Xu Hướng 10/2023 # Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào # Top 16 Xem Nhiều | Efjg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công dụng của vitamin E

1. Vitamin E chống lại tia cực tím

Tia nắng mặt trời có khả năng giúp con người tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều phản ứng tiêu cực nếu tiếp xúc chúng với bức xạ cực tím mạnh. Nám da, các vết đồi mồi, da thô ráp, nhăn nheo…là những hậu quả do tia cực tím mang lại. Vitamin E tuy không được xem là kem chống nắng hoàn hảo nhưng nó có thể giúp giảm thiểu những phản ứng tiêu cực trên da. Bộ đôi vitamin C và vitamin E khi kết hợp giúp bảo vệ làn da. Đồng thời chúng còn giúp hạn chế hình thành các tế bào cháy nắng.

Ngoài ra, vitamin E còn có nhiệm vụ bảo vệ các sợi nguyên bào. Không chỉ thế, nó còn gìn giữ các sợi đàn hồi trong da. Nếu bổ sung đầy đủ dưỡng chất này, da của bạn sẽ thêm săn chắc và căng bóng hơn.

Theo các nghiên cứu, vitamin E có vai trò như một “chiến binh” ngăn ngừa sự mất nước qua da hiệu quả. Uống vitamin E hoặc ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E giúp làm tăng độ ẩm tự nhiên trên da.

3. Vitamin E ngăn ngừa lão hóa

Không phải ngẫu nhiên mà vitamin E lại được mệnh danh là “kẻ thù” của sự lão hóa da. Bởi vitamin E có khả năng ngăn chặn các liên kết ngang của protein xảy ra trên da. Đồng thời, nó cũng có tác dụng bảo vệ các enzym tự nhiên và ngăn ngừa các hậu quả của quá trình lão hóa da.

Vitamin E có trong thực phẩm nào?

1. Quả hạnh nhân

Khi được hỏi vitamin E có trong thtực phẩm nào, chắc chắn các chuyên gia sẽ cho bạn câu trả lời tự nhiên là quả hạnh nhân. Không có một loại thực phẩm nào có thể thay thế nguồn vitamin E dồi dào trong hạnh nhân. Cứ 100g quả này chứa đến 26,2 mg vitamin E. Nếu không dùng trực tiếp quả hạnh nhân, bạn cũng có thể thay thế bằng sữa hạnh nhân hoặc dầu hạnh nhân.

2. Rau bina (chân vịt)

Rau bina chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe. Ngoài hàm lượng sắt và canxi dồi dào, nguồn vitamin E phong phú cũng là một lợi thế khiến loại rau này được ưa chuộng nhiều. Hãy tăng cường rau bina như một loại rau sống ăn kèm với sandwich hoặc chế biến dưới dạng súp, salad.

3. Quả bơ

Bạn không thể tìm một loại trái cây nào cung cấp nguồn vitamin E lành mạnh hơn quả bơ. Bởi một quả bơ có chứa đến 4mg vitamin E tự nhiên. Tương tự cứ trong 100g kem bơ mang đến 4,1 mg vitamin E. Đồng thời, quả bơ còn sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết khác như vitamin B, C và K. Với hương vị thơm ngon, dễ ăn, quả bơ chắc chắn luôn được lựa chọn ở khắp mọi nhà.

4. Đu đủ

Đu đủ loại quả tưởng chừng như chỉ giàu vitamin A và C nhưng ít ai biết được rằng đây cũng là một trong những nguồn có hàm lượng vitamin E dồi dào. Do mang trong mình một lượng lớn các vitamin nên đu đủ rất có ích trong việc chăm sóc da và ngăn ngừa lão hóa. Đu đủ có thể được cắt miếng ăn trực tiếp hoặc xay làm sinh tố, nước ép. Tất cả đều là món ăn, thức uống đầy bổ dưỡng giúp đẹp da.

Khám phá thành phần dinh dưỡng từ đu đủ

Bạn có phải là người thích ăn đu đủ? Vậy bạn có biết rõ những thành phần và giá trị dinh dưỡng từ đu đủ mang lại cho chúng ta không? Loại trái cây này là một trong những nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú. Nó giàu vitamin, chất…

5. Cà chua

Cà chua không chỉ là nguyên liệu chế biến nên những món ăn ngon mà còn là bí quyết làm đẹp của rất nhiều chị em phụ nữ. Trong cà chua chứa nhiều chất xơ, vitamin C và E. Cứ trung bình một quả cà chua bình thường cung cấp cho ta 0,7mg vitamin E. Nhờ vậy mà ăn nhiều cà chua giúp bạn nhanh chóng sở hữu một làn da khỏe mạnh, sạch mụn và trắng sáng.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Vitamin B2 Là Gì? Vai Trò Và Nguồn Thực Phẩm Bổ Sung Vitamin B2 Cho Cơ Thể

Vitamin B2 là gì?

Vitamin B2 hay còn gọi là riboflavin, là một trong những vitamin nhóm B, hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin B2 duy trì các tế bào máu khỏe mạnh, tăng cường năng lượng, tạo điều kiện trao đổi chất lành mạnh, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Giúp phòng chống các bệnh phát ban, đỏ giác mạc mắt, viêm loét miệng, lưỡi, bảo vệ tế bào thần kinh, có nhiều trong thịt, sữa, trứng.

Vitamin B2 có vai trò gì đối với sức khỏe?

Đối với người lớn

Advertisement

Vitamin B2 giúp hấp thu và làm tăng khả năng hoạt động của các loại vitamin khác như B6 và PP trong cơ thể.

Bên cạnh đó, vitamin B2 còn giúp cơ thể giải phóng năng lượng, và bảo vệ các tế bào của hệ thần kinh.

Thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ có những biểu hiện như phát ban, đỏ giác mạc mắt, viêm loét miệng, lưỡi và khiến cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Đối với trẻ em

Vitamin B2 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành bề mặt của lưỡi, mắt, ruột…

Bên cạnh đó, loại dưỡng chất này còn giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và các chất béo trong cơ thể. Từ đó, cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của trẻ.

Đối với phụ nữ mang thai

Trong thai kỳ, mẹ cần bổ sung nhiều vitamin B2 hơn bình thường. Vì loại dưỡng chất này có tác dụng rất tốt, trong việc ngăn chặn nguy cơ tiền sản giật.

Khi mang thai, người mẹ sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề về da như ngứa ngáy, phát ban. Cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin B2 cần thiết, sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu này.

Ngoài ra, B2 còn có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến sữa, giúp mẹ gọi sữa về một cách nhanh chóng sau khi sinh.

Vitamin K1 là gì và có vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

Nguồn cung cấp vitamin B2 cho cơ thể

Vitamin B2 được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm như gan, rong biển, thịt bò, sữa đậu nành, cá thu, trứng, dầu mè, hạnh nhân,… bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin B2 dồi dào.

Sữa bột cũng là một trong các nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B2 cho cơ thể.

Lưu ý khi bổ sung vitamin B2

Tùy thuộc vào giới tính, thể trạng và độ tuổi, mà nhu cầu sử dụng vitamin B2 là khác nhau.

– Đối với trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi, nhu cầu sử dụng loại vitamin này vào khoảng 4 – 5mg mỗi ngày, từ 4 – 6 tuổi trẻ cần 1.1mg/ ngày và 1.8mg là lượng vitamin B2 cần cho người 15 – 18 trong 1 ngày.

– Với người trưởng thành và người lớn ở độ tuổi từ 51 trở lên, cơ thể chỉ cần lượng vitamin B2 vào khoảng 1.2mg/ ngày.

Bên cạnh đó, phụ nữ ở giai đoạn mang thai sẽ cần 1.4mg vitamin B2 trong 1 ngày. Và sau khi sinh, vào giai đoạn cho con bú, để tốt nhất, mỗi ngày mẹ nên bổ sung 1.6mg vitamin B2.

Ở người lớn tuổi có chế độ dinh dưỡng kém, hoặc những người thường xuyên sử dụng rượu bia, sẽ khiến cơ thể bị thiếu vitamin B2. Vì thế, việc sử dụng sữa bột để bổ sung loại dưỡng chất này là điều cần thiết.

Nguồn:

10 Cách Bảo Quản Thực Phẩm Trong Tủ Lạnh

Hiện nay, tủ lạnh đã không còn mấy xa lạ với mọi gia đình, nó không chỉ có công dụng làm đá mà còn có thể bảo quản rất nhiều thức ăn, giúp các gia đình dự trữ được lâu hơn. Tuy nhiên, không hẳn tất cả món ăn chúng ta đem cất vào tủ lạnh đều là tốt, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn về những thực phẩm nên và không nên bảo quản bằng tủ lạnh và như thế nào là bảo quản là hợp lý.

Không để đồ ăn quá lâu

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.

Hơn nữa, quá trình cấp đông và rã đông cũng có thể làm thất thoát 1/3 lượng chất béo hòa tan có trong thịt. Trung bình mỗi lần đông – rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này. Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh, như thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày; thịt bò và dê có thể được 10 ngày và các loại cá thì không nên để quá 2 ngày.

Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp

Không để đồ ăn quá lâu

Trên từng sản phẩm đóng hộp đều có in hạn sử dụng rõ ràng và được đóng nắp chắc chắn. Những sản phẩm này đều đã được thêm vào chất bảo quản an toàn sức khỏe. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm có thể bảo quản thực phẩm đóng hộp ở nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.

Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp

Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp

Ở nhiệt độ thấp, nhựa rất dễ phát sinh ra các chất rất độc. Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates… Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Vệ sinh tủ lạnh đều đặn

Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh

Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn như bạn không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần. Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.

Vệ sinh tủ lạnh cũng chính là công việc quan tâm đến sức khỏe các thành viên trong gia đình (nhằm tránh vi khuẩn lây lan sang thức ăn khác, gây độc cho người sử dụng). Để thực hiện việc vệ sinh một cách dễ dàng, bạn nên biết cách phân loại, đóng hộp, gói cho từng loại sản phẩm trước khi cho vào tủ lạnh phù hợp để việc lau dọn được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn sạch sẽ, an toàn.

Ngăn mát tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh đều đặn

Đây là nơi trú ẩn thích hợp nhất cho các loại thức ăn đã được làm sẵn và chỉ cần độ mát vừa phải. Ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ trung bình khoảng 5 độ C, do đó đây là môi trường thích hợp để bảo quản thức ăn đã nấu chín, rau củ quả tươi.

Cũng giống như khi bảo quản trong ngăn đông, trước khi thực phẩm được đưa vào bảo quản trong ngăn mát cũng còn được bọc trong túi nilon hoặc đựng trong hộp đựng thức ăn. Rau củ quả không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.

Ngăn mát tủ lạnh

Ngăn đông đá

Ngăn mát tủ lạnh

Ngăn đông đá rất tiện lợi cho chúng ta làm đá viên, tảng đồng thời kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm một cách tự nhiên và an toàn, tuy nhiên, nếu bạn thích sử dụng nước đông lạnh, bạn không nên đậy kín chai trước khi đặt vào tủ lạnh vì khi đó, các chất lỏng sẽ nở ra, dễ gây nứt chai nhựa hay làm bể các loại vật chứa bằng thủy tinh…

Tuyệt đối phải sử dụng thực phẩm sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh vì nếu chúng ta cho thực phẩm đã rã đông vào lại tủ lạnh rất dễ gây nhiễm độc cho cơ thể. Mỗi khi mua thực phẩm cho vào tủ lạnh nên ghi nhớ, ghi chú trên bao bì để không phải sử dụng nhầm những thực phẩm quá cũ. Không nên đưa những thức ăn đã bị vi khuẩn tấn công, chứa nhiều độc tố vào tủ lạnh, dễ gây ảnh hưởng đến những sản phẩm khác.

Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh

Ngăn đông đá

Cánh tủ lạnh là vị trí tiện lợi nhất dành cho những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt lọ, hộp, lon nước ngọt… có thể bảo quản lâu ở vị trí này, hạn bảo quản ổn định và có độ cao vừa phải. Cẩn thận đóng mở tủ khi có đồ vật dễ vỡ, rơi rớt.

Lưu ý với trứng, bạn nên để trong vỉ và đặt ở ngăn mát tránh bể khi đóng mở tủ. Ở kệ dưới cùng, hãy cho các sản phẩm có khối lượng nặng vào. Tuy nhiên, nên bọc kỹ thịt, hải sản,… và cho chúng vào một hộp đựng nhỏ để tránh rỉ nước ra những thực phẩm khác.

Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh

Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh

Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.

Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài. Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.

Thức ăn không giữ trong tủ lạnh

Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

Có một số món ăn không nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ đúng độ ngon như vốn có của chúng nhưng cũng có một số loại nếu chúng ta cứ tiếp tục sử dụng tủ lạnh để bảo quản có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng bởi thức ăn đã bị thay đổi thuộc tính. Đối với cơm, tốt nhất là chúng ta nên nấu một lượng vừa phải, đủ ăn vì ăn ngay sau khi chín là tốt nhất, nhưng nếu cơm còn dư, mọi người chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 1 ngày ở nhiệt độ dưới 5 độ C, tránh tình trạng cơm lâu ngày dễ gây ngộ độc thực phẩm. Cà chua nên được mua với số lượng vừa dùng trong ngày vì nếu bỏ vào tủ lạnh quá lâu sẽ khiến cho loại quả mọng nước này không còn tươi ngon.

Dưa hấu là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người, đặc biệt là lycopene – một loại chất chống oxy hóa, bảo vệ làn da khỏi ánh nắng gay gắt. Nhưng khi lưu giữ dưa dấu trong tủ lạnh sẽ làm mất chất lycopene đồng thời cũng làm giảm số ngày sử dụng. Khoai tây sẽ dễ dàng bị hư héo, thối rửa cũng như mất chất lượng nếu để khoai tây vào tủ lạnh…

Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

Thức ăn không giữ trong tủ lạnh

Ngày nay, các dòng tủ lạnh mới giúp cho người tiêu dùng bảo quản thực phẩm tốt hơn khi trang bị thêm ngăn đông mềm (đối với thực phẩm tươi sống), ngăn rau quả có trang bị mắt lưới cáo kiểm soát độ ẩm. Hoặc công nghệ ánh sáng xanh (mô phỏng theo ánh nắng mặt trời) giúp cho rau củ quả trở nên tươi ngon và không bị mất chất.

Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 4 độ C. Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 – 3 ngày).

Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

Thực phẩm được trữ đông lạnh thường là những thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, nếu trữ không đúng cách có thể bị biến thành chất độc gây nguy hại cho sức khỏe. Khi thực phẩm mua về cần được sơ chế ngay và để vào tủ lạnh tránh ôi thiu. Khi trữ đông các thực phẩm cần cho vào các hộp chuyên dụng giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau và cần phân loại thức ăn theo thời gian.

Đăng bởi: Diệu Phạm

Từ khoá: 10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Các Loại Thực Phẩm Giàu Collagen Dễ Kiếm Trong Bếp

Nguồn thực phẩm chứa collagen rất đa dạng: từ động vật đến thực vật. Vì vậy, dù theo bất kỳ chế độ ăn nào, bạn cũng sẽ lựa chọn được những cách bổ sung theo ý muốn. Việc xác định những loại thực phẩm nhiều collagen là vô cùng cần thiết

Nước hầm xương

Nước hầm xương không chỉ là nguồn cung cấp chất điện giải, acid amin, protein tuyệt vời mà còn là là một trong những cách bổ sung collagen dễ dàng nhất. Bởi vì, collagen type 1,2 & 3 tập trung chủ yếu ở dây chằng, gân, khớp và xương. Nước hầm xương bò có nhiều collagen type 1 giúp dưỡng da. Nước hầm xương gà có nhiều collagen type 2 giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Cách làm: Ninh xương ống bất kỳ động vật nào mong muốn với nước và một ít giấm trong khoảng từ 12 đến 24 giờ để chiết xuất collagen

Mẹo: Bạn có thể nấu một lượng lớn nước hầm xương và làm đông bằng tủ lạnh rồi dùng dần trong cả tuần

Advertisement

Nước hầm xương bò có nhiều collagen tuyp 1 giúp dưỡng da

Cá nguyên da

Cá nguyên da là nguồn cung cấp collagen tuyệt vời. Người ta tìm thấy phần lớn collagen được dự trữ trong da cá. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, collagen trong cá giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn gấp 1.5 lần so với bò hay lợn. [1]. Bởi vì, omega-3 từ cá giúp thúc đẩy sự hình thành collagen (Hankenson et al. 2000). [2] Cá thu và cá hồi là hai thực phẩm chứa nhiều omega-3

Cá hồi là thực phẩm giàu collagen

Gà là loại động vật có nhiều bộ phận chứa nhiều collagen. Theo nghiên cứu của trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ, da gà không chỉ chứa lượng acid amin thiết yếu cơ thể cần mà còn là nguồn giàu collagen. Người ta thường hay dùng nước hầm xương gà để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. [3].

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Interventions in Aging, cổ và sụn gàhỗ trợ điều trị thành công bệnh viêm khớp. [4]. Ngoài ra, trong thịt và chân gà cũng chứa rất nhiều collagen.

Hầu hết các bộ phận của gà đều chứa collagen

Trứng

Collagen được tìm thấy trong vỏ và lòng trắng của trứng.

Collagen trong vỏ trứng giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe khớp. Theo nghiên cứu trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ, các chất trong vỏ trứng giúp xây dựng các mô liên kết, chữa lành vết thương, tăng khối lượng cơ và giảm đau hoặc cứng khớp.

Ngoài ra, Theo nghiên cứu sự ảnh hưởng của màng vỏ trứng thủy phân lên sự hình thành nếp nhăn do bức xạ UVB ở chuột không lông KSH, nó còn có tác dụng ngăn chặn lão hóa da và bảo vệ da khỏi bức xạ UVB. [5]

Lòng trắng trứng chứa 2 acid amin: glycine và prolinelà thành phần tổng hợp nên collagen. Ngoài ra, nó còn cung cấp glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, axit hyaluronic và nhiều loại axit amin khác cần thiết cho quá trình sản xuất collagen.

Lòng trắng và vỏ trứng gà là nguồn cung cấp collagen tuyệt vời

Tảo biển

Trong tảo biển chứa hơn 60% các axit amin tạo thành collagen. Một nghiên cứu trên tạp chí Pharmaceutical Biology cho rằng: tảo biển kết hợp với kem dưỡng da đã cải thiện tình trạng lão hóa và hỗ trợ chữa lành vết thương. Ngoài ra, một muỗng canh tảo biển dạng bột sẽ tương đương 6 gam chất dinh dưỡng giúp phát triển cơ bắp. [6]

Tảo biển chứa lượng dồi dào các axit amin tạo thành collagen

Trái cây có múi

Theo nghiên cứu Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ, mặc dù các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam không chứa collagen nhưng chúng lại chứa dồi dào lượng vitamin C giúp tăng tổng hợp collagen. Cụ thể như sau:

Bưởi trung bình mỗi quả chứa 88mg vitamin C

Cam trung bình mỗi quả chứa 70 mg vitamin C

Quýt trung bình mỗi quả chứa 20 mg vitamin C

Các loại thực phẩm khác giàu vitamin C bao gồm dâu tây và ổi.

Quả quýt có nhiều vitamin C giúp tổng hợp collagen

Rau xanh

Rau xanh là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày không chỉ giúp dễ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa sự phân hủy collagen. Nghiên cứu của trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: chất diệp lục có trong rau giúp các tế bào sản xuất nhiều procollagen trong da. Ngoài ra, chúng cũng tham gia vào quá trình chống lại tác hại của tia UV và các gốc tự do giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.

Bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm và đồng – là một bộ ba thúc đẩy tổng hợp collagen

Cải bó xôi chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tổng hợp collagen

Hàu

Hàu là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất. Trong 100g hàu cung cấp khoảng 40mg kẽm, vượt gấp ba lần lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, hàu cung cấp nguyên tố đồng giúp sản xuất collagen bằng cách kích hoạt enzyme lysyl oxidase. Đồng cũng sẽ tạo các liên kết bên trong collagen để giữ cho nó ổn định. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình sửa chữa và phục hồi những collagen bị hư hỏng

Hàu là một nguồn thực phẩm giàu collagen

Hạt

Bổ sung hạt vào chế độ ăn hằng ngày để tăng cường lượng kẽm và đồng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen. Tham khảo các loại hạt sau đây

Hạt bí ngô: 28,34 gam tương đương 2,2mg kẽm và 0,38mg đồng

Hạt điều: 28,34 gam tương đương 1,6mg kẽm và 0,62mg đồng

Hạnh nhân: 28,34 gam tương đương 0,9mg kẽm và 0,27mg đồng

Hạt vừng: 1 muỗng canh tương đương 0,7mg kẽm và 0,37mg đồng

Bổ sung hạt vào chế độ ăn hằng ngày để tăng cường lượng kẽm và đồng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen

Ớt chuông

Ớt chuông là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Theo Gariglio-Clelland: nửa chén ớt chuông đỏ thái lát chứa 117mg vitamin C, gấp gần 1.5 lần giá trị hàng ngày được khuyến nghị. Nguồn vitamin C trong ớt chuông sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tổng hợp collagen

Nguồn vitamin C trong ớt chuông sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tổng hợp collagen

Tóm lại, có thể bổ sung collagen từ nhiều cách khác nhau. Khi lựa chọn bổ sung bằng thực phẩm, cần lựa chọn các thực phẩm giàu collagen để đạt kết quả tốt hơn. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc

Nguồn: Medicalnewstoday, Eatthis, Healthline

Một số sản phẩm collagen tại Nhà thuốc An Khang

GIẢM SỐC

Hộp 10 chai x 50ml

/Hộp

1.200.000₫-20%

-20%

GIẢM SỐC

Hộp 10 chai x 30ml

/Hộp

1.200.000₫-20%

-20%

Hộp 10 chai x 30ml

Tuýp 20 viên

Online giá rẻ

/Tube

379.000₫-26%

-26%

Hộp 90 viên

Tuýp 20 viên

Nguồn tham khảo

A Novel Enzymatic Method for Preparation and Characterization of Collagen Film from Swim Bladder of Fish Rohu (Labeo rohita)

Omega-3 fatty acids enhance ligament fibroblast collagen formation in association with changes in interleukin-6 production

Oral supplementation of specific collagen peptides has beneficial effects on human skin physiology: a double-blind, placebo-controlled study

Ingestion of BioCell Collagen, a novel hydrolyzed chicken sternal cartilage extract; enhanced blood microcirculation and reduced facial aging signs

Effects of Egg Shell Membrane Hydrolysates on UVB-radiation-induced Wrinkle Formation in SKH-1 Hairless Mice

In vitro evaluation of Spirulina platensis extract incorporated skin cream with its wound healing and antioxidant activities

15 Thực Phẩm Không Nên Ăn Trong Mùa Đại Dịch

Trong thời gian dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp thế giới, khi mọi người đều hạn chế ra ngoài, bạn sẽ không có nhiều động lực để dạo hàng giờ trong siêu thị, chọn thực phẩm tươi ngon.

Vào lúc đang “mắc kẹt” ở nhà như thế này, ít nhất bạn cần lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch trông có vẻ lành mạnh, nhưng lại hoàn toàn phản tác dụng nếu bổ sung vào thời điểm nhạy c

1. Bánh mì nguyên cám thêm hương vị là thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch

Hãy chọn loại bánh mì nguyên cám thuần túy, không thêm hương liệu gì cả

Bánh mì là thực phẩm hợp lý để dự trữ trong thời gian giãn cách xã hội, nhất là khi bạn có thói quen ăn sáng hàng ngày với món này. Mỗi lần có dịp đi mua thực phẩm, chắc hẳn bạn sẽ lấy ngay vài túi, vì bánh mì nguyên cám tốt cho sức khỏe cơ mà!

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một số loại bánh mì có chứa hàm lượng sirô đường ngô và mật mía khá cao. Những thành phần này vô tình cung cấp cho chúng ta một lượng đường không cần thiết, và trong bánh mì còn có các thành phần khác cũng cung cấp đường mà bạn không nhận ra.

Hãy tạm tránh các loại bánh mì trông có vẻ hấp dẫn, như “bánh mì nguyên hạt vị mật ong” chẳng hạn, để hạn chế nạp đường vào cơ thể. Tốt hơn hết, bạn nên chọn loại bánh mì được làm từ bột mầm ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì Ezekiel). Hoặc chỉ cần mua bánh mì nguyên cám thuần túy là ổn.

2. Bơ đậu phộng ít béo

3. Đồ ăn vặt hương vị rau củ

Nếu không có rau củ quả tươi, bạn cũng hạn chế dùng đồ ăn vặt chứa hương liệu từ rau củ

Khi bạn giảm số lần đi chợ hay siêu thị, lại không thích mua thực phẩm online, thì tủ lạnh sẽ thưa vắng rau củ tươi. Lúc ấy, phải chăng các món ăn vặt có hương vị rau củ sẽ thêm chút chất xanh vào bữa ăn mùa dịch của bạn?

Không đâu, bạn ơi! Các món ăn vặt này sẽ không giúp gia tăng lượng chất xơ và chất chống ô-xy hóa như những gì rau củ tươi có thể cung cấp, bởi vì chúng thường chỉ chứa bột rau củ chay – thành phần này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng có giá trị thấp hơn nhiều so với rau củ tươi, nhưng lại có hàm lượng natri cao.

4. Yến mạch nguyên hạt

Yến mạch không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch. Vì một số loại yến mạch đóng gói không chỉ sử dụng dầu công nghiệp mà còn thêm vào đó một lượng đường không cần thiết, thông qua các loại trái cây khô hoặc chocolate được trộn cùng với yến mạch nguyên hạt.

5. Bột yến mạch có hương liệu

Các sản phẩm chế biến sẵn luôn luôn “đe dọa” về lượng đường hoặc muối đi kèm

Một tô bột yến mạch thơm ngon là sự lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu ngày mới, nhưng chỉ khi bạn chế biến đúng cách.

Lựa chọn các loại yến mạch ăn liền hay yến mạch có hương liệu sẽ tiết kiệm thời gian chế biến, và dường như đây là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe. Nhưng thật ra, bạn chỉ đang ăn cả tấn đường vào người thôi.

6. Sữa đậu nành

Sб»Їa hбєЎt ngon bб»• khб»Џe nhất chГ­nh lГ  loбєЎi bбєЎn tб»± nấu б»џ nhГ

Hiện nay, các loại sữa có chứa chất bảo quản dường như là một lựa chọn vượt lên trên các loại sữa tươi tiệt trùng vì có thể trữ được lâu hơn. Trong số đó, sữa đậu nành có hương liệu là loại không tốt cho bạn nhất.

Do nguyên gốc sữa đậu nành khá nhạt nên sữa đậu nành đóng chai/hộp thường chứa rất nhiều chất làm ngọt. Một thìa súp sữa đậu nành hương chocolate đóng hộp có thể chứa đến 15g đường. Hàm lượng này rõ ràng là một nỗi ám ảnh!

Bạn hoàn toàn có thể tự làm các loại sữa hạt ở nhà để thay thế cho sữa chế biến sẵn, vừa thơm ngon lại vừa đảm bảo cho sức khỏe và cân nặng.

7. Sản phẩm giả trứng

Nên ăn trứng cả lòng đỏ và lòng trắng

Vì một số lý do, có thể bạn không muốn dùng trứng gà thật khi chế biến món ăn, ví dụ làm bánh. Trên thị trường có bán sản phẩm giả trứng. Loại trứng nhân tạo này thường là lòng trắng trứng. Trên thực tế, sử dụng cả quả trứng sẽ tốt hơn cho bạn. Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin D mà theo American Journal of Clinical Nutrition (tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của New York), đây là loại vitamin làm giảm tỷ lệ béo phì và mỡ bụng.

8. Đậu hầm nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch

Nguyên tắc chung khi chọn thực phẩm: Món nào đóng hộp chắc chắn không thể bổ dưỡng bằng món tươi sống.

Những lần mua đồ hộp để dự trữ, chắc hẳn bạn đã mua vài hộp đậu rồi phải không? Nhìn chung, đậu tốt cho sức khỏe nhưng đậu hầm có lẽ không nằm trong số đó. Nửa thìa đậu hầm có thể chứa 150 calorie, 560mg natri và 12g đường.

9. Trái cây ngâm

Trái cây ngâm thật sự không có lợi ích gì cho sức khỏe của bạn

Trái cây là sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Tuy nhiên, trái cây ngâm lại không có tác dụng này. Thông thường, các loại trái cây được ngâm trong si-rô, nghĩa là tràn ngập đường đấy! Với hàm lượng 100 calorie, trái cây ngâm có chứa đến 21g đường.

10. Bánh gạo

Ăn vặt với bánh gạo có thể khiến bạn nhanh đói hơn

Bánh gạo rõ ràng là loại thực thực phẩm hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân và đã tồn tại rất lâu trong ngăn chứa đồ ăn của bạn. Nhưng bánh gạo được đánh giá có chứa chỉ số Glycemic cao (chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường). Vậy tại sao chúng được cho là không tốt?

Các thực phẩm có chỉ số Glycemic cao đáp ứng nhu cầu nạp năng lượng ngay tức thì, nhưng chỉ một vài tiếng sau đó, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy đói cồn cào và thèm ăn nhiều hơn. Rõ ràng đây không phải là một ý tưởng hay để trữ nhiều bánh gạo!

11. Nước sốt salad ít béo

Bạn có thể tự làm nước sốt salad với chanh hoặc giấm

Và một lần nữa, đừng để các nhãn mác “ít béo” dẫn dắt bạn đến với suy nghĩ rằng đây là những thực phẩm bổ dưỡng cần được dự trữ. Nước sốt salad ít béo thực chất có rất nhiều đường bổ sung, hàm lượng cao si-rô đường ngô, muối, phụ gia cũng như chất bảo quản. Đây là tập hợp các loại chất mà bạn sẽ không muốn tiêu thụ trong mùa dịch đâu.

12. Sinh tố đóng chai

Hạn chế dùng thực phẩm đóng chai, vừa tốt cho sức khỏe, vừa “nhẹ gánh” cho môi trường nữa đấy

Sinh tố đóng chai thật tiện lợi khi bạn cần đáp ứng nhu cầu bổ sung rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Thật ra, những loại sinh tố đóng chai này chỉ càng thêm đường và calorie vào chế độ ăn mà thôi.

Tốt hơn hết là bạn tự xay trái cây hoặc rau xanh để có món sinh tố bổ dưỡng cho riêng mình.

13. Trái cây sấy

Đã từ rất lâu, trái cây sấy khô vừa là món ăn vặt ưa chuộng vừa có thể kết hợp với các loại yến mạch hay ngũ cốc cho bữa sáng thêm hấp dẫn. Đây là món chắc chắn có mặt trong tủ đồ ăn dự trữ mùa dịch của nhiều gia đình. Nhưng có lẽ bạn nên suy nghĩ lại mỗi khi ăn, bởi vì chúng không cung cấp gì cho bạn ngoài đường.

Bạn sẽ nhận ra rằng các loại trái cây sấy bán trên thị trường được tẩm rất nhiều đường và được bảo quản bằng các hóa chất rất dễ gây dị ứng.

14. Dầu thực vật

Hãy cân nhắc khi chọn loại dầu ăn lành mạnh, vì bạn hầu như sử dụng chúng mỗi ngày

Điều đáng chú ý ở đây là dù trong tên gọi của loại dầu này có chứa cụm từ “thực vật”, nhưng không có nghĩa chúng hoàn toàn tốt cho bạn.

Vấn đề của dầu thực vật nằm ở chỗ, một phần của nó có thể bị hydro hóa tạo nên các cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chắc chắn bạn sẽ không muốn gặp thêm bất cứ vấn đề gì trong mùa dịch bệnh, đúng không?

15. Thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch cuối cùng là sữa chua đủ mùi vị

Trong mùa đại dịch này, hệ thống siêu thị (và chợ) của hầu hết các nước trên thế giới – trong đó có Việt Nam – đều đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho mọi nhà. Do đó, bạn chỉ cần trữ một lượng vừa đủ cho gia đình trong 2 – 3 tuần, chủ yếu nhằm hạn chế đi lại hơn là vì sợ thiếu thực phẩm.

Tâm lý sợ thiếu thức ăn dễ khiến bạn mua một cách vô tội vạ, chất đống trong tủ lạnh và tủ dự trữ, để rồi khi mùa dịch qua đi, mùa giảm cân sẽ ập đến khiến bạn “trở tay không kịp”. Qua bài viết này, bạn chắc hẳn cũng đã biết được danh sách những thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch rồi, đúng không nào!

Đăng bởi: Trần Phương Mai

Từ khoá: 15 thực phẩm không nên ăn trong mùa đại dịch

Cách Chế Biến Thực Phẩm Tránh Bị Ngộ Độc Trong Mùa Hè

Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.

Gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè

Mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín.

Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng.

Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

 

Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

Không nên đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh dễ gây ô nhiễm thực phẩm

Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “Lợi – Hại” của chiếc tủ lạnh. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm.

Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.

Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm.

Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

 

10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

2. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

3. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

 

Cập nhật thông tin chi tiết về Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào trên website Efjg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!