết đến là loại rau giàu vitamin A, vitamin C và canxi. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể. Cụ thể, trong 100 g lá rau ngót có chứa các dưỡng chất nổi bật như sau:

Năng lượng: 59 Kcal

Cacbonhydrate: 11 g

Protein: 4,8 g

Chất béo: 1 g

Vitamin A: 10370 IU

Vitamin B1: 0,1 mg

Vitamin C: 239 mg

Canxi: 204 mg

Sắt: 3 mg

Photpho: 98 mg

Kali: 457 mg

Natri: 25 mg

Kẽm: 94 mg

Các dưỡng chất kể trên không chỉ tốt cho sức khỏe người bình thường mà còn đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng của bà bầu. Vậy liệu bà bầu ăn rau ngót được không?

Bà bầu có ăn được rau ngót không

Với các giá trị dinh dưỡng kể trên, chúng ta đều có thể thấy rằng những chất dinh dưỡng có trong rau ngót đều rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Thực tế, quan niệm dân gian cho rằng ăn rau ngót sẽ khiến bà bầu sảy thai không hoàn toàn đúng và chưa có một nghiên cứu y khoa nào chứng minh rằng ăn rau ngót dẫn đến sảy thai, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn rau ngót, cần lưu ý những gì?

Mặc bà bầu ăn rau ngót vẫn được, nhưng cần phải ăn với lượng vừa phải, nên sử dụng không quá 30g rau ngót mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều rau ngót có thể dẫn đến một số tình trạng sau:

1. Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ, khó ngủ

Tuy trong rau ngót có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nó cũng có tác dụng phụ gây ra chứng mất ngủ, hoặc khó ngủ khi bà bầu ăn quá nhiều rau ngót. Nếu như sử dụng rau ngót đã được nấu chín thì tác dụng phụ này sẽ được hạn chế đáng kể. Chính vì thế, do quá trình mang thai dễ khiến bà bầu mất ngủ, khó ngủ nên ăn rau ngót với lượng hợp lý, nấu chín rau ngót trước khi ăn và không uống nước ép từ rau ngót để bà bầu ăn được rau ngót mà không hề bị mất ngủ hay khó ngủ.

2. Rau ngót giảm hấp thụ phốt pho hoặc canxi

Việc bà bầu ăn rau ngót sẽ khiến cơ thể hình thành nên glucorticoid – một chất gây cản trở việc hấp thụ can xi và phốt pho từ các thực phẩm khác trong cơ thể. Trong khi đó, việc mang thai khiến cơ thể người mẹ cần một lượng lớn canxi để hệ xương của cả mẹ và bé phát triển bình thường. Do đó, để tránh việc hao hụt canxi, bà bầu chú lên thực đơn các món hợp lí với rau ngót để hấp thụ được tốt các dưỡng chất có trong thức ăn mà không bị rau ngót cản trở quá trình hấp thụ phốt pho hoặc canxi trong cơ thể người mẹ.

3. Ra ngót tăng nguy cơ sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì

Tuy đã nói ở trên rằng, rau ngót chưa hề được chứng minh dẫn đến sảy thai cho các bà bầu, nhưng đối với một số trường hợp, việc ăn rau ngót có thể tăng nguy cơ sảy thai. Nguyên do là vì trong rau ngót có chứa papaverin – một chất có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Chính tác dụng này của papaverin gây ra các cơn co thắt tử cung và điều này vô tình tăng nguy cơ bị sảy thai. Vì vậy, với trường hợp phụ nữ đã từng đẻ non hoặc có tiền sử bị sảy thai thì cần tránh ăn rau ngót trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, nhất là uống nước ép rau sống.

Sau giai đoạn này, nếu sức khỏe bình thường thì các bà bầu vẫn có thể sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày, nhưng cần sử dụng rau ngót với lượng vừa phải, và cần nấu chín trước khi ăn để ngăn chặn tác hại của rau ngót làm sảy thai, và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả hai mẹ con.

4. Rau ngót dễ bị lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng

Tuy bà bầu ăn rau ngót vẫn được, nhưng vì rau ngót cũng là một trong những loại rau thường bị lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật mà không được đảm bảo đủ thời gian cách ly trước khi được thu hái nên cần thận trọng khi sử dụng. Khi nấu rau ngót cho bà bầu, cần phải chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh gây ngộ độc hoặc tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.

10 Bí Quyết Giúp Chữa Động Thai Phòng Sẩy Thai, Giúp An Thai Hiệu Quả

Mang bầu là niềm hạnh phúc vô tận nhưng bên cạnh đó bạn cũng phải đối mặt với những nỗi lo thường trực như bị động thai, dọa sẩy rất nguy hiểm. Đặc biệt với những chị em đã từng có tiền sử bị sẩy thai thì nỗi lo còn tăng gấp bội. Khi có dấu hiệu đau bụng, ra huyết… thì ngay lập tức phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và có chỉ định phù hợp. Khi có dấu hiệu động thai, dọa sẩy bên cạnh áp dụng đặt thuốc, uống thuốc của bác sĩ thì cần thực hiện một số bí quyết có tác dụng an thai, chữa động thai, dọa sẩy thai hiệu quả.

Nước lá sen

Trong lá sen chứa nhiều chất có tác dụng loại bỏ bớt lượng mỡ trong máu như tanin, alcaloid, nuciferin,vitamin C, các axit citric, tartric, succinic. Ngoài ra, lá sen còn chứa chất chống oxy hóa làm tăng lưu lượng máu đến tim, giảm huyết áp và an thai một cách hiệu quả.

Cách làm:

Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã.

Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc từ rể cây gai

Nước lá sen

Củ gai là phần rễ của cây gai có màu nâu, hình dáng thon dài. Theo đông y củ gai có tính ngọt, hàn, không độc. Trong loại củ này có chất Axit chlorogenic là một chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

Rất nhiều bà mẹ bị động thai, ra máu đỏ hoặc nâu, bong nhau thai, dọa sẩy mà vẫn giữ được con nhờ áp dụng bài thuốc từ củ gai cực kì an toàn và hiệu quả:

Đối với trường hợp động thai, tụ dịch sau màng nuôi, ra huyết nâu hoặc đỏ (ra máu), rau bị bóc tách 1 phần…nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và cho thai ổn định: 3 ngày đầu mỗi ngày dùng 150-200g củ gai rửa sạch thái lát mỏng đun với 1lít nước trong khoảng 30 – 40 phút, đun khoảng 2 – 3 lần/ngày. 4 ngày sau mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước uống. Phần củ sau khi đun 2-3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi.

Đối với trường hợp muốn an thai: Dùng 150 – 200g củ gai tươi đã rửa sạch, cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn,… để dùng 2 – 3 lần một tuần đến khi sinh.

Đối với trường hợp ra máu đỏ sẫm: lượng dùng là khoảng 100 -150g củ thái lát đun với nước uống và ăn sạch củ nhưng khi nấu nhớ cho thêm vài ngọn ngải cứu hoặc tía tô.

Loại củ này có thể đun nước uống hoặc nướng hoặc luộc ăn đều được. Đây là loại củ cực kì an toàn có thể dùng song song với thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dù đã vượt qua giai đoạn động thai nhưng muốn giữ được an toàn có thể dùng thêm.

Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều và quá lạm dụng sau này khó sinh thường.

Bài thuốc từ rể cây gai

Hạt sen

Bài thuốc từ rể cây gai

Hạt sen là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Nó không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon dễ ăn mà hạt sen còn là một vị thuốc dân gian cực tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai…

Các bài thuốc từ hạt sen giúp an thai, ngừa sảy thai quen dạ hiệu nghiệm:

Cháo gạo nếp với hạt sen và rễ cây gai (cây gai thường trồng để lấy sợi) ăn mỗi tháng/ lần.

Cháo gạo tẻ, hạt sen nấu chung với gà mái đen.

Dùng hạt sen đã thông tâm, bỏ vỏ sao vàng lên cùng với củ mài (tỉ lệ 1kg hạt sen : 2 kg củ mài khô), sau đó đem tán mịn cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày chỉ cần uống khoảng 10 thìa cà phê bột sen – củ mài, chia làm 2 lần vào lúc đói.

Dùng cuống bí đỏ

Hạt sen

Có rất nhiều chị em mắc phải chứng gọi là sẩy thai quen dạ tức là hiện tượng sảy thai liên tiếp do nội tiết kém và mỗi lần mang thai là một lần lo lắng, hoảng sợ bị sẩy thai lặp lại. Bài thuốc từ cuống bí đỏ có hiệu quả an thai cực kì tốt và nếu những người đã có tiền sử sảy thai dùng loại này có thể yên tâm bảo vệ con của mình.

Cắt các đoạn cuống bí đỏ hay còn gọi là bí ngô khoảng tầm 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai khoảng từ tháng thứ hai trở đi thì dùng 3 -5g bột được sao vàng tán nhuyễn hòa vào nước cơm đang nấu rồi uống. Bài thuốc tuy đơn giản nhưng nếu chịu khó dùng hàng ngày thì bạn sẽ vượt qua giai đoạn thường xảy thái an toàn.

Dùng lá khoai sọ

Dùng cuống bí đỏ

Trong đông y lá khoai sọ có vị cay, tính mát giúp bà bầu thoát khỏi tâm trạng phiền muộn, tiêu thủng độc và thai nhi không yên. Khi có dấu hiệu động thai, ra huyết ngoài việc tránh cử động mạnh, gặp bác sĩ nhờ giúp đỡ thì cũng nên áp dụng bài thuốc giúp an thai hiệu quả từ lá khoai sọ.

Đây là loại lá bình dân, quen thuộc và không hao tốn quá nhiều về kinh tế mà hiệu quả bất ngờ, đặc biệt với những bà bầu phiền muộn, thai không yên. Dùng một nắm lá khoai sọ phơi khô, thái nhỏ sắc cùng với 400ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì chia làm hai lần uống và lặp lại cho đến khi mẹ thoát khỏi phiền muộn và thai nhi trong bụng được bảo vệ an toàn.

Dùng lá khoai sọ

Dùng mía hấp

Dùng lá khoai sọ

Theo đông y mía là loại cây có vị ngọt mát, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, an thai hiệu quả. Đặc biệt với những trường hợp phụ nữ từng lưu thai, sẩy thai hoặc động thai, dọa sẩy thì mía có tác dụng rất lớn trong việc chữa động thai.

Dùng một khúc mía tím lóc sạch vỏ bỏ, bỏ phần mắt mía đi rồi cho vào nồi hấp hấp chín rồi ăn ngày hai khúc giúp tránh lưu thai cực kì tốt. Ăn hàng ngày cho đến khi thai nhi tốt thì thôi. Tuy nhiên lưu ý là mua mía sạch, rõ nguồn gốc và về chính tay mình hấp để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng.

Dùng lá tía tô kết hợp cùng một số vị thuốc khác

Dùng mía hấp

Tía tô là loại lá vô cùng quen thuộc với chúng ta và hay được dùng để nấu canh, ăn sống, nấu cháo giải cảm mà ít ai biết rằng đây còn là vị thuốc tuyệt vời cho bà bầu giúp an thai, dưỡng thai hiệu quả bất ngờ.

Dùng 20g lá tía tô cùng với bạch truật, sa sâm, ngãi diệp, thục địa, phục long can mỗi thứ 16g. Phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, bạch thược, đương qui mỗi thứ 12g. Đỗ trọng, cam thảo thứ 10g. A giao, gừng nướng thứ 6g sắc ngày uống một thang trong vòng bảy ngày trong trường hợp thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết. Bài thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

Tuy nhiên dùng lá tía tô và bài thuốc này phải hỏi ý kiến của các bác sĩ đông y, không tự ý dùng quá nhiều vì lá tía tô uống nhiều làm tăng huyết áp nguy hiểm.

Dùng lá tía tô kết hợp cùng một số vị thuốc khác

Các món cháo giúp an thai

Dùng lá tía tô kết hợp cùng một số vị thuốc khác

Ngoài việc áp dụng một số phương pháp dân gian giúp an thai, chữa động thai thì trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng cần đặc biệt bổ sung thêm một số món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp an thai hiệu quả như các món từ cá chép (cháo cá chép, canh cá chép nấu cùng táo, cá chép nấu canh đậu đỏ, cá chép nấu cháo cùng rễ gai…)

Ngoài ra canh gà mái với cá mực, cháo nếp nấu với đẳng sâm và đỗ trọng, canh hạt sen nấu cùng trần bì và tô cảnh, gà hầm hạt bo bo… đều là những món ăn không chỉ bổ dưỡng, giàu sắt và các vitamin mà còn có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt , giúp an thai và tránh động thai, dọa sẩy liên tiếp.

Hạt hướng dương

Các món cháo giúp an thai

Hạt hướng dương không chỉ là một đồ ăn vặt lành mạnh, mà nó còn có chứa các vitamin quan trọng, khoáng chất và axit béo thiết yếu, cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể. Trong hạt hướng dương có nhiều vitamin E giúp mẹ bầu an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai.

Cung cấp axit folic có lẽ là tác dụng nổi trội hoặc tiêu biểu nhất của hạt hướng dương. Axit folic trong hạt hướng dương giúp hình thành các tế bào hồng cầu và mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể bạn. Vì nhu cầu bổ sung axit folic hàng ngày của mẹ bầu sẽ tăng lên trong thai kỳ, hạt hướng dương có thể là một nguồn bổ sung tuyệt vời. Tình trạng thiếu axit folic thường gây ra các vấn đề khác nhau như rối loạn phát triển ở thai nhi.

Dùng ngải cứu, trứng gà

Hạt hướng dương

Ngải cứu trứng gà cũng là một phương pháp giúp an thai hiệu quả. Món ăn này có tác dụng ôn kinh an thai, thích hợp với các mẹ bầu có các biểu hiện hư hàn, thể hiện qua sắc mặt nhợt nhạc, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, luôn có cảm giác khó thở và hồi hộp, trống ngực đập nhanh, khẩu vị nhạt, chán ăn, khi đại tiện phân lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, dễ sảy thai…

Bạn có thể luộc trứng gà cùng với ngải cứu sau đó khi chín nhừ ăn cả nước lẫn bã lá ngải cứu. Hoặc nấu canh ngải cứu, cho một lượng nước vừa đủ ăn nấu cùng một nắm lá ngải cứu xắt nhỏ, sau khi sôi đập hai quả trứng gà vào nấu cùng cho thêm chút đường rồi ăn hết rất hiệu quả trong việc dưỡng thai và an thai.

Dùng ngải cứu, trứng gà

Ngoài những bí quyết giúp an thai ở trên thì quan trọng là mẹ bầu cần nằm yên, treo chân cao, tránh vận động mạnh, ăn uống khoa học, hợp lí , dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khi có dấu hiệu bất ổn cần thăm khám kịp thời để bảo vệ thai nhi qua giai đoạn nguy hiểm này.

Đăng bởi: Toàn đức

Từ khoá: 10 bí quyết giúp chữa động thai phòng sẩy thai, giúp an thai hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Phòng Cúm Khi Đang Mang Thai Có An Toàn? trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!